Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Trình bày khái niệm chú ý, các đặc điểm đặc trưng, ưu thế hạn chế của các loại chú ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong các hiện tượng tâm lý, chú ý là một hiện tượng tâm lý quan trọng,
nó không phải là một quá trình độc lập, cũng không phải là một thuộc tính tâm
lý của cá nhân. Chú ý là hiện tượng tâm lý độc đáo luôn xuất hiện kèm theo hoạt
động, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho
chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Vì thế chú ý là một biểu hiện đặc
trưng của trạng thái tâm lý. Để nhận thức sâu sắc về vấn đề này nhóm em xin đi
nghiên cứu đề tài: “ Trình bày khái niệm chú ý, các đặc điểm đặc trưng, ưu
thế hạn chế của các loại chú ý”.

NỘI DUNG
I, Khái niệm chung về chú ý:
1. Định nghĩa:
Chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng
nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
2. Vai trò:
Chú ý giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người. Chú ý là điều kiện để hoạt động nhận thức diễn ra dưới
các cấp độ khác nhau. Chú ý giúp ta tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làm
tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức. Khi đánh giá vai trò của chú ý, nhà khoa
học người Nga K.D.Usinxki cho rằng, chú ý chính là cánh cửa mà mọi sự vật
1


của thế giới xung quanh muốn đi vào được tâm hồn mỗi con người, đều phải đi
qua.
Đồng thời trong hoạt động thực tiễn, sự chú ý đến các thuộc tính căn bản
nhất của sự vật, hiện tượng giúp ta cân nhắc đến các thuộc tính ấy một cách tốt
nhất. Qua đó, tổ chức hoạt động thực tiễn phù hợp với đặc điểm của hoàn cảnh


và nhiệm vụ đề ra trước mỗi con người. Ngoài ra chú ý còn thể hiện gián tiếp
các đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân như nhu cầu, hứng thú...Vì thế thông qua
chú ý, con người còn tự thể hiện, tự bộc lộ bản thân mình.
Đặc biệt, trong hoạt động tư pháp, chú ý có vai trò quan trọng. Chú ý ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc mà người cán bộ tư pháp tiến hành.
Chú ý giúp cán bộ tư pháp tập trung nhận thưc của mình lên các tình tiết, các
thông tin cần thiết, đảm bảo được tính khách quan, đúng đắn của hoạt động nhận
thức. Trong hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, nếu người cán bộ tư
pháp biết định hướng chú ý của các chủ thể tham gia tố tụng một cách hợp lý sẽ
giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn trong lời khai của họ, đảm bảo cho việc
thu thập và làm sáng tỏ các thông tin cần thiết.
3. Các thuộc tính của chú ý:
- Khối lượng chú ý: được đo bằng số lượng đối tượng mà chú ý có thể hướng
tới trong một khoảng thời gian rất ngắn.
- Phân phối chú ý: là năng lực chú ý đồng thời hướng tới một số đối tượng.
- Tập trung chú ý: là việc con người hướng tới hoạt động tâm lý, tập trung cao
độ vào một số đối tượng cần thiết của hành động.
- Sự bền vững của chú ý: Độ bền vững của chú ý được thể hiện ở khả năng duy
trì lâu dài chú ý tới một hoặc một số đối tượng.
- Sự di chuyển chú ý: là sự dịch chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác
một cách có chủ định.

II, Phân loại chú ý:
Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thể chia
chú ý làm ba loại: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định, chú ý sau chủ định.
1. Chú ý không chủ định:
2


1.1 Khái niệm:

Là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có sự tác động
kích thích của đối tượng đó. Như vậy, chú ý không chủ định là trạng thái chú ý
không định trước , không theo một kế hoạch và mục đích nào cả.
Ví dụ, anh A đến cửa hàng với ý định mua hàng hóa B,vô tình nhìn thấy
hàng hóa C, cảm thấy hàng đó hay hay, liền chú ý tới hàng hóa C, như thế chú ý
của anh A là chú ý không có chủ định.
1.2 Đặc điểm:
Chú ý không chủ định có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặc điểm
sau đây của kích thích:
- Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường
- Cường độ của kích thích: theo quy luật về cường độ đối với thần kinh, thì kích
thích càng mạnh hưng phấn do nó gây nên càng lớn. Do vậy dễ tạo ra chú ý
không chủ định nhưng nếu kích thích quá mạnh sẽ gây ra phản ứng đau
- Độ hấp dẫn của vật kích thích là một điểm tổng hợp của hai đặc điểm trên, thể
hiện ở mức độ phù hợp với người bị tác động, dễ gây “tò mò” ở người đó.
- Sự bắt đầu hoặc kết thúc một kích thích
1.3 Ưu thế:

- Làm cho hiểu biết của con người phong phú, đa dạng.
- Tế bào thần kinh lúc thì căng thẳng, lúc thì thoải mái, nhẹ nhõm, do đó khó
xảy ra tình trạng mệt nhọc về tâm lý, cũng khó bị ức chế tức là tiêu hao ít năng
lượng thần kinh ( con người ít bị mệt mỏi).
1.4 Hạn chế:
- Về tính bền vững: do không có sự nỗ lực của ý chí nên thời gian ngắn và dễ
thay đổi.
- Về tính mục đích, chú ý không chủ định không có mục đích sẵn từ trước nên
tính tự giác kém.
- Dễ bị phân tâm, không thể định hướng hoạt động tâm lý vào sự vật cụ thể nào,
khó làm tốt công việc.
- Bị tính chất và cường độ kích thích của vật kích thích chi phối.

3


2. Chú ý có chủ định:
2.1 Khái niệm:
Chú ý có chủ định là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lên
một đối tượng nào đó nhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động.
2.2 Đặc điểm đặc trưng:
Chú ý có chủ định là loại chú ý cao hơn chú ý không chủ định. Chú ý
không chủ định chỉ là sự bột phát ngẫu nhiên dưới tác động kích thích của các
yếu tố kích thích mà thôi, nhưng chú ý có chủ định là loại chú ý thể hiện được ý
chí, nhận thức của chủ thể chú ý. Chú ý có chủ định có những đặc trưng sau đây:
Đặc điểm thứ nhất của chú ý có chủ định là tính mục đích, đây là đặc
điểm nổi bật của chú ý có chủ định.
Để tham gia vào hoạt động, con người luôn luôn phải có những động
cơ thúc đẩy, ví dụ việc một người học nhiều môn ngoại ngữ, tham gia vào hoạt
động học ngoại ngữ, người đó được thỏa mãn nhu cầu (hứng thú) với nhiều
ngoại ngữ của mình, đó là động cơ thúc đẩy cá nhân tham gia vào hoạt động.
Con người luôn đặt ra những đích cần phải thực hiện khi tham gia vào
hoạt động, bản thân xác định được mục đích hành động sẽ gạt bỏ những yếu tố
tác động không quan trong bên lề mà chỉ tập trung vào đối tượng nhằm đạt được
mục đích mà thôi, không phụ thuộc vào đối tượng mới lạ hay quen thuộc, có
cường độ kích thích mạnh hay yếu, hấp dẫn hay không hấp dẫn.
Tính mục đích giúp con người luôn luôn nhận định đúng vấn đề, tránh
sai lạc, đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu ban đầu, đó là “kim chỉ nam” của mọi hoạt
động.
Đặc điểm thứ hai, chú ý có chủ định là sự nỗ lực của ý chí.
Con người là động vật cao cấp nhất, ở con người tồn tại nhận thức và tư
duy, chú ý có chủ định đã thể hiện điều này rất rõ.
Không phải lúc nào đối tượng tác động cũng gây được chú ý, bên cạnh

đó không phải chú ý nào cũng tồn tại lâu dài. Nhờ có sự nỗ lực ý chí mà ta duy
trì được sự tập trung chú ý trong một thời gian dài: ví dụ, nhiều khi ngồi trong
lớp học ta cảm thấy rất chán nản nhưng ta đã nhận thức được việc mình phỉa
4


ngồi trong lớp học, cố gắng nghe giảng. Như vậy nhờ có sự nỗ lực ý chí mà ta
duy trì được sự tập trung chú ý trong một thời gian dài mà không bị phân tán.
Bên cạnh đó sự nỗ lực ý chí gây nên một trạng thái căng thẳng, một sự tập trung
sức lực để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra.
Đặc điểm thứ ba, trong chú ý có chủ định có sự sắp xếp tổ chức trình tự
của chú ý trong hoạt động, nó thể hiện ở tính tổ chức của chú ý.trong chú ý
không chủ định hoạt động chú ý xẩy đển hoàn toàn ngẫu nhiên, chủ thể khôngg
có sự chuẩn bị. Trong chú ý có chủ định, chủ thể biết trước mình sẽ chú ý vào
đối tượng nào và đã có sự chuẩn bị trong tư duy.
Ví dụ: khi học bài, học sinh biết là mình phải làm những bài tập gì, phải
lảm phần nào trước theo từng trình tự nhất định dù có thích môn đó hay không.
2.3 Ưu thế và hạn chế của chú ý có chủ định:
Ưu thế của chú ý có chủ định xuất phát ngay từ những đặc điểm đặc
trưng của nó.
- Hoạt động chú ý đã có mục đích cụ thể, không ngẫu nhiên như chú ý
không chủ định. Trong mỗi hoạt động, cái tiền đề đầu tiên là vô cùng quan
trọng, nó đánh dấu sự khởi đầu, động cơ chính là cái đầu tiên thúc đẩy con
người hành động, mục đích chính cái mà người ta muốn đạt được,cái con người
hình dung về kết quả, đó là sự “động viên” để mỗi người nỗ lực hoạt động. Hơn
nữa, chính việc xác định được mục đích hành động sẽ tạo nên một áp lực buộc
phải hành động, thúc ép chủ thể phải tiến hành hoạt động, hoàn thành mục tiêu.
- Sự sắp xếp tổ chức trình tự của chú ý trong hoạt động sẽ tạo điều kiện
cho hoạt động nhận thức có hiệu quả hơn. Một khi có sự sắp xếp, ta sẽ điều
chỉnh được sự hợp lí của thứ tự các hành động, phát huy được hiệu quả nhận

thức.
Hạn chế của chú ý có chủ định là: Chú ý có chủ định thường là loại chú ý
mà chủ thể không có sự hứng thú lắm với đối tuợng thậm trí trong nhiều trường
hợp là chán nản, uể oải trước sự tác động của đối tượng. Khi đó cần có sự nỗ lực
của bản thân, đôi khi sự nỗ lực đó chỉ đạt được bên ngoài mà không đạt được
thực chất bên trong. Ví dụ: khi ngồi trong lớp học, sinh viên thể hiện sự uể oải,
5


không tập trung vào bài học, khi có sự nhắc nhở của giáo viên đã tập trung vào
bài giảng hơn nhưng suy nghĩ vẫn không tập trung vào bài giảng do đó không
hiểu bài.
3. Chú ý sau chủ định:
3.1 khái niệm :
Chú ý sau chủ định là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đối
tượng đó có ý nghĩa nhất định đối vói cá nhân.
3.2 đặc điểm:
Chú ý sau chủ định xuất hiện sau khi đã hình thành chú ý có chủ định. Ở
chú ý sau chủ định , đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá nhân những
hứng thú đặc biệt. Do vậy, chú ý được duy trì không cần có sự tham gia của ý
chí.Vì thế, nó không gây nên trạng thái căng thẳng trong tâm lý cá nhân. Chẳng
hạn, học sinh có thẻ bắt đầu giải toán mà không có một chút hứng thú nào hết.
Khi ấy, học sinh phải có sự nỗ lực ý chí để có thể tập trung vào việc giải bài
toán. Trong thời gian làm bài, xuất hiện những nguyên nhân nào đó.Ví dụ do
hứng thú, do sự tự khẳng định : “bằng bất cứ giá nào cũng phải làm được”…làm
cho sự tham gia của chú ý trong việc duy trì chú ý là không cần thiết nữa. Lúc
này học sinh hoàn toàn bị cuốn hút vào việc giải toán. Như vậy, ở học sinh đã
xuất hiện chú ý sau chủ định.
Trong hoạt động tư pháp, các loại chú ý nói trên có mối quan hệ nhất
định với nhau. Những yếu tố khách quan chủ yếu sẽ làm xuất hiện chú ý không

có chủ định. Tiếp đến, sự tham gia của các yếu tố chủ quan sẽ làm hình thành ở
người cán bộ tư pháp chú ý có chủ định, định hướng hoạt động tâm lý của
họ.Trong quá trình hoạt động, mức độ căng thẳng của chú ý thay đổi có thể dẫn
đến một thời điểm chú ý được duy trì mà không cần có sự nỗ lực của ý chí . Lúc
này, loại chú ý cao cấp nhất, bền vững nhất được hình thành, đó là chú ý sau chủ
định.
3.3 Ưu điểm

6


Có thể thấy ưu điểm của chú ý sau chủ định là: đây là chú ý thuộc loại cao
cấp nhất, có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Chú ý sau
chủ định thường là loại chú ý có độ tập trung cao nhất. Chủ thể nhận thức có ý
định về một đề tài, mới đầu chỉ là phác thảo , phác họa ý tưởng. Từ phác thảo
phác họa ấy, đi đến thành lời nói biểu đạt, biểu hiện ra, theo đó mà hành động.
Sau khi hành động, ta lại hồi tưởng ôn nhớ lại. Đó là tất yếu của một tiến trình,
đi từ ý tưởng trở thành hiện thực.Chú ý có sau tiến trình này là sự chú ý có tập
trung, đúc kết, để lại kinh nghiệm về những hậu quả, thành quả hiến nhiên mà
chủ thể đã có. Cho nên chú ý có sau này, tức là chú ý có sau “chủ định” mang
tính hiệu quả nhất trong hoạt động nhận thức của con người, cộng đồng và nhân
loại. Hay nói cách khác, từ ý định chủ quan biến thành hiện thực khách quan,
tức điều mà người khác, mọi khách thể đều công nhận.
Bên cạnh đó, chú ý sau chủ định giúp lựa chọn những hình ảnh của bên
ngoài có ý nghĩa, phù hợp với nhu cầu hoạt động, tránh và ức chế đối với những
ảnh hưởng không thống nhất với hoạt động trước mắt, làm phân tán sự chú ý.
Chú ý sau chủ định lưu trữ hình ảnh hoặc nội dung của đối tượng chú ý
trong ý thức chủ thể cho tới khi đạt mục đích mới thôi.
Chú ý sau chủ định làm nhiệm vụ điều tiết và giám sát hoạt đọng, cùng
một lúc phân phối sự chú ý vào các sự vật khác nhau. Có người hay lỡ mồm, lỡ

miệng, lỡ chân tay, qua loa đại khái, lơ đãng, điều đó do chức năng giám sát tâm
lý không được tốt.
Có thể lấy một ví dụ để làm rõ về chú ý sau chủ định như sau:
khi

giáo

viên

yêu

cầu

sinh

viên

lên

thư

viện

đọc

tài

liệu

tham khảo để chuẩn bị cho bài học, sẽ có không ít các sinh viên với tư tưởng là

không cần đọc hay đọc cho có hoặc thậm chí cho rằng việc đó không cần thiết
đối với bản thân. Nhưng những sinh viên lên thư viện tức là đã xác định sẽ đọc
hay tìm hiểu một cái gì đó cho dù là tự nguyện hay thuộc về trường hợp bắt
buộc. Tuy vậy thì các trường hợp này cũng đã phải xác định cho mình mục đích
để lên thư viện và do đó có kế hoạch để đọc ( chú ý có chủ định ), nhưng khi đọc
các sinh viên lại thấy vấn đề mà mình đang tìm hiểu rất thú vị, hấp dẫn, cung
7


cấp nhiều tri thức không những phục vụ cho việc học mà còn trong nhiều lĩnh
vực của cuộc sống do đó sinh viên đó đọc một mạch xong lúc nào không hay
(chú ý không chủ định). Từ đó có thể thấy trong trường hợp này việc "cố gắng"
chú ý vào việc đọc tài liệu ban đầu không còn cần thiết nữa, thay vào đó chính là
sự thích thú, đam mê, hoàn toàn bị cuốn hút vào công việc mà bản thân đang
làm. Đó chính là sự chuyển hoá giữa hai loại chú ý: chú ý có chủ định lúc đầu,
trở thành chú ý không chủ định về sau (còn gọi là chú ý sau chủ định).
 Tuy nhiên, căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới ta có thể phân
chia chú ý thành: Chú ý bên trong và chú ý bên ngoài.
• Chú ý bên ngoài
Là loại chú ý hướng vào các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.
Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan ( thị giác, thính giác…). Các
yếu tố gây nên chú ý bên ngoài bao gồm các kích thích sau:
+ Các kích thích có cường độ mạnh như: âm thanh mạnh, ánh sáng chói, mùi
khó chịu …Các kích thích này luôn gây được sự chú ý
+ Các kích thích có sự mới lạ cũng gây nên sự chú ý. Sự mới lạ này có thể ở
toàn bộ kích thích, có thể ở một phần của kích thích, hoặc ở sự không bình
thường của nó.
+ Đặc biệt, trật tự sắp xếp, cấu tạo của kích thích có thể ảnh hưởng tích cực lên
chú ý của con người. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn của
hoạt động tư pháp. Người cán bộ tư pháp phải lưu ý đến yếu tố này mà sắp xếp

thông tin cho hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho việc nhận thức vụ án.
• Chú ý bên trong
Là loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhân đối với hành động của
mình, đối với thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân. Đối tượng của
chú ý bên trong là những cảm xúc, những hồi tưởng, những suy tư… của cá
nhân. Chú ý bên trong chỉ có ở con người do động vật không có ý thức đối với
cuộc sống nội tâm của chúng.
8


Chú ý bên trong và chú ý bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ và thường đi
đôi với nhau. Điều đó dễ hiểu vì khi chú ý làm một việc gì con người thường kết
hợp nhận cảm tính, hành động, suy nghĩ, tư duy, có lúc đem hết tình cảm và
lòng tin vào việc mình đang làm.
Tuy nhiên, cũng có những việc, những lúc mà chú ý bên ngoài và chú ý
bên trong hoàn toàn độc lập với nhau. Có những công việc chỉ đòi hỏi sự tập
trung chú ý bên ngoài mà không cần chú ý bên trong. Ngược lại, cũng có những
việc mà con người phải sử dụng chú ý bên trong là chủ yếu. Lúc này chú ý bên
ngoài và chú ý bên trong luôn kìm hãm nhau.

KẾT LUẬN
Tóm lại, chú ý là hiện tượng tâm lý độc đáo, nó luôn xuất hiện kèm theo
các hoạt động thực tiễn, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của
mỗi cá nhân. Vì thế, chú ý là một biểu hiện đặc trưng của cá nhân trong hoạt
động sống.
Đối với những người hoạt động trong nghề luật nói chung, và với những
người cán bộ tiến hành tố tụng nói riêng, chú ý có một vai trò quan trọng. Chú ý
được hình thành trong quá trình hoạt động của họ, và trở thành một phẩm chất
nghề nghiệp không thể thiếu cho những người hoạt động trong nghề luật.


9



×