Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.14 KB, 4 trang )
Nhà sàn dài – Kiến trúc nhà
truyền thống của người Gié
Triêng
Dù các làng của người Gié Triêng rất nhỏ nhưng kiến trúc nhà sàn dài truyền thống
của họ luôn mang đậm những nét độc đáo riêng. Những ngôi nhà của họ khá tỉ mỉ,
chi tiết, có không gian và luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên lý "Đông – Tây".
Ảnh minh họa
Làng của người Gié Triêng không lớn, thường ở những sườn đồi thấp, trũng, len
lỏi theo các con suối, thỉnh thoảng xuất hiện một vài làng lập trên đỉnh đồi trọc
hình bầu dục. Chính vì thế, ngay từ thời xa xưa, các thế hệ trong một gia đình đã
sinh sống với nhau trong những ngôi nhà sàn dài.
Cũng như nhiều nhà sàn dài của các dân tộc khác, nhà sàn của người Gié Triêng có
mái lợp tranh, vách bằng gỗ. Tuy nhiên, ngôi nhà của họ vẫn mang những nét kiến
trúc độc đáo riêng. Kết cấu, bố cục và quy mô nhà sàn dài của người Triêng được
làm khá chi tiết, tỉ mỉ, chắc chắn và không gian lớn hơn.
Nhà sàn của người Gié Triêng thường được dựng trên nền đất hình chữ nhật, sàn
thường cách mặt đất từ 0,8 – 1m. Thông thường, ngôi nhà có chiều dài khoảng
15m, chiều rộng từ 6 – 10m. Diện tích ngôi nhà lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số thế
hệ và số thành viên sống trong gia đình.
Thành phần chính để cấu tạo nên một sườn nhà của người Triêng cũng giống như
người Kinh, gồm: cột, xuyên, trính, vì kèo, đòn tay, đòn đông… nhưng hình dáng,
vị trí và kết cấu của từng bộ phận thì hoàn toàn khác nhau, thể hiện nét văn hóa độc
đáo vừa truyền thống vừa tinh tế của cộng đồng. Để làm hoàn thành một ngôi nhà,
đồng bào nơi đây phải sử dụng ít nhất 200 đến 250 bó tranh lợp (mỗi bó gồm nhiều
mớ, nặng khoảng 20kg) và trên dưới 20m3 gỗ.