Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người Nguyễn Công Trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.64 KB, 29 trang )

Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong số rất nhiều những nhà thơ, nhà văn ra đời trong giai đoạn văn học trung đại, tác
giả Nguyễn Công Trứ để lại một dấu ấn khá đặc biệt. Không chỉ có một phong cách sống bản
lĩnh, đầy cá tính mà ông còn đóng góp sức mình trên nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà thơ tài tử,
một người phóng khoáng nhưng lại bị “nhốt mình” trong tư tưởng Nho giáo và cúi mình phục
vụ triều đình phong kiến. Đấy chính là sự mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của con
người Nguyễn Công Trứ, cho nên khi đọc thơ ông chúng ta luôn có cảm giác đầy mới lạ đan
xen nhau, nhận thức con người ông mỗi lúc một khác cần khám phá, tìm hiểu.
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ là một
vấn đề không mới. Trước đó các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về con người thế thái nhân tình,
con người tài tử, con người ẩn dật, con người công danh… trong thơ ông. Nhưng những vấn đề
này thông thường được trình bày riêng lẻ. Ở bài tiểu luận này, chúng tôi muốn đem đến một cái
nhìn mới, cụ thể và toàn diện hơn về vấn đề này. Đồng thời, góp phần hữu ích vào công việc
phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này. Đó là lí do tôi chọn đề tài Quan niệm nghệ
thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có tên tuổi trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối
thế kỷ XIX. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về cuộc đời cũng như
sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. Có rất nhiều ý kiến đánh giá, phê bình, khen nhiều, chê
cũng không ít. Đó là điều dễ lý giải bởi thơ văn ông có phần đa tính, đầy mâu thuẫn và còn
nhiều ẩn số như chính con người nhà thơ.
Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Công Trứ đã có gần một thế kỷ, bắt đầu chính thức với công
trình biên khảo của Lê Thước (1928). Có thể nói đây là công trình nền tảng về tư liệu có giá trị
cho đến mãi hôm nay.
Ở công trình “Trong văn học Việt nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ
XIX’’(1976), Nguyễn Lộc dành sự ưu ái đặc biệt cho rằng: Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có
vị trí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX. Thơ văn Nguyễn Công Trứ
bao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con
người hoạt động lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn; vừa ca tụng nho giáo lại vừa ca


tụng đạo giáo; vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng; vừa khẳng định mình lại vừa
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 1 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
phủ định mình.Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn. Nghiên cứu về thơ ông, Nguyễn
Lộc tập trung vào 3 chủ đề chính: chí nam nhi, cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình. Đặc
biệt một phát hiện mới mẻ nhất về biểu hiện con người trong thơ văn ông là triết lí cầu nhàn,
hưởng lạc.
Phạm Vĩnh Cư khi bàn về “Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ an lạc”, xem
đó là mảng sáng tác rất đặc sắc lâu nay vẫn được coi là thơ văn cầu nhàn hưởng lạc hay là thơ
văn hành lạc chiếm một vị trí đáng kể. Tác giả khẳng định “Nhu cầu hưởng thụ của con người,
nâng nó lên thành một triết lí có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như Nguyễn
Công Trứ”. Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc thực hiện
sứ mệnh của người anh hùnh trên đời đều là “ sự chơi”, “cuộc chơi”.
Trần Ngọc Vương với cuốn “Nhà nho tài tử và văn học Việt nam”. Công trình này thuộc
nghiên cứu về loại hình tác giả. Nhà nghiên cứu đã xếp Nguyễn Công Trứ là một trong 13 nhà
nho tài tử của văn học Việt nam. Ở chương III: “Nhà nho tài tử và sự phát triển của văn học
Việt nam trong các thế kỉ XVIII_XIX”. Trần Ngọc Vương khẳng định: Trước Nguyễn Công
Trứ không ai nói nhiều đến tài trai, chí tang bồng, chí nam nhi, chí trượng phu, đến khát vọng
làm người đến như vậy.
Có thể khẳng định rằng, các công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã
đem lại một giá trị to lớn khi đánh giá, nhận xét về thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Tuy mỗi
người có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng tựu chung đều thấy được vẻ đẹp trong
con người cũng như giá trị tư tưởng trong thơ văn của ông.
Nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ trên cơ
sở tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, cùng với kiến thức và sự tìm tòi, nghiên cứu, chúng
tôi tìm hiểu, khám phá cụ thể hơn nữa các kiểu con người và phương thức biểu hiện con người
trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, góp phần hữu ích trên con đường nghiên cứu tác giả, tác
phẩm thơ văn Nguyễn Công Trứ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà tiểu luận đề cập tới là các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Công Trứ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 2 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng tìm hiểu, khảo sát là: Thơ văn Nguyễn Công Trứ của
tác giả Trương Chính, Nxb Văn học, 1983, Nguyễn Công Trứ thơ và đời của tác giả Chu Trọng
Huyến, Nxb Văn học, 1996.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát - thống kê.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Cấu trúc tiểu luận
Đề tài của chúng tôi gồm có ba phần. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,
phần nội dung có 3 chương chính:
Chương 1. Văn học Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX và hành trình
sáng tạo của Nguyễn Công Trứ
Chương 2. Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Chương 3. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm
Nguyễn Công Trứ
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 3 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
CHƯƠNG I.
NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIỆT NAM GIỮA CUỐI THẾ
KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX
Thời đại là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền văn học và tiền đề
cho sự hình thành phong cách của nhà văn. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để chúng ta tìm hiểu
sâu hơn về nhà văn và tác phẩm của họ. Bởi xét cho cùng, văn học là nhân học, văn học là bức

tranh phản ánh đời sống hiện thực. Nguyễn Công Trứ không được xem là một cây đại thụ như
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi nhưng nếu thiếu ông bức tranh văn học Việt Nam sẽ khuyết đi một
mảng, sẽ thiếu đi một màu sắc độc đáo.
Ông sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Xã hội phong kiến có
những dấu hiệu sụp đổ và từng bước đi vào suy tàn. Thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến
đã nằm lại ở phía sau. Chưa có một giai đoạn nào trong lịch sử chế độ phong kiến ở nước ta,
chế độ quân chủ lại triệt để đến vậy, vua nắm toàn quyền hành, quản lí tất cả. Triều đình, bá
quan văn võ chẳng qua chỉ là bù nhìn, tay sai của vua mà thôi.
Lịch sử Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn khủng hoảng
trầm trọng, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến đỉnh điểm, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra mà
đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Nhưng phút huy hoàng độc lập mà người nông dân tạo ra nhỏ
nhoi như một ngọn lửa yếu ớt, nhanh chóng bị dập tắt. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã thống nhất
nước nhà. Để củng cố địa vị thống trị của mình, nhà Nguyễn thực thi nhiều chính sách khắt
khe, tổ chức đàn áp và trả thù nhà Tây Sơn một cách tàn bạo, ở khắp nơi tạo nên không khí
chính trị bức bí trong cả nước. Trên con đường xây dựng quyền lực, vương triều Nguyễn sẵn
sàng gạt bỏ mọi chướng ngại, vật có ý định cản trở mình làm phát sinh mâu thuẫn gay gắt dẫn
đến nhiều cuộc đấu tranh giai cấp. Thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX đã có gần 400 cuộc khởi
nghĩa vì thế đây được xem là thời kỳ khởi nghĩa. Trong điều kiện lịch sử này đã xuất hiện nhiều
anh hùng muốn đem tài năng ra phục vụ sự nghiệp kinh bang tế thế. Nguyễn Công Trứ là một
trường hợp tiêu biểu. Vốn sinh ra trong gia đình nề nếp Tống Nho, cha ông được xếp vào hàng
phò Lê, lớn lên trong giai đoạn loạn lạc, ông không bị ràng buộc bởi bất kì vương triều nào,
trong đời làm quan chỉ thờ một chủ nên dù phóng túng ông vẫn giữ được đạo “Trung quân”.
Văn học giai đoạn này xoay quanh vấn đề con người. Chủ nghĩa nhân đạo là đặc điểm
chung nhất của văn học Việt Nam giai đoạn giữa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 4 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Thơ văn của Nguyễn Công Trứ cũng không nằm ngoài đặc điểm này. Vốn là người đa tài, đa
tình văn thơ của ông đi vào khẳng định giá trị của cá nhân, khẳng địnhchí làm trai, khẳng định
vai trò của kẻ sĩ. Có thế nói, giai đoạn khoảng cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, lịch sử xã
hội bị khủng hoảng trầm trọng nhưng lại tạo nên tiền đề cho văn học phát triển mang hơi thở,

màu sắc của thời đại.
1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Công Trứ
1.2.1. Cuộc đời
Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn,
sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm
1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử
nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện
Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long,
Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở
trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.
Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, người xã
Phụng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam. Gia đình Nguyễn Công Trứ có sáu anh em, ba
trai, ba gái, có một bà rất thông minh, giỏi thơ văn, người đương thời gọi là Năng văn nữ sĩ.
Năm mười chín tuổi, chồng chết, bà nhất định không chịu tái giá, bỏ nhà đi tu, được Minh
Mệnh ban cho danh hiệu “Trinh tiết khả phong”.
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Khi nhà Nguyễn đang tích cực
củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công trứ hăm hở đi học đi thi.
Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Bấy giờ ông đã bốn mươi mốt
tuổi.
Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán. Sau đó ông liên tiếp giữ
các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1824), Phủ
thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826). Năm
1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai
khẩn đất hoang. Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham
tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An Sau nhiều thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công
Trứ làm Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ
Thừa thiên, rồi năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy. Cũng năm này, ông tròn bảy mươi
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 5 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
tuổi ta, Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho. Năm 1848, Tự Đức nguyên

niên, ông được về hưu hẳn.
Năm 1803, khi còn là thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long bản “
Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước:
Giữ lòng trung ái,/Chăm đạo dâu con,
Phát triển nông trang,/Trừ bỏ dị đoan,
Sửa đổi phong tục,/Thanh thải tham tàn,
Tiến cử tài đức,/Giữ nghiêm luật lệ.
Về sau, khi đỗ đạt, ra làm quan, “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”, Nguyễn Công Trứ
lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả.
Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả
là khai hoang và giúp triều đình “an dân”.
Về “an dân”, Nguyễn Công Trứ có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của
Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Phương ở Thanh
Hoá, hay cuộc tiễu phạt ở Quảng Yên Nguyễn Công Trứ hết sức chăm lo cho cuộc sống đói
nghèo của nông dân. Ông đề nghị “đặt nhà học” cho con em nhân dân được học hành “đặt xã
thương” ở các làng để quản lý thóc gạo, “khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thuỷ
hạn bất thường, đem thóc chiếu cấp cho từng người, năm nào được mùa sẽ theo số đã cấp thu
lại để chứa trữ” (Sớ nói về năm quy ước trong làng; năm 1829). Ông tố cáo “cái hại cường hào
làm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch không”
và đề nghị triều đình “trị tội rất nặng” (Sớ nói về tệ cường hào; năm 1828),
Trong những việc ông làm, có ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là công
cuộc khẩn hoang. Ông tấu xin nhà nước cấp tiền gạo để chiêu tập dân nghèo khai khẩn. Ông
hướng dẫn nông dân khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình và
Thái Bình, lập nên hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven
bờ biển tỉnh Quảng Yên, Hải Dương Nhân dân các vùng khai hoang rất biết ơn ông. Họ lập
đền thờ ông ngay khi ông còn sống. Trong đền kỷ niệm công cuộc dinh điền ở làng Đông
Quách, huyện Tiền Hải, Thái Bình, có câu đối về công lao của ông rất cảm động:
Đặc địa sinh từ, Đông Ấp nhất bách niên kỷ niệm,
Kình thiên trụ thạch, Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao
(Trên đất dựng sinh từ, làng Đông Ấp trăm năm kỷ niệm,

Giữa trời trơ cột đá, ngọn Hồng Sơn muôn thủa sánh cao)
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 6 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm, chính trực. Thuở bé nghèo xác, lớn lên
thi đỗ, làm quan, về già Nguyễn Công Trứ vẫn sống đạm bạc. ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH
BIÊN ghi lại câu chuyện Nguyễn Công Trứ không chịu nhận tiền hối lộ của Phạm Nguyên
Trung, Ngô Huy Phác, bắt giải cả hai người cùng tang vật sang Nam Định để xét xử về tội đi
hối lộ. Thời gian làm Dinh điền sứ, ông nhận tiền gạo của nhà nước cấp cho dân nghèo làm
vốn, số dư thừa Nguyễn Công Trứ đều đem nộp lại cho công khố. Cuối đời, Nguyễn Công Trứ
còn làm một việc rất cảm động. Năm 1858, khi nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng, ông đã tám mươi
tuổi, nhà thơ vẫn dâng sớ lên vua, tha thiết xin được tòng quân đánh giặc: “ Dù tôi như cái màn,
cái lọng rách cũng không nỡ tự nản chí. Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”. Nguyễn
Công Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức thứ 12. Ông thọ 81 tuổi.
Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỷ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, thâm
tâm ông bao giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân vì nước”:
Một mình để vì dân vì nước,
Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau
1.2.2. Sự nghiệp văn học
Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Thơ văn của ông giản dị, mộc mạc
nhưng cũng đã có những bước “chuyển mình” để tân kỳ. Ông đã để lại dấu ấn của mình trên
nhiều địa hạt thể loại: phú, thơ luật, hát nói, câu đối, tuồng…Viết về cảnh nghèo và thế thái
nhân tình ta thấy một Nguyễn Công Trứ sắc sảo, lúc dí dỏm hài hước với cái nghèo, lúc xót xa
đớn đau trước sự nghèo đói của bản thân, lúc lại đắng lòng, chua xót trước thế thái nhân tình
đổi trắng thay đen. Viết về chí nam nhi, ta bắt gặp một Nguyễn Công Trứ say sưa với đời, nồng
nhiệt với đời, một đấng nam nhi muốn cống hiến hết mình cho cuộc đời.
Đã biết nòi nào thì giống ấy
Khen cho rứa cũng trổ ra bông
(Vịnh cây vông)
Ôi nhân sinh là thế ấy,
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao

Ông đỗ giải nguyên nhưng không có tính khoe chữ, ngôn ngữ xuất hiện trong thơ ông
giản dị, mộc mạc dùng rất nhiều ca dao, tục ngữ tiếng địa phương thậm chí khi cần có cả những
tiếng chửi tục.
Ông đã biến thể ca trù thành một thể thơ thuần Việt, như lục bát. Ông thực sự có duyên
nợ với thể loại này. Khi còn ít tuổi ngày vui nhất trong đời – cưới vợ ông làm thơ Hát nói, khi
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 7 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
đánh trận, lúc cáo lão về hưu ông cũng chỉ làm thơ ca trù. Theo ông chẳng có sự hành lạc nào
đủ cả cầm kỳ thi tửu như nó. Ông đã hoàn chỉnh thể hát nói vào đời sống văn học, tạo cho nó
một nội dung mang tính đặc định và chính Nguyễn Công Trứ là người đạt đến đỉnh cao, đánh
dấu một cộc mốc lớn trong lịch sử phát triển của thể loại.
* Tiểu kết chương 1.
Nguyễn Công Trứ là một danh nhân văn hóa từng được sử sách nhà Nguyễn tôn xưng là
“con người trác lạc, có tài khí”, chẳng những có tài thơ văn mà còn lập công lớn trên chiến trận.
Tìm hiểu đôi nét bối cảnh lịch sử xã hội cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ
là cơ sở để chúng ta tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của ông
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 8 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Chương 2. CÁC KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện
chủ quan sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối
tượng. Nó hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó cho nên đây là tiêu chuẩn quan
trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học.
2.1. Con người bổn phận
2.1.1. Chí nam nhi
Quan niệm về chí nam nhi không phải đến Nguyễn Công Trứ mới có. Chúng ta đã từng
bắt gặp trong thơ văn của Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão nhưng phải đến Nguyễn Công Trứ nó
mới trở thành một “thương hiệu” của riêng ông. Tiếng nói chí nam nhi là một chủ đề lớn tập
trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thưở hàn vi và thời làm quan đắc chí.

Chí nam nhi là những tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về công danh, sự nghiệp của kẻ làm
trai ở đời, ông xem cái chí ấy là triết lý, tư tưởng hơn nữa là kim chỉ nam cho mọi hành động
của bản thân trong cuộc đời. Dẫu cuộc đời có những bước thăng trầm, nhiều khoảnh khắc huy
hoàng nhưng cũng có lắm giây phút đắng cay nhưng ông luôn trung thành với lý tưởng đã đặt
ra. Tuy màu sắc, nội dung chí nam nhi có những biến chuyển theo cuộc đời nhưng nhờ bản chất
cứng cỏi ông đã vượt qua mọi trở ngại, hun đúc tính chất lý tưởng cao quý cho nó.
Lúc còn thiếu niên, khi chưa nếm trải những đắng cay của cuộc đời. Người thanh niên
Nguyễn Công Trứ xem chí nam nhi là nợ tang bồng. Đó là món nợ mà bất kỳ đứa con trai nào
khi cất tiếng khóc chào đời đã phải mang theo. Đó là thiên ý.
Thiên phú ngô, địa tái ngô
Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý
(Nợ công danh)
Trời đã cho làm nam nhi thì phải làm việc lớn, việc khác thường như thế nghĩa là trả nợ
tang bồng, nợ làm trai:
Trời đất sinh ra thì phải có chi chi
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu
Hay:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 9 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
( Đi thi tự vịnh)
Sau khi làm quan, Nguyễn Công Trứ xem chí nam nhi là nợ công danh. Đó là miếng
đỉnh chung, tiếng phong hầu. Ông cũng như bao người dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt vinh
danh, mong được bổng lộc chức tước và “Khanh hầu xa mã, tướng công lâu dài”. Ông một mực
phục vụ quân quyền mà không nề hà khó khăn. Ông hăng hái nói đến trung hiếu, kinh luân,
quân thần:
Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung/Hết hai chữ trung trinh báo quốc
Nhưng sự đời không như ý muốn, chen chúc lợi danh với bọn triều thần, quan lại, bị
ném xuống, nâng lên ông dần chán nản danh lợi. Ông trở về bấu víu những lý thuyết về nợ tang

bồng của một thời trai trẻ, đó là sợi dây níu ông lại với cuộc đời để ông không theo dấu chân “ở
ẩn” của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…Ông mong ước làm việc vì
nước, vì dân, không vì danh lợi chức trọng quyền cao:
Lòng khanh tướng xưa nay mấy mặt/ Cũng mấy phen nhục nhục vinh vinh
(Danh lợi)
Cuộc đời của ông là hành trình của những cống hiến cho triều đình quốc gia không biết
mệt mỏi. Có lẽ, ngay từ khi ý thức mình là một nam nhi ở trên đời, ông chưa bao giờ dám rời
bỏ nửa bước “tang bồng” và “công danh”. Luôn luôn cố gắng vươn lên, làm hết sức mình phục
vụ đất nước dẫu cho gặp nhiều thử thách gian lao. Trong sáng tác Nguyễn Công Trứ thường
hay nói đến công danh, sự nghiệp:
Tang bồng là cái nợ/Làm trai chi sợ áng công danh
(Quân tử cố cùng I)
Hay: Thôi hẳng đợi trời bình trị đã/ Gặp thời vỗ cánh sẽ ra danh
(Vinh nhục)
Hai chữ “công danh” luôn là niềm đau đáu suốt cuộc đời Nguyễn Công Trứ. Đỗ đạt làm
quan với ông không phải là kết thúc, mà là bắt đầu sự nghiệp công danh. Thế nên, từ danh xuất
hiện trong rất nhiều bài thơ, điều đó chứng tỏ trong tâm trí của nhà thơ vấn đề công danh, sự
nghiệp đặt ra với ông thật da diết và xem đó là phận sự lớn nhất mà mệnh trời đã ban phát cho.
2.1.2. Thực hiện vai trò của kẻ sĩ
Nguyễn Công Trứ luôn luôn tự hào là mình được làm kẻ sĩ ở trên đời:
Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt/Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên
Có giang sơn thì sĩ đã có tên/Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý
(Luận kẻ sĩ)
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 10 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Nhưng với Nguyễn Công Trứ ông chỉ muốn làm kẻ sĩ kiêm chiến sĩ, để chiến đấu với đời
không phải bằng bút mực mà còn bằng cả cung tên, gươm giáo, để phục vụ triều đình không
phải bằng công việc tham mưu hiến kế mà còn bằng cả con đường tự mình tổ chức và thực hiện
những chủ trương mình đề ra.
Dưới thời trung đại nhiều nhà thơ cũng tự ví mình là kẻ sĩ. Đối với Nguyễn Công Trứ đã

là kẻ sĩ ông tự ghép mình vào các mối quan hệ vua tôi, cha con, anh em…, tự thấy mình phải
thờ ai, theo ai, tự biết phải giữ gì, bỏ gì. Cho nên cũng như những kẻ sĩ khác, ông thấy mình
phải có nghĩa vụ cương thường, thực hiện đạo làm tôi, làm con, phải có trách nhiệm giữ lấy:
Nặng nề thay đôi chữ quân thân
Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ
(Nợ nam nhi)
Bên cạnh đó, ông còn quy định chặt chẽ nhiệm vụ của kẻ sĩ lúc sống ở gia đình, làng xóm,
kẻ sĩ phải lo việc hiếu dễ. Khi chưa gặp thời ra tay giúp nước, kẻ sĩ phải góp phần giáo hóa xã
hội:
Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang, Văn
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị
Và khi thời cơ đến “rồng mây gặp hội ưa duyên”, nhiệm vụ của kẻ sĩ là phải dốc tất cả sức
mình ra làm việc ở triều đình cũng như ngoài biên ải. Mặc dù triều đại nhà Nguyễn là một triều
đại phong kiến suy tàn, dù ông ý thức rất rõ số phận chung của tất cả các kẻ sĩ khi vào chốn
quan trường đều phải chịu cảnh:
Ra trường danh lợi vinh liền nhục/Giữa cuộc trần ai khóc lộn cười
(Tình cảnh làm quan)
Cũng như bao nhà nho khác, Nguyễn Công Trứ luôn đề cao đạo trung quân, một lòng
trung thành với vua, và xem đó là ân huệ phải trả:
Ơn chúa vun trồng kể xiết bao/Một ngày càng một rấn lên cao
(Cây cau)
Đọc thơ ông chúng ta thấy hiện lên một con người trung thành, biết giữ chữ tính, biết đề
cao đạo trung hiếu:
Đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác
Ông tin ở chí nguyện của mình, tin quả quyết, tin thành thực nên dù thi hỏng dù đỗ muộn
ông vẫn hi vọng:
Khi vui giễu cợt mà chơi vậy
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 11 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Tuổi tác ngần này đã chịu đâu?

(Muốn thành đạt)
Lời thơ tràn đầy niềm hi vọng, sự kiên nhẫn và niềm lạc quan tin tưởng ở bản thân.
2.2. Con người trăn trở trước thế thái nhân tình
Nguyễn Công Trứ là một nhà nho luôn “hăm hở” với cuộc đời nhưng “Sự đời nước mắt
soi gương. Càng yêu mến lắm càng thương nhớ nhiều”. Sự đời không phải lúc nào cũng như ta
muốn, thế nên bên cạnh một Nguyễn Công Trứ hăm hở ta còn thấy một Nguyễn Công Trứ ưu
tư, trăn trở trước thế thái nhân tình. Một con người với bao nỗi niềm với đời, với những vấn đề
thuộc phạm trù đạo lí xã hội, nhân cách. Đọc thơ ông ta thấy được nỗi trăn trở, sự hoài nghi của
nhà thơ về cuộc sống. Có lẽ, những nho sinh được rèn giũa nơi cửa Khổng sân Trình bước vào
chốn quan trường đã không giữ được mình. Họ không còn là những nho sinh hiền lành mà đã
biến chất, đưa đồng tiền danh lợi lên vị trí cao nhất. Vì tiền, vì danh họ sẵn sàng sát phạt lẫn
nhau, giẫm đạp lên nhau để tồn tại. Nhà thơ chua chát trước cuộc đời:
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Đã có đồng tiền, dở cũng hay
(Vịnh nhân tình thế thái)
Đồng tiền với sức mạnh vô hình đang từng ngày từng giờ tác oai, tác quái xã hội.
Đồng tiền đánh đỗ cả nhân nghĩa, nó chi phối mọi tình cảm, mọi mối quan hệ trong xã hội:
Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt nồng, trong chiếc túi vơi đầy
(Vịnh nhân tình thế thái)
Đối lập với những con người khí phách, có lối sống phóng túng còn có hạng quan lại dốt
nát, hẹp hòi, ích kỉ. Đó là những con người bất tài mà hay hại người:
Tuổi tác càng già càng xốp xáp
Ruột gan không có có gai chông
(Vịnh cây vông)
Cái xấu đầy rẫy trong cuộc sống từ đám cường hào mọt dân ở nông thôn đến hàng ngũ
quan lại giữa triều đình. Trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ không chỉ nói đến bọn quan lại xấu
xa, bỉ ổi mà còn nói đến sự đổi trắng thay đen của người đời, đây cũng là một đối tượng không
thể thiếu trong thơ ông như những bài: Trách người đời, Vịnh sự đời, Thế tình bạc bẽo, thói
đời… Hàng loạt các bài thơ trên đều thể hiện sự phẫn nộ của ông trước sự tráo trở, nham hiểm

của người đời:
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 12 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Những nghĩ xa gần khéo gớm thay!/Sự đời tráo trở giống bàn tay
Hãy xem gương trước to tày liếp/ Mà biết lòng người mỏng tựa mây
(Vịnh sự đời)
Ông tỏ thái độ công kích trước bọn người tráo trở, gian lận:
Mặc sức đâm thùng và tháo đáy,
Tha hồ tráo đấu lại lừa thưng.
(Ích kỷ hại nhân)
Nguyễn Công Trứ rất quan tâm đến sự thay đổi của lòng người, chú ý đến nhân cách và
sự thoái hóa nhân cách con người. Cũng giống như Hồ Xuân Hương, nhà thơ cũng văng những
câu chửi tục rất cay độc. Dường như không thể kìm chế được lòng mình, ông đã buông ra
những câu chửi đổng:
Đù mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc bạc như vôi
(Thế tình bạc bẽo)
Phải là một người đã từng trải nghiệm giữa cuộc sống không mấy êm đềm, tốt đẹp mới
hiểu được sự đời bạc bẽo một cách thấm thía, sâu sắc đến như vậy. Nhưng điều đặc biệt so với
các nhà thơ khác cùng thời khi đề cập đến đồng tiền, đến danh lợi ta không thấy sự chán nản
hay tuyệt vọng bi quan nào, ngược lại đọc thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ ta luôn cảm nhận
được một tinh thần lạc quan và niềm tin vào số phận:
Còn giời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này
(Tự thuật I)
Hãy xem giời đất thời liền rõ,
Dầu nắng dầu mưa có mãi đâu
(Thế tình đen bạc)
Trong tác phẩm thơ Nôm của ông luôn hiện lên con người với tư thế chủ động, làm chủ
bản thân trước mọi hoàn cảnh, luôn có niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Đây cũng

chính là một biểu hiện của con người hành đạo điển hình ở trong thơ Nguyễn Công Trứ nói
chung và thơ Nôm nói riêng.
Cũng có lúc buồn kiếp nhân sinh, thi nhân muốn kiếp sau thành một loài cây:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 13 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
(Vịnh cây thông)
Con người hành đạo ấy cũng có lúc gục ngã, nhưng ta không thấy sự bất mãn, cam chịu.
Những vần thơ ấy vẫn giúp ta nhận thấy một Nguyễn Công Trứ đang hành đạo. Ông tìm đến
rượu chìm đắm trong những cơn say triền miên để quên đi sự đời nhưng nhiều hơn là một thú
chơi. Chơi để giải tỏa, để nghỉ ngơi rồi lại trở về với cuộc đời, lại hăm hở đối đầu chứ không
trốn tránh.
Nhìn chung những câu thơ của Nguyễn Công trứ viết về nhân tình thế thái thường thấm
đượm cảm xúc sâu sắc của một con người từng trải. Cho nên, mặc dù phần nào có trừu tượng,
hình ảnh thơ cũng không mấy sinh động nhưng nó vẫn có lay động mạnh với bạn đọc.
2.3. Con người tài tử
Con người tài tử xuất hiện gắn liền với sự phát triển của xã hội đô thị lúc bấy giờ. Hầu hết
các nhà thơ dù trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện chất tài tử một cách mạnh mẽ trong tác phẩm
của mình. Hồ Xuân Hương tài tử vì luôn có ý thức sánh ngang mình với bậc trượng phu, ngang
tang và ngạo nghễ:
Ví đây đổi phận làm trai được /Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
Một Cao Bá Quát hiên ngang, tung hoàng ngang dọc khi vướng vào chuyện ái tình cũng
“tài tử” lắm:
Thương những kẻ giai nhân tài tử/ Trót đa mang vì một chữ tình
(Tài hoa nợ)
Con người tài tử trong Nguyễn Công Trứ có phần đa dạng và phong phú hơn, được thể
hiện ở nhiều điểm khác nhau. Ông thể hiện quan niệm con người tài tử với một diện mạo riêng,
sắc thái riêng.
2.3.1. Ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình

Quan niệm “tài” của người tài tử rất đa dạng: đó có thể là tài trị nước, tài cầm quân, tài
học vấn, tài văn chương, tài cầm, kỳ, thi, họa…Dù bị trói buộc trong quan niệm về cái ta nhưng
trên các trang văn, trang thơ của một số tác giả đã có sự xuất hiện của ý thức cá nhân. Xuân
Hương khẳng định tài văn của mình hơn hẳn những kẻ học trò khác:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ/ Lại đây cho chị dạy làm thơ
Nguyễn Du có phần e dè hơn khi thể hiện gián tiếp qua hình tượng nhân vật Từ Hải:
Đội trời đạp đất mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đời có ai
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 14 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Đến với Nguyễn Công Trứ quan niệm con người tài tử được thể hiện một cách rõ ràng,
không một chút giấu giếm. Với ông, cái tài không phải là hình ảnh trừu tượng mà như một thứ
đồ vật, một thứ trang sức luôn đeo bên mình:
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
(Cầm kỳ thi tửu)
Câu thơ như một độc tác vỗ ngực khoe tài. Ông ý thức được cái tài của mình và luôn
muốn khẳng định với mọi người thậm chí đôi lúc kiêu hãnh và ngông nghênh. Giọng văn hơi
khoa trương nhưng không gây khó chịu với người đọc bởi chỉ có những con người đã ý thức
được tài năng của bản thân mới nói được như vậy. Cái tài của ông dường như là thiên bẩm,
chẳng phải qua một quá trình đào tạo kham khổ nào cả, sinh ra là đã có. Thế nên, lại càng đáng
tự đáng hào, lại càng thêm đắc ý.
Cái tài đưa ông lên đỉnh cao nhất của danh vọng nhưng cũng chính cái tài đã đẩy ông vào
hoàn cảnh bế tắc, nghèo túng:
Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phong lưu hóa phải vay
(Tự thuật I)
Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, không đổ lỗi cho thế thời mà đổ lỗi cho tài sắc, nói như
Nguyễn Du là “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” hay “Cái tai liền với cái tai một vần”. Nhưng
có chăng đó chỉ là một lời biện minh nhất thời, ăn theo trào lưu. Bởi ngay sau đó, Nguyễn Công
Trứ đã thật sự lên tiếng:

Còn giời còn đất còn non nước/ Có lẽ ta đâu mãi thế này?
Cái ngông, xem mình hơn người không phải bao giờ cũng chiếm được cảm tình của người
khác. Nhưng Nguyễn Công Trứ nói được là làm được. Ông đã chứng minh cái tài của mình
bằng một sự nghiệp chính trị vẻ vang, một sự nghiệp văn học phong phú đáng để mọi người
phải ngưỡng mộ. Và hơn hết đó là lòng thiết tha muốn cống hiến sức mình cho đời bất chấp
tuổi tác, sức khỏe.
Đó là tài kinh bang tế thế, tài lập công danh sự nghiệp của một đấng anh hùng, một bậc
trượng phu:
Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông
(Đi thi tự vịnh)
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 15 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Con người tài tử trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ không chỉ có khát vọng lập công danh
tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội mà còn phải lập nên sự nghiệp phi thường “Vòng trời
đất dọc ngang ngang dọc” hay “Thay con tạo xoay cơn khí số” sánh ngang với vũ trụ, trời đất.
Khát vọng lập công danh sự nghiệp của con người tài tử trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
không đơn thuần để hành đạo cho đời nữa mà còn là dịp để thi thố tài năng, khẳng định tài năng
của mình trong thiên hạ.
2.3.2. Thú hành lạc
Thơ Nôm Nguyễn Công Trứ thể hiện rất rõ triết lí “Nhân sinh quý thích chí”. Triết lí này
xuất phát từ câu nói của Trương Hàn (đời Nam Tề) “Nhân sinh quý thích chí, tu phú quý hà
vi?” nghĩa là “Người ta ở đời cốt thỏa chí mình, nào cần giàu sang làm gì”. Con người ngất
ngưởng ấy dường như không bị ràng buộc và sợ hãi trước bất cứ điều gì. Trong bài hát nói nổi
tiếng của ông “Bài ca ngất ngưởng”, ông đã làm những việc không giống ai: cưỡi bò cái về
hưu, đeo đạc ngựa cho bò, đi chùa lại mang theo hai cô đầu. Thơ Nôm của n, hiện lên hình ảnh
một Nguyễn Công Trứ với thái độ hành lạc thỏa thích, phóng túng, tự do, thích gì làm nấy,
sống theo cách của mình, sống cho “thích chí”.
Cũng như bao người khác, dẫu mang trong mình một trái tim hừng hực lửa cháy, thiết tha
với đời thì thời gian đã giúp họ nhận ra thực tế quá phũ phàng, không như ước muốn. Nguyễn
Công Trứ quay về với thiên nhiên:

Trăng soi trước mặt ngờ chân bước/ Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
(Tương tư)
Ở Nguyễn Công Trứ ta bắt gặp những điểm gần với nhà thơ Tú Xương. Đó chính là hành
lạc. Nếu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm… xa lánh cuộc đời bon chen
làm bạn với cây cỏ hiền lành, vui với thiên nhiên thì Nguyễn Công Trứ tìm đến những “chốn ăn
chơi”. Ông lăn lóc trong những đam mê đời thường: hát ả đào, say, tuổi già cưới hầu… rồi sầu
tình, lụy tình, tương tư, buồn nhớ… rồi mơ mộng đau tủi vì cuộc nhân sinh bất như ý. Và ông
cũng cho rằng như thế là: Không Phật, không tiên, không vướng tục. Cái quý là đoạn đời cuối,
ông tự phản tỉnh và rút ra những nét phác thật sắc sảo về một cuộc đời bi hoan cay đắng, chất
chồng:
Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 16 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Con người ngất ngưởng ấy tự trào khi nằm cạnh cô đào trẻ về tuổi của mình rằng: Ngũ
thập niên tiền nhị thập tam, và cũng đã không ít lần ông “tương tư”, ông “bỡn đào già”, “bỡn
vợ lẽ”, …Đây, một đoạn trong bài thơ Lời tiểu thiếp tự tình:
Chốn cô phòng năn nỉ với cầm chi
Đường viễn hoạch ngõ hầu tình chăng nhẽ?
Văn học trung đại là văn học của cái ta cho nên đưa cái tôi vào văn học được xem là một
điều tối kỵ. Mặc dù giai đoạn này đã phá vỡ mọi khuôn phép của xã hội phong kiến, nhu cầu
thể hiện khát vọng cá nhân được đề cao nhưng dù sao nó cũng thuộc về quy ước trong khuôn
khổ của văn học cổ.
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời
(Cầm kỳ thi tửu)
Ngay từ đầu đề nhiều bài thơ, ông nhắc đến rượu, đánh tổ tôm: Cầm kỳ thi tửu, Say rượu
đánh long thành, Uống rượu tự vịnh, Khách nợ tổ tôm, Đánh tổ tôm… Điều đó cũng chứng tỏ
rượu, đánh tổ tôm, hát ả đào đều là những thú chơi được con người nâng lên thành thú chơi tinh
tế đầy nghệ thuật, đặc biệt có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của mỗi con người. Đọc thơ
Nguyễn Công Trứ, ta thấy hiện lên hình tượng con người đang ngất ngưỡng cùng với rượu,

chìm đắm trong những cơn say. Thậm chí trong cơn say dẫn đến những hành động ngang tàng:
Hôm qua trời tối tới chơi đây/Đánh vật long thần mấy cẳng tay
Khi tĩnh thời nào ai có dám,/ Say!
(Say rượu)
Dường như đến với rượu con người không còn là mình nữa. Men say đã giúp Nguyễn
Công Trứ làm những việc mà ngày thường không thể làm, không dám làm. Long thần, thể công
ở các miếu là chốn linh thiêng thế nhưng đến lúc say ông có thể đánh vật cả nó. Xuân Hương
tìm đến rượu để giải tỏa tâm trạng bế tắc để rồi chợt nhận ra rằng càng uống lại càng tỉnh:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
(Tự tình II)
Nguyễn Công Trứ tìm đến rượu như một thú chơi, như một cách để bê mình ra khỏi thế
giới bon chen, bộn bề quên hẳn những khó khăn, những chông gai ở đời. Và chẳng ngại người
đời khen chê. Ông ý thức rõ rượu là thú vui nhưng rượu cũng là thứ ma men làm đầu độc tinh
thần con người. Dẫu vậy, chẳng thể buông tha:
Trót đà khuya sớm với ma men,
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 17 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Mặc mặc người chê mặc kẻ khen.
(Uống rượu tự vịnh)
Nguyễn Công Trứ cũng ví uống rượu, xem rượu như món giải sầu cùng với các nhà thơ
xưa. Rượu nhiều khi dùng để làm vui chốn thanh nhàn, trút bỏ những ô trọc tầm thường của
cuộc đời. Ăn chơi, hành lạc thông thường là những kẻ phong lưu, có tiền rủng rẻng bên mình.
Nguyễn Công Trứ dù làm quan nhưng cuộc sống cũng chẳng no đủ là mấy. Nhưng vẫn như
một con thiêu thân lao vào cuộc chơi hành lạc. Đánh tổ tôm là một thú chơi của các bậc phong
lưu đòi hỏi có trí tuệ và bản lĩnh kết hợp một chút mạo hiểm:
Tổ tôm tên chữ gọi “hà sào”,/Đánh thì không thấp cũng không cao.
Được thì vơ cả thua thì chạy,/Nào!
(Đánh tổ tôm)
Trong cuộc đời của những kẻ phong lưu tài tử, người đàn bà luôn có một địa vị quan trọng

trong thơ ca cũng như trong suốt cuộc đời họ. Tâm hồn người nghệ sĩ từ muôn thưở vẫn đa tình
và nhan sắc người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng cho các thi phẩm của các nhà thơ tài tử. Thơ
văn Nguyễn Công Trứ nói chung thơ Nôm nói riêng, hình tượng người phụ nữ được nhắc đến
nhiều lần. Có thể nói, đây là hình tượng chủ yếu trong loại thơ hành lạc của ông. Thú hành lạc
trong thơ Nguyễn Công Trứ đã đưa ông lên một đẳng cấp khác trong văn đàn Việt Nam.
Con người Nguyễn Công Trứ rất đa tình. Đa tình ngay từ khi chỉ mới là một cậu học trò
chưa có danh vị gì. Một lần, cậu học trò thấy cô con gái ông đốc học đi chơi bèn nhỏ nước giầu
vào áo cô gái có ý trêu ghẹo nhưng không may bị lính bắt trói ngoài cổng trình quan. Ông đốc
học bắt làm thơ. Thi sĩ dõng dạc đọc:
Thoát chối tài nghe một tiếng ồ/ Hỡi người ướt áo đừng năn nỉ/Có rứa rồi ra mới được mùa
Người đàn ông đa tình ấy đã rung lên những nhịp đập yêu thương trước nữ nhi không biết
bao nhiêu lần và chính thức có tới 24 bà vợ. Một con số có thể sánh với các bậc đại quan,
vương tôn. Khi phải xa người vợ bé mới cưới ông cũng thao thức, trăn trở nhớ nhung biết
nhường nào:
Tương tư không biết cái làm sao/ Muốn vẽ mà chơi vẽ được sao
Khi phải chia tay người vợ lẽ ông cũng đau khổ biết nhường nào khi “Giữa đường đứt
gánh tương tư” nhưng hơn hơn hết là sự lo lắng cho tương lai phía trước của người phụ nữ đã
dở dang cuộc đời vì mình:
Mười hai bến nước một con thuyền
Tình tự xa xôi đố vẽ nên
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 18 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác)
Triết lý hành lạc của Nguyễn Công Trứ đòi hỏi một sự làm chủ bản thân cao độ, sự hun
đúc ý chí, mài giũa tài nghệ. Trong sự chơi ấy, đằng sau cái say mê là sự tỉnh táo, đằng sau cái
hăm hở là sự bình tĩnh, bên cạnh chí hiếu thắng là sự sẵn sàng chấp nhận thất bại, là thái độ
nhập cuộc nghiêm túc song hành với cái nhìn thanh thản nhẹ nhõm cười cợt đối với cuộc chơi:
Trời đất cho ta một cái tài

Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
(Cầm kỳ thi tửu)
* Tiểu kết chương 2.
Ở chương 2, chúng tôi đã trình bày hai kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong
thơ Nguyễn Công Trứ. Đối với từng kiểu con người chúng tôi đã trình bày những biểu hiện đưa
ra những dẫn chứng cụ thể. Ngoài ra, chúng tôi còn cố gắng liên hệ so sánh với các tác giả
khác.
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 19 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Chương 3.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM NGUYỄN
CÔNG TRỨ NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
3.1. Ngôn ngữ
Ngôn từ nghệ thuật là chất liệu để làm nên tác phẩm văn học. Một nhà văn, nhà thơ thành
công là một nhà văn, nhà thơ tạo được dấu ấn riêng cho mình ở việc sử dụng ngôn từ nghệ
thuật. Có khi đọc những câu văn, câu thơ là người đọc sẽ dễ dàng nhận ra đó là của ai. Thông
qua việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật, Nguyễn Công Trứ đã rất tài tình khi gửi gắm được những
tâm sự của mình, những hoài bão của nam nhi, của con người kẻ sĩ.
3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, thông tục
Là một người xuất thân trong gia đình “phong lưu”, được rèn giũa nơi chốn “cửa Khổng
sân Trình”, giữ nhiều chức vụ quan trọng ở triều đình nhưng ông vẫn là một người hướng đến
với nhân dân, với những gì bình dị, nôm na của cuộc sống đời thường. Điều này phải chăng thể
hiện một lòng thủy chung với tiếng nói Việt, tâm hồn Việt. Thơ ông xuất hiện rất nhiều lớp từ
thuần Nôm, dân gian, từ láy, từ tự xưng, thậm chí cả những câu chửi, tiếng gào, …
Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc, bạc như vôi
(Thói đời)
Đã trót làm cha thằng xích tử
Thôi thì đéo mẹ đứa hồng nhan
(Câu đối Nôm)

Ngôn từ gần gũi đến mức thông tục. Ta không nhận thấy sự trau chuốt của ngôn từ, sự
dụng công khi lựa chọn ngôn từ để đưa vào câu thơ nhưng ta cảm nhận được một cách hết sức
chân thực tâm trạng bực tức của nhân vật trữ tình trước thói đời xấu xa.
Nguyễn Công Trứ là người học rộng, hiểu nhiều vào bậc nhất ở vùng địa linh nhân kiệt –
Hà Tĩnh nhưng hơn 90% thi phẩm của ông là dành cho chữ Nôm. Ta hãy thử đọc bài thơ
Tương tư của ông:
Tương tư không biết cái làm sao?
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào!
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt, ngờ chân bước
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 20 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Gió thổi bên tai, ngỡ miệng chào
Một nước một non, người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao?
Một bài thơ 56 chữ làm theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật chẳng thấy xuất hiện một
chữ Hán nào.
Thậm chí, rất nhiều bài thơ ta thấy xuất hiện từ địa phương quen thuộc ở vùng quê ông:
Khi nãy nắng nôi ra thế ấy
Bây giờ mát mẻ biết chừng mô
Hỡi người ướt áo đừng năn nỉ
Có rứa rồi ra mới được mùa
(Trời mưa ướt áo)

Một lưng một vốc kém chi mô
Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ
Khen cho rứa cũng trổ ra bông
Nguyễn Công Trứ cũng đưa nhiều tục ngữ, thành ngữ vào thơ hoặc những vần thơ tư duy
theo lối tư duy của thành ngữ tục ngữ:

Tính toang luống đổ mồ hôi muối
Thương xót đà no nước mắt gừng
(Trách người đời)
Nghệ thuật dùng từ vừa giản dị vừa tinh tế, gợi lên ý vị chua cay mà nhà thơ nếm trải từ
cuộc đời trần tục.
Sử dụng ngôn ngữ thông tục, gần gũi, nôm na được xem là một con dao hai lưỡi. Nếu sử
dụng khéo sẽ làm tăng thêm tính nghệ thuật cho câu văn, câu thơ, dễ đi vào lòng người đọc
nhưng nếu sử dụng không khéo sẽ biến thành những câu thơ thô tục, chẳng có ý nghĩa nghệ
thuật gì. Ở đây, Nguyễn Công Trứ đã thành công. Ông làm thơ như một cuộc chơi, nói ra thơ
thậm chí chửi cũng ra thơ.
3.1.2. Sự manh nha của câu thơ điệu nói
Các nhà thi pháp học cho rằng câu thơ, giọng thơ của văn học Việt Nam trung đại là câu
thơ điệu ngâm. Tức là câu thơ không thể hiện dấu ấn cá nhân của chủ thể trữ tình. Song, từ thực
tế khảo sát văn học Việt Nam trung đại đặc biệt từ Hồ Xuân Hương trở về sau, chúng tôi thấy
đã có sự manh nha của câu thơ điệu nói.
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 21 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Đọc thơ Nguyễn Công Trứ, không khó để ta có thể chọn dẫn chứng minh hoạ:
Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi tao mới bước chân đi
(Bỡn nhân tình)
Những câu thơ Đường luật qua bàn tay điêu luyện của Nguyễn Công Trứ đã được phá
cách một cách có ý thức. Ta không còn nhận ra “linh hồn”, dáng dấp của những câu thơ được
tinh luyện, bác học mà đó là những áng thơ vừa gần gũi lại vừa mang dáng dấp của anh hùng,
vừa bình dị nhưng rất bản lĩnh, tự tin.
3.1.3. Cách sử dụng đại từ xưng hô
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc (cụm danh từ,
cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp các từ ngữ ấy.
Văn học trung đại là văn học của cái ta. Cái tôi cá nhân thường bị chìm lấp trong cái ta
rộng lớn nhưng đánh đổ “bức tường” quan niệm ấy ta thấy Hồ Xuân Hương tự tin xưng tên

mình:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
(Mời trầu)
Với Nguyễn Công Trứ, ta thấy một cá nhân mạnh mẽ và cao ngạo hơn rất nhiều lần. Đó là
hình ảnh của một người tài tử đang ngạo nghễ giữa đời một cách tự nhiên.
Trời đất cho ta một cái tài
Hay:
Thời đâu riêng khó cho ta mãi/Vinh nhục dù ai cũng một lần
(Người giỏi thường nghèo)
Cái ta cao ngạo ấy mạnh mẽ đứng giữa trời đất, dẫu lúc vinh hay lúc nhục cũng không bao
giờ lùi bước. Khi làm quan cái ta thể hiện bản lĩnh, lúc nghèo khó lại chứa đựng niềm lạc quan,
tin tưởng vào cuộc đời.
Có khi, cá nhân lại xuất hiện với một “cái tao”:
Tao ở nhà tao, tao nhớ mi/ Nhớ mi nên phải bước chân đi.
Không đi mi nói rằng không đến/ Đến thì mi nói đến làm chi.
Làm chi tao đã làm chi được, /Làm được thì tao đã làm cho.
(Bỡn tình nhân)
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 22 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
“Tao” là một đại từ xưng hô thông thường dùng trong văn nói, bởi nó có tính chất suồng
sã, thân mật. Trong văn chương, ta thấy rất ít các tác giả dùng chữ “tao”. Khi chữ tao hiện lên
trên những vần thơ của Nguyễn Công Trứ, ta không thấy sự khó chịu hay bất bình mà hiện lên
là một chất giọng thách thức, đầy ngạo mạn. Đây là một cái tao đứng trên người khác và có vẻ
xem thường, đầy khinh bạc. Ông viết về nỗi nhớ thói hành lạc – nhân tình của mình, biết điều
đấy chẳng nên nhưng vẫn cứ làm. Đại từ “tao” đi vào thơ ông kết hợp với nhịp thơ đã tạo nên
một chất giọng thách thức như hệ quả tất yếu của một cá tính mạnh mẽ, dám đi giữa cuộc đời
trước một cái tôi đầy gai góc.
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.2.1. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hai khái niệm của thi pháp học hiện đại.
Không gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là hình thức tồn tại của thế giới nghệ
thuật, vì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào
không có một nền cảnh của nó. Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ
quan và tượng trưng, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ.
Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ khá phong phú đó là không gian sinh
hoạt, không gian đời tư, không gian chốn quan trường…Mỗi một không gian ấy lại phù hợp với
kiểu con người đã nói ở trên, làm nổi bật quan niệm nghệ thuật về con người mà tác giả muốn
thể hiện.
Không gian ngày Tết của gia đình nghèo không thảm hại như ta nghĩ:
Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc/ Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu
Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo/ Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu
(Tết nhà nghèo)
Ba chiếc bánh chưng cho ngày Tết nhưng với Nguyễn Công Trứ nó đã chất chật cả ngôi
nhà. Nửa siêu thuốc cũng đã gọi là dư dả. Chỉ ba tiếng pháo thôi nhưng đã hơn cả tràng pháo
của người khác. Người đọc bị ru ngủ trong ấn tượng về sự no đủ bỗng giật mình về sự hững hụt
trong sự thiếu thốn, nghèo đói.
Không gian thiên nhiên trong thơ Nguyễn Công Trứ không trữ tình, thơ mộng với
những thiên nhiên cây cỏ hiền lành mà là một thiên nhiên có phần khắc nghiệt, kém ý vị:
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông.
Mây về ngàn Hống đen như mực,
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 23 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưởi nhuộm sợi tơ chùng.
Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
(Người quân tử)

Khung cảnh thiên nhiên ấy làm phông nền cho sự xuất hiện của người quân tử. Giữa sự
rét mướt đến rợn người của mùa đông, sáng bừng lên hình ảnh của cây tùng – người quân tử.
Không gian chốn quan trường bon chen lợi danh:
Hễ không điều lợi khôn thành dại/Đã có đồng tiền dở hóa hay
(Thế thái nhân tình)
Khôn khéo chẳng qua thằng có của/Yêu gì đâu đến đứa không nhà
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược/Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi
(Thế tình bạc bẽo)
Không gian thu hẹp lại nơi góc nhỏ tâm hồn của tác giả. Ôm nỗi tương tư trong lòng khi
nhớ về người ái thiếp, trèo non lội suối lên với đức ông chồng
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước/ Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
Một nước một non người một ngã/ Tin xuân đã có nhành mai đó
Chẳng lịch song mà cũng biết giêng/ Ngó lại hàng rào hương cúc trộn
Con người trong văn học Trung đại luôn đặt mình vào trong không gian vũ trụ. Nhà thơ
đặt con người trong mối quan hệ với vũ trụ thiên địa nhân. Vũ trụ ở đây là mây, nước, trăng,
gió…Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp nàng Kiều bằng các nét chấm phá những hình ảnh thiên nhiên,
Từ Hải hành động ngang tàng “Chọc trời khuấy nước mặc dầu”
Nguyễn Công Trứ cũng đặt con người vào trong không gian vũ trụ:
Dở đem thân thế hẹn tang bồng
(Đi thi tự vịnh)
Ca dao từng phê phán những kẻ nam nhi nhưng lại thiếu ý chí:
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Nguyễn Công Trứ bước vào cuộc đời dù là khi còn trẻ cho đến khi tóc bạc luôn mang một
khí thế hừng hực, tràn đầy hào khí của một kẻ dám dấn thân, dám khẳng định. Không gian mà
ông muốn chiếm lĩnh là không gian vũ trụ to lớn. Chỉ có sống trong không gian ấy ông mới
GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 24 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly
Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
thỏa lòng, thỏa ý chí của mình. Con người mang ý chí, khí phách phi thường. Ông là kiểu con
người hành đạo, một con người không chịu “yên ổn”, lúc nào cũng tràn đầy sinh lực muốn cống

hiến sức mình cho cuộc đời.
Cũng có khi ông xem vũ trụ này chỉ có một mình ông tồn tại, một mình ông thỏa sức tung
hoành:
Ai say ai tỉnh ai thua được/ Ta mặc ta mà ai mặc ai
(Cầm kì thi tửu)
Của trời trăng gió kho vô tận/ Cầm hạc tiêu dao đất nước này
(Thú ẩn dật)
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của
nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian
nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn.
Thời gian trong thơ Nguyễn Công Trứ là thời gian của nỗi lòng, của tâm trạng phù hợp
với con người ưu tư, mang nhiều nỗi lòng. Tác giả ví mình như cây thông già nơi góc núi phải
chống lại những khắc nghiệt của thời tiết:
Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông
(Vịnh cây thông)
Thời gian là minh chứng hùng hồn nhất cho sự chịu đựng của người quân tử. Đó còn là
thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách đầy bế tắc. Một vòng luẩn quẩn không gì thoát ra
được như đang hành hạ con người:
Hãy còn quanh quẩn trong vòng ấy /Ắt hẳn ghe phen phải lộn nhào
(Vịnh trò leo dây)
Trò leo dây chính là bản chất thật của trò đời, quanh quẩn mãi trong vòng danh lợi với
những bon chen, những thị phi không tránh khỏi.
Nguyễn Công Trứ cũng trải lòng mình trong rất nhiều những danh từ chỉ thời gian: mấy
thu chầy, ngày tháng nhiều, bấy nhiêu đông, ngày tháng chơi… Những danh từ chủ yếu chỉ một
khoảng thời gian dài lê thê, trong tâm trạng suốt ruột, nóng lòng muốn thành đạt. Nhấm nháp
từng giây phút trôi đi mà tiếc nuối. Thấy từng giây, từng phút trôi qua mà sốt sắng. Ông cũng
giống Xuân Diệu sau này, tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian. Ông ý thức rõ tạo hóa chỉ
cho con người một khoảng thời gian hữu hạn để tồn tại trên cõi đời này. Bởi thế cho nên:
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi

GVHD: TS Hà Ngọc Hòa 25 HVTH: Nguyễn Thị Phương Ly

×