Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

văn hóa hàn quốc và rủi ro khi làm việc với những người này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.55 KB, 8 trang )

Phần 1: Nghiên cứu về nền văn hóa-phong tục Hàn Quốc.
1. Giới thiệu sơ lược
- Tên gọi: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, tên chính thức tiếng Anh: Republic of
Korea.
- Thủ đô: Seoul.
- Diện tích: 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)
- Dân số: 49.78 triệu người (số liệu của WorldBank năm 2011) .
- Khí hậu: Ôn đới, có 04 mùa rõ rệt.
- Thể chế chính trị: Cộng hòa (Tổng thống).
- Ngày Quốc khánh: 03/10/2333 trước Công nguyên (còn gọi là Ngày Lập quốc)
- Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hàn Quốc.
- Đơn vị tiền tệ: Won.
a) Gặp gỡ và chào hỏi.
· Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ cười và
động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc. Do sự thâm nhập
của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại mà ngày nay người ta có thể
thay động tác gập lưng ằng cái cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang
trọng hoặc thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội
thì động tác gập lưng vẫn đặc biệt được coi trọng.
· Người Hàn Quốc thường đánh giá cao những nỗ lực của người nước ngoài khi cố
gắng bày tỏ lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc: “an-nhon-ha-sae-yo” (xin chào).
b) Văn hóa làm việc và kinh doanh.
· Giới thiệu theo đúng nghi thức: Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với
những người họ quen biết. Vì vậy bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với
chính đối tác Hàn Quốc đang muốn cộng tác làm ăn. Vị trí trong xã hội của người trung
gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác Hàn Quốc càng lớn.
· Xây dựng mối quan hệ: Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ với người Hàn
Quốc thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc
rượu/bữa ăn. Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác
kinh doanh. Hãy nhớ rằng người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay tại
bữa ăn trưa.


• Giao tiếp ứng xử: Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, không nên tự
giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để
giới thiệu bạn với những người khác. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông
nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau
trước mặt người khác. Khi gặp người lớn tuổi, bạn nên dành ra vài phút để thăm
hỏi họ. Tốt nhất bạn nên ca ngợi về sức khỏe của họ.
• Hẹn gặp trong kinh doanh: Giờ làm việc thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ
thứ 2 đến thứ 6. Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ sáng đến
2 giờ chiều và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều. Tránh xếp lịch hẹn vào khoảng từ
giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 vì người Hàn thường có 01 tuần đi nghỉ vào thời
gian này trong năm.
• Đàm phán trong kinh doanh: Trong quá trình đàm phán, một số người Hàn Quốc
sẽ liên tục chuyển chủ đề, tốt nhất bạn nên chú ý đến những điểm quan trọng.
Những người giao dịch khác nhau trong cuộc đàm phán sẽ đưa ra rất nhiều câu
hỏi, vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về
những điều khoản trong đàm phán, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi lại họ.
c) Văn hóa tặng quà
• Quà tặng thể hiện rất lớn về mối quan hệ ngoại giao thân hữu tại Hàn Quốc và nó
luôn luôn được đáp lại.
• Số 04 được cho là con số không may mắn. Vì vậy quà tặng của bạn không được là
bội số của 4.
• Số 7 là con số may mắn.
• Giấy gói quà màu đỏ và vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc. Không nên gói
quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen. Quà tặng đảm bảo được gói tinh
tế và sắc sảo.
• Trao và nhận quà bằng cả hai tay.
• Không nên mở quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi xem
liệu bạn có thể mở quà ngay không.
• d) Văn hóa ẩm thực
· Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc gồm nhiều món. Cơm vẫn là món ăn chủ đạo.

Kim chi là món ăn không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn
heo, sườn bò nướng (Kalbi), Gà hầm nhân sâm (Sam-kopsal) cũng là các món ăn tiêu
biểu của Hàn Quốc.


Bữa tối truyền thống nhiều món

· Người lớn tuổi nhất hoặc người quan trọng nhất là người được phép bắt đầu bữa
ăn. Người lớn nhất sẽ được phục vụ đầu tiên.
e) Trang phục
• Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc, tượng trưng cho nét đẹp
truyền thống của người phụ nữ Hàn Quốc. Sự hài hoà trong các đường may thẳng
và uốn lượn của Hanbok ngụ ý thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên sâu sắc. Đồ trang
sức đi kèm không thể thiếu khi mặc Hanbok là trâm cài đầu và hoa tai.
· Trang phục truyền thống Hanbok thường được mặc vào những dịp lễ, Tết (Tết âm
lịch Tết Trung thu Chuseok và các ngày lễ của gia đình).

Hanbok truyền thống của Hàn Quốc
f) Phong tục các dịp lễ tết
· Tết cổ truyền Seollal: Seollal là ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch. Vào ngày
này, toàn bộ gia đình người Hàn Quốc sum họp. Họ mặc bộ Hanbok và tiến hành những
nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau các nghi lễ đó, những thành viên trẻ trong gia đình sẽ cúi
chào các bậc cao niên theo truyền thống (gọi là phong tục Sabae).
Sebae là phong tục người trẻ tuổi hơn cúi lạy các bậc cao niên
đáng kính để chúc mừng năm mới

Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “Sae hae bok mani bak tu sae yo”, có
nghĩa “cầu chúc năm mới nhiều phúc lành”.
• Tết Đoan ngọ Dano (05/5)
Dano là một trong ba lễ hội truyền thống lớn nhất của Hàn Quốc cùng với Tết Nguyên

Đán Seollal và Tết trung thu Chuseok. Dano diễn ra vào thời điểm bắt đầu của mùa hè và
là Ngày cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu.
Trong lễ Dano người phụ nữ thường gội đầu bằng một loại lá đặc biệt mà người ta gọi là
lá mống mắt (gọi là Changpo) với ý nghĩa là hy vọng tránh được tai ương, rủi ro.
• Tết Trung thu Chuseok (15/8)
Lễ hội Trung thu Chuseok cũng là dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc.
Đó là lễ hội tạ ơn đối với những vụ mùa bội thu. Lễ hội thường được kéo dài 3 ngày.
Theo thông lệ, mọi người thực hiện các nghi lễ thờ cúng cổ xưa vào sáng sớm.
Một trong những món ăn chính được chế biến và thưởng thức trong lễ Chuseok là Song-
py-eon, một loại bánh làm từ gạo có hình lưỡi liềm, được hấp cùng lá thông.
Phần 2: Những rủi ro khi làm việc với những người đến từ nền văn hóa
đó và giải pháp cho những rủi ro này.
 Rủi ro về ngôn ngữ:
- Không phải doanh nhân Hàn Quốc nào cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy
và có thể bạn cũng không thể nói tiếng Hàn trôi chảy vì vậy bạn sẽ khó hiểu vấn đề thấu
đáo, khó làm việc chung do bất đồng ngôn ngữ, có thể không hiểu đúng ý muốn của đối
tác, khó hòa đồng với họ.
- Giải pháp: Học thông thạo tiếng Hàn, hoặc thuê thông dịch viên. Hỏi đối tác trước xem
phiên dịch viên có được tham dự buổi họp hay không. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh hãy
nói ngắn gọn, sử dụng câu đơn giản dễ hiểu, nói tốc độ vừa phải, có tóm tắt lại ý chính.
 Rủi ro về tôn giáo
Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều này cũng đồng nghĩa
việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên. Phần lớn người lãnh đạo cao cấp trong công ty
thường là những người đứng tuổi. Vì vậy, khi gặp họ bạn nhớ phải thể hiện sự kính trọng,
bạn nên bắt chuyện và chào họ trước, đừng hút thuốc hay đeo kính râm khi nói chuyện.
 Tính đúng giờ
Người Hàn Quốc coi trọng việc đúng giờ hơn các nước Đông Á khác. Tốt nhất là nên
đến dự tiệc đúng giờ, hoặc có thể đến muộn nhưng đừng quá 20 phút.
 Sự khác biệt trong cách tổ chức đàm phán
Liên hệ và gặp gỡ ban đầu

- Do văn hóa Hàn quốc rất coi trọng vấn đề "tôn ti trật tự", nên trưởng nhóm đàm phán
của doanh nghiệp bạn phải thuộc ban lãnh đạo công ty. Hãy tìm hiểu xem nhóm đàm
phán của đối tác gồm những ai để từ đó sắp xếp trưởng nhóm đàm phán có chức vụ
ngang bằng. Người Hàn Quốc rất coi trọng vị trí xã hội, nên nếu có sự chênh lệch về
chức vụ giữa trưởng nhóm đàm phán của hai bên sẽ khiến họ cảm thấy mình không được
tôn trọng.
-Nếu có thể, hãy lên lịch hẹn với họ trước ít nhất từ 3 đến 4 tuần. Đối tác Hàn Quốc
luôn muốn biết về người họ sẽ gặp gỡ, nên trước khi buổi họp diễn ra, bạn phải cung cấp
thông tin chi tiết về chức danh, vị trí và trách nhiệm của những thành viên tham dự của
bên bạn cũng như những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp. Trong quá trình
đàm phán, bạn phải đi theo đúng như chương trình đã thống nhất. Người làm kinh doanh
tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn
và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài phút trong buổi hẹn công
việc.
Sử dụng danh thiếp
- Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, vì thế bạn hãy chuẩn bị một
lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu
gặp mặt. Nếu ai đó trao danh thiếp cho bạn mà bạn không đưa lại thì họ sẽ nghĩ rằng bạn
không muốn làm quen với họ hoặc vị trí của bạn ở công ty quá thấp hoặc quá cao. Những
người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc với bạn nếu họ biết
rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn.
Quan điểm và phong cách
- Nói chung, đối tác Hàn Quốc hợp tác trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi" nhưng vẫn
bị chi phối bởi mối quan hệ cá nhân. Họ chú trọng cả vào lợi ích trước mắt cũng như lợi
ích lâu dài. Mặc dù phong cách đàm phán ban đầu rất mang tính cạnh tranh, nhưng họ
vẫn coi trọng mối quan hệ lâu dài và hy vọng một kết quả có lợi cho cả đôi bên.
- Một mặt người Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, luôn duy trì việc gây dựng
quan hệ với đối tác nhưng mặt khác họ cũng rất cảm tính, hay công kích đối tác hoặc trở
nên gay gắt trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, phong cách hay công kích không có
nghĩa là họ có mục đích xấu. Cách tốt nhất vẫn là giữ bình tình, thân thiện, hòa nhã và

kiên trì. Đừng bao giờ để các vấn đề bàn bạc trong quá trình đàm phán trở thành những
mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên.
Tốc độ đàm phán
- Thường chậm và kéo dài vì phải trải qua rất nhiều giai đoạn như xây dựng mối quan hệ,
thu thập thông tin, thương lượng, và ra quyết định. bạn có thể phải đi lại khá nhiều lần để
đàm phán. Trong suốt quá trình đàm phán hãy kiên nhẫn, kìm nén cảm xúc và biết chấp
nhận những trì hoãn phát sinh.
- Nếu đối tác Hàn Quốc tự dưng giảm tốc độ đàm phán, hãy đánh giá một cách thật cẩn
trọng xem họ muốn thêm thời gian để tìm hiểu thông tin hay họ không muốn làm ăn với
bạn. Thông thường thì đây có thể là một thủ thuật với mục đích buộc bạn phải giảm giá
đơn hàng. Vì vậy hãy đẩy nhanh tốc độ đàm phán bằng cách chỉ ra những cơ hội có lợi
mà họ có được khi hợp tác với bạn.
Quan niệm phụ nữ trong kinh doanh
- Nếu như trước kia xã hội Hàn Quốc chỉ coi trọng đàn ông thì hiện này vấn đề bình đẳng
giới đã bắt đầu được quan tâm hơn. Nhiều phụ nữ, tiêu biểu là lớp trẻ, đã có vị trí cao
trong xã hội, tuy nhiên vẫn không có thẩm quyền cũng như ảnh hưởng lớn tới việc đưa ra
quyết định cuối cùng.
- Hầu hết người Hàn Quốc cho rằng đàn ông có quyền đưa ra các quyết định. Vì thế đôi
khi những phụ nữ nước ngoài cảm thấy bất bình. Tuy nhiên, phụ nữ châu Âu thường
được tôn trọng hơn so với phụ nữ châu Á. Nếu bạn là nữ, bạn nên nhấn mạnh tầm quan
trọng của công ty bạn và vai trò của mình trong đó. Thư giới thiệu hoặc lời ủy quyền từ
một người có chức quyền trong doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn nhiều hơn khi đàm
phán. Bạn phải thật cẩn trọng khi thể hiện sự tự tin và quyết đoán của mình, đừng quá
xông xáo và niềm nở khi trao đổi với đối tác.
 Vai trò của cá nhân
Người Hàn Quốccoi trọng "chủ nghĩa cá nhân". Xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài và
tin cậy đóng vai trò khá quan trọng. Nếu như những đối tác từ nền văn hóa khác cho rằng
mối quan hệ lâu dài dần dần sẽ có trong quá trình kinh doanh thì người Hàn Quốc lại luôn
muốn thực hiện ngay khi bắt đầu gặp gỡ. Vì thế, hãy bắt đầu ngay với những vấn đề
nghiêm túc khi đối tác thể hiện lòng tin với doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, bạn phải thường

xuyên nhấn mạnh về những lợi ích dài hạn và cam kết của bạn đối với việc xây dựng mối
quan hệ với đối tác
 Phép xã giao
- Người Hàn Quốc cũng khá coi trọng hình thức bên ngoài. Bạn nên chọn trang phục có
màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối quan hệ và
sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao dịch. Nam
giới nên mặc com lê tối màu và thắt cà vạt trong bất kỳ sự kiện nào. Trang phục nữ phổ
biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ.
- Mời ăn tối, giải trí, thi hát karaoke thậm chí uống rượu mạnh có thể giúp xây dựng mối
quan hệ thân thiện với đối tác Hàn Quốc. Từ chối tham gia vào các hoạt động này có thể
được xem như là bạn không quan tâm đến việc làm ăn với đối tác. Đối tác Hàn Quốc xem
đây là cơ hội để truyền đạt những thông điệp quan trọng hoặc là dịp tranh luận để giải
quyết những vướng mắc.
- Trong đời sống cũng như trong kinh doanh, việc tặng quà rất phổ biến ở Hàn Quốc kể
cả ở những bữa tiệc gặp mặt lần đầu. Nghệ thuật trao nhận quà tặng cũng là một phần
quan trọng trong văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc, điều này giúp gìn giữ mối
thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối quan hệ mới.
 Cách cư xử trong giao tiếp
- Người Hàn quốc thường khó chịu nếu khi phát biểu bạn chỉ "đánh bóng" bản thân chứ
không phải giới thiệu về doanh nghiệp của mình. người Hàn Quốc cũng rất thích trò
chuyện với những ai có hiểu biết xã hội rộng. Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ
này thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc
rượu, bữa ăn.
- Vì rất coi trọng thể diện, nên người Hàn quốc thường không trả lời trực tiếp. Việc họ
thường nói "vâng" hoặc gật đầu trong khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ
không nói "Không" khi phải trả lời câu hỏi cho dù trong đầu họ có ý muốn như thế mà
thay vào đó họ thường đưa ra những câu nói như 'Chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề
này" hoặc "Việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thêm".
- Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác trừ bắt tay hoặc đó là mối
quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những

người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Đàn ông Hàn Quốc thường
cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng vào người
đối diện. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy
không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông
người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân
lên nhau trước mặt người khác.

×