Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tài liệu Đề tài : “Kế toán thiệt hại trong sản xuất” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.28 KB, 32 trang )


1






Đề tài : “Kế toán thiệt hại trong sản
xuất”


2

Mởđầu


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu thế tất yếu, làđộng lực
thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sựđịnh hướng của Nhà nước thì sự bao cấp không còn nữa, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tạo cho sản phẩm của mình có
chỗđứng trên thị trường. Hơn nữa, trong cơ chế mới, Nhà nước vẫn giám sát chặt
chẽ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa để hướng doanh nghiệp hoạt
động trong hành lang pháp lý, vừa hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết. Vì lẽđó, giá
thành sản phẩm trở thành mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước
thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp và của chính bản thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, ngoài các kế hoạch quảng cáo, thay đổi mẫu mã, cho
ra sản phẩm mới, , doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới việc giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, từđó có kế hoạch tiêu thụ sao cho vừa trang trải được mọi chi
phí bỏ ra, vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.Đối với Nhà nước, ngoài
những giám sát mang tính bao quát, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm trở thành


chỉ tiêu cần có trong việc phân tích so sánh với ngành, trong việc tính thuế,
Chính vì những lý do đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trở thành
những chỉ tiêu kinh tế cóý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất
lượng sản xuất kinh doanh, luôn được các nhà quản lý quan tâm khi xây dựng kế
hoạch sản xuất cho doanh nghiệp mình. Thông qua số liệu về chi phí và giá thành
sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, ban quản lý doanh nghiệp biết được chi
phí thực tế bỏ ra là bao nhiêu, giá thành thực tế của sản phẩm có phù hợp không,
kết quả kinh doanh so với kế hoạch ra sao? Từđó, ban giám đốc phân tích tình
hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sử dụng lao động, vật tư, , đề ra những
biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong
các niên độ tới, đồng thời đề ra các chiến lược kinh doanh và kế hoạch quản trị
cho phù hợp.
Việc phân tích, đánh giáđúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chỉ có thể dựa trên việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Do vậy,
việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá nào cho phù hợp(tùy từng loại
hình doanh nghiệp) và tính gía như thế nào cần được quan tâm đúng mức, đặc biệt
trong các doanh nghiệp công nghiệp - loại hình doanh nghiệp khá phức tạp vềđối
tượng và qui trình tính giá thành.
Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - trên cả góc độ lý luận và
thực tiễn - luôn làđối tượng nghiên cứu của các nhà quản trị, nhà phân tích, nhà
kinh tế học, ,của các sinh viên trong và ngoài ngành. Với khuôn khổ và thời gian
hạn hẹp, em xin mạnh dạn trao đổi về vấn đề:"Hạch toán và tính giá thành sản
xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp", rất mong được sự giúp đỡ
của thầy hướng dẫn và các bạn!

3
NỘI DUNG


a) Cơ sở lý luận của giá thành sản phẩm


1. Bản chất của giá thành sản phẩm
Nói đến bản chất của giá thành sản phẩm tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng
bên trong chỉ tiêu giá thành. Giá thành được cấu tạo bởi những gì và với cấu tạo đó thì
giá thành chứa đựng những thông tin gì về hoạt động sản xuất kinh doanh. Điểm qua
lịch sử về lý luận giá thành có thể thấy bản chất của giá thành được xác định qua các
quan điểm sau:
1.1. Quan điểm cho rằng giá thành là hao phí lao động sống và lao động vật hóa được
dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định.
Đây là quan điểm cơ bản của nhà kinh tế Xô Viết A. Vaxin. Ông cho rằng giá trị của sản
phẩm bao gồm ba bộ phận: Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phíđể sản xuất ra sản phẩm;
Giá trị lao động sáng tạo ra cho mình; Giá trị lao động sáng tạo ra cho xã hội. Theo ông,
giá thành chủ yếu hai bộ phận đầu của giá trị sản phẩm:” Giá thành sản phẩm bao gồm
toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm và một phần giá trị mới tạo ra trả
cho người lao động dưới hình thức tiền lương” và ”là sự phản ánh bằng tiền toàn bộ chi
phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp”.
Ngoài ra, đây còn là quan điểm của các tác giả CHDC Đức với ba mục đích của giá
thành: Giá thành bao giờ cũng là những phí tổn; là chỉ tiêu tổng luôn được đánh giá biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ; là hao phí có mục đích.
Đây là quan điểm có tính cơ bản, phổ biến vàđược sử dụng thống nhất ở nước ta.
1.2. Quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ
phận cấu thành giá trị sản phẩm.
Quan điểm này tiếp cận giá thành qua hai loại chi phí: chi phí cốđịnh và chi phí biến
đổi.
Tổng chi phí cốđịnh( tổng chi phí bất biến) là toàn bộ những khoản tiền mà doanh
nghiệp phải ứng chịu trong một khoảng thời gian cho các đầu vào cốđịnh. Tổng chi phí
cốđịnh không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong khoảng thời gian đó.
Tổng chi phí biến đổi( tổng chi phí khả biến) là những chi phí mà khối lượng của nó sẽ
tăng( giảm) cùng với sự tăng( giảm) của sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Khi đó:

Tổng chi phí = Tổng chi phí + Tổng chi phí
cốđịnh biến đổi
Khái niệm tổng chi phí trên thực chất là khái niệm tổng giá thành sản phẩm. Như vậy,
theo quan điểm này, giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phíđược bùđắp bằng
thu nhập bán hàng( hay nó là toàn bộ các đầu vào của các yếu tố vật chất nhằm mục đích

4
tạo ra những đầu ra tương ứng không phân biệt nó nằm trong bộ phận nào của các bộ
phận thuộc giá trị sản phẩm.
1.3. Quan điểm cho rằng giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa một bên
là chi phí sản xuất và một bên là kết quảđạt được trong từng giai đoạn nhất định.
Đây là quan điểm gắn liền với yêu cầu đánh giá chất lượng sản xuất ở từng giai
đoạn sản xuất hoặc bộ phận sản xuất màởđó có thể xác định lượng chi phí tiêu hao và
kết quả sản xuất đạt được. Quan điểm này không đi vào phân tích nội dung cấu thành
giá thành sản phẩm mà chú trọng tìm một đại lượng tương quan phục vụ kịp thời cho
việc kiểm tra, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động theo yêu cầu của việc thực hiện
chếđộ hạch toán kinh tế nội bộ.
1.4. Mặt bản chất của phạm trù giá thành được rút ra từ quan điểm trên:
Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất
vào giá trị sản phẩm được sản xuất tiêu thụ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá thành
sản phẩm gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất được bùđắp thực tế bất kể nó thuộc bộ
phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm.
Hạch toán giá thành chính là tính toán, xác định sự chuyển dịch các yếu tố vật chất
tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa thoát khỏi quá trình sản xuất và tiêu thụ nhằm
mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản phẩm( chức năng bùđắp chi phí,
chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế).
Theo quan điểm của Việt Nam hiện nay thì giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan
đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụđã hoàn thành. Những chi phíđưa vào giá
thành phải là những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu

thụ, phải phản ánh được gía trị của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ
và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bùđắp giản đơn hao phí lao động sống
của doanh nghiệp.
2. Phân loại giá thành
Đểđáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu
xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới một số góc độ sau:
 Theo thời điểm tính và nguồn hình thành số liệu để tính giá thành: Giá thành
được chia thành:
 Giá thành kế hoạch:
Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành
thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí kỳ kế hoạch.
ý nghĩa: Việc xây dựng hệ thống giá thành kế hoạch cóý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch làđể xác
định giá cả hàng hóa, là chỉ tiêu tương đối chuẩn đểđịnh hướng giá thành cho các kì
thực tế, đồng thời giá thành kế hoạch cũng bị tác động trở lại nếu nó không phù hợp
với thực tế. Để phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của

5
doanh nghiệp, thì giá thành kế hoạch là căn cứ chuẩn nhằm đánh giá giá thành kỳ báo
cáo, từđó tìm ra những nguyên nhân và hướng giải quyết chúng.
 Giá thành định mức:
Giá thành định mức được xây dựng trước khi sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với
giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên các định mức bình quân tiên tiến và không
biến đổi trong suốt kì kế hoạch, giá thành định mức được xác định dựa trên các định
mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định( thường là ngày đầu tháng) nên
giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phíđạt
được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
ý nghĩa: Giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp trong sản xuất giúp cho đánh giáđúng đắn các giải
pháp kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu

quả của chi phí.
 Giá thành thực tế:
Giá thành thực tếđược xác định khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở
các chi phí phát sinh trong kỳ.
ý nghĩa: Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật
để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là căn cứ xác định giá trị
thực của sản phẩm, lao vụ doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, là căn cứ quan trọng để
xác định kết quả kinh doanh thực tế kỳ báo cáo. Hơn nữa, giá thành thực tế còn làđối
tượng phân tích, đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp, của khách hàng và những
người quan tâm khác.
 Theo phạm vi phát sinh chi phí:
 Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng): Phản ánh tất cả các khoản chi phí liên
quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ trong phạm vi phân
xưởng sản xuất.
ý nghĩa:Giá thành sản xuất làđối tượng quan tâm của kế toán và ban quản trị doanh
nghiệp .
Đối với kế toán: Đây là căn cứđể xác định giá thành một đơn vị sản phẩm, lao vụ hoàn
thành, từđó xác định giá vốn hàng tiêu thụ và lãi gộp.
Đối với ban quản trị doanh nghiệp: Giá thành sản xuất thường được phân tích theo các
khoản mục chi phí. Ban quản trịđánh giá sự thay đổi của giá thành sản xuất thông qua
sự tác động, ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí.
 Giá thành toàn bộ( giá thành tiêu thụ, giá thành đầy đủ): Phản ánh toàn bộ chi phí liên
quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong kỳ.
Giá thành = Giá thành + Chi phí + Chi phí
toàn bộ công xưởng bán hàng quản lý doanh nghiệp

6
ý nghĩa:Đối với công tác kế toán, giá thành toàn bộ là căn cứ xác định lãi trước thuế
thu nhập doanh nghiệp. Đối với ban quản trị, nóđược so sánh với giá bán để xác định

điểm hoà vốn, đồng thời được sử dụng để phân tích mức lợi nhuận trong quan hệ với
sản lượng, doanh thu.

3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành
3.1. Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành chính là xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công
việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng có thể là sản
phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu
cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Đối tượng tính giá thành có sự
khác biệt với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do vậy, để xác định chính xác đối
tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm qui trình công nghệ( giản đơn hay phức tạp),
vào loại hình sản xuất( đơn chiếc hay hàng loạt), vào yêu cầu quản lý,
3.1. Các phương pháp tính giá thành
Do sựđa dạng về loại hình sản xuất cũng như giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm mà
có thể gồm các phương pháp tính giá thành sau:
 Phương pháp trực tiếp( hay phương pháp giản đơn)
 Phương pháp tổng cộng chi phí
 Phương pháp hệ số
 Phương pháp tỷ lệ
 Phương pháp loại trừ
 Phương pháp liên hợp
Ngoài ra, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp cụ thể mà có các phương pháp khác nhau
(thực chất là sự phối hợp của các phương pháp trên).
b) Hạch toán và tính giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ trong các doanh
nghiệp công nghiệp
1. Đặc điểm các doanh nghiệp công nghiệp
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất hàng đầu của nền kinh tế. Sản phẩm do
ngành công nghiệp sản xuất ra phục vụ hầu hết trên các mặt sản xuất vàđời sống của xã
hội, không những thế còn có một bộ phận quan trọng được xuất khẩu nhằm phục vụ cho
sự phát triển của nền kinh tế, góp phần hội nhập quốc tế.

Ngành công nghiệp được chia thành hai ngành lớn: Ngành khai thác và chế biến gia
công. Sản phẩm do ngành công nghiệp sản xuất ra rất đa dạng, bao gồm tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sản xuất. Trong một doanh nghiệp công nghiệp có thể sản xuất ra một
hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, có thể thực hiện theo qui trình sản xuất giản đơn
hay phức tạp, công việc sản xuất có thểđược thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng,
ngoài sản xuất tập chung thì cũng có những doanh nghiệp bao gồm nhiều phân xưởng

7
nằm trên những địa bàn khác mà mỗi phân xưởng có thể thực hiện một hoặc một số
chức năng sản xuất độc lập nào đó.
Tính chất đa dạng về sản xuất, về qui trình sản xuất và loại sản phẩm chi phối
trực tiếp đến việc tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2. Nội dung giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ trong các doanh nghiệp công
nghiệp
Theo thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 về hướng dẫn việc quản lý doanh
thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước, thì giá thành
sản phẩm, dịch vụ gồm giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ và giá thành toàn bộ sản
phẩm, dịch vụđã tiêu thụ. Theo đó, giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ bao gồm các
khoản mục chi phí trực tiếp:
 Chi phí vật tư trực tiếp( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp): Gồm các chi phí về nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu vàđộng lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp.
 Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản
xuất: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp.
 Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng,
bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho công
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng,
khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác
ngoài các chi phí kể trên.

3. Tập hợp chi phí và hạch toán giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ trong các
doanh nghiệp công nghiệp
4. Các tài khoản sử dụng
 Tài khoản 621” Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Tập hợp tất cả các khoản chi phí
về nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm,
lao vụ. Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc
đối tượng tính giá thành( nếu được).
Kết cấu:
Nợ 621 Có

Tập hợp chi phí thực tế - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không
phát sinh hết trả lại kho.
- Kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp
vào tài khoản tính giá thành.

Cuối kỳ không có số dư.

8
 Tài khoản 622” chi phí nhân công trực tiếp”: Tập hợp tất cả các khoản chi phí liên
quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ. Tài khoản này mở chi
tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành( nếu được).
Kết cấu:
Nợ 622 Có

Tập hợp chi phí nhân công Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
trực tiếp thực tế phát sinh vào tài khoản tính giá thành
Cuối kỳ không có số dư.
 Tài khoản 627” Chi phí sản xuất chung”: Tập hợp chi phí quản lý, phục vụ sản xuất
ở phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối
tượng hạch toán chi phí hoặc tính giá thành. Tài khoản này được mở chi tiết theo

phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Theo qui định, tài khoản này được
mở cho các tài khoản cấp 2:
 TK6271” Chi phí nhân viên phân xưởng”
 TK6272” Chi phí vật liệu”
 TK6273” Chi phí dụng cụ sản xuất”
 TK6274” Chi phí khấu hao TSCĐ”
 TK6277” Chi phí dịch vụ mua ngoài”
 TK6278” Các chi phí bằng tiền khác”
Kết cấu:
Nợ 627 Có

Tập hợp chi phí sản xuất - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất
chung thực tế phát sinh chung.
- Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất
chung vào TK tính giá thành.


Cuối kỳ không có số dư.
 Tài khoản 154 và 631:
 Nếu doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Doanh nghiệp chỉ sử dụng TK154 để tập hợp chi phí và tính giá thành.
Tài khoản 154” Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tổng hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm. TK154 mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí vàđối
tượng tính giá thành( nếu được).
Kết cấu:


Nợ 154 Có
Tổng hợp chi phí sản xuất
phát sinh

Các khoản làm giảm chi phí
sản xuất
Giá thành sản phẩm, lao vụ
ho
à
n th
à
nh


9









 Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kêđịnh kì thì các TK sử dụng gồm:
TK621, TK622, TK622 (với nội dung và kết cấu như trên ): TK631 “Giá thành sản
xuất”, TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
TK154 chỉđược dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu và cuối
kì căn cứ vào kiểm kê vàđánh giá sản phẩm làm dở, TK631 được sử dụng để tổng
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Kết cấu các TK
như sau:



















3.1. Phương thức phân bổ chi phí
 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với những nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
(Chủ yếu là nguyên vật liệu chính ) thì không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao
thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí ) thì kế toán phải tiến
Nợ 154 Có
Chi phí sản xuất kinh
doanh cuối kỳ chuyển
sang.

Kết chuyển chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang đầu kỳ vào
TK tính giá thành.
SD: Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang.

Nợ 631 Có
-Chi phí sản xuất kinh
doanh đầu kìđược kết
chuyển từ TK154 sang.
-Tổng hợp chi phí sản
xuất kinh doanh phát sinh
trong thời kì.
-Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang cuối kỳ chuyển
sang TK154.
-Giá thành lao vụ phẩm sản
xuất hoàn thành.

10

hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp các tiêu thức có thể sử dụng: định mức tiêu hao
cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ, . . .
Công thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:







 Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Nếu tiền lương công nhân trực tiếp xản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí thì cần tiến hành phân bổ theo các tiêu thức như: mức tiền lương của các đối
tượng, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn, . . .
Công thức phân bổ:






 Đối với chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất
kinh doanh. Việc tập hợp diễn ra hàng tháng, đến cuối tháng tiến hành phân bổ và
kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí.
Nếu phân xưởng (bộ phận ) sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên thì cần phân bổ theo
một trong các tiêu thức như: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ chi phí NVL
trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy chạy, . . .
Công thức phân bổ:






3.2. Sơđồ tổng hợp hạch toán giá thành
3.3.1. Theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ



Mức phân bổ chi phí
NVL trực tiế
p (NVL
chính ) cho từng đối
t
ư


ng.

Tổng giá trị NVL thực
t
ế

xu

t d
ù
ng (NVL
Tổng số khối lượng của
các đối tượng được xác
định theo tiêu thức nhất
đ

nh

Khối lượng
của từng
đố
i
t
ư

ng
đư

c

=

x
x

Mức phân bổ chi phí
tiền lương của công
nhân trực tiếp cho
t

ng
đ

i t
ư

ng.

Tổng số tiền lương công
nhân trực tiếp của các
đ

i t
ư

ng

Tổng khối lượng phân bổ
theo tiêu thức sử dụng
Khối lượng

phân bổ
của từng
đối tượng
=

x
x

Mức phân bổ chi phí
sản xuất chung cho
từng đối tượng.
Chi phí sản xuất khung
th

c t
ế

trong t

ng th

i k
ì
.

Tổng sốđơn vị của các
đối tượng được phân bổ
tính theo tiêu thức lựa
ch


n.

Sốđơn vị của
từng đối
tượng tính
theo tiêu thức
được lựa
ch

n

=

x
x

Tập hợp chi phí
NVL tr

c ti
ế
p

611(1)

621

611(1)

154


631

154

334,338,

622

632

NVL thừa

nh

p kho

Tập hợp chi phí
NC tr

c ti
ế
p

Chi phí SXKD
d


dang
Đ

K

Chi phí SXKD
d


dang CK

Kết chuyển
Kết chuyển
SD:xxx
SD:xxx

11














3.3.2. Theo phương pháp kê khai thường xuyên






















4. Kế toán tính giá thành sản xuất sản phẩm của hoạt động sản xuất chính
4.1. Đặc điểm sản xuất chính
152,111,

334,338,

334,338,214,153

621


622

627

152

154

155

157

632

152,111,

Tập hợp chi phí
NVL trực tiếp
Tập hợp chi phí
nhân công trực tiếp
Tập hợp chi phí
sản xuất chung
NVL thừa
nhập kho

Kết chuyển

Kết chuyển

Kết chuyển

Các khoản làm
giảm chi phí

Giá thành sản phẩm
nhập kho hoàn thành
Gửi bán
Bán thẳng
SD: xxx

SD: xxx


12

Sản xuất chính là hoạt động sản xuất cơ bản, chủ yếu của doanh nghiệp nhằm tạo ra
các loại sản phẩm hàng hoá. kết quả kinh doanh của sản xuất chính quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
Tính đa dạng và phức tạp của sản xuất chính về loại sản phẩm, qui trình công nghệ,
tổ chức quá trình sản xuất, về yêu cầu kiểm tra vàđánh giá hiệu quả sản xuất chi phối
trực tiếp và thường xuyên đến việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Chi phí sản xuất cấu tạo nên giá thành sản phẩm của sản xuất chính bao gồm 3 bộ
phận: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung. Các khoản mục chi phí này được tổ chức theo dõi riêng và cuối mỗi kỳ mới tiến
hành tổng hợp để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Công thức tổng quát để tính giá thành:





4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang là vấn đề cóý nghĩa quan trọng trong việc tính toán giá
thành và xác đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ. Đểđánh giá, doanh nghiệp sử dụng
một trong các phương pháp sau( nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào thì nên áp
dụng thống nhất trong nhiều kỳ kinh doanh):
4.2.1. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( nguyên vật liệu chính):
 Điều kiện áp dụng: Cách đánh giá này phù hợp với những doanh nghiệp mà trong cấu
thành giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( nguyên vật liệu chính)
chiếm tỷ trọng lớn, thông thường lớn hơn 70%.
 Đặc điểm: Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp( nguyên vật liệu chính ), còn chi phí chế biến( gồm chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Đồng thời coi mức NVL trực tiếp( NVL chính) dùng cho đơn vị sản phẩm dở dang và
hoàn thành là như nhau.
 Công thức tính:







hay:
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành trong kỳ
CPSX
dở dang
đầu kỳ
CPSX

phát sinh
trong kỳ
CPSX
dở dang
cuối kỳ
Các khoản
làm giảm
chi phí
=

+

-

-

CPSX tính cho
sản phẩm dở
dang cu

i k


CPSX dở
dang đầu kỳ
CPNVL trực tiếp
( chính) thực tế
s



d

ng trong k


Số lượng sản
phẩm hoàn thành
trong k


Số lượng sản
phẩm dở dang
cu

i k


Số lượng sản
phẩm dở dang
cu

i k


=

+

+
x


=
Số lượng sản
phẩm dở dang
cu

i k


Số lượng sản
ph

m ho
à
n th
à
nh

Số lượng sản
ph

m d


dang
+

x
Toàn bộ giá trị
NVL trực tiếp

( chính) xuấ
t
d
ù
ng

CPSX tính cho
sản phẩm dở
dang cu

i k



13







4.2.2. Phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tương đương
 Điều kiện áp dụng: Đây là cách đánh giá phù hợp hầu hết các loại hình doanh nghiệp
nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ
hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong
quá trình sản xuất sản phẩm.
Có thể thấy rõ nhất cách đánh giá này ở một số công ty may mặc, đóng giầy. Sản
phẩm của loại hình doanh nghiệp này là một chiếc áo( quần, đôi tất, khăn, ), hay đôi
giầy hoàn thành nhập kho hay tiêu thụ thẳng. Đặc điểm của các loại sản phẩm này là

qua nhiều khâu sản xuất, mỗi khâu sản xuất một hoặc một vài chi tiết, sau mỗi khâu
có thể dễ dàng xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm tuỳ theo phương pháp
xác định cụ thể từng doanh nghiệp.
 Đặc điểm: Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm đầy đủ các
khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. Đối với chi phí NVL chính
được xác định nằm trong sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm dở dang không
qui đổi theo mức độ hoàn thành. Còn các chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang
tính theo số lượng sản phẩm dở dang đã qui đổi theo mức độ hoàn thành.
 Công thức tính:















4.2.3. Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến
Giá trị NVL
chính nằm trong
SP d



dang

Số lượng SP
dở dang cuối kỳ
Số lượng
thành phẩm
Số lượng SP
dở dang cuối kỳ
Toàn bộ giá trị
NVL chính
xu

t d
ù
ng

=

+

x

Chi phí chế
biến nằm trong
SP dở dang
(từng loại )
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ qui
đổi ra thành phẩm
Số lượng

thành phẩm
Số lượng SPdở
dang cuối kỳ qui
đổi ra thành phẩm
=

+

x

Tổng chi phí
chế biến
(t

ng lo

i)

Giá trị SP dở
dang cuối kỳ
Giá trị NVL
chính nằm trong
SP d


dang

Chi phí chế
biến nằm trong
SP dở dang

(tổng các loại )
=

+


14

 Điều kiện áp dụng: cách đánh giá này phù hợp với những sản phẩm mà chi phí chế
biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí. Thực chất đây là một dạng của phương
pháp ước tính sản lượng tương đương trong đó giảđịnh sản phẩm dở dang đã hoàn
thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Phương pháp này ít được sử dụng vì tính không chính xác của nó ( vì phải giảđịnh
mức độ dở dang là 50%, không phản ánh được mức dở dang thực tế của sản phẩm ).
 Công thức tính toán tương tự phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tương
đương song giảđịnh sản phẩm dở dang ở mức độ 50%.
4.2.4. Phương pháp đánh giá theo chi phíđịnh mức
 điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp xây dựng hệ thống định mức chi
phí.
 Đặc điểm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của
những công đoạn đã thực hiện được. Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua các
công đoạn cóđịnh mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của
sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành vàđịnh mức từng khoản
mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành.
Nếu doanh nghiệp không sử dụng giá thành( chi phí ) định mức thì có thể dùng giá
thành (chi phí ) kế hoạch để xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang.
4.2.5. Phương pháp đánh giá theo chi phí trực tiếp
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nhân công trực
tiếp hoặc hai loại là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp mà

không tính đến các chi phí khác. Phương pháp này tương tự phương pháp đánh giá theo
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( chi phí nguyên vật liệu chính). Tuy nhiên, trong các
doanh nghiệp sản xuất, thường nguyên vật liệu làđầu vào chủ yếu, do đó trong giá trị sản
phẩm dở dang, chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( nguyên vật liệu chính). Vì
thế, nếu đánh giá theo phương pháp này – loại bỏ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(
chính) ra khỏi giá trị sản phẩm dở dang – là không hợp lý và thiếu chính xác.
Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị
sản phẩm dở dang như: phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi
phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ,
4.3. Các phương pháp tính giá thành
4.3.1. Phương pháp giản đơn( hay phương pháp trực tiếp)
 Điều kiện: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn,
số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở
dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp sản xuất động lực( điện,
nước, hơi nước, khí nén, khíđốt, ); các doanh nghiệp khai thác( than, quặng, hải
sản, ).
 Cách xác định: Theo công thức tổng quát :
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành trong kỳ
CPSX
dở dang
đầu kỳ
CPSX
phát sinh
trong kỳ
CPSX
dở dang
cuối kỳ
Các khoản

làm giảm
chi phí
=

+

-

-





4.3.2. Phương pháp cộng chi phí
 Điều kiện: áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được
thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận
sản xuất. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác,
dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc,
 Cách xác định: Giá thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ
phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất
tạo nên thành phẩm:
Giá thành sản phẩm =Z1 + Z2 + + Zn
Trong đó: n là số giai đoạn hay bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm.
4.3.3. Phương pháp loại trừ
 Điều kiện: áp dụng trong trường hợp cùng một qui trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm
chính, vừa tạo ra sản phẩm phụ( sản phẩm phụ không phải làđối tượng tính giá thành
màđược định giá theo mục đích tận thu). Do vậy, cần loại trừ trị giá sản phẩm phụ ra
khỏi tổng chi phí. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp

chế biến đường, rượu, bia, mỳăn liền,
 Cách xác định:
Trước hết, xác định giá trị sản phẩm phụ theo các phương pháp như: giáước tính, giá
kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu,
Xác định giá thành sản phẩm theo công thức:




4.3.4. Phương pháp hệ số
 Điều kiện: áp dụng trong trường hợp cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một
thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm
khác nhau, hơn nữa, chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà
phải tập hợp cho cả quá trình sản xuất. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp nay phải
xác định hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc( coi hệ số qui đổi của sản
phẩm gốc bằng 1).
 Cách xác định:
- Qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc theo công thức:



Tổng giá
thành sản
phẩm chính
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang ĐK
Tổng CPSX
phát sinh
trong kỳ

Giá trị sản
phẩm chính
dở dang CK
Giá trị sản
phẩm phụ thu
hồi ước tính
=

+

-

-

Tổng số sản
phẩm gốc

( )
Số lượng hoàn
thành của loại
s

n ph

m i

Hệ số qui
đổi của loại
s


n ph

m i

i=1
n

x =

16



- Tính giá thành đơn vị sản phẩm gốc:



Trong đó:




- Tính giá thành từng loại sản phẩm :



4.3.5. Phương pháp tỷ lệ
 Điều kiện áp dụng: Tương tự phương pháp hệ số, nhưng doanh nghiệp không xác lập
hệ số qui đổi mà sử dụng tỷ lệ giữa thực tế vàđịnh mức( hoặc kế hoạch).
 Cách tính: Đối với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp này, người ta xây dựng

tỷ lệ giữa thực tế vàđịnh mức( kế hoạch) căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau như:
giá thành, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, , để từđó xác định giá thành thực tế của
từng loại sản phẩm. Thông thườngngười ta sử dụng tiêu thức giá thành:







4.3.6. Phương pháp liên hợp
 Điều kiện: áp dụng cho những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất phức tạp, tính chất
qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như trong các công ty hoá chất: quá trình
sản xuất tạo ra các sản phẩm phụ, đồng thời công ty lại có một hệ thống giá thành
định mức cho tất cả các loại sản phẩm , điều đóđòi hỏi công ty phải sử dụng kết hợp
cả phương pháp loại trừ và phương pháp tỷ lệ.
Ngoài ra có nhiều loại hình doanh nghiệp khác sử dụng phương pháp liên hợp như:
dệt kim, may mặc,
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
Tổng giá thành của các loại sản
phẩm hoàn thành trong kỳ
Tổng số sản phẩm gốc
=

Tổng giá thành của
các loại sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
Giá trị sản

phẩm dở
dang ĐK
Tổng CPSX
phát sinh
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm dở
dang CK
=

+

-

Giá thành đơn vị của
t

ng lo

i s

n ph

m

Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
Hệ số qui đổi từng
loại sản phẩm
=


x

Tỷ lệ
chi phí
Tổng giá thành thực tế
của các loại sản phẩm
Tổng giá thành định mức( hoặc kế
hoạch) của các loại sản phẩm
=

100

x

Tổng giá thành thực tế
của từng loại sản phẩm
=
Tổng giá thành định mức( hoặc kế
hoạch) của từng loại sản phẩm
x
Tỷ lệ
chi phí

17

 Cách xác định: Kết hợp các phương pháp như: tỷ lệ với loại trừ, loại trừ với tổng
cộng chi phí,
4.4. Phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
4.4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc
một sốít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không
có hoặc có không đáng kể. Do khối lượng lớn nhưng số lượng mặt hàng ít nên đối tượng
hạch toán chi phíđược tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một
hoặc một số sổ( thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được
tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc liên hợp.
Những doanh nghiệp sản xuất giản đơn phải kểđến là các doanh nghiệp khai thác than,
quặng, Loại doanh nghiệp này chỉ sản xuất một loại sản phẩm( than) hoặc một số sản
phẩm( quặng như pirit ) nhưng khối lượng lớn do dặc tính của sản phẩm, nhu cầu thị
trường cao trong khi số doanh nghiệp loại này ít; lượng dở dang không đáng kể do khai
thác từ tự nhiên .Do vậy, tính giá thành theo phương pháp trực tiếp hoặc liên hợp( kết
hợp giữa trực tiếp và loại trừ, ) là phù hợp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất động lực( điện, nước, hơi nước, ) thường
không có sản phẩm dở dang, chu kỳ sản xuất ngắn( thời gian từ sản xuất đến hoàn thành
tiêu thụ ngắn, không qua nhiều công đoạn) nên tính giá thành theo phương pháp trực
tiếp hay liên hợp.
4.4.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
 Đặc điểm: Đây là loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt
nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua.
 Phương pháp tính:
 Tập hợp chi phí: Chi phíđược tập hợp cho từng đơn đặt hàng cụ thể, không kể số
lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, qui trình công nghệđơn giản hay
phức tạp. Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp phát sinh
trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt
hàng đó theo các chứng từ gốc. Riêng chi phí sản xuất chung, do không thể tách riêng
cho từng đơn nên tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp(
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, giờ công sản xuất, ).
 Tính giá thành: Giá thành được tính cho từng sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Giá thành chỉđược tính khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường
không thống nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đến cuối kỳ báo cáo chưa hoàn

thành thì toàn bộ chi phí coi như giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau(
Số dư của TK154 – chi tiết theo đơn đặt hàng). Phương pháp tính giá thành thích hợp
là phương pháp trực tiếp hay hệ số,
 Ví dụ: Có thể thấy điển hình của loại doanh nghiệp này là các doanh nghiệp sản xuất
để xuất khẩu. Vì sản phẩm xuất khẩu phù hợp với điều kiện nước xuất sang, đồng

18

thời không hoặc khó thích hợp( ví dụ xuất khẩu sản phẩm áo jacket cho Đông Âu) với
điều kiện trong nước nên chỉ có thể sản xuất theo đơn đặt hàng từ khách hàng. Nếu
sản xuất thừa so với đơn đặt hàng hoặc sản xuất không theo đơn đặt hàng thì khó có
thể tiêu thụđược sản phẩm, dẫn đến ứđọng vốn và trì trệ sản xuất.
4.4.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức
 Đặc điểm: Đây là các doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống giáđịnh mức cho từng
loại sản phẩm trên cơ sở các định mức tiêu hao hiện hành.
 Phương pháp xác định: Theo dõi riêng biệt từng khoản mục chi phí gắn liền với từng
đối tượng chịu chi phíở cả 3 chỉ tiêu: định mức, chênh lệch do thay đổi định mức( khi
xác lập định mức mới), chênh lệch do thực hiện định mức( sử dụng tiết kiệm hay lãng
phí các yếu tốđầu vào, khoản này liên quan đến cả sản phẩm đở dang và hoàn thành
nên cần phân bổ cho sản phẩm dở dang và hoàn thành theo tỷ lệ chi phíđịnh mức).
Khi đó giá thành thực tếđược xác định:




4.4.4. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
 Đặc điểm: Đây là loại hình doanh nghiệp có qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm
bao gồm nhiều giai đoạn( bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước
tạo ra một loại bán thành phẩm, bán thành phẩm của bước trước làđối tượng chế biến
của bước sau.

 Phương pháp xác định: Chi phí sản xuất phát sinh thuộc bước nào được tập hợp riêng
cho bước đó. Riêng chi phí sản xuất chung tập hợp theo phân xưởng, sau đóđược
phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp tính giá thành phù hợp là
phương pháp trực tiếp kết hợp với tổng cộng chi phí hay hệ số( hoặc tỷ lệ).
 Các phương pháp cụ thể:
Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ chỉ là các bước
chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và không thực hiện tính giá
thành bán thành phẩm.
- Ví dụ: Phương pháp này có thể thấy trong các doanh nghiệp đóng giầy. Sản phẩm
hoàn chỉnh được tạo ra phải qua nhiều giai đoạn công nghệ( từ sơ chế nguyên liệu,
sản xuất đế, thân, , đến dán( may) thành sản phẩm hoàn chỉnh). Bán thành phẩm
được tạo ra sau mỗi giai đoạn( đế giày, các chi tiết trên thân giày, ) thường chuyển
luôn qua giai đoạn sau để tiếp tục chế biến mà không bán ra thị trường.
- Cách tính: Tập hợp chi phí cho từng giai đoạn công nghệ chế biến, kết chuyển từng
khoản mục chi phí từ bộ phận sản xuất( giai đoạn công nghệ) về bộ phận tổng hợp
Giá thành
thực tế của
s

n ph

m

Giá thành
định mức của
sản phẩm
Chênh lệch
do thay đổi
đ


nh m

c

Chênh lệch
do thực hiện
đ

nh m

c

=

+

+

_

_


19

đểtổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do tính chất song song khi
kết chuyển nên phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song.
- Sơđồ hạch toán:
Giai đoạn( bước) 1:









Giai đoạn 2:






Giai đoạn n:






Trong đó: n : Số giai đoạn công nghệđể sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
Thông thường, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ cóở giai đoạn 1. Tuy nhiên, cũng
có thể có khoản chi phí này trong các giai đoạn 1,2, ,n.
Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp này áp dụng đối với những giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm
và bán thành phẩm của giai đoạn này được chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục
chế biến đồng thời bán thành phẩm có thể là sản phẩm hàng hoá( bán ra ngoài).
- Ví dụ: Một số công ty dệt may: gồm các giai đoạn công nghệ từ tạo nguyên liệu(

dệt vải) đến sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh( thiết kế may đo). Sau giai đoạn công nghệ
dệt vải( gồm kéo sợi, dệt và nhuộm, in, ) thì bán thành phẩm( vải) có thểđưa qua giai
đoạn tiếp theo để sản xuất( may) thành sản phẩm hoàn chỉnh hoặc có thểđưa bán
thành phẩm ra bán trên thị trường. Nghĩa là mặt hàng tiêu thụ của các công ty này
gồm vải và sản phẩm may mặc.
621
622

627

154

Kết chuyển CPNVL trực tiếp
Kết chuyển CPNC trực tiếp
Kết chuyển CPSXC
Chi phí nằm trong giá thành
sản phẩm hoàn chỉnh
622
627
154
Kết chuyển CPNC trực tiếp
Kết chuyển CPSXC
Chi phí nằm trong giá thành
sản phẩm hoàn chỉnh
622

627

154


Kết chuyển CPNC trực tiếp
Kết chuyển CPSXC
Chi phí nằm trong giá thành
sản phẩm hoàn chỉnh

20

- Cách tính: Chi phíđược theo từng khoản mục cho từng giai đoạn công nghệ(
riêng chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều giai đoạn được tập hợp theo phân
xưởng và phân bổ cho từng giai đoạn theo tiêu thức phù hợp. Giá trị bán thành phẩm
giai đoạn trước chuyển qua giai đoạn sau được tính theo giá thành thực tế và phản
ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải được tiến hành lần lượt từ
giai đoạn 1 sang giai đoạn 2, , đến giai đoạn cuối cùng tính ra giá thành sản phẩm
hoàn chỉnh nên phương pháp này còn gọi là kết chuyển tuần tự.
- Sơđồ hạch toán:













Phương pháp phân bước đối với qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song
Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp kết hợp nhiều qui trình

công nghệ sản xuất khác nhau để tạo ra các chi tiết sản phẩm và sau đó thực hiện lắp
ráp tạo sản phẩm hoàn chỉnh.
- Ví dụ: Điển hình của phương pháp này là các doanh nghiệp sản xuất xe đạp, xe
gắn máy, linh kiện điện tử, Các chi tiết sản phẩm( khung xe, bánh xe, ) được sản
xuất ở các giai đoạn riêng biệt, sau đó chuyển cho bộ phận lắp ráp để lắp ráp thành
sản phẩm hoàn chỉnh, cũng có thể bán các chi tiết này ra ngoài.
- Cách tính: Tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí cho từng chi tiết sản phẩm.
Chi phí tính cho sản phẩm hoàn chỉnh( đã lắp ráp đầy đủ các chi tiết) gồm chi phí lắp
ráp( theo từng khoản mục) và giá thành của các chi tiết lắp ráp.
- Sơđồ hạch toán:
Hạch toán ở từng giai đoạn sản xuất chi tiết sản phẩm( giai đoạn i, với i=1,2, ,n)





154
(i)

621
(i)

622
(i)

627(i)
154( lắp ráp)

155,157,632


Kết chuyển CPNVLTT

Kết chuyển CPNCTT

Kết chuyển CPSXC

Giá thành chi tiết hoàn thành
chuyển sang bộ phận lắp ráp
Chi tiết hoàn thành nhập kho,
gửi bán, bán trực tiếp
Nhập kho, gửi bán,
b
á
n tr

c ti
ế
p

621-GĐ1
622-GĐ1
627

154-GĐ1 621-GĐ2
622-GĐ2
627

154-GĐ2 154-GĐn
155,157,632


155,157,632

155,157,632

Kết chuyển
CPNCTT

Kết chuyển
CPSXC

Kết chuyển
CPNVLTT

Kết chuyển
CPNCTT

Kết chuyển
CPSXC

ZBTP theo
khoản mục
CP



Nhập kho, gửi
b
á
n, b
á

n tr

c ti
ế
p

Giá thành sản
ph

m ho
à
n ch

nh

Kết chuyển
CPNVLTT


21






Hạch toán ở bộ phận lắp ráp( gồm n chi tiết):










5. Kế toán tính giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ của hoạt động sản xuất phụ
5.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất phụ
Hoạt động sản xuất phụ là loại hoạt động doanh nghiệp tổ chức ra để phục vụ cho hoạt
động hoạt động chính cũng như các hoạt động khác trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài ra
còn bao gồm cả hoạt động tận dụng năng lực cũng như phế liệu, phế phẩm để làm ra sản
phẩm hàng hoá nhằm tăng thêm thu nhập.
Sản phẩm phụ có thể bao gồm nhiều loại như cung cấp điện, nước, sửa chữa, vận
chuyển, sản xuất khuôn mẫu, Từng loại hoạt động có thểđược thực hiện ở từng phân
xưởng hoặc bộ phận sản xuất độc lập, vì vậy cần tổ chức theo dõi chi tiết theo từng loại
hoạt động.
Sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ sản xuất ra được cung cấp cho nhiều đối tượng trong
đó có cả cung cấp lẫn nhau giữa các loại sản xuất phụ. Đểđơn giản cho hạch toán giá
thành thì việc đánh giá sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp có thể qui định như
sau:
- Sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau thìđược tính giá thành theo
giá thành kế hoạch hoặc giáđịnh trước không điều chỉnh.
- Sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp cho các đối tượng khác không phải là
sản xuất phụ thì phải tính theo giá thành thực tế:







154(i)

621,622,627

154( lắp ráp)

155,157,632

Giá thành của các chi
ti
ế
t
đư
a v
à
o l

p r
á
p

Tập hợp chi phí sản xuất
của giai đoạn lắp ráp
Sản phẩm hoàn chỉnh nhập
kho, g

i b
á
n, b
á

n tr

c ti
ế
p

Giá thành thực
tếđơn vị sản
phẩm, lao vụ của
sản xuất phụ
CPSX
dở dang
ĐK
CPSX
phát sinh
trong kỳ
CPSX
dở dang
CK
Trị giá sản
phẩm, lao vụ do
sản xuất phụ
khác cung cấp
Khối lượng sản
phẩm, lao vụ hoàn
thành trong kỳ
Khối lượng sản phẩm, lao
vụ cung cấp cho sản xuất
phụ khác( kể cả tự dùng)
=


+

-

+

-

(*)


22



5.2. Các phương pháp tính giá thành
 Đối với sản xuất phụ không có sự cung cấp lẫn nhau
Do khâu cung cấp chỉđơn thuần phục vụ các bộ phận không phải là sản xuất phụ nên
việc tính giá thành kháđơn giản, phương pháp được sử dụng là phương pháp trực tiếp
thể hiện qua sơđồ sau:







 Đối với sản xuất phụ có quan hệ cung cấp sản phẩm, lao vụ cho nhau
- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu: Theo phương pháp này, giá

thành được xác định qua 3 bước:
Bước 1: Xác định giá thành đơn vị ban đầu cuả từng bộ phận sản xuất phụ:




Bước 2: Xác định giá trị phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác:



Bước 3: Xác định giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành phục vụ các bộ
phận không phải là sản xuất phụ( Theo công thức (*) ).
Khi đó, mức phân bổ thực tế cho từng đối tượng sử dụng được xác định:



Nếu bộ phận sản xuất phụ sử dụng giá thành kế hoạch: Phương pháp tính tương tự như
trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành kế hoạch để tính giá trị
phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ, sau đó xác định giá trị phục vụ các
đối tượng khác theo giá thành thực tế.
- Phương pháp đại số: Đây là phương pháp sử dụng các phương trình đại sốđể tính giá
thành. Phương trình được xây dựng dựa trên các tham số: số lượng sản phẩm, lao vụ
621,622,627-sx phụ 154-sx phụ 627-pxsx chính
641,642

Kết chuyển CPSX
cho t
í
nh
gi

á

th
à
nh

Phân bổcho PXSXC
Phân bổ cho hoạt động
b
á
n h
à
ng, QLDN

Giá thành đơn
vị ban đầu
Tổng chi phí của bộ phận

Sản lượng sản xuất
=

Giá trị phục vụ bộ phận
sản xuất phụ khác
Sản lượng
phục vụ
Giá thành đơn
vị ban đầu
= x
Mức phân
bổ cho từng

đ

i t
ư

ng

Khối lượng SP, lao vụ
do sản xuất phụ cung
cấp cho từng đối tượng
Giá thành thực
tếđơn vị SP, lao
vụ sản xuất phụ
= x

23

phục vụ các bộ phận, tổng chi phí của bộ phận sản xuất phụ, , với ẩn số thường là giá
thành đơn vị sản phẩm, lao vụ hoàn thành của bộ phận sản xuất phụ.
- Sơđồ hạch toán:













c) Tham khảo một số phương pháp hạch toán và tính giá thành trên thế giới
1. Phương pháp hạch toán giá thành
1.1. Phương pháp hạch toán giá thành ở Liên Xô( cũ)
Phương pháp hạch toán giá thành ở Liên Xô( cũ) được thể hiện gần như trọn vẹn qua
chếđộ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ
Tài Chính. Phương pháp này được xây dựng trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý
tập chung bao cấp và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
1.2. Phương pháp hạch toán giá thành của Cộng Hoà Pháp
Theo kế toán Pháp, giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi phí thuộc về tất cả
các đầu vào nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng. Giá thành bao gồm cả giá
thành của hàng hoá trong những đơn vị kinh doanh thương nghiệp và giá thành sản
phẩm trong đơn vị sản xuất.
Các nội dung cơ bản trong phương pháp hạch toán giá thành của kế toán Pháp bao
gồm các vấn đề về chi phí, giá phí và giá thành, các trung tâm phân tích. Điểm nổi bật
trong kế toán Pháp là nội dung giá phí, giá thành và các trung tâm phân tích.
 Khái niệm giá phíđược sử dụng để xác đinh những hao phí vật chất mà doanh
nghiệp phải đầu tưđể thực hiện quá trình tái sản xuất. Giá phí gồm 3 loại:
- Giá phí tiếp liệu: Giá trị nguyên vật liệu mua vào ghi trên hoáđơn của nhà cung
cấp và các khoản chi phí mua phát sinh.
- Giá phí sản xuất: Gồm giá phí nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất và các chi
phí khác dùng cho sản xuất như nhân công, nhiên liệu, khấu hao,
- Giá phí phân phối: Gồm các khoản chi phí phục vụ tiêu thụ sản phẩm như chi
phí quang cáo, bao bì, chuyên chở,
154( SXP1)

627( SXP2)

621,622( SXP2)


154( SXP2)

641,642,627( SXC)

621,622( SXP1)

627( SXP1)

Tổng hợp
CPSX của
SXP 1
Phân bổ cho các đối tượng sử dụng
Trị giá SP,
lao vụ do
SXP1 cung
c

p cho SXP2

CPSX
của SXP2
Phân bổ cho
c
á
c
đ

i t
ư


ng

Giá trị SP, lao vụ do SXP2 cung cấp cho SXP1

24

 Khi đó, giá thành sản phẩm được xác định bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí
phân phối.
 Cơ sởđể hình thành các trung tâm phân tích là cách phân loại chi phí theo chức năng.
Tổng hợp các chi phí này gọi là giá phí trung tâm. Tương ứng mỗi trung tâm phân
tích là một chức năng chi phí. Mỗi trung tâm tách ra làm nhiều khu vực gọi là phân
đội đồng nhất. Các trung tâm phân tích được chia thành trung tâm chính và trung tâm
phụ:
- Trung tâm chính gồm các trung tâm hoạt động chuyên nghiệp như: trung tâm tiếp
liệu, trung tâm chế tạo, trung tâm thương mại
- Trung tâm phụ gồm các trung tâm hoạt động nhằm cung cấp lao vụ cho trung tâm
chính: trung tâm hành chính quản trị, trung tâm quản lý nhân viên, trung tâm quản lý
công cụ, trung tâm tài chính.
 Phương pháp tính giá thành: trước hết, chi phí trực tiếp (là các chi phí liên quan trực
tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng) được
đưa thẳng vào các loại giá phí hoặc đưa một phần vào giá thành. Sau đó, chi phí gián
tiếp ( là các chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ) được phân chia
cho các trung tâm chính và phụ theo hai đợt:
 Đợt 1: phân chia các chi phí gián tiếp cho tất cả trung tâm chính và phụ.
 Đợt 2: chi phí từ các trung tâm phụđược phân chia vào các trung tâm chính.
Cuối cùng, tiến hành phân chia chi phí của các trung tâm chính vào các loại giá phí.
Khi đó giá thành được xác định:
Giá thành sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối
1.3. Phương pháp hạch toán giá thành của Mỹ

Giá thành trong kế toán Mỹ là một chỉ tiêu đo lường các khoản hao phí vật chất mà
doanh nghiệp đã bỏ ra dể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khái niệm này được tiếp cận
thông qua chi phí( tương ứng với giá phí). Với sự phân chia thành 2 loại chi phí( chi phí
biến đổi và chi phí cốđịnh) thì tổng giá thành bằng tổng chi phí và bằng tỏng 2 loại chi
phí trên.
Giá thành được phân chia thành giá thành sản phẩm( giá thành sản xuất) và giá thành
chung cho kỳ( gồm chi phí chung và chi phí bán hàng).
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì:



Qui trình hạch toán tổng quát giá thành của kế toán Mỹ:




Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
Giá phí NVL
dùng trực tiếp
Giá phí lao
động trực tiếp
Giá phí sản
xuất chung
= + +

25


















2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1. Phương pháp tính giá thành theo công việc ( Job order counting ).
Phương pháp tính giá thành theo công việc áp dụng phù hợp cho những doanh nghiệp
sản xuất đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng hoặc sản xuất theo lô, theo đợt riêng biệt và
bản thân chúng có sự khác nhau về loại nguyên vật liệu sản xuất, kỹ thuật chế tạo sản
phẩm. Phương pháp tính giá thành theo công việc phù hợp cho các doanh nghiệp đóng
tàu, xây dựng, sản xuất máy móc thiết bị,
Để thực hiện việc tính giá thành theo công việc thì tổ chức chi phí sản xuất phát sinh
theo 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( chi phí nguyên vật liệu sử
dụng trực tiếp cho quá trình chế tạo sản phẩm), chi phí nhân công trực tiếp( chi phí liên
quan đến bộ phận lao động trực tiếp thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm), chi phí sản
xuất chung( chi phí phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất). Tuy nhiên, việc tổ chức
theo dõi chi phí sản xuất chung được thực hiện qua các trung tâm chi phí: đó là trung
tâm sản xuất và trung tâm phục vụ( trung tâm sản xuất theo dõi việc sản xuất sản phẩm
hoặc một bộ phận của sản phẩm, trong khi trung tâm phục vụđược tổ chức ra để phục vụ
cho trung tâm sản xuất và nhu cầu chung toàn doanh nghiệp).

Cách phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng
trung tâm sản xuất và phục vụ, sau đó phân bổ chi phí của trung tâm phục vụ cho các
đối tượng sử dụng và trung tâm sản xuất, cuối cùng phân bổ chi phí của trung tâm sản
xuất cho sản phẩm do trung tâm sản xuất ra. Thông thường, chi phí sản xuất chung được
phân bổ mỗi niên độ theo tỷ lệ kế hoạch và sẽ tiến hành điều chỉnh thực tế vào cuối niên
độ kế toán.
2.2. Phương pháp xác định giá thành theo quá trình sản xuất( process costing)
Giá phí NVL trực tiếp Sản phẩm chế tạo Thành phẩm tồn kho
Giá phí NC trực tiếp
Giá phí SX chung
Giá phí chung cho kỳ
Giá vốn
Giá thành

h
à
ng b
á
n

Giá thành sản xuất

×