PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích ý nghĩa đề tài:
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt
nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống
nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con người giúp ta thâm nhập vào
cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình
thức (thể loại, phong cách) văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong
mỗi tác phẩm biểu hiện.
Quan niệm nghệ tthuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, cảm thấy
con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp
hình thức biểu hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và
thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật trong đó. Nó mở ra một hướng khác, nó
hướng người ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan
sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống
với đối tượng có thật. Nó cũng là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng. “Quan
niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong
đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội
khác”.[58;1]
Sang thế kỉ XX quan niệm nghệ thuật về con người hoàn toàn do hoàn
cảnh quy định được nhìn lại, tính chủ thể của nó được đề cao. Đến xã hội
hậu công nghiệp với sự xuất hiện của trào lưu hậu hiện đại, vị thế của con
người lại bị lật ngược.
Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng
tạo của dấu ấn nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ
sĩ.
Ở mỗi thể loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có
những quan niệm con người khác nhau.
Quan niệm nghệ thuật về con người, một phương diện quan trọng của
thi pháp học, nó giúp chúng ta hình dung đầy đủ về tư tưởng nghệ thuật của
một nhà văn trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Quan niệm nghệ thuật
về con người cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung tác phẩm
văn học cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển,
tiến hoá của văn học. Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật
và của văn học nói chung, là sự đổi mới cách tiếp cận, chiếm lĩnh thế giới và
con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự
chiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn
với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cáh nghệ thuật, là thước đo của
hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật, tạo nên cá tính sáng tạo
của nhà văn.
Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trình sáng
tác và cũng là cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật. Nó là khởi nguyên của
hoạt động sáng tạo, là nền tảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó thì
nhà văn không thể xây dựng được một tác phẩm hoàn chỉnh.
Lịch sử văn học nhân loại là lịch sử luôn luôn thay đổi về quan niệm
nghệ thuật về con người. Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi
thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi
nghiên cứu tác phâm chúng ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con
người trong tác phẩm đó, để đi sâu khám phá tác phẩm, khám phá phong
cách của nhà văn.
Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido là một tiểu thuyết
còn khá mới, nhưng những giá trị chứa trong nó vẫn còn là một ẩn số chưa
được khám phá hết, khi ta nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người
trong tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được nhà văn đã có những nét mới về
con người, phong cách sáng tác của chị chưa có gì đặc biệt và những đóng
góp của nhà văn cho tiểu thuyết Ba Lan nói riêng và tiểu thuyết thế giới nói
chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Dzido chưa phải là đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải là đỉnh cao
của chính mình. Bởi vì tác giả còn quá trẻ nhưng chị đã mang lại cho độc giả
nhiều tác phẩm có giá trị. Dzido trở thành một hiện tượng văn học đất nước
Ba Lan nói riêng và thế giới nói chung và đã gây dư luận xôn xao trong thời
kỳ đổi mới và đặc biệtđề tài viết về người phụ nữ và giới trẻ tuổi 8X. Chính
vì thế mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều sự chú ý trên văn
đàn văn học Ba Lan và được giới phê bình, lý luận quan tâm tìm hiểu và
khám phá. Song những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rải rác trên các trang
báo, tạp chí, điện ảnh và ít được tập thành sách. Do nhà văn còn quá trẻ tuổi
nên các sách và trên mạng bình luận không có nhiều nên chúng tôi chỉ đi sâu
vào nghiên cứu phong cách sáng tác của Dzido.
Trong sự đổi mới về quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học
được phát triển theo hướng dân chủ hoá. Chính sự chuyển biến ấy theo các
nhà nghiên cứu xuất phát từ nguyên nhân khách quan đó là khuyến khích
dân chủ của công cuộc đổi mới và nguyên nhân chủ quan cùng cá tính sáng
tạo của người nghệ sĩ. Cái nhìn trong khi phản ánh của nhà văn về hiện thực
không còn bị ảnh hưởng của ý thức cộng đồng mà còn phụ thuộc vào ý thức
của cá nhân. Chẳng thế mà Nguyễn Thị Thanh Thư có bình luận trong Ngoài
vùng phủ sóng đó là: “Ngoài vùng phủ sóng là một bức tranh được vẽ bằng
những nét ráo hoảnh đến đau lòng về những người trẻ tuổi chống chếnh và
họ cũng vẫy vùng, nổi loạn mong thoát được sự chống chếnh ấy”.
Đồng thời, do xã hội phát triển nên văn học thời kì tác giả Dzido cũng
đổi mới như: sự suy giảm của cốt truyện, sự đa dạng các hình thức cấu trúc
của tác phẩm, tính chất đa thanh trong nghệ thuật trần thuật, những khám
phá hệ thống nhân vật…
Và văn học hiện đại đã khám phá con người từ nhiều bình diện. Ở đó
con người đã tự xác lập giá trị của cá nhân mình và bộc lộ rõ tình cảm duy ý
chí, ảo tưởng. Tuy nhiên, con người trong văn học hiện đại đã mang đặc sắc
tính chất con người rõ ràng hơn, những thuộc tính của con người nhân loại
đã đậm nét hơn hẳn bởi không chỉ có con người đặc trưng và con người tự
nhiên mà còn đặc trưng bởi con người xã hội mới. Tức là không chỉ được
miêu tả ở bình diện tự nhiên mà còn nhìn con người là sản phẩm của tổng
hoà các mối quan hệ xã hội.
Qua đó ccon người được tái hiện một cách chân thực và chính xác với
đúng nghĩa của nó. Và nó đổi mới theo đúng thời đại chứ không phải là
những con người cũ trong văn học các giai đoạn trước. Với một tác phẩm thì
hiện tượng văn học là yếu tố vô cùng quan trọng và thường những hiện
tượng đó là các nhân vật được lấy đúng bản chất người làm nên. Điều đó còn
do quan niệm của từng tác giả.
Từ các báo lớn như: Thanh niên, Dân chí, Văn học nghệ thuật…, đến
các trang thư viện online, những website văn chương được quan tâm nhiều
như: Evan.com, Nhân văn.com…, đã thường xuyên có ý kiến về nhà văn trẻ
Ba Lan này.
Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido được nhà xuất bản
hội nhà văn ấn định tháng 9 năm 2009.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Phạm vi: Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido.
3.2 Đối tượng: quan niệm nghệ thuật về con người của Marta Dzido
trong tác phẩm Ngoài vùng phủ sóng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi phải sử dụng một số phương pháp
như:
4.1 Vận dụng kiến thức lí luận về thi pháp học đối với vấn đề nghệ
thuẫtây dựng nhân vật.
4.2 Sử dụng thao tác của văn học sử bằng cách so sánh quan niệm
nghệ thuật về con người với thời kì trước để làm nổi bật quan niệm tiến bộ
hơn.
4.3 Phân tích và thống kê những nét chung và riêng trong các tác
phẩm để xây dựng những luận điểm.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài của tôi có 3 chương:
Chương 1. Đôi nét về tác phẩm và cơ sở lí luận
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Ngoài vùng phủ sóng nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3. Quan niệm nghệ thuật về con người nhìn từ phương thức
thể hiện.
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 2.
Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm rất rộng nó bao gồm nhiều nội
dung như: quan niệm về mục đích nghệ thuật, quan niệm về khuynh hướng
nghệ thuật, quan niệm về hư cấu và tưởng tượng, quan niệm nghệ thuật về
thiên nhiên…và quan niệm nghệ thuật về con người. Trong đó quan niệm
nghệ thuật về con người là then chốt và là hạt nhân, bởi lẽ vấn đề con người
bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của một giai đoạn văn học. Đi sâu chiếm
lĩnh giá trị nghệ thuật của một tác phẩm trước hết phải đi tim quan niệm
nghệ thuật về con người của nhà văn đã sáng tạo nên tác phẩm đó. Ngay
chính lúc đó, quan niệm này lại quy định đến toàn bộ đặc điểm khác của thế
giới nghệ thuật từ cách xây dựng nghệ thuật nhân vật, cốt truyện cho tới
ngôn ngữ, giọng điệu của nhà văn.
2.1.Kiểu con người bản năng- tự nhiên và cô đơn.
Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu
hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong
mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân. Trong văn học, sự vận
động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh
con người, sự khám phá và lý giải về đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn
đề có vị trí vô cùng quan trọng.
Nói đến con người bản năng tự nhiên ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn
tại như việc ăn, ngủ, đi lại, công việc…, đến những nhu cầu tinh thần như ý
chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức,
cái đẹp, chân lý…Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về những tinh
thần, về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọibiểu hiện của nó bao giờ
cũng gắn với sự tồ tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm
chất riêng. Nhân tính cách riêng để khẳng định sự hiện hữu của chính cá
nhân đó. C.Mác viết: “Đặc điểm sức mạnh của bất cứ con người nào cũng
chính là cái bản chất riêng của họ, vì vậy cũng là thách thức riêng của việc
khách quan hoá của họ, tức là cái thách thức riêng của cái thực thể sinh động
của họ, thực thể khách quan và thực tế”. Con người bao giờ cũng gắn với
môi trường giai cấp, xã hội cụ thể. Vì thế cá nhân phải là một thành viên của
cộng đồng, con người cá nhân với tư cách là một cá thể tồn tại trong xã hội,
thành viên trong xã hội bao giờ cũng xác tín, có trách nhiệm với chính xã
hội, cộng đồng của từng cá nhân. Ngay cả khi đó không phải là biểu hiện