Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dụng phương pháp tích cực vào việc dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.4 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀO VIỆC DẠY
VÀ HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Vũ Kiến Quốc
Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Cùng với xu hướng phát triển của thời
đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ,
sự bùng nổ về thông tin trong cuộc cách
mạng 4.0 hiện nay, Giáo dục Đào tạo cũng
có những bước phát triển mới. Trong những
năm gần đây, nền giáo dục nước ta cũng đã
có nhiều đổi mới về nội dung và phương
pháp để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn
nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội
phát triển trong tương lai; Trong đó,
phương pháp giảng dạy tích cực lấy người
học làm trung tâm là một trong những
phương pháp giáo dục được nhiều nhà giáo
dục nghiên cứu.
Với phương pháp dạy học này, giáo viên là
người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức,
giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá
những tri thức mới. Giáo viên có vai trị là
“trọng tài” điều khiển tiến trình giờ dạy, nêu


tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và
phân tích, lý giải các ý kiến đối lập của người
học, từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết
bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm
vững. Với tầm quan trọng đó, tác giả đã chọn
vấn đề “Sử dụng phương pháp tích cực vào
việc dạy và học mơn tư tưởng Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay” để
nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp hệ thống, phân tích và
tổng hợp nhằm để làm rõ nội dung nghiên cứu.

3.1. Phương pháp dạy học dựa trên vấn
đề
Mơn tư tưởng Hồ Chí Minh là mơn học có
rất nhiều kiểu vấn đề, chủ đề mà người dạy
có thể lựa chọn. Nhưng những vấn đề và chủ
đề mà người dạy đặt ra cần phải có tác dụng
kích thích các hoạt động nhận thức cũng như
các hoạt động xã hội của người học. Các hoạt
động này thường gắn kết với một hoạt động
nghiên cứu thực sự mà ở đó người học khi
nghiên cứu mơn học cũng cần phải: Đặt vấn
đề; Hiểu được vấn đề; Đưa ra các giả thuyết
và tiến hành các hoạt động nghiên cứu...
Thông qua đó, người học có thể thu được
những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất, có

thể bao phủ được trên một diện rộng các
phần, các chương của mơn học. Tính chủ
động, tinh thần tự giác, động cơ học tập và
tinh thần trách nhiệm của người học từng
bước được nâng cao, việc nghiên cứu và giải
quyết vấn đề của người học ngày càng bảo
đảm được tính hiệu quả.
3.2. Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là một
trong những phương pháp tích cực nhằm giúp
người học được làm việc cùng nhau theo các
nhóm nhỏ, số lượng người học trong mỗi một
nhóm nhỏ thường vào khoảng từ 5 đến 10
người, và mỗi một thành viên trong các nhóm
nhỏ đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã
được phân công sẵn. Một nhiệm vụ mang
tính cộng tác là nhiệm vụ mà người học

306


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

khơng thể giải quyết một mình mà cần thiết
phải có sự hợp tác thực sự giữa các thành
viên trong nhóm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo
tính độc lập giữa các thành viên. Hơn nữa,
người dạy cần phải có yêu cầu rõ ràng và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa
người học với nhau.

Với phương pháp này, người dạy không
can thiệp quá sâu vào nội dung của bài học
mà chỉ giữ vai trị chỉ dẫn cho các nhóm về
các vấn đề; Hướng dẫn thảo luận; Cung cấp
những thông tin cần thiết; Theo dõi ý kiến,
quan điểm của mỗi một thành viên; Duy trì
hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ
được giao.
Phương pháp dạy học theo nhóm có những
tác động tích cực về mặt nhận thức: Người
học ý thức được khả năng của mình; Nâng
cao niềm tin của người học vào việc học tập;
Nâng cao khả năng vận dụng tri thức mơn
học vào giải quyết các tình huống thực tế;
Phát huy được tính độc lập sáng tạo, rèn
luyện khả năng thuyết trình hoặc trình bày và
bảo vệ ý kiến riêng của nhóm mình.
Ngồi những tác động về mặt nhận thức,
phương pháp này cịn có tác động cả về quan
điểm xã hội như: Cải thiện mối quan hệ xã
hội giữa các cá nhân; Dễ dàng trong làm việc
theo nhóm; Tôn trọng các giá trị dân chủ;
Chấp nhận được sự khác nhau về cá nhân và
văn hố; Có tác dụng làm giảm lo âu và sợ
thất bại; Tăng cường sự tơn trọng chính bản
thân mình.
3.3. Phương pháp tự học của sinh viên
Với phương pháp này, sinh viên trực tiếp
tìm hiểu các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh theo gợi ý của một hệ thống các câu

hỏi, bài tập giáo viên cho trước; Giáo viên cho
sinh viên chủ động tham gia tích cực vào các
hoạt động học tập trên lớp. Đầu mỗi buổi học
trên lớp, giáo viên dành một khoảng thời gian
để sinh viên trình bày kết quả tự học ở nhà;
hoặc cho sinh viên tham gia hoạt động nghiên
cứu khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh với
các đề tài vừa sức mình…

Bằng biện pháp này sinh viên tự tìm đến
(hiểu) và độc lập cảm nhận (suy nghĩ) được
các luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh
mà không thông qua sự áp đặt nhận thức
trong bài giảng của giáo viên cũng như trong
bài viết của tác giả viết giáo trình. Đây là một
biện pháp khá hiệu quả trong việc phát huy
tính tích cực tìm tịi, nghiên cứu của học viên
và nếu thực hiện tốt sinh viên sẽ có được vốn
kiến thức phong phú về tư tưởng Hồ Chí
Minh đồng thời rèn luyện được kỹ năng phân
tích và nắm bắt tư tưởng cốt lõi.
3.4. Phương pháp dạy học dự án
Khác với phương pháp dạy học truyền
thống, trong dạy học dự án, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn và tham vấn chứ không
phải là người “cầm tay chỉ việc” cho sinh
viên của mình. Theo đó, giáo viên khơng dạy
nội dung cần dạy theo cách truyền thống, mà
từ nội dung mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh
nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của

cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án
liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho
sinh viên trong dự án để sinh viên hiểu được
nội dung cần học.
Với phương pháp dạy học này, sinh viên là
người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng
như phương pháp và các hoạt động cần phải
tiến hành để giải quyết vấn đề đó. Sinh viên
hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể
(đề tài, bài viết) và có thể trình bày, bảo vệ
sản phẩm đó. Sinh viên cũng là người trình
bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thơng
qua dự án. Cuối cùng, bản thân sinh viên là
người đánh giá và được đánh giá dựa trên
những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc
chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày
của các em theo những tiêu chí đã xây dựng
trước đó.
3.5. Phương pháp sử dụng vai trị của
cơng nghệ
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc sử
dụng công nghệ vào q trình giảng dạy các
mơn học nói chung và mơn tư tưởng Hồ Chí
Minh nói riêng là vấn đề có tầm quan trọng

307


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8


đặc biệt. Vì giáo dục khơng nhằm mục tiêu
nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm
tin. Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề
cốt yếu đối với phương pháp dạy học tích
cực, nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm
dạy - học và đem lại cho người dạy và người
học cơ hội để hòa nhập với thế giới bên
ngồi, tìm thấy các nguồn tài ngun và tạo
ra sản phẩm.
Những hỗ trợ của công nghệ đã giúp cho
người dạy và học đưa được những ý tưởng
sáng tạo dựa trên cơng nghệ vận dụng vào
q trình dạy và học, kết nối với cộng đồng
Giáo dục toàn cầu để chia sẻ, nhân rộng và
góp phần vào sự chuyển biến chung của nền
giáo dục. Cơng nghệ cũng giúp chúng ta có
cơ hội giao lưu, học hỏi cũng như chia sẻ
những giá trị của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh
với cộng đồng quốc tế.
4. KẾT LUẬN

Để thực hiện được phương pháp dạy và
học tích cực nói trên nhất thiết cần có sự
hướng dẫn và chỉ đạo tích cực, khoa học của
giáo viên. Lâu nay, thuyết trình vẫn là
phương pháp cơ bản trong giảng dạy, giáo
dục, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phương pháp này vẫn có vai trị quan trọng
nhất định. Tuy nhiên, nếu người dạy dùng

nhiều thì dễ gây ra nhàm chán, thầy nói - trị
ghi, thầy thường phải độc thoại, người học
chỉ được nghe một chiều, tiếp thu một cách
thụ động, máy móc, chưa tích cực chủ động,
nên có những hạn chế trong tiếp thu. Vì vậy,
đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đặc
biệt tăng cường sử dụng phương pháp dạy
học tích cực mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh
là một yêu cầu bức thiết nhằm hướng tới tạo
ra sự năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo
cho người học, để người học có thể dễ dàng,
nhanh chóng tiếp thu nội dung, làm cho họ
hào hứng, phấn khởi và đạt mục tiêu trong
quá trình học tập.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Thị Sông Hương. 14/7/2016. Đánh giá
trong dạy học dự án. Tạp chí giáo dục.
[2] Lê Thanh Oai. 10/9/2016. Đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực trong q
trình dạy học. Tạp chí lý luận-Khoa học
giáo dục-Bộ giáo dục và đào tạo.
[3] Từ Tấn Phúc - Đỗ Tấn Ngọc. 24/12/2018.
Thầy cơ cần làm gì để thay đổi phương
pháp dạy học. Giáo dục Việt Nam.

308




×