MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Khơng có gì quý hơn độc lập tự do là tư tưởng mang
tầm vóc và ý nghĩa to lớn đối với lý luận, thực tiễn sự nghiệp xây dựng Nhà nước
pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tại Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 (tháng 5/1941), Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Nếu khơng
giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn
thể dân tộc, chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu,
mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được."[1]. Vì
thế, quyền con người được coi là giá trị thiêng liêng, là khát vọng của cả dân tộc
Việt Nam. Trên thế giới vấn đề bảo vệ quyền được nghiên cứu đã từ lâu, các văn
kiện quốc tế quan trọng ra đời: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền(1948); Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa(1966);… Cịn ở Việt Nam, vấn đề
này ln được quan tâm trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. Đặc biệt, quy
định tại Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013:” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật”. Như vậy, đây được coi là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp,
mỗi cơng dân có thể tự do thực hiện quyền của mình nhưng khơng được vượt quá
giới hạn Luật cho phép mà vi phạm lợi ích của người khác.
Tuy nhiên thực tiễn hiện tại, trong bối cảnh phịng, chống dịch Covid có thể hạn
chế một số quyền của con người, cơng dân. Do đó em xin chọn đề tài “Việc áp
dụng Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2020 về
tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
có thể hạn chế những quyền của con người, công dân” để làm bài tiểu luận.
1 Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000, tập 7, trang 113.
2
NỘI DUNG
I – Khái niệm, đặc điểm quyền con người, quyền công dân
Ngay từ khi xã hội xuất hiện mầm mống giai cấp, giữa các giai cấp với nhau đã
hình thành nên mâu thuẫn về lợi ích. Giai cấp nắm trong tay của cải, tư liệu sản
xuất áp đặt tư tưởng của mình lên giai cấp khác, vơ hình chung việc đó xâm phạm
tới quyền tự nhiên của giai cấp bị trị. Khi đó tất yếu sẽ xảy ra đấu tranh để địi lại
sự bình đẳng – tư tưởng về quyền con người xuất hiện. Tuy nhiên, đến thế kỉ XVII
là giai đoạn phát triển rực rỡ của các quan điểm về quyền con người mà cho đến
nay vẫn còn có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người.
“Quyền con người” là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận
dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người
chứ khơng phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự
nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hoá ban cho con người như
quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con
người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ nó[2]. Quyền con người khơng
những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên mà nó cịn được nhìn
nhận trên quan điểm các quyền pháp lí. Theo đó “quyền con người được hiểu là
những đảm bảo pháp lí tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người[3]. Cịn cơng dân là sự xác
2 Xem:
Chales Debbash, Jacques Bourdon, Jean Marie Pontier, Jean Claude Rissi,
Từ điển thuật ngữ chính trị (Lexique de politique), Nxb. Dalloz, 2001 (Bản dịch
tiếng Việt của Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2005, tr. 193.
3 Xem: United Nations, UNHCHR, Freequently Asked Questions on a Human
Rightsbased Aproach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006,
p. 8.
3
định một thể nhân về mặt pháp lí thuộc về một nhà nước nhất định. Theo đó
“Quyền cơng dân” là những nhu cầu, lợi ích vốn có của cơng dân được ghi nhận và
bảo vệ bởi pháp luật được xác định trong Hiến pháp trên tất cả lĩnh vực. Gắn với
quyền công dân là nghĩa vụ.
Theo quan điểm của Mác: “Quyền con người là những đặc quyền chỉ có ở con
người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người”.[4] Tuy
nhiên, trong quan niệm của mình, Mác cũng có sự tách biệt tương đối về quyền con
người và quyền công dân, xem đây là hai bộ phận khác nhau trong cùng một thể
thống nhất. Trong tư tưởng của Mác, khơng có sự đối lập tuyệt đối, cũng như
khơng có sự đồng nhất thuần túy giữa quyền con người và quyền cơng dân, mà đó
là sự đối lập và thống nhất tương đối của các sự vật hiện tượng trong thế giới
khách quan của xã hội hiện thực. Quyền cơng dân có phạm vi hẹp hơn quyền con
người, do quyền công dân là quyền được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo
đảm với những người đủ tiêu chuẩn – gắn với quốc tịch. Còn quyền con người
được áp dụng với tất cả mọi người, ở mọi nơi phạm vi tồn cầu, khơng phụ thuộc
vào biên giới quốc gia. Như vậy việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân là vô cùng cần thiết.
II - Việc áp dụng Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 24 tháng 04
năm 2020 về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong
tình hình mới có thể hạn chế một số quyền.
1. Các quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Đối với mỗi con người, tự do cá nhân là vấn đề quan trọng, là nền tảng cuộc sống
hạnh phúc. Tự do là khi một cá nhân khơng bị ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và
hành động theo đúng với ý chí của mình. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tự do không phải chỉ là tự do tư tưởng của một cá nhân muốn nghĩ thế nào
tùy ý, bất chấp quy luật khách quan bên ngoài, mà tự do phải là sự nhận thức tính
tất yếu và làm theo tính tất yếu đó. Như vậy tự do là quyền của con người. Quyền
4 C.Mác
- Ph.Ăngghen, Về quyền con người, Nxb CTQG, 1998. Hà Nội, tr. 14.
4
tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền cơ bản công
dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho các quyền cơng dân đã được ghi nhận
phải được thực thi, phải tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền. Trong bối cảnh
Covid 19, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ bị ảnh hưởng đến quyền tự do kinh
doanh.
Ở Việt Nam, ngay từ Hiến pháp 1992, sau công cuộc Đổi mới quyền tự do kinh
doanh đã được ghi nhận, đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận
quyền. Đặc biệt quy định tại Điều 33, Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm”. Và hiện thực hóa
quyền tại Khoản 2 Điều 7 Bộ Luật Doanh nghiệp: “Tự chủ kinh doanh và lựa
chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”. Chính
vì thế Quyền được tự do kinh doanh là quyền thuộc tính tự nhiên cá nhân, được tự
do thực hiện, được toàn quyền tự chủ các hoạt động kinh doanh mà khơng chịu bất
kì sự tác động, ép buộc bởi bất cứ ai. Vậy vì sao chỉ có các cơ sở kinh doanh không
thiết yếu lại phải chấp nhận tiếp tục đóng cửa trong khi mọi cơng dân bình đẳng
với nhau về quyền lợi, trong khi cơ sở kinh doanh là do chính họ bỏ vốn thành lập.
2. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, nghệ thuật
Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, từ đó hình thành phẩm chất tốt đẹp của
con người. Định nghĩa về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1942) khẳng định:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, lồi người phát minh ra ngơn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Ngày nay đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, âm nhạc hiện hữu
trong mọi lĩnh vực đời sống, cứ thế mà ăn sâu, thấm nhuần vào đời sống xã hội.
Hơn nữa trong suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc và xã hội
5
chủ nghĩa ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định mối quan hệ mật thiết
giữa văn hóa với con người, chính trị, kinh tế và xã hội. Đặc biệt tại Đại hội toàn
quốc lần thứ VI (năm 1986) - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, Đảng đã khẳng định
vị trí quan trọng của văn hóa trong việc xây dựng nhân cách, xây dựng lối sống cho
con người. Và văn hố cịn là hình thức chăm lo đời sống tinh thần, tạo động lực
giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức. Chính vì vậy mà sau ngày
dài làm việc căng thẳng bản thân mỗi người thường có nhu cầu giải tỏa, một số bộ
phận lựa chọn đến karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường... để thư giãn. Tuy nhiên
trong bối cảnh Covid 19 việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ làm giới
hạn mọi người không được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc, vui chơi mà
vốn dĩ ai cũng bình đẳng về cơ hội thưởng thức giá trị văn hóa. Nếu như lĩnh vực
văn hóa bị xem nhẹ thì sẽ dẫn đến hậu quả là tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng
trong q trình phát triển tồn diện của con người, của dân tộc. Ngoài ra Điều 41
Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị
văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.”
3. Quyền được vui chơi giải trí của trẻ em
Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ngày càng mở rộng quyền con người. Đối
với trẻ em, Nhà nước và xã hội ghi nhận một số quyền quan trọng, cơ bản mang
tính thiết yếu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em
Theo công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (CRC), Khoản 1 Điều 31 quy
định”Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và thư
giãn, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí và được tự do tham gia
các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.”. Ở Việt Nam quy định
tại Hiến Pháp 2013 Điều 37: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm
hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi
khác vi phạm quyền trẻ em”. Để cụ thể tại Điều 17, Bộ Luật trẻ em 2016 quy định
về Quyền vui chơi, giải trí: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về
6
cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù
hợp với độ tuổi”.
Như vậy, quyền vui chơi, giải trí lành mạnh khơng chỉ là nhu cầu mà còn là điều
kiện quan trọng để trẻ em phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc ghi nhận, bảo
vệ các quyền này càng có ý nghĩa đối với các nhóm trẻ em chịu nhiều thiệt thòi
như trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, những trẻ em là nạn nhân của việc xâm hại và
bóc lột,... Để bảo đảm quyền này rất cần sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà
trường và xã hội, các chủ thể phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ không chỉ
các điều kiện vật chất, mà quan trọng hơn nhiều, phải tạo ra môi trường thuận
lợi cho trẻ em vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn, được tự do tham gia các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật.
Chính vì những lí do trên, khi đóng cửa các khu vui chơi, giải trí khiến cho trẻ
khơng có mơi trường hoạt động, bản thân sẽ bị gị bó khi mà chỉ được ở nhà và đến
trường.
III - Việc áp dụng Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 24 tháng 04
năm 2020 về tiếp tục thực hiện các biện pháp phịng, chống dịch Covid-19 trong
tình hình mới góp phần đạt mục tiêu kiểm sốt được dịch bệnh, tiếp tục phát triển
kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.
Theo em việc thực hiện các Chỉ thị, trong đó có Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính
phủ có thể hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như đã nêu ở trên.
Nhưng nước ta với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, độ mở của nền kinh tế lớn nên
dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực. Không chỉ gây thiệt hại
về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ mà còn ảnh hưởng
mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân, tác động trực tiếp đến việc làm và thu nhập
của người lao động...thì việc thực hiện một số quyền có thể gác lại, phát huy lối
sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là cần thiết. Bởi sự chung
sức, đại đoàn kết dân tộc sẽ tạo ra sức mạnh vô song để chiến thắng đại dịch.
7
Tiếp theo, với điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn, nguồn đầu tư cho tăng
trưởng còn hạn chế, việc ban hành các Chỉ thị, các Chính sách hỗ trợ trước hết
cũng là vì lợi ích của tồn dân, chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, thực hiện
tinh thần “khơng một ai bị bỏ lại phía sau” thể hiện nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà
nước. Năm 2020, khi cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bước vào giai
đoạn mới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi phịng chống dịch bệnh
đồn kết, đồng sức, đồng lịng tồn dân tộc từ đó vững niềm tin, động lực cùng
quyết tâm phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó, cả hệ thống Chính trị vào cuộc
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục; ban hành nhiều nghị quyết, chỉ
thị, quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan chức năng, địa phương tập trung
triển khai, ứng phó và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thời gian qua bằng những giải pháp và chiến thuật hiệu quả của Việt Nam khi
“đánh giặc” vơ hình COVID-19. Nhân dân từ hoang mang lo lắng, hoảng loạn,
thậm chí sợ hãi đã nhanh chóng lấy lại cân bằng và an tâm tin tưởng hơn khi cơng
tác phịng chống dịch COVID-19 của chúng ta đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi
nhận. Ngày 23/4, trang Forbes.com tại Mỹ đã đăng tải bài viết của chuyên gia
Mark Travers, trong đó dẫn kết quả thăm dò dư luận mới nhất của hãng YouGov tại
26 quốc gia, vùng lãnh thổ cho thấy Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia có
đơng đảo người dân ủng hộ cách ứng phó của chính phủ đối với dịch COVID-19
với 95% người dân ủng hộ.
KẾT LUẬN
Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước thực sự to lớn, Người ln nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị
cao nhất là dân vì dân là chủ”[5] ; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân
là chủ”[6]. Chính vì thế các quyền và tự do cơ bản của người dân luôn được tôn
trọng và bảo vệ. Được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp kể từ khi Cách mạng
5 Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 6, NxbCTQG, H,2000, tr.515. 2
6 Sđd, tập 7, tr.499.
8
Tháng 8 thành công và đến khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức Liên
Hợp Quốc 1977 Việt Nam ln tích cực tham gia vào ngày càng nhiều các công
ước quốc tế về quyền con người, quyền công dân. Đây là một minh chứng rõ nét
về nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng các
quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên trong bối cảnh Covid – 19
có thể hạn chế một số quyền con người, quyền công dân bao gồm quyền lao động,
quyền tự do, quyền vui chơi nhưng việc cá nhân vì tập thể, mỗi người dân vì lợi
ích chung của đất nước, hi sinh một chút quyền lợi là điều kiện quan trọng để đoàn
kết toàn dân tộc cùng vượt qua đại dịch.
9