Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tài liệu Tính kháng thuốc của côn trùng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 21 trang )

Mở Đầu
I.Tổng Quan:
Hiện tượng côn trùng kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887 (theo
Babos. Patts; 1951). Kể từ đó cho tới nay số loài sâu hại kháng thuốc càng tăng.Vì thế,việc
pḥòng trừ chúng bằng phương pháp sử dụng thuốc hóa học là hết sức khó khăn.
Ngày nay với việc tăng dân số thì cách duy nhất để đáp ứng vấn đề lương thực chỉ có 1
cách duy nhất là thâm canh tăng vụ.
Khi thâm canh tăng vụ hậu quả tất yếu là quá trình mất cân bằng sinh thái xảy ra, sự gia
tăng mức độ tàn phá của sâu, bệnh hại kéo theo việc gia tăng chí phí đầu tư cho các biện pháp
phòng trừ.
Về phương diện sinh học, tính kháng thuốc trừ sâu là một hiện tượng tiến hóa sinh học ở
mức độ quần thể có liên quan mật thiết tới các gen trong cơ thể có tính chống hoạt tính thuốc, khi
sinh vật tiếp xúc liên tục và lâu dài với thuốc BVTV sẽ xảy ra quá trình chọn lọc. Các cá thể
mang gen kháng thuốc sẽ có khả năng tồn tại và gia tăng sức đề kháng qua các thế hệ dưới áp lực
chọn lọc của thuốc trừ sâu. Trước khi tiếp xúc trực tiếp thuốc trừ sâu tần số alen kháng thuốc
thường là thấp, sau nhiều thế hệ tiếp xúc với thuốc làm cho tần số alen kháng thuốc tăng lên rõ
rệt. Tính kháng thuốc của dịch hại lúc đầu tăng chậm, sau đó nhanh dần lên theo nhịp độ sử dụng
thuốc và cuối cùng tạo ra quần thể kháng mạnh.
Sử dụng thuốc hóa học là phương pháp cơ bản và có hiệu lực cao trong việc phòng trừ dịch hại
nói chung sâu hại nói riêng, Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng quá mức các loại thuốc hóa học ngày
càng tăng cũng và cũng như sự xuất hiện tràng lan của các loại thuốc giả, kém chất lượng đă làm
tăng tính kháng thuốc ở côn trùng sâu hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: làm giảm
năng suất và chất lượng của nông sản ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, tác động xấu
đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
II.Lịch Sử Hình Thành Tính Kháng Thuốc:
Sự kháng thuốc DDT của các loài ruồi nhà đã được ghi nhận lần đầu tiên tại Thụy Điển năm
1946 và gần như lan ra khắp thế giới vào năm 1950, sau đó thì các loài ruồi này lại tiếp tục
kháng các nhóm gamma-BHC, aldrin, dieldrin và cả nhóm thuốc trừ sâu gốc Lân Hữu cơ. Bên
cạnh nhóm ruồi nhà, nhiều loài côn trùng và động vật nhỏ gây hại khác cũng đã được ghi nhận là
đã kháng nhiều loại thuốc vào năm 1947, chỉ một năm sau việc sử dụng thuốc Parathion để trị
nhện đỏ đã dẫn đến nhiều loài thuộc nhóm này đã trở nên kháng Parathion tại Hoa Kỳ. Khi


cường độ sử dụng thuốc hóa học ngày càng tăng thì số lượng côn trùng kháng thuốc cũng gia
tăng rõ rệt, từ 224 loài năm 1970, đến 364 loài năm 1975, số lượng côn trùng kháng thuốc đã gia
tăng đến 428 loài vào năm 1980, với 260 loài gây hại trong nông nghiệp và 168 loài ký sinh trên
người và động vật, những con số này chắc chắn là còn rất thấp so với con số thực vì tính kháng
của nhiều loài côn trùng chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa được phổ biến trên sách báo,
tài liệu, thông tin khoa học. Các kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, tính kháng thuốc của côn
trùng xảy ra với hầu hết các loại thuốc trừ sâu và có nhiều trường hợp côn trùng kháng cả với các
chất như chất tiệt trùng hóa học, kháng sinh, độc tố vi khuẩn và nhiều loài có thể kháng với
nhiều loài thuốc khác nhau, chẳng hạn như ở Đan Mạch, các loài ruồi nhà đã kháng được 11 loài
thuốc khác nhau, và sâu tơ (Plutella xylostella L.) đã được ghi nhận kháng trên 46 loài thuốc trừ
sâu, tại 14 nước, bao gồm các loài thuốc thuộc gốc Clo Hữu cơ, Lân Hữu cơ, Carbamate và
Pyrethroid (Virapoug Noppun, T. Miyata và Saito, 1986).
Thống kê số loài trong Ngành Chân Khớp kháng thuốc (Goerghiou, 1981)
III.Khái Niệm Về Tính Kháng Thuốc Của Sâu Hại:
Tính kháng Thuốc là một sự thay đổi tính mẫn cảm đối với các hoạt chất của thuốc có khả
năng di tuyền của một Quần Thể sâu hại, được thể hiện trong sự vô hiệu của chất đó với côn
trùng, mà đúng ra sẽ đạt được mức pḥòng trừ mong đợi khi sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn
cho loài sâu hại đó (theo IRAC).
Hoặc tính kháng thuốc là sự giảm sút tính mẫn cảm của Quần Thể sinh vật đối với một loại
thuốc trừ dịch hại sau một thời gian dài Quần Thể này liên tục tiếp xúc với thuốc đó, khiến cho
những loài này có khả năng chịu được lượng thuốc lớn đủ để tiêu diệt được hầu hết các cá thể
cùng loài chưa chống thuốc. Khả năng này được di truyền qua đời sau, dù cá thể đời sau có hay
không tiếp xúc với thuốc (WHO, 1976).
Để đánh giá mức độ kháng thuốc của sâu hại người ta dựa vào chỉ số chống thuốc (Ri
*
):
III.1.Hiện Tượng Kháng Chéo Và Đa Kháng:
- Kháng chéo(cross-resistance):
Trong tính kháng, người ta ghi nhận đã hiện tượng kháng chéo của dịch hại đối với các loại
thuốc, điều đó có nghĩa là một giống dịch hại khi đã quen với một loại thuốc thì nó cũng có khả

năng kháng với một số loài thuốc trừ dịch hại khác thuộc cùng một gốc hóa học. (Fritzsch, 1967)
Hiện tượng này xảy ra với loại hợp chất sử dụng thường xuyên với quần thể sâu hại và cả
những hợp chất chưa từng tiếp xúc với quần thể sâu hại nhưng có cùng gốc hóa học.
- Kháng chéo âm (negative cross-resistance):
Là hiện tượng khi dịch hại đã trở nên kháng với một loại thuốc nào đó thì nó có thể trở nên
mẫn cảm với một số loài hợp chất khác. (Fritzsch, 1967)
- Tính đa kháng (multiple resistance):
đó là đặc tính mà côn trùng có thể kháng với nhiều loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau
trên côn trùng. Tính đa kháng hiện nay rất phổ biến trên côn trùng và hiện diện ở ít nhất 44 họ
thuộc 10 bộ (Goerghion and Taylor, 1977; Goerghion, 1981).
Kết quả ghi nhận 1980 cho thấy các loài côn trùng có khả năng kháng cùng một lúc nhiều
loại thuốc như: DDT/Methoxychlor, Lindane/Cyclodiene, gốc Lân Hữu cơ, Carbamate,
Pyrethroid và nhómArsenical, bao gồm các loài muỗi Anopheles sachorovi; gián Blattella
germanica; bọ chét Boophilus decoloratus và B. microphus, sâu thuốc lá Heliothis virescens, bọ
khoai lang Leptinotarsa decinlineata, rầy mềm Myzus percicae, sâu tơ Plutella xylostella; rầy
Psylla pyricola; mọt Tribolium castaneum, sâu keo Spodoptera frugiperda và Spodoptera
lettorales; mọt Sitophilus granarius, nhện đỏ Tetranichus urticae.
Các yếu tố ảnh hướng đến tính kháng thuốc của sâu hại:
 Đặc điểm di truyền và sinh vật học của loài dịch hại: những loài dịch hại có khả năng
biến đổi gene lớn, vòng đời ngắn, khả năng sinh sản cao, tính ăn hẹp, ít di chuyển, có phản xạ
sinh lý thích ứng và là những loài có nguy cơ chống thuốc cao.
 Bản chất và đặc điểm của loại thuốc sử dụng: những thuốc tồn tại lâu trên bề mặt vật
phun, dịch hại có điều kiện tiếp xúc nhiều với thuốc ở liều thấp (như các thuốc trừ sâu clo
hữu cơ), những thuốc có tính chọn lọc cao dễ tạo tính chống thuốc. vd: tế bào nấm bệnh có
cấu tạo rất giống tế bào thực vật. Thuốc trừ bệnh cần có tính chọn lọc cao để chỉ gây độc cho
nấm bệnh mà không gây hại cho cây. Vi sinh vật gây bệnh dễ vượt qua khó khăn này để tạo
tính chống thuốc, Đây là nguyên nhân chính để nấm bệnh dễ hình thành tính chống các thuốc
trừ bệnh nội hấp và kháng sinh. Những thuốc xâm nhập nhanh vào cơ thể dịch hại, dễ dịch
chuyển đến vị trí tác động khó tạo tính chống thuốc hơn.
 Cường độ sức ép chọn lọc: bao gồm số lần dùng thuốc, liều lượng thuốc, qui mô sử dụng

và số lượng cá thể dịch hại còn sống sót sau mỗi lần dùng thuốc. Cường độ sức ép chọn lọc
càng lớn, có nghĩa số lần dùng thuốc càng cao, lượng thuốc dùng càng lớn, qui mô dùng
thuốc càng rộng, số lượng cá thể dịch hại còn sống sau mỗi lần dùng thuốc càng nhiều, quần
thể dịch hại phải trải qua sự chọn lọc càng khắc nghiệt, sẽ đẩy quần thể dịch hại đó nhanh
chóng thuốc.
Trong ba nhân tố trên, nhân tố đặc điểm di truyền và sinh vật học của loài là nhân tố khách quan
mà con người không tác động được. Nhân tố bản chất và đặc điểm của loại thuốc sử dụng do bản
chất hóa học và nhà sản xuất các thuốc đó quyết định. Chỉ còn nhân tố thứ ba cường độ sức ép
chọn lọc là nhân tố chủ quan, phụ thuộc vào vốn kiến thức và trình độ tay nghề của người sử
dụng. Đây là vấn đề đặt ra cho cán bộ kỹ thuật. Điều chỉnh và làm giảm cường độ sức ép chọn
lọc sẽ làm chậm tốc độ hình thành tính chống thuốc.
1.2.3 Sự tiến hóa của tính kháng thuốc trừ sâu.
Hiện tượng kháng Thuốc Trừ Sâu của các cá thể trong Quần Thể không phải là sự phát
sinh phát triển tính kháng thuốc của côn trùng mà là một quá tŕnh thích ứng sinh lý của cá thể.
Sự khác biệt di truyền về tính kháng Thuốc Trừ Sâu là đã có sẵn trong Quần Thể tự nhiên từ khi
chưa tiếp xúc với các loại TTS.
Khi một Quần Thể dịch hại chịu tác động lâu dài của một loại Thuốc Trừ Sâu sẽ xảy ra
một quá tŕnh chọn lọc. Những cá thể mang gen kháng thuốc (cũng gọi là gen thích ứng) sẽ tồn
tại, sinh ra đời sau mang tính kháng thuốc. Quá tŕnh chọn lọc về bản chất bao hàm sự thay đổi
về tần số của các gen. Khi chưa tiếp xúc với thuốc, những gen kháng thuốc thường tồn tại với
tần số thấp trong Quần Thể tự nhiên do chúng chưa có điều kiện thích hợp để phát triển. Khi tiếp
xúc với thuốc thường xuyên, trong các thế hệ nối tiếp sẽ có những biến đổi ; tỉ lệ kiểu gen kháng
thuốc tăng dần, ở những thế hệ đầu, phần lớn là dị hợp tử, các thế hệ sau sẽ có đồng hợp tử xuất
hiện. Ở những thế hệ đầu, sự biến đổi này xảy ra từ từ, chậm chạp.
Theo tính toán của Sawiski; 1979, trong một Quần Thể tự nhiên, tỉ lệ các cá thể mang gen
kháng thuốc là 1/10000, nếu cho tiếp xúc liên tục với Thuốc Trừ Sâu qua 15 thế hệ, tỉ lệ này
tăng tới 1/30. Cho tiếp xúc thêm 7 thế hệ nữa tỉ lệ này là 1/1. Điều này góp phần giải thích một
hiện tượng mang tính quy luật thường xảy ra với những vùng dùng nhiều Thuốc Trừ Sâu:Thời
gian đầu dùng nhiều thuốc với nồng độ thấp có hiệu quả rơ rệt, nhưng càng về sau hiệu quả
phòng trừ giảm sút nhanh chóng và sau đó thuốc mất tác dụng.

Như vậy, hiện tượng kháng thuốc không phải là một quá tŕnh thích nghi sinh lý của
các cá thể trong Quần Thể. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự sai khác tự nhiên có bản chất di
truyền về độ mẫn cảm với các chất độc giữa các cá thể trong Quần Thể ( ngay từ khi Quần
Thể) này chưa tiếp xúc với bất kỳ chất độc nào.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá tŕnh tiến hóa, điều này được thể hiện qua
bảng 1.1
Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá tŕnh tiến hóa tính kháng TTS trên
đồng ruộng. Theo Geoghiou và Taylor (1976)
IV.CÁC CƠ CHẾ KHÁNG THUỐC TRỪ SÂU CỦA CÔN TRÙNG:
Các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể muỗi bằng nhiều cách và ảnh hưởng đến sự sống sót
của chúng ở mức độ khác nhau. Dựa vào khả năng hóa chất bị phân giải trực tiếp hay không khi
tác động lên cơ thể muỗi để chia ra các loại cơ chế:
Kháng do cơ chế chuyển hóa (metabolic mechanism)
Trong cơ chế này khi phân tử hóa chất diệt và xâm nhập vào cơ thể, dưới tác dụng của các
enzym khác nhau trong cơ thể muỗi kháng thuốc nó sẽ bị phân giải theo nhiều con đường khác
nhau như: oxy hóa, thủy phân, hydro hóa, khử clo, ankyl hóa trở thành chất không độc. Có 3
nhóm enzyme đóng vai trò chính trong cơ chế côn trùng kháng các nhóm thuốc Chlor hữu cơ,
Phốt pho hữu cơ, Carbamat và Pyrethroides.
 Men Esterase thường liên quan đến cơ chế chuyển hóa trong nhóm Phốt pho hữu cơ,
Carbamat, nhưng ít có tác dụng đối với nhóm pyrethroid.
 Men DDTI(dehydrochorinase) như là Glutathione S-transferase (GSTs) kháng DDT ở
ruồi nhà Musca domestica, Anopheles và Aedes, men này khử clo của phân tử DDT, chuyển
DDT thành DDE là hợp chất không có tính độc cho với côn trùng .
 Men Monooxygenases liên quan đến sự chuyển hóa của nhóm Pyrethroids, hoạt hóa hoặc
khử oxy trong nhóm Phốt pho hữu cơ, nhưng ít có tác dụng đối với nhóm Carbamate. Nó là
những phức hợp men đóng vai trò trong chuyển hóa chất sinh học lạ (xenobiotics) và trong
chuyển hóa nội sinh (endogenous metabolism). Các men Monooxygenases P450 đóng vai trò
quan trọng trong việc thích nghi với hóa chất của côn trùng. Sự gia tăng của men này có liên
hệ chặt chẽ với sự kháng hóa chất nhóm Pyrethroid.
Cơ chế này tạo ra một mức độ kháng mạnh mẽ nhất của muỗi đối với từng loại hóa chất. Sự

kháng là kết quả của sự thay đổi về mặt cấu trúc enzym làm tăng khả năng giải độc của nó
hoặc tăng số lượng enzym dẫn đến tăng sự đào thải độc tố hoá chất diệt côn trùng ra khỏi cơ
thể chúng.
Hình 1: các ví dụ về các cơ chế kháng hóa sinh ở
cấp độ phân tử.
A. Đột biến ở một axit amin trong vùng trải trên
màng IIS6 của gen kênh vận chuyển Na+ đã tạo
ra tính kháng DDT – pyrethroid ở Anopheles
gambiae. Cũng codon bị đột biến đó đã tạo ra tính
kháng rất phong phú ở côn trùng.
B. Nhân tố điều hòa (phía trên trình tự mã hóa)
còn gọi là “hộp Barbie” cho phép cảm ứng các
gen kháng mã hóa Esterase và Oxidase phân hủy
thuốc diệt côn trùng. Nhiều các nhân tố điều hòa
giả thiết này đã được tìm ra là có liên quan đến
các ezyme kháng ở vector.
C. Đơn vị siêu sao chép A2-B2 Esterase. Các gen
Esterase kháng này nằm ở đầu 5’ tới đầu 5’ trong
cùng một đơn vị khuyếch đại.
Kháng do giảm tính thẩm thấu
Là cơ chế mà trong đó hóa chất diệt không bị phân hủy trực tiếp, song tính kháng được hình
thành là do giảm khả năng thấm. Nhiều loại hoá chất diệt côn trùng thâm nhập vào cơ thể côn
trùng qua lớp biểu bì. Những thay đổi của lớp biểu bì của côn trùng làm giảm tốc độ thẩm thấu
của hoá chất diệt côn trùng gây nên sự kháng đối với một số hoá chất diệt. Đơn thuần tính thấm
giảm chỉ gây ra sự kháng ở mức độ thấp.
Kết quả nghiên cứu cơ chế kháng thuốc DDT của ruồi nhà đã chứng minh: Ruồi kháng DDT có
lớp cutin dày hơn, khó thấm DDT hơn những so với ruồi mẫn cảm DDT. Tác giả Otto.D (1976)
cũng đã nêu lên sự thay đổi về cấu tạo của Lipoid, sáp và protein trong cutin hoặc gia tăng kết
cứng biểu bì của những côn trùng kháng thuốc.
Pery. A.S và Agosin. M (1974) cũng cho rằng những quần thể côn trùng kháng hóa chất đã xuất

hiện một lớp Lipid có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của hóa chất vào cấu trúc tinh tế của hệ
thần kinh, làm cho thuốc mất tác dụng. Cơ chế này hiếm khi được đề cập tới, nó thường được coi
là thứ yếu thậm chí không được nhắc tới ở muỗi. Tuy nhiên, nếu phối hợp với các cơ chế kháng
khác, nó có thể tạo nên sự kháng cao. Cơ chế này hầu hết được phát hiện qua các nghiên cứu tính
thấm sử dụng hoá chất diệt đánh dấu.
Kháng do biến đổi vị trí đích (Target-Site Resistance)
Sự kháng này gây ra bởi sự biến đổi vị trí đích tác động của hoá chất diệt côn trùng. Sự biến đổi
đó đã được quan sát thấy ở các enzym và cơ quan cảm nhận thần kinh, đó là điểm đích của một
số lớp hoá chất diệt côn trùng. Có 3 hình thức kháng hoá chất diệt côn trùng bằng cách thay đổi
vị trí đích nhạy cảm.
Hình 2. Cơ chế tác động gây côn trùng của 4 nhóm hóa chất, vị trí đích của các nhóm Phốt pho
hữu cơ và Carbamate là enzyme Acetylcholinesterase và vị trí đích của nhóm hóa chất Pyrethroid
và DDT là cổng điện thế của kênh vận chuyển ion natri (WHO, 2006). (AchE: Enzyme
Acetylcholinesterase, Ach: Chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine, ChAT: Enzyme vận chuyển
Acetylcholine, vg-Na+ chanel: kênh vận chuyển ion natri, MACE: enzyme Acetylcholine đã bị
thay đổi, kdr: Kháng hạ gục).
Kháng kdr (Knockdown Resistance) hay kháng liên quan đến vai trò các kênh Na+
Kháng kdr liên quan đến các đột biến gen tổng hợp các protein có vai trò vận chuyển natri qua
màng ở một số loài côn trùng. Các hoá chất DDT và Pyrethroid làm thay đổi động học của các
kênh vận chuyển natri có vai trò trong sự truyền các xung thần kinh Có hai dạng đột biến kdr
khác nhau đã được phát hiện ở muỗiAn. gambiae ở châu Phi. Ở Đông Phi, kháng kdr liên quan
đến một đột biến dẫn tới kết quả là một leucine được thay thế bởi một phenylalanin ở mảnh S6
thuộc domain thứ 2 của alen kdr (L1014F). ở Kenya một dạng đột biến khác cũng được tìm thấy,
đó là đột biến thay thế leucine bằng serine ở vị trí tương tự (L1014S). Sự kháng chéo đối với
DDT và pyrethroidlà một chỉ thị của sự kháng kdr và thường nó có tính lặn di truyền.
Hiện tượng trơ hoặc thay đổi men Acetylcholinesterase (MACE: Modified
acetylcholinesterase)
Men Acetylcholinesterase (AchE) của côn trùng liên quan đến việc kháng hóa chất nhóm Phốt
pho hữu cơ và Carbamate. AchE thủy phân chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine trên màng
synap sau của tế bào thần kinh. Trong muỗi C.pipiens có sự gia tăng2 loại men AchE 1 và AchE

2, tuy nhiên chỉ có AchE 1 có vai trò trong kháng hóa chất của muỗi này. Men AchE bị biến đổi
về độ mẫn cảm cũng khiến cho ruồi, ve, mò không những chỉ chống với một loại hóa chất mà
có thể cùng một lúc chống được nhiều loại hóa chất thuộc 2 nhóm trên (Hama.H và Iwata.T,
1971).
Kháng do thay đổi thụ thể (receptors) GABA (G-Amino Butyric Acid)
GABA là thụ thể thuộc nhóm các thụ thể dẫn truyền thần kinh. Những thụ thể này được hình
thành bởi 5 tiểu đơn vị (subunits) xung quanh kênh dẫn truyền ion. Thụ thể GABA của côn trùng
là điểm tác động của nhóm thuốc Pyrethroid, Chlor hữu cơ (Cyclodiene) và chế phẩm.
Avermectin. Cơ chế kháng là do sự thay đổi một nucleotit trong một bộ ba mã hoá của gen tổng
hợp nên thụ thể, qua đó làm giảm độ nhạy của thụ cảm thể đối với hiệu lực độc của hoá chất diệt
côn trùng. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các côn trùng kháng hóa chất Cyclodiene có khả
năng ly giải độc chất Picrotoxin cũng như Phenylpyrazole và làm giảm hiệu lực của Ivermectin
(Avermectin) liên quan đến vai trò của các thụ thể GABA.
Kháng tập tính (behaviouristic resistance)
Đó là sự thay đổi của côn trùng trong tập tính né tránh được liều chết của hóa chất. Những thay
đổi bao gồm sự giảm xu hướng bay vào vùng sử dụng hoá chất hay tránh xa khỏi bề mặt có hoá
chất. Tuy nhiên, sự kháng này cũng hiếm khi được đề cập đến.
Biện pháp hạn chế tính kháng
việc khắc phục tính kháng thuốc của sâu hại tập trung vào việc hạn chế đến mức tối đa áp lực
chọn lọc đến quần thể sâu hại
nhìn chung việc này là khó tuy nhiên vẩn có một số biện pháp như sau:
- Dùng luân phiên các loại thuốc BVTV: ở những địa phương chưa hình thành tính kháng
thuốc, việc luân phiên dùng thuốc đúng kết hợp với các biện pháp khác, có thể làm chậm
tốc độ hình thành tính chống thuốc. Khi luân phiên, nên dùng các loại thuốc thuộc các
nhóm thuốc có cơ chế tác động khác nhau và mỗi loại thuốc, không nên xuất hiện nhiều
lần/1vụ.
Để trừ sâu tơ hại rau họ thập tự có thể luân phiên các thuốc hóa học, các thuốc
điều khiển sinh trưởng côn trùng và các thuóc trừ sâu sinh học (như Bt). Do chưa hiểu
cặn kẽ cơ chế chống thuốc của dịch hại, sự tác động lẫn nhau của các cơ chế đó và quá
trình hình thành tính kháng chéo của sâu hại với các loại thuốc, nên nhiều khi luân phiên

thuốc còn làm cho dịch hại nhanh chóng chống thuốc hơn, phổ chống chịu bắt chéo mở
rộng hơn.
- Dùng các chất hợp lực (synergist), chất phá vỡ tính chống thuốc (resistance breaker), chất
phản chống chịu (anti-resistance). Những chất này khi tạo hỗn hợp với các thuốc đã bị
dịch hại chống lại, có thể khôi phục lại hiệu lực của thuốc. Nhưng những chất này chỉ có
tác dụng ức chế chuyên biệt với từng cơ chế chống thuốc nên chúng không kìm hãm
được tính chống chịu nhiều mặt. Có nhiều trường hợp quần thể sinh vật đã hình thành
luôn cả tính chống đối với các chất này.
Không nên coi hỗn hợp nhiều thuốc với nhau là một biện pháp tốt để hạn chế tốc
độ hình thành chống thuốc. Thậm chí khi hỗn hợp thuốc, có thể đẩy dịch hại chống thuốc
nhanh hơn, phổ chống chéo mở rộng hơn, gây nhiều khó khăn hơn cho việc phòng trừ.
- Biện pháp thích hợp nhất là xây dựng chiến lược phòng trừ dịch hại tổng hợp, nhằm giảm
sức ép chọn lọc của thuốc BVTV, trên cơ sở hiểu biết đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
cũng như mối quan hệ của dịch hại với các loài sinh vật khác trong quần thể và bản chất
chống thuốc của dịch hại.
Sự kháng thuốc của sâu hại ở việt nam:
Trong những năm gần đây trên thế giới nói chung và ở việt nam nói riêng số lượng các loại
BVTV có nguồn gốc hóa học đã tăng đáng kể những năm 80 của thế kỷ trước lượng thuốc
BVTV nhập vào việt nam là 10000 tấn/năm đến năm 1991 số lượng này tăng lên gấp đôi 21000
tấn/năm, 1994 là 31000 tấn/năm về chủng loại năm 1988 có 40 loại đến năm 1992 có 192
loại(luận văn thạc sĩ Mai Thị Thủy 2006) đến nay thì con số này đã tăng lên rất nhiều
Từ thực trạng trên thì tình trạng sâu bệnh hại kháng thuốc cũng đã tăng lên rất nhiều đến năm
1990 đã thống kê được có 504 loài sâu nhện kháng thuốc
Một số sâu hại chính ở việt nam đã được ghi nhận khả năng kháng với nhiều loại thuốc như:
- Sâu xanh da láng (spodoptera exigua)
- Sâu tơ (plutella xylostella)
- Sâu xanh đục quả (heliothis armigera)
- Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayana)
- Rầy nâu (nilaparvata lugens steel)
- Bọ hà (Cylas formicarius Fabricius)

- Bọ trỉ sọc vàng (thrip palmi)
- nhện đỏ (Tetranichus urticae)
- Sâu keo (Spodoptera frugiperda)
Các loại sâu hại trên kháng cùng một lúc nhiều loại thuốc như: DDT/Methoxychlor,
Lindane/Cyclodiene, gốc Lân Hữu cơ, Carbamate, Pyrethroid thậm chí cả nhóm Arsenical
Trong số đó sâu tơ nổi lên trở thành một trong những loại sâu gây hại rau màu quan trọng
nhất.Và là loài có khả năng kháng thuốc mạnh nhất.
Sâu tơ có thể sinh sản ở nhiệt độ từ 10 độ đến 40 độ nên có thể phá hại bất cứ mùa cải nào ở
khí hậu Việt Nam. Sâu tơ nguồn gốc vùng Địa Trung Hải, nhưng ở vùng này có nhiều thiên địch
giết sâu nên sâu không lan tràn. Người ta đã kiểm tra được ở xứ Moldavia thuộc Rumani đến 28
loài ký sinh. Ở khí hậu nóng nực như nước ta sâu tơ phát triển mau lẹ vì có ít thiên địch và có
tổng tích ôn cao.
Trong thập niên 1950, nông dân làm vườn ở Đà Lạt, Liên Khương, Tùng Nghĩa, Lạc Lâm khi
thấy thuốc DDT, rồi sau đó HCH, Lindan không còn hiệu quả thì chuyển qua thuốc Malathion,
Diazinon, Dibrom (Cibro 50) v.v thuộc hữu cơ-lân rồi đến nhóm carbamat như Sevin, nhóm
pyrethroid như Baythroid, Sherpa, nhóm thio-carbamat như Padan (Cartap). Thế nhưng hiệu quả
của thuốc mỗi ngày một bớt dần. Phản ứng của bà con nông dân là tăng thêm nồng độ thuốc hay
phun thuốc nhiều lần hơn. Hậu quả là càng tai hại hơn nữa vì lẽ sâu tơ không những sinh trưởng
quanh năm mà còn có thể tá túc phá hại nhiều loại cây khác ngoài loài cây họ cải. Do có các
dòng, nòi sâu kháng thuốc càng phát triển mau chóng hơn trước. Việc sử dụng thuốc một cách
thiếu suy xét như vậy lại làm cho những sâu trước đây ít phá hại trở nên trầm trọng như sâu ăn
tạp (sâu khoang, sâu ổ Spodoptera littoralis), sâu ăn nõn Hellula undalis v.v vì các thiên địch
của các loại sâu này cũng bị thuốc phun giết luôn.
(Các) nguồn

xuất phát từ thực thế trên nhóm đã thực hiện 1 cuộc điều tra nhỏ về tình hình kháng thuốc của
sâu tơ tại phường Đông Hòa tx Dĩ An tỉnh Bình Dương thời điểm tiến hành điều tra là vào ngày
12/11/2012.
kết quả điều tra của nhóm về tính hình kháng thuốc của sâu tơ:
khi được hỏi các hộ nông dân ở đây cho biết thường chỉ sử dụng biện pháp hóa học và bắt sâu

bằng tay. Ngoài ra thường chỉ sử dụng 1 loại thuốc cho đến khi hết thấy thuốc giảm tác dụng
mới chuyển sang sử dụng loại khác chỉ có hộ của ông Phạm Văn Hưng là sử dụng luân phiên
giữa nhiều loại thuốc
đa số nông dân ở đây sử dụng takumi hoạt chất(flubendiamide) và Pegasus hoạt chất
(diafenthiuron) liều lượng gấp đôi so với khuyến cáo của nhà sản xuất
về thời điểm sử dụng thuốc: người dân phun thuốc vào buổi sang khi phát hiện sâu trên đồng chỉ
có hộ của ông Phạm Văn Hưng là phun khi phát hiện ngài đẻ trứng và sâu non
phụ lục hình ảnh

×