Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Tài liệu khuyến ngư Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản111111111111 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.84 KB, 17 trang )

Bộ Thủy sản Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1

Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh


Tài liệu khuyến ngư

Quản lý chất lượng
nước trong NTTS














Năm 2004
Bản quyền thuộc phòng Môi trường VNCNTTS1

2
Nội dung chương trình:
1. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi
2. Quản lý chất lượng nước
3. Thảo luận



MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 3
1. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI 3
2.1. ĐẶC TÍNH LÝ HỌC CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI 3
2.2. Màu sắc 3
2.3. Độ trong: 4
2.4. Nhiệt độ 5
2. ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI 5
3.1. Độ pH : 5
3.2. Khí Oxy hoà tan 6
3.3. Khí độc Hydrosunfure ( H
2
S ) 7
3.4. Độ Kiềm (Alkalinity) và Độ Cứng 8
3. MUỐI DINH DƯỠNG (ĐẠM, LÂN) CÁC CHẤT HỮU CƠ, SẮT 8
4.1. Các dạng Đạm (Nitơ) 8
4.2. Lân PO
4
3-
(Phôt phat) 10
4.3. Chất hữu cơ - Độ tiêu hao Oxy 10
4.4. Sắt ( Fe
2+
, Fe
3+
) 11
4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 11
5.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh 11

5.2. Các trở ngại trong quản lý chất lượng nước 14
5.3. Những vấn đề cần làm trong quản lý chất lượng nước NTTS 15
5.4. Những yếu tố môi trường cần quan tâm trong ao nuôi 16
5.5. Một số tiêu chuẩn chất lượng nước NTTS (nuôi cá nước ngọt) 17
5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI 17
6.1. Bón vôi khử trùng, diệt tạp khi cải tạo ao 17
6.2. Xử lý các chất độc hại phát sinh trong ao nuôi 18
6.3. Khử trùng triệt để 18
6. THỰC HÀNH VÀ THẢO LUẬN: 19
7.1. Thực hành: 19
7.2. Thảo luận: 19






3
MỞ ĐẦU
Nguồn nước có ở khắp mọi nơi, sinh vật sống trong
nước, cư trú, di chuyển, tìm kiếm thức ăn. Nước là một tấm
vỏ bọc bảo vệ rất an toàn, tránh được những thay đổi đột
ngột của thời tiết trên cạn hoặc cái nóng cháy bỏng của mặt
trời.
Nước hoà tan được nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Do
đó thuỷ vực chịu ả
nh hưởng rất lớn của nền đất, các chất
trong đất có thể ngấm ra và khuếch tán vào nước. Vùng trung du và núi đồi thường thuộc
loại đất vàng đỏ nâu (gọi là đất đá ong hoá hoặc đất Feralit, Laterit), có nhiều oxit sắt,
nên nước ở các ao hồ vùng trung du và miền núi thường bị nhiễm sắt. Vùng ven biển

thường bị ảnh hưởng của đất phèn (vùng cửa sông ven biển và các rừng ngập mặn sú,
vẹt ) do có Sulfat sắt và sulfat nhôm, không nhữ
ng bị chua mà còn bị nhiễm sắt và
sulfua rất độc hại.
Thường thấy các loại hình thuỷ vực khác nhau sau đây:
+ Nước chảy: sông, suối, kênh mương, ruộng bậc thang
+Nước tĩnh: ao, chuôm, hồ, đầm
Thuỷ vực vùng triều ven biển bị ảnh hưởng chế độ thuỷ triều, do đó kèm theo thay
đổi độ muối.
Người ta có thể chủ động sử dụng các loại hình thuỷ
vực khác nhau của thiên
nhiên hoặc tạo ra ao hồ nhân tạo để nuôi cá, tôm Dù sử dụng loại hình nào, người nuôi
tôm cá cũng cần hiểu biết về các tính chất của môi trường nước để quản lý tốt cho nuôi cá
có hiệu quả cao.

I.
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI
1. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI
2.1. ĐẶC TÍNH LÝ HỌC CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI
2.2. Màu sắc.
Người nuôi thuỷ sản cần thường xuyên quan sát
mầu nước để biết tình trạng ao tốt hay xấu, từ đó quyết
định giải pháp thích hợp để nuôi cá đạt hiệu quả cao
nhất.
Các yếu tố thực sự gây nên mầu của môi trường
nước gồm:

+ Các chất hoà tan có mầu: như mầu vàng nâu đỏ của hợp chất sắt từ đất ngấm ra
(thường thấ
y ở vùng trung du với loại đất đồi đỏ nâu)

+ Các chất vẩn cặn : cát, phù sa, keo đất, làm nước đục mầu đất.
+ Các sinh vật phù du : chủ yếu là các tảo phù du (là loại thực vật rất nhỏ bé sống trôi
nổi ở trong nước)
+ Tảo lục và tảo khuê làm nước có mầu xanh lục,

4



+ Tảo lam gây nên mầu xanh lam,
+ Tảo trần gây nên mầu vàng nâu,
+ Tảo giáp gây nên mầu nâu hoặc nâu đen.
+ Các chất mùn bã hữu cơ: thường gây cho nước có mầu đen và mùi thối.
Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên
mà tạo nên màu nước khác nhau. Nước có nhiều phù sa,
vẩn cặn hữu cơ, tảo phù du đều là loại giầu dinh dưỡng.
Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các màng hoặc váng mỏng
trên mặt ao c
ũng đều không có lợi cho tôm cá phát triển.
Cần được loại bỏ ngay bằng cách thay nước sạch hoặc
vớt, hết các màng đó khỏi mặt ao.

2.3. Độ trong:
Tục ngữ ta có câu "Đục nước béo cò" ngụ ý rằng
nước đục là có hại cho tôm cá, khó quan sát được kẻ thù
nên dễ bị tiêu diệt. Cũng tương tự ý nghĩa đó, nước đục
làm giảm khả năng quan sát của tôm cá để đi tìm kiếm
mồi. Tuy nhiên, điều tệ hại nhất là ánh sáng chiếu vào
vùng nước bị hạn chế do độ đục lớn, hậu quả là sự
quang hợp của t

ảo phù du bị giảm nghiêm trọng. Tảo
phù du là sinh vật sản xuất bậc 1 của thuỷ vực, nhờ có
chúng thực hiện quá trình quang hợp mới tạo ra vật chất hữu cơ (dinh dưỡng) cho thuỷ
vực, và đồng thời tạo thêm khí oxy cho môi trường nước.
Nhưng trong veo nhìn thấy tận đáy ao liệu có tốt
không ? Trường hợp này mặc dù ánh sáng có xuyên khá
sâu vào vùng nước nhưng nếu không có mặt của tảo phù
du để s
ử dụng năng lượng ánh sáng đó, tất nhiên cũng là
phí hoài nguồn năng lượng Trời cho này.
Vậy nên chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của việc
xác định độ trong, thực chất là giúp ta đánh giá cân đối
giữa 2 yêu cầu : Cần có mặt tảo phù du và cũng cần có điều kiện để bức xạ ánh sáng đi
sâu vào vùng nước.
Đối với các ao nuôi tôm, cá thường có mật độ tảo phù du khá lớn (trên 2 triệu cá
thể
/lit) do đó độ trong thường thấp (10 - 40 cm). Còn ở các thuỷ vực tự nhiên như : sông,
hồ chứa mật độ tảo phù du thấp (dưới 1 triệu cá thể/lit) nếu không bị đục bởi keo đất,
phù sa thì độ trong thường rất lớn (có thể > 100 cm).
Độ trong thích hợp cho ao nuôi cá từ 25- 40 cm
Dụng cụ đo độ trong thông dụng là đĩa đo độ
trong (Còn gọi là đĩa Setxi),

Cách đo : Cầm đầu dây thả từ từ
đĩa xuống
nước đồng thời quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới

5




khi nào mắt ta không phân biệt được ranh giới giữa mầu trắng và mầu đen, khoảng cách
từ đĩa đến mặt nước chính là độ trong (tính theo cm).

2.4. Nhiệt độ
Nguồn cung cấp nhiệt cho thuỷ vực chủ yếu từ ánh sáng của
mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường nước có
quy luật theo ngày đêm và theo mùa rõ rệt.
Nhờ đặc tính lưu giữ nhiệt lớn, nên dao động nhiệt độ của môi
trường nước bao giờ cũng ít hơn của không khí trong cùng điều kiện.
¾ Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triể
n của hầu hết thuỷ
sinh vật ở Việt Nam là trong khoảng 20 - 30
o
C.
¾ thay đổi đột ngột nhiệt độ trong thời gian ngắn cũng
gây sốc cho vật nuôi, đôi khi dẫn đến chết do sốc
nhiệt.
¾ Dụng cụ thông thường để xác định nhiệt độ là nhiệt kế
thuỷ ngân, hoặc nhiệt kế rượu, chia độ 0
o
C - 100
o
hoặc
0
o
C - 50
o
C.


2. ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI
3.1. Độ pH :
Chúng ta đều đã biết vị chua của chanh, dấm (đó là các chất có tính a-xit hay)
và ngược lại vị nồng của vôi (đó là chất có tính ba-dơ hay còn gọi tính kiềm).
Tính a-xit và tính kiềm là 2 thuộc tính trái ngược nhau, khử tác dụng của nhau.
Chẳng hạn khi bị kiến hoặc ong đốt, nọc kiến hoặc ong là chất a-
xit làm cho chỗ bị đốt sưng tấy nhức buốt. Nếu ta lấy ngay vôi bôi
vào chỗ bị đốt, cảm giác đ
au sẽ giảm ngay và chỗ đau sẽ nhanh
khỏi. A-xit mạnh hay kiềm mạnh đều nguy hiểm cho cơ thể sống.
Môi trường nước khi có nhiều a-xit hoà tan sẽ thể hiện tính
a-xit, ngược lại có nhiều chất kiềm hoà tan sẽ thể hiện tính kiềm. Nếu các chất này không
có mặt, hoặc đồng thời có mặt nhưng khử tác dụng của nhau, sẽ tạo ra môi trường trung
tính.
Để đặc trưng cho các mức độ
diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của
môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH".
Độ pH của các dung dịch nước biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo
các thuộc tính như sau :

pH
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Axit mạnh axit yếu Trung tính kiềm yếu Kiềm mạnh


6
Độ pH phù hợp cho NTTS từ 6,5 đến 8,5 (cá nước ngọt 7,0 – 8,0)

3.1.1. Nguồn gốc gây nên tính a-xit (pH < 7) của môi trường nước :
Nguồn gốc chủ yếu do thành phần đất gây ra.

Đất sét có nhiều ô-xit nhôm, đất đồi đỏ nâu có nhiều ô-
xit sắt làm cho nước có tính a-xit (vị chua, nước trong
hoặc có váng rỉ sắt, độ pH có thể < 6).
Những ao mới đào hoặc quá trình cải tạo đào
sâu xuống tầng đất sinh phèn (do sú vẹt chết tạo thành),
Quá trình tích đọ
ng mùn bã hữu cơ hoặc do bón
quá nhiều phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) trong
quá trình nuôi. Quá trình tảo tàn, các hợp chất hữu cơ phân huỷ, đã tạo nên nhiều a-xit
mùn và a-xit cacbonic.
Biện pháp khử chua thông thường là dùng vôi (vôi bột), các ao mới đào, hoặc nạo
vét sâu xuống nền đất sét, đất đồi cần phải khử chua bằng cách bón vôi.
3.1.2. Nguồn gốc gây nên tính kiềm (pH > 7) của môi trường nước :
Chủ yếu do tác động của con người, trong quá trình sử dụ
ng vôi để bón cho ruộng
đồng hoặc bón lót tẩy ao.
Để khắc phục cần tháo bớt nước, thay nước sạch trung tính. Môi trường nghèo
dinh dưỡng có thể kết hợp bón phân hữu cơ và lá dầm. Nếu cần thiết phải dùng phèn chua
tán nhỏ rồi đổ xuống ao
Ngoài các nguồn gốc trên, độ pH của môi trường cần được chú ý khi bị ảnh hưởng
của nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
3.1.3. Phươ
ng pháp xác định độ pH :
Mọi cách đánh giá qua cảm quan đều không chính
xác. Tốt nhất nên dùng phương pháp phân tích hoá học.
+ Phương pháp đơn giản là dùng các giấy chỉ thị đo
pH. + Phương pháp so mầu với dung dịch chỉ thị pH
+ Phương pháp dùng máy pH meter, .



3.2. Khí Oxy hoà tan .
3.2.1. Có hai nguồn bổ sung Oxy vào môi trường nước :
Từ không khí
Sự khuếch tán Oxy từ không khí vào nước phụ
thuộc vào diện tích mặt thoáng ao nuôi và vào nhiệt độ.
+ Mặt thoáng càng lớn càng Oxy từ không khí hoà
tan vào nước càng nhiều. Mặt nước bị che cớm hoặc bị bèo
phủ sẽ làm cho vùng nước bị thiếu Oxy.
+ Nhiệt độ tăng sự hoà tan của Oxy vào nước bị
giảm, và ngược lại nhiệt độ giảm Oxy hoà tan sẽ
tăng lên,

7
Do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nước.
+ Sự quang hợp của tảo và thực vật thủy sinh trong môi trường nước đóng vai trò rất to
lớn, vừa chuyển hoá khí độc CO
2
thành O
2
vừa chuyển hoá năng lượng của ánh sáng mặt
trời thành các dạng năng lượng dự trữ của vật chất hữu cơ, tạo sinh khối cho vùng nước.
ánh sáng
CO
2
+ H
2
O Chất hữu cơ của tảo + O
2

Diệp lục tố

Sự quang hợp của tảo gây ra quy luật biến động ngày đêm của Oxy trong vùng
nước: Oxy thấp nhất lúc sáng sớm (4 - 5 giờ) và cao nhất vào khoảng 2 giờ chiều.
Chăm bón để duy trì mật độ tảo phù du từ 2 - 5 triệu cá thể /lit, không những làm
giầu dinh dưỡng cho ao mà còn tạo ra cơ chế sản xuất Oxy ngay trong vùng nước, giúp
tôm cá phát triển tốt, khoẻ mạnh.
3.2.2. Lượng Oxy thích hợp
Trong ao nuôi ôxy cầ
n đạt từ 3,0 - 8,0 mg/l. Ngưỡng chịu đựng hàm lượng Oxy
thấp của cácc loài tôm ccá cũng rất khác nhau. Hàm lượng Oxy thích hợp cho nuôi cá
nước ngọt phải > 3,0 mg/l.
3.2.3. Những yếu tố gây tiêu hao Oxy trong vùng nước
+ Sự hô hấp của thuỷ sinh vật thường xuyên đòi
hỏi phải có đủ Oxy cho quá trình hoạt động sống của
chúng. Vì vậy cần giới hạn mật độ nuôi sao cho thích
hợp.
+ Quá trình phân huỷ các chất mùn bã hữu cơ,
các thứ
c ăn dư thừa, các xác động thực vật thối rữa,
cũng gây tiêu thụ Oxy rất lớn.
Vì vậy chế độ bón phân, cho ăn cần được kiểm tra bằng chỉ tiêu Oxy thường
xuyên, tránh cho tôm cá bị thiếu Oxy và nổi đầu vào ban đêm và sáng sớm.
Dấu hiệu khi thiếu oxy trongao nuôi là tôm cá bị nổi đầu vào ban đêm và đặc biệt
lúc sáng sớm. Nếu sau khi mặt trời lên, mà thấy cá lặn xuống và hoạt động nhanh nhẹn
tr
ở lại, chứng tỏ mức thiếu oxy còn ít, chưa nghiêm trọng. Nếu cá vẫn bị nổi đầu cả khi
mặt trời lên, và bơi lội kém nhanh nhẹn, chứng tỏ thiếu oxy nghiêm trọng. Cần thay nước
sạch, hoặc sử dụng các biện pháp làm thoáng khí, sục khí.
3.3. Khí độc Hydrosunfure ( H
2
S )

H
2
S là chất khí, mùi trứng thối, rất độc, hoà tan
nhiều trong nước, khi tan thể hiện tính axit yếu. H
2
S tác
động lên cơ thể động vật trước hết chiếm đoạt Oxy trong
máu làm con vật chết ngạt, đồng thời tác động lên hệ thần
kinh làm con vật bị tê liệt. Hàm lượng gây độc hại khoảng
1 mg H
2
S/l.
Nguồn H
2
S trong nước chủ yếu từ sự thối rữa của xác chết động vật. Bùn đáy ao
quá bẩn khi phân huỷ yếm khí (tức là thiếu Oxy). Bùn đáy vùng đầm lầy luôn có mặt
H
2
S.

8
Cách loại trừ H
2
S: là làm thoáng khí nước ao, vét
bỏ bùn thối, thay nước sạch




3.4. Độ Kiềm (Alkalinity) và Độ Cứng

Nồng độ kiềm được biểu thị bằng mgCaCO
3
/l. Độ
kiềm chỉ nồng độ của các ion HCO
3
-
, CO
3
2-
, OH
-
trong
nước. (Độ cứng cũng được biểu thị bằng mgCaCO
3
/l
nhưng lại chỉ nồng độ của ion Ca
2+
và Mg
2+
). Thông
thường nước có độ kiềm cao thì cũng có độ cứng cao.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mẫu nước có hàm
lượng kiềm cao nhưng độ cứng thấp và ngược lại.
Vì hàm lượng muối cacbonat (CO
3
2-
) và bicacbonat (HCO
3
-
) có quan hệ tỉ lệ thuận

với sức sản xuất sơ cấp của ao (thực vật phự du), nên các ao nuôi có hàm lượng kiềm cao
thường cho năng suất cao hơn.
Muốn tăng độ kiềm trong nước ao, trong quá trình nuôi cần bón thêm đá vôi
(CaCO
3
).
3. MUỐI DINH DƯỠNG (ĐẠM, LÂN) CÁC CHẤT HỮU CƠ, SẮT
4.1. Các dạng Đạm (Nitơ)
Trong môi trường nước đạm hoà tan dưới các dạng khác nhau: NH
4
+
+ NH
3
(Ammoni tổng số), NO
3
-
(nitrat), NO
2
-
(nitrit). Trong đó dạng NH
3
, NO
2
-
gây độc đối với
tôm, cá. Hai dạng còn lại đều không độc và dễ dàng được thực vật hấp thụ.
4.1.1. Amonia tổng số (NH
3
+NH
4

)
Amonia tổng số trong ao là sản phẩm của: + Sự phân giải các vật chất hữu cơ bởi
Vi khuẩn, + Chất thải và sự bài tiết của Tôm, cá
Amonia tổng số gồm 2 dạng: NH
3
có tính độc đối với tôm, cá và NH
4
+
không độc.
Đạm Amôni (NH
4
+
)
Sự có mặt của NH
4
+
trong nước thiên nhiên rất thấp, thường nhỏ hơn 0,5 mg/l, ở
các vùng nước nuôi tôm, cá được chăm bón NH
4
+
biến động trong khoảng 0 - 6,0 mg/l.
Nếu nguồn nước có hàm lượng NH
4
+
đạt 3,0 mg/l được coi là giầu dinh dưỡng, nếu lớn
hơn 4,0 mg/l là bị nhiễm bẩn.
Amôniắc (NH
3
)
NH

3
độc tăng lên tương ứng với sự tăng nhiệt độ và pH. NH
3
phù hợp < 0,1mg/l)
Biện pháp phòng tránh và loại trừ :
+ Giới hạn thức ăn, tỷ lệ phân bón cho ao nuôi, không bón tập chung một chỗ quá
nhiều.
+ Điều chỉnh pH nước < 8,0, và nhiệt độ < 32
o
C.

9
4.1.2. Nitrite (NO
2
)
Nitrite vừa là sản phẩm của quá trình Nitrate hóa và phản Nitrate hóa, NO
2
gây
độc cho tôm cá, tác dụng độc khi NO
2
kết hợp với Hemoglobine trong máu, hình thành
Methemoglobine, làm giảm sự vận chuyển Ô xy tới tế bào
Ao nuôi được quản lý tốt hoặc có sục khí, Nitrate thường cao và Nitrite thấp.
Ngược lại Nitrite cao phản ánh tình trạng nước xấu, thiếu oxy và nhiễm bẩn. Nitrite gây
độc với các động vật nuôi thủy sản ngay cả ở các hàm lượng thấp (0,1 ppm).
Biện pháp phòng tránh và loại trừ NO
2

+ Giới hạn thức ăn, tỷ lệ phân bón cho ao nuôi.
+ Thay, thêm nước mới, sạch vào ao nuôi.

+ Điều chỉnh pH nước không vượt quá 8,0 và nhiệt độ không quá 32
o
C.
+ Duy trì ổn định độ kiềm, độ cứng trong ao nuôi.
4.1.3. Nitrate (NO
3
)
+ Nitrate là sản phẩm cuối cùng trong quá trình ôxy hóa amonia.
+ Nitrate không độc đối với tôm, cá. Nồng độ có thể tới 3,0 mg/L.
























Chu trình chuyển hóa Nitơ trong ao nuôi


Ammonia
(NH
3
)
Peptides
Amoni acids
Phân
thải
Thức ăn
thừa
Tôm, cá
Nước
tiểu
Urê
Thức
ăn
Thực vật Thủy sinh
Tảo
Nitrate
(NO
3
)
Nitrite
(NO
2

)
















10
4.2. Lân PO
4
3-
(Phôt phat)
Hợp chất lân hoà tan trong nước chủ yếu dưới
dạng các muối phôt phat ( PO
4
3-
, HPO
4
2-
, H

2
PO
4
-
),
chúng ta thường xác định dưới dạng PO
4
3-
.
Nguồn gốc thường từ đất ngấm ra, từ quá trình
phân huỷ các mùn bã hữu cơ, và cũng do con người bón
thêm vào vùng nước.
Sự biến động của PO
4
3-
trong nước thiên nhiên từ
0 - 1,0 mg/l, các vùng nước nuôi cá được chăm bón có
thể có hàm lượng PO
4
3-
cao hơn nhiều.
Hàm lượng thích hợp cho nuôi cá, tôm thường xuyên được duy trì ở mức 0,5 mg/l.
4.3. Chất hữu cơ - Độ tiêu hao Oxy
Trong thuỷ vực tự nhiên và trong các ao nuôi cá, bên cạnh quá trình hô hấp của
thuỷ sinh vật làm giảm lượng Oxy, người ta còn phải chú ý tới quá trình biến đổi của các
chất hữu cơ (biến đổi hoá học và sinh học) cũng gây tiêu hao Oxy rất lớn. Nếu không
theo dõi kiểm soát chúng, sẽ rất dễ dàng gặp tình trạng thiếu hụt Oxy nghiêm trọng, nhiều
khi làm tôm cá chết ngạt hàng loạt. Đặc biệt ở các ao nuôi cá dùng nước thải từ khu dân
cư hoặ
c từ đô thị.

Nước có nhiều chất hữu cơ (do tích đọng mùn bã
quá nhiều, do bón phân chuồng nhiều, do cho thừa
nhiều thức ăn, do dùng nước thải quá đặc ) thường có
mầu đen và mùi thối.
Chú ý : Đơn vị đo độ tiêu hao Oxy (viết tắt theo
hoá học là COD) cũng được tính theo miligam Oxy trên
lít , được xác định bởi các cán bộ chuyên môn.
Khoảng phù hợp
Chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ COD thích hợp cho nuôi cá là 10 - 20 mg O
2
/l.
Nếu hàm lượng này nhỏ hơn 5 mgO
2
/l là nghèo dinh dưỡng, hàm lượng trong khoảng 20
- 30 mgO
2
/l là giầu dinh dưỡng, còn nếu lớn hơn 30 mg O
2
/l là nhiễm bẩn.
Các biện pháp khắc phục khi nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ :
+ Ngừng bón phân, ngừng cho thức ăn.
+ Thêm nước sạch, nếu cần phải thay nước
cũ bằng nguồn nước sạch mới.
+ Dùng các biện pháp làm thoáng khí như:
xục khí, quạt khí bơm nước, làm mưa nhân tạo để
tăng lượng Oxy hoà tan vào nước ao.






11
4.4. Sắt ( Fe
2+
, Fe
3+
)
Như trên đã nêu, nhiều vùng trung du đất đỏ (đất
Laterite hoặc đất đá ong) chứa nhiều sắt FeO, Fe
2
O
3
,
vùng đất bãi phèn cửa sông ven biển chứa nhiều FeSO
4
.
Và ngay trong nhiều loại đất thịt, Oxit Sắt cũng là một
thành phần tham gia tạo nên mầu nâu của chúng.
Các muối sắt thường có thể tan vào nước dưới
dạng các ion Fe
2+
, Fe
3+
. Độ hoà tan của các muối sắt
tăng khi môi trường có tính axit. Còn ở môi trường kiềm
chúng nhanh chóng bị chuyển thành hydroxyt kết tủa.

+O
2


Fe
2+
+ 2 OH
-
= Fe(OH)
2
Fe
2
O
3
Ð
+O
2

Fe
3+
+ 3 OH
-
= Fe(OH)
3
Fe
2
O
3
Ð

Nếu môi trường nước có mặt sắt ( tổng Fe
2+
và Fe
3+

) từ 0 - 0,1 mg/l ta có thể coi
như nước sạch, không tác hại gì đến tôm cá, và pha trà vẫn ngon.
Nếu sắt tổng số từ 0,3 - 0,5 mg/l, tuy không tác hại cho tôm cá lớn, nhưng đối với
tôm Post, cá bột không có lợi. Sắt lớn hơn 1,0 mg/l, coi như nước bẩn và độc, tôm cá nhỏ
rất dễ bị chết do các kết tủa hydroxyt sắt dạng keo bám vào mang cá và ngăn không cho
cá hô hấp.
Các biện pháp làm giảm sắt trong nước thường được áp dụng là làm thoáng khí,
tạo đ
iều kiện để Oxy tác dụng với sắt thành các chất kết tủa lắng xuống đáy, hoặc có thể
bón vôi cũng làm kết tủa sắt lắng xuống đáy ao.


4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
5.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh
1. Môi trường sống (1)
+ Nhiệt độ, pH, độ trong
+ Oxy hoà tan,
+ Độ muối, Độ kiềm
+ Các muối dinh dưỡng: NH
4
+
, PO
4
3-
NO
3
-


+ Các chất độc: NH

3
, NO
2
, H
2
S
+ Kim loại nặng: Fe, Hg, Cu, Zn
Những yếu tố này thay đổi bất lợi cho
ĐVTS và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm
bệnh phát triển dẫn đến tôm dễ mắc bệnh
2. Mầm bệnh (2)
+ Virus
+ Vi khuẩn
+ Nấm
+ Ký sinh trùng
+ Sinh vật hại ĐVTS: tảo độc, cá dữ,
lưỡng thê, bò sát, chim và thú
3. Vật chủ (3)
Có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với tác
nhân gây bệnh, ĐVTS có th
ể không bị
bệnh hoặc nhiễm bệnh



14












SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH

5.2. Các trở ngại trong quản lý chất lượng nước
Quản lý chất lượng nước là nhằm mục đích duy trì một môi trường phù hợp tốt
cho các loài cá nuôi. Nếu điều kiện nước tốt, tôm cá nuôi thường gặp rất ít trở ngại về
sức khoẻ và chúng lớn nhanh.
Chúng ta cần nhận biết những loại trở ngại cơ bản của chất lượng nước trong ao:
Loại thứ nhất
Do điều kiện tự nhiên của v
ị trí, nền đất của vùng
nước.
Ví dụ như:
Do nước nguồn cung cấp bị đục vì keo đất. Biện
pháp giải quyết là để tự lắng, hoặc bón phân chuồng
trộn thêm vôi bột.
Do đào ao trên nền đất sét hoặc đất đỏ nâu làm
nước ao có tính chua axit. Giải pháp là bón vôi để khử
chua.
Do tẩy vôi cho ao nhiều quá mức làm nước ao có tính kiềm. Thêm nước sạch, để
vôi tự phân huỷ tạo kết tủ
a, giảm tính kiềm mới được thả cá vào.
Do nồng độ cao của sắt trong nguồn nước cấp. Làm thoáng khí để oxy hoá sắt
thành kết tủa, hoặc dùng vôi bột để làm kết tủa sắt.

Loại thứ hai
Do quá trình nuôi sẽ tích đọng chất hữu cơ,
thức ăn dư thừa, chất thải của cá làm môi trường bị
bẩn và độc hại.
Ví dụ:
Bón phân nhiều để tăng thêm dinh dưỡng
nhưng cũng làm nhiễm bẩn nước;
Thức ăn cho vào quá dư thừa có thể dẫn đến
phát triển quá mức của tảo phù du (Phytoplankton)
và làm cho Oxy hoà tan bị thiếu hụt, tích đọng
3
Vật chủ
2
Mầm bệnh
1
Môi trường

15
nhiều độc tố của trao đổi chất;
Tảo phát triển và sự quang hợp cao có thể dẫn đến pH quá cao hoặc khí quá bão
hoà; sự nở hoa của tảo phù du đôi khi dẫn đến sự phân tầng nhiệt và oxy rõ rệt.
Loại thứ ba
Do sự thâm nhập các chất bẩn, chất độc hại từ xung quanh vào ao. Nhiều khi các
trở ngại này không đơn giản, và khó giải quyết. Chẳng hạn, một con sông hoặc kênh
mương cung c
ấp nước cho các ao nuôi có thể bị nhiễm bẩn bởi nhiều nguồn đổ vào (của
khu dân cư, của khu công nghiệp, hoặc của đồng ruộng nông nghiệp )
5.3. Những vấn đề cần làm trong quản lý chất lượng nước NTTS
Xây dựng ao phải thuận tiện nguồn nước sạch,
nền đất không bị thẩm lậu và không bị ảnh hưởng của

đất chua hoặc đất phèn.
Bón vôi để diệt tạp, khử trùng trong tẩy dọn ao,
cải tạo đáy ao tốt trước mỗi chu kỳ nuôi. Bón vôi bổ
sung trong quá trình nuôi nhằm điều chỉnh hệ đệm pH,
tăng độ cứng và kích thích hấp thụ chuyển hoá dinh
dưỡng củ
a sinh vật trong ao.
Bón phân hữu cơ và phân vô cơ hợp lý để tăng
dinh dưỡng cho ao, gây mầu thức ăn tự nhiên cho ao. (Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy
thực vật phù du trong ao phát triển tốt với tỷ lệ N:P là 2:1). Tránh bón phân hoặc cho ăn
quá dư thừa. Có thể dùng phân vô cơ NPK phối hợp Urê theo tỷ lệ 2/1 (NPK từ 2 - 3 kg,
Urê từ 1-2 kg cho 1000m
2
).
Áp dụng các biện pháp làm thoáng khí và luân chuyển nước trong ao, để chống
phân tầng hoặc tích đọng độc hại cục bộ trong ao. Cần thiết phải thay nước sạch với mức
độ phù hợp cho ao.
Kiểm soát tảo phù du không để phát triển quá mức đến nở hoa.
Xử lý nước thải ra khỏi ao để tránh gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh.
Nuôi cá nước chảy, cần tìm biện pháp chủ động điều tiết
được lưu t
ốc dòng chảy qua ao và lắp đặt các ống lọc đầu vào
và đầu ra của ao để tránh sự thâm nhập của địch hại và các yếu
tố có hại, tránh thất thoát dinh dưỡng và vật nuôi.
Nuôi cá lồng bè, cần bố trí hợp lý mật độ lồng trên mặt
sông, mặt hồ để tránh gây ô nhiễm môi trường nước chung.
Nuôi ven biển, cần có nguồn nước chủ động (ao chứa)
và chủ động điều chỉnh độ
muối.








16
5.4. Những yếu tố môi trường cần quan tâm trong ao nuôi
Trong quá trình nuôi chúng ta cần đặc biệt
quan tâm tới các yếu tố sau, quan sát, theo dõi
thường xuyên các biến động của chúng sẽ cho ta
hướng giải quyết tốt nhất:
Màu sắc: quan sát biến động màu sắc để điều chỉnh
các uếy tố liên quan, ví dụ màu nước quá đậm phải
có kế hoạch thay nước. Nếu màu không phát triển
phải tích cực gây màu cho ao.
Nhiệt độ nước: Hàng ngày phải theo dõi biến động của nhiệt
độ nước nhất là vào thời
điểm nắng nóng kéo dài (kết hợp với đo độ sâu). Ngày đo nhiệt độ hai lần, sáng 6-7 giờ,
chiều đo lúc 2 giờ. Nếu nhiệt độ buổi chiều quá cao trên 32
o
C kéo dài nhiều ngày liên
tiếp (hơn 5 ngày). Hoặc sự chênh lệch nhiệt độ sáng so với chiều trong ngày quá lớn kéo
dài (lớn hơn 5
o
C). Cần có biện pháp thay nước mới, kiểm tra độ sâu mực nước, cấp
thêm nước vào ao để cải thiện môi trường.
Độ pH:
Thường xuyên theo dõi biến động của pH nước,
chúng ta cũng đo pH 2 lần trong ngày, sáng 6-7giờ,

chiều đo lúc 2 giờ, nếu pH chênh lệch quá lớn (>0,5),
môi trường cũng không có lợi cho cá nuôi, phải quan
tâm đặc biệt khi trời nắng nóng kéo dài và những ao
nuôi có màu nước phát triển tốt,


Ôxy hòa tan (DO): Cần quan tâm đặc biệ
t đối với yếu tố này, thường sáng sớm lúc 5-6
giời sáng ôxy thấp nhất, chúng ta nên quan sát tôm cá nuôi vào sáng sớm xem có gì bất
thường không. Vào thời gian cuối vụ nuôi ôxy trong ao nuôi thường xuyên xuống thấp,
cần tăng cường thay nước hoặc quạt khí cho ao.

Các khí độc NH
3
,

H
2
S và NO
2
: Đây là những yếu tố gây hại cho tôm nuôi, khi trong ao
nuôi tích đọng nhiều chất thải như: Thức ăn thừa, phân
tôm, cá, tảo chết, phân hủy ngay trong ao. Đặc biệt
vào cuối chu kỳ nuôi cần thường xuyên quan sát nước
ao để tránh sự cố môi trường xảy ra. Phải chủ động
được nguồn nước cấp, quạt nước để phòng ngừa khi
có sự cố xảy ra.








17
5.5. Một số tiêu chuẩn chất lượng nước NTTS (nuôi cá nước ngọt)
Chỉ tiêu môi trường Đơn vị Giá trị Ghi chú
Nhiệt độ nước
o
C ) 25 – 32

Độ trong cm 25 – 40

Mầu nước Xanh nõn chuối

Độ pH 7,0 – 8,0

DO mg/l >3,0

NH
4
+
mg/l
0,5 –1,0
NH
3
mg/l <0,1

NO
2

-
mg/l <0,25

PO
4
3-
mg/l
0,5
Sắt tổng số mg/l 0,3

Độ cứng
o
H 5 - 10

COD mg/l 10 – 20

BOD mg/l 5 – 10

H
2
S mg/l <0,02


5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI
6.1. Bón vôi khử trùng, diệt tạp khi cải tạo ao
Bón vôi để diệt tạp, khử trùng và trung hoà độ
chua của đất và tạo hệ đệm pH (Carbonic -
Bicarbonate – Carbonate) theo các bảng tính sẵn dưới
đây:
* Dựa theo tương quan với độ pH của đất đáy ao



Bảng 1: Lượng vôi cần bón (kg/ha mặt nước)cho ao phụ thuộc vào độ pH của đất đáy
ao (Theo Công ty CP, 2002).

pH đất
đáy ao
Vôi nung
CaO
Vôi tôi
Ca(OH)
2

Đá vôi
CaCO
3

Dolomite
CaMg(CO
3
)
2

7,0 - - 500 500
6,0 500 700 1000 1000
5,0 750 1000 1500 1500
4,0 1000 1200 - -

Chú ý: Đo pH bùn đáy trực tiếp bằng loại máy đo pH đất. Nếu dùng loại máy đo
pH nước, phải hoà bùn với nước ao ngay chỗ thu mẫu để có dung dịch bùn.


Các loại vôi sử dụng

18
1 Vôi nông nghiệp CaCO
3
, hoặc Dolomite

CaMg(CO
3
)
2

2 Vôi tôi Ca(OH)
2

3 Vôi nung (vôi sống chưa tôi) CaO (Quick lime)
Thời gian bón: Vì bón vôi làm giảm bớt CO
2
và loại bỏ PO
4
-P khỏi tầng nước, vậy nên
bón vôi vài ngày trước khi lấy nước vào ao và trước khi bón phân.
* Saponine (là một hợp chất hữu cơ thiên nhiên, thành phần có độc tố nhóm Cyanua) có
thể được dùng để diệt cá tạp và cá dữ khi cải tạo ao rất tốt.
6.2. Xử lý các chất độc hại phát sinh trong ao nuôi
Quá trình nuôi, do tích đọng chất bẩn (phân thải,
sản phẩm trao đổi chất, xác sinh vật chết, thức ăn dư
thừa gọi chung là mùn bã), khi phân huỷ yếm khí sinh
ra các chất độc như: H

2
S, NH
3
, CO
2
, NO
2
,
Biện pháp xử lý: Thay nước sạch, làm thoáng khí.
Tuy nhiên, nhiều khi vẫn phải sử dụng hoá chất và chế
phẩm để xử lý nước ao nuôi.
a. Dùng Zeolite: là nham thạch núi lửa, hỗn hợp
của các oxit kim loại, nó có thể hấp thụ các chất độc trong ao nuôi. Liều dùng căn cứ
theo hàm lượng các chất độc hại như sau: (hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Độc tố Nồng độ Zeolite (tên khác Daimentin)

(ppm) (kg/ha/tuần)
Sắt tổng số 0,20 - 2,00 200 - 2000
H
2
S 0,50 - 2,00 500 - 2000
NH
3
, NH
4
0,02 - 2,00 20 - 200
NO
2
, NO

3
0,01 - 0,05 10 - 50
6.3. Khử trùng triệt để
Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi, và đặc biệt khi vật nuôi bị bệnh, việc khử trùng ao và
đáy ao nuôi (cũng như nước ao chứa) cần phải có biện pháp mạnh và triệt để. Ngoài vôi
CaO hoặc Ca(OH)
2
, người ta còn phải sử dụng các chất oxy hoá mạnh như Chlorine,
Chlorua vôi, KMnO
4
, H
2
O
2
,
Khử trùng ao bị bệnh:
Sau khi đã tháo cạn, dùng Chlorine hoặc các sản
phẩm của nó [HOCl, NaOCl, Chlorua vôi Ca(OCl)
2
]
từ 2 - 3 kg pha với 50 lít nước, phun đều cho 1000 m
2

đáy ao lúc sáng sớm.
Hoặc dùng KMnO
4
(thuốc tím) 0,5 - 1,0 kg pha
trong 50 lít nước, phun 1000 m
2
đáy ao lúc chiều tối.



19
6. THỰC HÀNH VÀ THẢO LUẬN:
7.1. Thực hành:
Hướng dẫn kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường nước bằng máy đo và bộ test
kit (Nhiệt độ, pH, Ôxy hòa tan, )
7.2. Thảo luận:
Các vấn đề môi trường cần quan tâm ?

























×