Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Scanning - Kỹ năng cần thiết cho người học ngoại ngữ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.73 KB, 6 trang )




Scanning - Kỹ năng cần thiết cho
người học ngoại ngữ


Như chúng ta đã biết, Skimming là một kỹ năng quan trọng trong đọc hiểu tiếng
Anh. Bên cạnh đó, kỹ năng scanning cũng quan trọng không kém. Kỹ năng đọc
của học viên sẽ được củng cố và nâng cao rất nhiều nếu nắm được cả hai kỹ năng
này. Vậy làm thế nào để giúp học viên của bạn rèn luyện kỹ năng quan trọng này?
Chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trước hết bạn phải làm cho học viên nắm rõ được thế nào là scanning và
skimming. Scanning cũng là một kỹ năng đọc lướt để tìm thông tin cần thiết giống
như skimming, tuy nhiên hai kỹ năng này hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng scanning
là một kỹ năng thường được dùng trong khi tra một từ trong danh bạ điện thoại
hoặc một cuốn sách hay cuốn từ điển.
Khi đó, cái mà học viên của bạn cần tìm là chính xác một từ hay một ý. Trong hầu
hết các trường hợp, học viên biết chính xác cái mà họ cần tìm là một con số, một
từ, một danh từ riêng, v.v và chỉ tập trung vào tìm một câu trả lời cụ thể.
Trong kỹ năng scanning, điều quan trọng là phải nhanh mắt vì tất nhiên là câu trả
lời đã có rất rõ ràng trong đoạn văn hoặc bài viết rồi nhưng do thời gian làm bài
kiểm tra có hạn mà lại có rất nhiều các câu hỏi, vì vậy học viên phải “nhanh tay
nhanh mắt” để tìm ra câu trả lời chính xác trong khoảng thời gian ngắn đó. Do đó,
bạn hãy chỉ ra cho học viên của mình một vài mẹo nhỏ trong khi đọc để tiết kiệm
thời gian:



Thứ nhất: Họ nên chú ý đến tiêu đề của bài, vì tiêu đề đó thể hiện một cách cô
đọng nhất ý chính của bài. Và để đọc được nhanh thì họ có thể sử dụng ngón tay


chỉ trên trang giấy nhằm tránh nhầm lẫn. Như thế thì họ không lo bỏ qua một ý nào
cả mà vẫn có thể nhìn rất nhanh.

Thứ hai: Học viên nên nhìn thật nhanh từ đầu trang xuống cuối trang để tìm ra
những từ hoặc những cụm từ đặc biệt. Có rất nhiều cách đọc một trang sách từ trên
xuống dưới. Cách thứ nhất là đọc theo đường chéo, hoặc đọc theo hình chữ “Z” có
nghĩa là đọc hai dòng đầu và cuối còn những dòng ở giữa thì đọc theo đường chéo,
đọc theo hình chữ “U” có nghĩa là đọc nhanh xuống cuối trang sau đó lại đọc lại.
Bằng cách đọc như thế, học viên của bạn có thể chú ý và tìm thấy ngay những
thông tin đặc biệt cần thiết cho câu trả lời của họ.

Thứ ba: Trong khi scanning, học viên của bạn nên chú ý đặc biệt tới những định
nghĩa, những công thức vì những cái đó giúp họ ghi nhớ được một cách hoàn
chỉnh, chính xác và cô đọng nhất ý chính của bài viết. Vì vậy, nếu học viên của bạn
cần đọc một tài liệu về luật thì bạn hãy khuyên họ nên tìm đọc những quy định
trước nhất, nếu đó là một tài liệu hóa học thì bạn hãy chỉ cho họ thấy những công
thức hóa học là rất quan trọng. Thêm vào đó, những sơ đồ, biểu đồ cũng là một
trong các yếu tố cần chú ý trong khi scanning vì hầu hết những ý cơ bản đều được
tóm tắt trong các biểu đồ đó.

Đó là trong trường hợp một đoạn văn. Thế còn khi tài liệu cần đọc là một cuốn
sách thì bạn nên khuyên học viên của mình như thế nào? Chắc chắn là không phải
đọc theo đường chéo của từng trang sách được rồi. Trong trường hợp này thì đọc
phần phụ lục là lời khuyên hữu ích nhất.

Thêm vào đó, bạn cũng nên khuyên học viên của mình chú ý đến cách trình bày
của cuốn sách. Khi scanning, bạn hãy lưu ý học viên xem cách mà tác giả sắp xếp
cuốn sách của họ như thế nào: có thể là theo số thứ tự, theo bảng chữ cái, theo trật
tự các từ như: thứ nhất, thứ hai, tiếp theo, v.v. Học viên cũng nên chú ý đến cả
phông chữ nữa, chú ý xem những chữ in đậm, in nghiêng, hoặc những chữ có

phông chữ và cỡ chữ khác với những chữ còn lại. Thường thì nếu muốn nhấn mạnh
một từ hay một ý, tác giả hay sử dụng những phông chữ đậm hoặc in nghiêng.

Thêm một mẹo nhỏ nữa mà bạn có thể chỉ cho học viên của mình đó là: thông
thường đối với những sách xuất bản ở nước ngoài, nhà xuất bản thường để lề khá
rộng để tóm tắt ý chính của mỗi đoạn ở đó. Vì vậy trong khi scanning, học viên của
bạn nên đọc trước tóm tắt được ghi ở ngoài lề để biết được bài viết đó viết về cái
gì.

Còn trong những cuốn sách viết chuyên sâu về một vấn đề nào đó thì bao giờ cũng
có phần glossary (thuật ngữ) ở đầu hoặc cuối cuốn sách. Vì vậy, bạn hãy khuyên
học viên của mình đọc qua phần này trước khi đọc sách, như vậy sẽ giúp họ có cái
nhìn tổng quan về một vấn đề mới trước khi họ đi vào nghiên cứu sâu và như thế
thì học viên của bạn cũng không phải mất công phải tra từ điển khi gặp một thuật
ngữ mới.

Bạn cần chú ý nhắc nhở học viên của mình rằng sử dụng kỹ năng scanning cũng
giống như khi họ tra một từ mới trong một cuốn từ điển vậy. Kết quả là ý nghĩa của
từ mà họ muốn tìm. Cũng giống như vậy, học viên của bạn chỉ có thể sử dụng và
đánh giá hiệu quả của kỹ năng scanning khi họ biết chắc chắn rằng họ muốn tìm
cái gì mà thôi.

Vì vậy, bạn hãy luu ý học viên của mình rằng: trước khi sử dụng kỹ năng scanning
thì phải đặt ra những câu hỏi thật cụ thể để rồi bước thứ hai mới là dùng kỹ năng
scanning để kiếm tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Khi đó thì kỹ năng
scanning mới thực sự hiệu quả.

Chúc các bạn thành công với lớp học của mình!



×