Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
MỤC LỤC
Trang
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 1 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tú Xương là một tác giả lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc.
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình Tú Xương đã để lại cho đời chưa đầy 150
bài thơ chủ yếu là thơ chữ Nôm nhưng nhà thơ của dòng sông Vị ấy vẫn được xếp
vào hàng ngũ những tác giả tầm cỡ của nền văn học Việt Nam.
Chính bởi vậy, nghiên cứu thơ Tú Xương vẫn là một niềm “trăn trở” của bao
nhà nghiên cứu phê bình yêu và say thơ ông. Họ đã chọn nhiều những góc nhìn để
đánh giá, khám phá vẻ đẹp của thơ Tú Xương: ngôn ngữ, giọng điệu, chất trào
phúng, chất trữ tình, kết cấu…Ở bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu
quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông.
Tú Xương sinh ra trong một xã hội hỗn độn, ở xã hội đó tất cả mọi quy tắc, lề
lối đều bị phá vỡ. Kéo theo đó là sự thay đổi đáng kinh ngạc của con người. Cách
nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải của một nhà thơ đi bằng hai chân trào phúng
và trữ tình như Tú Xương có những điểm đặc biệt. Đây được xem là một chiếc chìa
khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ
thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng.
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 2 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Quan niệm nghệ thuật về con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời mang
dấu ấn của từng thời đại. Trước bối cảnh lịch sử xã hội mới, bằng thơ Nôm, Tú
Xương đã phản ánh trong tác phẩm của mình những quan niệm nghệ thuật mới về
con người.
Đó là những lý do để chúng tôi đến với đề tài này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tú Xương là một trong những tác giả lớn của văn học giai đoạn nửa cuối thế
kỉ XIX. Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, công tác sưu tầm, giới thiệu thơ văn
ông đã bắt đầu. Và kể từ đó cho tới nay, có hàng trăm công trình bài viết khai thác
về giá trị tác phẩm của ông.
Nghiên cứu về Tú Xương từ trước đến nay, nội dung trào phúng và trữ tình là
vấn đề được giới nghiên cứu tập trung khai thác.
Ngoài ra, các bài viết như Tính chất và giá trị văn thơ trào phúng của Tú
Xương trong chuyên khảo Văn học trào phúng Việt Nam của Văn Tân; Tú Xương-
ông tổ thơ trào phúng Việt Nam của Vũ Đăng Văn ; Tú Xương- đỉnh cao của thơ
trào phúng Việt Nam của Lê Đình Kỵ… có đề cập đến nội dung trào phúng.
Nội dung trữ tình trong thơ Tú Xương không được khai thác nhiều như mảng
trào phúng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng thơ Tú Xương đi bằng hai chân
: hiện thực và trữ tình.
Nguyễn Tuân vào năm 1961, trong bài Thời và thơ Tú Xương đã tập trung
phân tích cái hay, cái đẹp trong câu chữ thơ Tú Xương. Ông đề cao tính hiện thực
và chất trữ tình, ông viết “thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình,
mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ làm một cẳng chân trái tả thực. Chủ
đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình tới chúng ta bằng
nước bước lãng mạn trữ tình” [29, tr.72].
Xuân Diệu có nét tương đồng với Nguyễn Tuân, khi khái quát về nghệ thuật
thơ Tú Xương ông cho rằng thơ Tú Xương “hay ở ý tình, hay ở chữ, tiếng, hay ở sự
việc, hay ở nhạc điệu…” [29]
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 3 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Đỗ Đức Hiểu trong bài Thơ văn Tú Xương đánh giá “Tú Xương là nhà thơ trào
phúng có biệt tài… Tú Xương còn là nhà thơ trữ tình diễn tả tâm hồn đau đớn của
kẻ bất đắc chí, cái băn khoăn của người dân mất nước” [29, tr.167].
Trong thơ Tú Xương, ở bình diện cái nhìn về con người, công trình nghiên
cứu chưa nhiều. Trong bài viết Nụ cười giải thoát cá nhân và tự khẳng định trong
thơ Tú Xương của Trần Đình Sử đưa ra nhận định “Tú Xương đi ngược lại truyền
thống thơ ngôn chí”, tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười giả thoát cho
mình, tự khẳng định nhân cách mình.
Hà Ngọc Hòa cho rằng có con người ưu tư, u hoài về đất nước trong thơ Tú
Xương (trong bài viết Con người ưu tư trong thơ Nôm Đường luật).
Hồ Giang Long trong Thi pháp thơ Tú Xương đã gọi tên các kiểu con người
trong thơ Tú Xương như: con người hữu danh vô tài, con người làm trò, con người
thị tài, con người trượt chuẩn…
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Bài “Quan niệm nghệ thuật về con
người trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương” nghiên cứu quan niệm nghệ thuật
về con người trong thơ Tú Xương trên cơ sở đối chiếu với Nguyễn Khuyến.
Những ý kiến trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề tài.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tiểu luận đề cập tới là: Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con
người của Tú Xương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu các bài thơ Nôm của Tú Xương trong cuốn
sách Tú Xương toàn tập của Đoàn Hồng Nguyên, do Trung tâm Nghiên cứu Quốc
học và Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong công trình này chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tác phẩm
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 4 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận có ba chương:
Chương 1. Trần Tế Xương trong bối cảnh văn học trung đại
Chương 2. Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của Tú
Xương
Chương 3. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ
Nôm Tú Xương
CHƯƠNG I
THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC TRUNG
ĐẠI
1.1. Trần Tế Xương – một trong những gương mặt tiêu biểu cuối cùng của văn
học Việt Nam
Tú Xương sinh năm 1870, sinh sau Nguyễn Khuyến 35 năm. Tú Xương có
khá nhiều tên gọi khác nhau, tên chính là Trần Tế Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là
Mộng Tích. Người đời quen gọi ông là Tú Xương gắn với cái danh hiệu Tú tài.
Cuộc đời ngắn ngủi – 37 năm của một tài năng nằm trọn trong giai đoạn bi
thương nhất của đất nước. Giai đoạn giao thời giữa chế độ phong kiến và chế độ
thực dân nửa phong kiến. Vừa lớn lên, ông đã phải chứng kiến đất nước của mình
rơi vào tay giặc Pháp. Không lâu sau đó, ông phải chứng kiến những đảo lộn kinh
hoàng của mọi giá trị mà bắt đầu sớm nhất lại chính là nơi ông đang sống – thành
Nam. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, không khí của thời đại “nồng nặc” vị tiền.
Tú Xương lại là người lận đận về thi cử. Ông chính là sản phẩm bất thành của
chế độ khoa cử đương thời. Tú Xương có tám lần đi thi và đến năm 24 tuổi mới đỗ
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 5 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Tú tài mà lại là “đỗ rốt bảng”. Sau đó Tú Xương không sao đậu nổi cử nhân, suốt
đời chỉ ôm bằng tú tài. Món nợ công danh của kẻ sĩ đành trả lại với đời.
Tú Xương sáng tác rất nhiều nhưng chủ yếu là sáng tác thơ Nôm. Lịch sử dân
tộc xem ông là một nhà thơ thư ký đã bằng thơ phản ánh nhiều mặt của cuộc đổi
thay xã hội. Lịch sử văn học ghi nhận ông là nhà thơ trào phúng xuất sắc và cũng là
một nhà thơ trữ tình.
Tú Xương bước vào làng văn những năm cuối thế kỉ XIX khi văn học Việt
Nam đang có nhiều những biến chuyển. Những quy tắc, ước lệ, khuôn sáo của văn
học Trung đại bị rạn nứt ít nhiều qua những sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân
Hương. Kế thừa thành tựu người đi trước nhà thơ của dòng sông Vị cũng đã có
những cách tân rõ nét trong sáng tác của mình. Ông nối liền nghệ thuật với cuộc
sống trần trụi mà không cần đến những điển cố, từ chương, điển tích. Đề tài trong
thơ ông là hiện thực cuộc sống, những gì mắt đang chứng kiến, tai đang nghe, tim
đau thắt và cất lên tiếng thơ: chế độ thi cử, tôn ti trật tự, mua quan bán tước…Nhân
vật trong thơ ông bước ra từ hiện thực đời sống là vợ ông – bà Tú tần tảo “Nuôi đủ
năm con với một một chồng”, là ông Cử, Huấn Mỹ, Tú Tây Hồ, đốc học Nam Hà,
chú Mán…vì vậy nó mang tính chất cụ thể và cá thể hóa.
1.2. Tú Xương – đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam
Nhắc đến văn học trào phúng Việt Nam, Tú Xương là một cái tên không thể
bỏ qua. Nếu trào phúng của Nguyễn Khuyến - người cùng thời với ông có phần
thâm trầm kín đáo thì Tú Xương có phần bộc trực, gay gắt hơn. Trào phúng của Tú
Xương là bức tranh muôn màu muôn vẻ. Xã hội nhố nhăng, Tây Tàu lẫn lộn, những
nhân vật khả ố, những con người nhơ nhuốc, những sự việc dở khóc dở cười,
những đồi bại phong tục… cứ ngồn ngộn hiện lên trong thơ trào phúng của ông.
Tiếng cười mà Tú Xương mang đến là một sự phản ứng xã hội. Cái cười mang tính
xã hội sâu sắc và nhạy bén, cái cười thấm sâu vào mọi đối tượng, mọi ngõ ngách
của đời sống.
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 6 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Trước hết, thơ ông là tiếng còi tập hợp mọi đối tượng của xã hội. Đám quan
lại bản xứ, bọn quan chức thực dân :
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
1.3. Tú Xương – một hồn thơ trữ tình đặc sắc
Tú Xương là một con người phân thân một Tú Xương trào phúng và một Tú
Xương trữ tình. Một Tú Xương ban ngày cười cợt cuộc đời và một Tú Xương ban
đêm trăn trở với đời.
Nỗi thất vọng sau mỗi lần “lều chõng đi thi”. Ban đầu hỏng thi, ông còn cười
cợt, còn tự nghĩ cách để an ủi mình. Nhưng các khoa thi sau ( 1903, 1906) ông càng
thất vọng, càng chua chát. Tú Xương ngày càng đau buồn, chán nản, tuyệt vọng và
cay cú:
Học đã sôi cơm nhưng chữa chín.
Thi không ăn ớt thế mà cay
Ðến khoa thi cuối (1906) tiếng thở dài của Tú Xuơng càng ão não và bi thiết
hơn nhiều:
Bụng buồn còn biết nói năng chi
Ðệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế chẳng ra gì
( Buồn thi hỏng)
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 7 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
CHƯƠNG II
CÁC KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG THƠ NÔM TÚ XƯƠNG
2.1. Con người tự trào
Theo lý giải của Trần Nho Thìn thì thơ ca truyền thống của nhà Nho thường
chỉ diễn tả tư thế thiên sứ: thanh cao, có trách nhiệm với đời. Tiếng cười tự trào;
tiếng cười lấy cái xấu, cái dở, cái kém cỏi của chính mình làm đề tài giễu cợt là
những phản ánh chưa từng thấy ở các thời kỳ trước.
Cuối thế kỉ XIX là cuộc va chạm lịch sử đã làm sụp đổ hệ tư tưởng nhân sinh
quan văn hóa lấy Nho giáo làm quốc giáo lâu đời. Trước điều kiện lịch sử đó,
Nguyễn Khuyến và Tú Xương nhận thấy sự lỗi thời của giai cấp mà họ đang đại
diện, thấy sự “trống rỗng, vô nghĩa của một thời đại thiếu lý tưởng, lý tưởng cũ đã
hết thời mà lý tưởng mới chưa có”.
2.1.1. Con người tự trào với ý thức “tự bôi đen mình”
Sinh ra trong một xã hội mà mọi thứ đều bị đảo lộn quay cuồng. Tất cả mọi
giá trị của cuộc sống không thể dựa vào từ điển hay dựa vào nhận thức đã có sẵn
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 8 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
của con người. Đồng tiền có thể giúp một ông “bợm già” trong chớp mắt biến
thành “ông hoàng”, nó cũng có thể hô biến để biến một người đi làm thuê bước lên
vị trí ông chủ: “Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe”. Danh phận, địa vị trở thành một
món hàng có mức độ tiêu thụ rất lớn dẫu giá cả cắt cổ:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Đứa thời mua tước đứa mua quan
(Năm mới chúc nhau)
Văn hóa ứng xử của con người trượt chuẩn một cách rất bất ngờ, đâu còn là
những con người Việt Nam hồn hậu, thủy chung, trọng tình trọng nghĩa:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
(Đất Vị Hoàng)
Và một hiện tượng khá đặc biệt là ông không ngần ngại tự bôi đen mình.
Ông phơi bày tất cả mọi thói hư tật xấu của mình lên trên trang thơ, tự “vạch áo cho
người xem lưng”. Tú Xương lấy chính bản thân mình làm đối tượng trào phúng.
Ông bóc trần cả “con người tinh thần hư hỏng của mình”. Ông châm biếm bản thân
ông một cách quyết liệt và không bỏ sót một khía cạnh xấu nào.
Đó là một Tú Xương sành ăn chơi, rượu chè, bài bạc:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
(Tự cười mình)
Một Tú Xương dơ dáng, dại hình trong cảnh vô nghề nghiệp, phải “ăn lương
hàm chính thất”. Ông tự nhận mình là một kẻ học trò dốt nát:
Sáng vở mập mờ;
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 9 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy;
Khoa sau ắt chóng.
Có lúc ông mượn lời người vợ tảo tần của mình mà buông những tiếng tự xỉ
vả bản thân:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Thương vợ)
Hay những lúc ông lại cười cợt cái vai trò làm thầy đồ của mình:
Thầy đồ thầy đạc
Dạy học dạy hành
Ba quyển sách nát
Dăm thằng trẻ ranh
(Thầy đồ dạy học)
Hình thức tự trào với ý thức phủ định đã xây dựng con người tự trào với tiếng cười
về sự lỗi thời, về con người thừa của mình trước bối cảnh mới của lịch sử.
2.1.2. Con người tự trào với ý thức “thị tài”
Con người tự trào với ý thức “thị tài” là con người có ý thức tự đề cao tài năng
của bản thân. Dù chữ tài không được đề cao, thường bị cái nhìn thành kiến:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Hay: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Ngoài các bài thơ ông tự phủ định mình, tự giễu mình thì trong nhiều bài thơ
ông cũng thể hiện ý thức thị tài của bản thân: Tự đắc, Than thân chưa đạt, Viếng
bạn, Đi thi nói ngông…Ông tự đắc ý với chính mình:
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì
(Tự đắc)
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 10 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Mặc dù thất bại rất nhiều lần trong đường thi cử, dù có lúc ông đay nghiến:
“Thi không ăn ớt thế mà cay” nhưng Tú Xương vẫn khát khao một ngày tài năng
của mình được vua trọng dụng:
Mở mặt quyết cho vua chúa biết
Ðua danh kẻo nữa, mẹ cha già
Năm nay ta học, năm sau đỗ
Chẳng những Lương Ðường cũng thủ khoa .
(Than thân chưa đạt)
Thơ Nôm của Tú Xương tuy nhạt màu “ngôn chí”, nhưng là những nhà Nho
được đào tạo trong môi trường phong kiến, họ không tránh khỏi “lý tưởng công
danh” với mong mỏi cống hiến. Ở đây có tiếng cười tự tin về tài năng, có niềm hăm
hở, niềm yêu sống và một phiên bản chân dung hoàn toàn khác so với con người tự
trào với ý thức phủ định.
Chính hình thức con người tự trào với ý thức thị tài là một minh chứng cho sự
xuất hiện của con người cá nhân trong thơ văn Trung đại. Nếu như xã hội phong
kiến thủ tiêu cá tính tài năng con người trong sự gò bó phép tắc khuôn khổ xã hội
thì chính thực tế sáng tác của Tú Xương đã đi ngược lại những chuẩn mực đó. Hơn
nữa, Tú Xương đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của xã hội bằng cách vươn tới nhu cầu
thế tụ, đến gần với cuộc sống đời thường của con người. Ông thể hiện mình là
người biết ăn ngon mặc đẹp, biết hưởng thụ. Điều này gần giống với Nguyễn Công
Trứ ở tư tưởng hưởng lạc, cũng cao lâu, thuốc lá…
2.2. Con người ưu tư, hoài niệm
Là một kẻ sĩ tài năng luôn luôn muốn đấng minh quân thừa nhận tài năng của
mình nhưng thực tế phũ phàng, đi thi tám lần mà mãi “thi không ăn ớt thế mà cay”.
Cuộc đời của bản thân quá nhiều đau khổ, đắng cay lại phải chứng kiến sự suy
thoái của xã hội cho nên ngoài một Tú Xương tự trào ta còn nhận thấy một Tú
Xương ưu tư hoài niệm, Tú Xương của tâm trạng. Thơ Tú Xương ngòng nghênh,
kiêu bạc - thơ của một con người có tiếng cười vỏ mặt sâu cay. Và thơ Tú Xương
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 11 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
cũng là thơ của những sẻ chia đồng điệu, của những tâm sự buồn đau, da diết, thơ
của một con người nặng lòng ưu quốc ái dân.
2.2.1. Ưu tư trước thời cuộc và vận mệnh đất nước
Tú Xương có tình cảm đặc biệt với những người cùng hoàn cảnh với mình.
Ðối với người nghèo như những người học trò, những người nông dân chân lắm tay
bùn (Thề với ăn xin) . . . những dòng thơ của Tú Xương chứa chan tình cảm và đầy
lòng ưu ái (Ðại hạn)
Hoặc ở một bài thơ khác, tâm trạng Tú Xương càng thể hiện rõ hơn:
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu
Ông lão nhà quê tan tản dậy,
Bảo con đem đó, chớ đem gầu . . .
Tú Xương hiểu được nông nỗi của dân cày. Ông lo hạn cùng với nông dân:
“Dạo này đá chảy với vàng trôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngoài
Ngày trước biết gì ! Ăn với ngủ
Bày giờ lo cả nước cùng nòi.
Tràu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi.
Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi.” ( Đại hạn)
Ông nhìn thấy tôm tép văng mình trong nước lớn mà xót xa cho cảnh lụt lội:
“ Thử xem một tháng máy lần mưa
Ruộng hoá ra sông, nước trắng bừa
Bát gạo Đồng Nai kinh chuyện cũ (1)
Con thuyền quớ tò nhớ năm xửa (2)
Tràu bò buộc cẳng coi buồn nhổ ?
Tôm tép văng mình đã sướng chưa !
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 12 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Nghe nói miền Nam trời đã hạn
Ðối với người phụ nữ, hình ảnh họ hiện lên thật đáng thương, họ không những
khổ sở về vật chất mà còn bị đau đớn về mặt tinh thần Thương vợ là một bài thơ
tiêu biểu của Tú Xương viết về vợ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Nỗi u hoài kín đáo của Tú Xương trước thời cuộc và vận mệnh đất nước
thường triền miên, day dứt:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
( Vịnh khoa thi Hương năm Ðinh dậu)
Nhà thơ thường thao thức suốt đêm dài để lặng lẽ suy tư và thấy được cái heo
hút Vắng lặng của đêm trường:
Ðêm sao đêm mãi tối mò mò,
Ðêm đến bao giờ mới sáng cho.
Ðàn trẻ u ơ chừng muốn dậy,
Ông già thúng thắng vẫn đang ho.
Ngọn đèn rình trộm khêu còn bé,
Tiếng chó kinh người cắn vẫn to.
Hàng xóm bốn bề ai dậy chửa,
Dậy thì lên tiếng gọi nhà nho.
( Ðêm dài)
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 13 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mình:
Kìa cái đêm nay mới gọi đêm
Mắt giương không ngủ bũng không thèm
Tình này ai thấu cho ta nhỉ
Tâm sự năm canh một bóng đèn.
Ðiểm sáng nhất, xúc động nhất trong thơ ông là ở tình này. Ðó là tình cảm của
ông đối với quê hương đất nước. Nỗi đau khi nhìn thấy đất nước đổi thay mà bản
thân ông thì không làm gì thay đổi thời cuộc (Sông lấp). Bài thơ chứng tỏ Tú
Xương vẫn là người nặng tình đời và tha thiết với cuộc sống. Mặc dù có lúc ông
đâm ra bối rối, lạc lõng, mất phương hướng trước bao biến đổi của thời cuộc:
Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt,
Ðợi nước càng thêm tóc bạc phơ
Ðường đất xa khơi ai mách bảo?
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ?
(Lạc đường)
Lòng yêu nước của Tú Xương còn thể hiện qua sự khâm phục của Tú Xương
đối với những người có tài, có đức ra cứu đời, giúp nước:
Vá trời gặp hội mây năm vẻ
Lấp bể ra công đất một hòn
(Gửi cụ thủ khoa Phan)
Tuy không đủ dũng khí để đi vào cuộc cách mạnh như bao nghĩa sĩ yêu nước
khác nhưng ông có cảm tình nồng hậu đối với những người làm cách mạng. Hình
ảnh Phan Bội Châu Vá trời, lấp bể đã đến với Tú Xương bằng tất cả sự kính mến,
khâm phục.
2.2.2. Ưu tư về vai trò và bổn phận
“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là câu nói của tiền nhân cho thấy
vai trò, bổn phận của mọi người dân đối với sự hưng thịnh hay suy vong của dân
tộc. Là giới đứng đầu trong bảng xếp hạng “sĩ, nông, công, thương” lại được đào
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 14 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
tạo dưới học thuyết Khổng Mạnh, vai trò, bổn phận của Nho sĩ trước sự hưng vong
của quốc gia, dân tộc lại càng là trọng trách.
Tú Xương không có những bước đi vượt quá thời đại “tư tưởng nho giáo
không trang bị kiến thức cho nhà thơ đi vào cái mới, nhưng lại thừa đạo lý để tâm
trạng nhà thơ thao thức suốt cuộc đời” (Hà Ngọc Hòa). Bởi lẽ ấy mà đằng sau
những vần thơ lên án đạo học thời nay, những vần thơ ưu hoạn về đất nước là cả
một khối dày vò về sự bất lực của vai trò, bổn phận nhà nho Tú Xương.
2.3. Con người mặc cảm
Con người buồn, chán nãn, tuyệt vọng và cay cú:
Học đã sôi cơm nhưng chữa chín.
Thi không ăn ớt thế mà cay
Ðến khoa thi cuối ( 1906) tiếng thở dài của Tú Xuơng càng áo não và bi thiết
hơn nhiều:
Bụng buồn còn biết nói năng chi
Ðệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế chẳng ra gì
(Buồn thi hỏng)
Qua thơ ông, gia cảnh nhà ông hiện lên rất áo não và bi thiết (Mùa nực mặc
áo bông) Nhà thơ từng thấm thía cảnh chạy ăn, vay nợ, nhiều lúc ông phải gào lên:
Van nợ lắm khi trào nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi
(Than nghèo)
Trong hoàn cảnh nào, Tú Xương vẫn cười cợt, châm biếm, nói ngông. Vì
nghèo quá, ông đã tính đến chuyện đi tu nhưng không phải tu vì đạo lý mà tu vì
tấm áo (Nghèo), rồi nghĩ đến chuyện làm mứt rận đãi gai đình trong ngày tết, có
những ý nghĩ ngông nghênh, hợm hĩnh ( Mứt rận), hoặc nhiều lúc ông đâm ra chán
chường tuyệt vọng:
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 15 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Ngủ quách sự đời thây đứa thức.
Bên chùa chú trọc đã khua chuông.
(Ðêm hè)
Vốn là con nhà trào phúng nên trong hoàn cảnh nào nhà thơ vẫn có thể cười
cợt, vẫn bông đùa:
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu
Ðúng là nói cho vui, chứ kho đâu mà lĩnh, tiền đâu mà tiêu? Chính cái nghịch lý
này đã hình thành nên tính cách của Tú Xương.
Tiểu kết:
Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của Tú Xương
thể hiện cái nhìn của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống. Con người này khi thể
hiện ra với đời thường bằng tiếng cười tự trào, khi còn một mình đối diện với mình
thì chất chứa ưu tư, dằn vặt. Và đến cuối cuộc đời, ám ảnh mặc cảm vẫn không sao
khỏa lấp được, đeo bám đến khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng.
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 16 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ
TÚ XƯƠNG
3.1. Ngôn ngữ
3.1.1. Nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình
giao tiếp, được phản ánh được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ
hợp từ tương ứng.
Đại từ nhân xưng vốn thưa thớt trong văn chương Trung đại. Trường hợp của
Tú Xương thì khác biệt, ta thấy sự đa dạng trong việc sử dụng đại từ nhân xưng
trong thơ ông, xuất hiện với tần số cao: ta, anh, ông, tôi, tớ, mình, khách bên trời,
em. Những đại từ nhân xưng ngôi 1 thường thể hiện kiểu con người tự trào hay nói
cách khác là thái độ và cá tính của người tự xưng:
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào ông nói ngông
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 17 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Đại từ ông cho thấy Tú Xương đã đặt mình cao hơn thiên hạ, thể hiện thái độ
ngông nghênh, ngạo mạn.
Khi lại sử dụng đại từ nhân xưng “tớ” để giãi bày tâm sự:
Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
Các đại từ nhân xưng này tương ứng với từng biểu hiện trong quan niệm nghệ
thuật về con người.
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ mang phong cách ngôn ngữ văn học dân gian
Tú Xương đưa vào trong thơ Nôm một số lượng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
tương đối lớn.
Dưới bàn tay của nhà nghệ sĩ Tú Xương, tiếng Việt trở thành một đạo quân
đắc lực, hễ đặt chúng vào đâu là chúng có ngay một khả năng thích ứng diệu kì.
Khi thể hiện con người tự trào ông đã sáng tạo nên những câu thơ giống thành ngữ,
tục ngữ:
Học đã toi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay
(Hỏng thi)
Đau quá đòn hằn
Rát hơn lửa bỏng
(Hỏng khoa thi Canh Tý)
Nỗi niềm hỏng thi như thấm thía hơn, chua xót hơn. Hay khi diễn tả tài ăn
chơi của mình:
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
(Tự cười mình II)
Ta bắt gặp rất nhiều các khẩu ngữ dân gian như “ngoi đít vịt”, “học tài thi
phận”, “phận ẩm duyên ôi” trong thơ:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 18 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
(Giễu người thi đỗ)
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi
(Hỏng thi)
Hay các thành ngữ trong câu:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
(Năm mới khóc nhau)
Người đi tam đảo ngũ hồ
Kẻ về khóc trúc than ngô một mình
(Áo bông che đầu)
Cách trích dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng rất uyển chuyển, linh hoạt với
những dạng thức khác nhau. Có khi dùng kiểu trích dẫn nguyên vẹn; có khi trích
dẫn bằng cách rút gọn lại còn hai ba từ. Đặc biệt, sự tài tình của Tú Xương trong
việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao là ở chỗ: mượn ý ca dao, tục ngữ, thành
ngữ nhưng lại diễn đạt dưới lớp vỏ ngôn ngữ của bản thân mình.
3.2. Biện pháp tu từ tương phản
Để thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của mình,
Tú Xương đã rất khéo léo đặt các tính chất, sự kiện đối lập nhau nhằm lại nổi bật
con người.
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh
(Tự trào)
Với vợ thì ông nịnh vợ, mềm mỏng với vợ nhưng với đời thì ông quắc mắt.
Cách đối này làm nổi bật lên tính cách hai mặt mà thống nhất trong con người Tú
Xương.
Ông còn đối trời với chó, đây là cách ông thể hiện cái ngông, cái phẫn chí
khi hỏng thi:
Tế đổi thành Cao mà chó thế
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ơi
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 19 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
(Hỏng thi)
3.3. Giọng điệu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường
tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời
văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc diệu tình cảm, cách cảm thụ xa,
gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”
3.2.1. Giọng điệu trữ tình
Giọng trữ tình nảy sinh khi nhà thơ có sự bộc lộ cái tôi trong lòng, thể hiện
trong những bài thơ Tú Xương bộc lộ tâm sự gắn với thời thế, với vận mệnh dân
tộc, với cảnh ngộ và số phận riêng. Nói cách khác, quá trình nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy giọng điệu trữ tình xuất hiện trong những bài thơ thể hiện con người ưu
tư và con người mặc cảm. Tú Xương đã dùng thơ để “phơi bày” tâm trạng của
mình, biết bao chất chứa, biết bao nỗi niềm không thể nói cùng ai.
Một tuồng rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
(Mùa nực mặc áo bông)
Cao Bá Quát có bài “Hàn nho phong vị phú” cũng viết về cái nghèo nhưng
nếu Cao Bá Quát viết về cái nghèo với giọng điệu trào lộng thì ở đây Tú Xương đã
chẳng hề giấu giếm hoàn cảnh đáng thương của mình. Cái nghèo đã đẩy gia đình
ông đến thảm cảnh.
Và ông tự trách mình:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Thương vợ)
Đó là tiếng chửi đời, hay chính bản thân mình khi trở thành gánh nặng trên
đôi vai nhỏ nhắn, cần biết bao sự che chở của người vợ đáng thương, nhận những
đồng tiền mà vợ mình phải toan lo khó nhọc mới có được để nướng vào những
cuộc ăn chơi của mình. Thế nhưng ông cũng đành bất lực. Chửi vậy thôi nhưng đâu
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 20 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
có thay đổi được gì, có bớt được gánh nặng cho vợ được đâu. Tuy nhiên, việc Tú
Xương cất lên câu chửi như vậy đã làm hả hê cho bà Tú biết bao. Nhà nghiên cứu
Trần Thanh Mại đã viết “Cách châm biếm của Tú Xương đối với vợ là một cách
biểu lộ nỗi âu yếm thiết tha, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ”
3.2.2. Giọng điệu trào phúng
Đây là giọng điệu chủ đạo trong thơ Tú Xương. Ông chửi đời bằng giọng điệu
trực diện, không cần giữ ý: Đù cha đù mẹ đứa riêng ai; Bá Ngọ thằng ông biết chữ
gì… Tú Xương thì nói thẳng đập mạnh, phơi trần có cả tiếng chửi thô tục; cách nói
gay gắt, độc địa; giọng điệu này thường biểu hiện ngay các từ ngữ nhất là ở tiếng
chửi nên tiếng cười bật ra mạnh mẽ. Nó là tiếng cười bộc trực, thẳng thắn, thậm chí
cấu xé vào nhân vật.
Giọng điệu này góp phần biểu hiện con người tự trào.
3.3. Không gian và thời gian
3.3.1. Không gian nghệ thuật
Tìm hiểu không gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương, chúng tôi nghiên cứu
trên hai phương diện: không gian tâm trạng và không gian sinh hoạt.
Không gian trong thơ Tú Xương bộc lộ chủ yếu qua đêm tối, đây chính là
những khoảng lặng dành cho sự chiêm nghiệm:
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta
(Chợt giấc)
Không còn Tú Xương bốp chát, cay độc chửi đời, chửi người mà chỉ còn là
một Tú Xương mang đầy tâm trạng. “thức” của một tâm lòng trăn trở với đời, xót
xa với người. Đêm tối một mình ông với ngọn đèn dầu, một mình ông đối diện với
sự tĩnh lặng vô bờ. Và giữa đêm tối ấy ông lắng nghe:
Xao xác năm canh một tiếng gà
(Đêm dài)
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 21 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
“Xao xác”, âm thanh của tiếng gà gáy không quá xa lạ với người Việt Nam
nhưng ở đây nó lại “xao xác” bởi âm thanh đó phát ra giữa đêm tối quạnh vắng.
Không gian tâm trạng đã góp phần khắc họa được con người ưu tư với những trăn
trở về vai trò bổn phận, về cuộc đời trong thơ Tú Xương.
Cùng với không gian tâm trạng không gian sinh hoạt đánh dấu sự cách tân về
không gian nghệ thuật trên con đường chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống của Tú
Xương. Không gian sinh hoạt trong thơ Nguyễn Khuyến là không gian nông thôn
thì không gian sinh hoạt trong thơ Tú Xương chủ yếu là không gian thành thị:
Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
(Đất Vị Hoàng)
Trời kia xui khiến sông nên bãi
Ai khéo xoay ra phố nửa làng
(Vị Hoàng hoài cổ)
3.3.2.Thời gian nghệ thuật
Trong văn học nghệ thuật, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước
khác nhau và xuất hiện dưới những dạng khác nhau tạo nên nhịp điệu trong tác
phẩm. Trong quá trình tìm hiểu thời gian trong thơ Tú Xương chúng tôi khám phá
hai kiểu thời gian: thời gian tâm trạng và thời gian sự kiện.
Thời gian tâm trạng là thời gian có thể của đời sống thực hoặc không, nhưng
ở thời gian đó, thi nhân có thể bộc lộ tâm trạng của mình. Đó là những khắc khoải,
ưu tư và theo từng bước đi của thời gian là tâm trạng ngày một buồn chán, cô độc
và chất chứa lo lắng với cuộc đời.
Cùng với thời gian tâm trạng, trong thơ Tú Xương còn có mảng thời gian sự
kiện. Thời gian sự kiện là chuỗi các sự kiện trong mối quan hệ liên tục trước sau,
nhân quả, nó có thể được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Với Nguyễn
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 22 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
Khuyến, thời gian sự kiện này gắn với ý thức về sinh mệnh của con người. Với Tú
Xương thời gian sự kiện chính là trang nhật ký về thi cử.
KẾT LUẬN
Tú Xương là những tác giả tiêu biểu của khuynh hướng văn học tố cáo hiện
thực giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Sáng tác của Tú Xương thuộc thi pháp văn học
trung đại, nhưng quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của ông dường
như đã bứt phá ra ngoài hệ thống quy phạm ấy.
Văn học luôn vận động trên cơ sở kế thừa và cách tân. Sáng tác của Tú Xương
vừa mang đặc trưng thi pháp văn học trung đại đồng thời có những nét riêng tạo
nên phong cách cá nhân nhà văn. Qua quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ
Nôm của Tú Xương giúp chúng ta hiểu hơn nỗi lòng, tâm sự của nhà thơ cũng như
của cả một tầng lớp nhà Nho trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 23 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Mạnh Hảo (1998), Tú Xương – con người và tác phẩm, NXB Hội nhà
văn, H.
2. Nguyễn Thị Kim Bài (2012), Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ
Nguyễn Khuyến và Tú Xương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
3. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi
pháp, NXB Giáo dục.
4. Đoàn Hồng Nguyên (2010), Tú Xương toàn tập, Trung tâm Nghiên cứu
Quốc học và Nhà xuất bản Văn Học.
5. Lữ Huy Nguyên (1985), Tú Xương – thơ và đời, NXB Lao động.
6. Vũ Tiến Quỳnh (1999), Trần Tế Xương, NXB Văn nghệ.
7. Trần Đình Sử, (1993), Giáo trình Thi pháp học, Nxb ĐH sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh.
8. Trần Đình Sử, (1993), Dẫn luận Giáo trình Thi pháp học, Nxb ĐH sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh
9. Trần Ngọc Vương (1995), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo
dục, H.
10. Hồ Giang Long (2006), Thi pháp thơ Tú Xương, Nxb Văn học.
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 24 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa
Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Tú Xương
11. Phan Công Khanh (2001), Lịch sử tiếp nhận truyện Kiều - Tóm tắt luận án
tiến sĩ ngữ văn, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
12. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà
Nội.
13. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
14. Trần Đăng Suyền (2006), Nhà văn – hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,
Nxb Văn học.
Tuấn Thành – Anh Vũ (tuyển chọn) (2005), Thơ Tú Xương và lời bình, Nxb Văn
học.
HVTH: Ngô Minh Nhàn - 25 - GVHD: TS Hà Ngọc Hòa