VÌ XÃ HỘI HỌC ĐẠI CHÚNG
For Public Sociology, Michael Burawoy, American Sociological Review, Albany: tháng
3 năm 2005, tập 70, xuất bản lần 1, trang 4- 25.
Đây là cách một người phác họa thần lịch sử. Khuôn mặt của thiên thần hướng về phía
quá khứ. Nơi chúng ta nhận thức về một chuỗi những sự kiện, thiên thần chỉ nhìn thấy
một thảm họa đang chất mảnh vụn này lên mảnh vụn khác, và chất đống dưới chân ngài.
Thiên thần muốn ở lại, đánh thức người chết, và gắn liền những mảnh vỡ. Nhưng một
cơn bão đang thổi tới từ Thiên Đường; nó đã nắm lấy cánh của anh ta với sự bạo tàn
của mình và khiến thiên thần không còn khép lại đôi cánh của mình được nữa. Cơn bão
này không thể đẩy thiên thần về tương lai nằm phía sau lưng anh ta, trong khi đống đổ
nát trước mặt anh đã cao ngút trời. Cơn bão là cái mà chúng ta gọi là tiến bộ- Walter
Benjamin
Walter Benjamin viết luận văn tiến sĩ thứ 9 của ông về triết học lịch sử khi quân đội Nazi
tiến gần tới thành phố Paris yêu dấu của ông, thánh địa linh thiêng của những triển vọng
của nền văn minh. Ông phác họa triển vọng này thông qua hình ảnh bi kịch của thần lịch
sử, chiến đấu một cách vô vọng chống lại cuộc hành quân dài của quá trình văn minh hóa
thông qua sự phá hủy. Với Benjamin, năm 1940, tương lai trở nên ảm đạm nhất khi chủ
nghĩa tư bản biến thành chủ nghĩa Phát xít cũng như chủ nghĩa xã hội biến thành chủ
nghĩa Stalin, và trải dài khắp thế giới. Ngày nay, vào bình mình của thế kỷ 21, mặc dù
chủ nghĩa cộng sản đã tan rã và chủ nghĩa Phát-xít đã trở thành quá khứ hãi hùng, những
mảnh vụn của chúng vẫn tiếp tục phát triển cao ngút trời. Chủ nghĩa tư bản không bị ràng
buộc thúc đẩy sự xuất hiện của những bạo chúa trên thị trường và những bất công (không
được nói ra) trên phạm vi thế giới; trong khi sự trỗi dậy của nền dân chủ lại thường trở
thành con đường để tìm kiếm lợi ích về quyền lực, sự tước quyền công dân, sự xuyên tạc
và thậm chí là bạo lực. Thêm một lần nữa, thần lịch sử bị quét đi bởi cơn bão, cơn bão
đáng sợ được thổi từ Thiên Đường.
Khi mới hình thành, xã hội học mong muốn đóng vai trò như một thiên thần lịch sử, tìm
kiếm trật tự trong những mảnh vỡ của hiện đại, tìm cách cứu vớt triển vọng của tiến bộ.
Do đó, từ chỗ bị ghét bỏ, chủ nghĩa xã hội đã được Karl Marx đã phục hồi; từ chỗ vô đạo
đức và sự vị kỷ, Emile Durkheim tìm lại được sự thống nhất. Max Weber, bất kể những
dự báo về “một đêm dài đầy bóng tối và băng giá”, có thể tìm thấy tự do từ sự hợp lý hóa,
và tìm ra những ý nghĩa từ sự tỉnh ngộ. Ở bên này bờ biển Thái Bình Dương, W.E.B. Du
Bois đi tiên phong trong chủ nghĩa Liên Mỹ với việc phản ứng lại chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc và chủ nghĩa đế quốc, trong khi Jane Addams nỗ lực lấy lại hòa bình và chủ
nghĩa quốc tế từ hàm răng của chiến tranh. Nhưng sau đó những tiến bộ mạnh mẽ đã hạn
chế sự phát triển của xã hội học. Nếu những người đi trước đã nỗ lực thay đổi thế giới, thì
rút cục, chúng ta có xu hướng bảo tồn nó. Với nhưng nỗ lực để có một chỗ đứng rực rỡ
về mặt chuyên môn, xã hội học tự phát triển tri thức chuyên môn của mình, hoặc dưới
dạng kiến thức uyên thâm của Robert Merton (1949), thiết kế khổng lồ và chuyên biệt
của Talcott Parsons (1937, 1951), hoặc thông qua cách giải quyết vấn đề nhờ thống kê sự
phân tầng và sự linh hoạt với đỉnh cao là tác phẩm của Peter Blau và Otis Dudley Duncan
(1967). Nhìn lại những năm 1950, Seymour Marti Lipset và Neil Smelser (1961: 1- 8) đã
có thể tuyên bố một cách thắng lợi rằng thời kỳ tiền lịch sử của tư tưởng của xã hội học
cuối cùng đã qua và con đường tới khoa học đang rộng mở phía trước. Không phải lần
đầu tiên các quan điểm của Comtean bao hàm những tư tưởng tiến bộ nhất của giới
nghiên cứu xã hội học. Giống như trước đây, sự bùng nổ này của “khoa học thuần túy”
không tồn tại lâu. Một vài năm sau, những trường đại học chuyên ngành, nơi xã hội học
phát triện mạnh, được khởi nguồn với những cuộc biểu tình chính trị đòi quyền tự do
ngôn luận, quyền con người, và hòa bình, buộc tội xã hội học đồng thuận và xa rời khoa
học. Thiên thần của lịch sử đã từng thêm một lần vẫy cánh trong bão tố.
Sự phát triển biện chứng quy định sự nghiệp của các cá nhân cũng như những nguyên lý
của tập thể. Niềm đam mê ban đầu đối với công bằng xã hội, bình đẳng kinh tế, quyền
con người, môi trường bền vững, tự do chính trị hay đơn giản chỉ là một thế giới tốt đẹp
hơn đưa rất nhiều người trong chúng ta đến với xã hội học, đã được điều chỉnh theo
hướng theo đuổi những phẩm chất chuyên môn. Tiến bộ trở thành động lực của những
khóa học có kỷ luật theo đuổi những kỹ năng được chuẩn hóa, những danh sách được
thông qua, những bảng xếp hạng có tính quan liêu, những bài kiểm tra chuyên sâu,
nghiên cứu tham khảo, luận văn được trau chuốt, những ấn phẩm được kiểm duyệt, việc
tìm kiếm CY, tài liệu về người giảng dạy, và sau đó giám sát những đồng nghiệp và
những người đi sau đảm bảo rằng tất cả đều theo một lộ trình. Tuy vậy, bất kể những áp
lực trở nên quen thuộc của nghề nghiệp, nguồn gốc tinh thần của động lực ít khi bị đánh
bại, tinh thần xã hội học không thể dễ dàng bị đánh bại.
Mặc dù những bó buộc, ngành kiến thức này – theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng của từ
này – đã sản sinh ra lợi ích. Chúng ta đã dành 1 thế kỷ để xây dựng kiến thức chuyên
môn, chuyển những hiểu biết thông thường thành khoa học, do đó giờ đây, chúng ta đang
rất sẵn sàng tham gia vào việc lý giải ngược lại những tri thức này một cách hệ thống,
chuyển tri thức từ khoa học về cuộc sống, tác biệt những vấn đề công ra khỏi những
chuyện riêng tư, và do đó tái tạo lại những vẻ đẹp tư tưởng của xã hội học. Đó là sự hứa
hẹn và thách thức của xã hội học đại chúng, một sự bổ trợ chứ không phải là đàm phán
của xã hội học chuyên nghiệp.
Để có thể hiểu về những thành quả của xã hội học đại chúng, những khả năng và hiểm
họa của nó, những tiềm năng và xung đột, thành công và thất bại, trong suốt 18 tháng
qua, tôi đã tranh luận về xã hội học đại chúng trong hơn 40 cuộc thảo luận, từ những
trường đại học công tới các tổ chức quốc gi tới các phòng khoa hàng đầu trên khắp nước
Mỹ- cũng như tại Anh, Canada, Nauy, Đài Loan, Lebanon, và Nam Phi. Những cuộc
thảo luận đã dẫn tới nhiều hội nghị chuyên đề về xã hội học đại chúng, bao gồm những
hội nghị về Những vấn đề Xã hội (tháng 2 năm 2004), Những Lực lượng Xã hội (tháng 6
năm 2004), và Xã hội học Phê bình (Hè 2005). Footnote, những bức thư của Hiệp hội Xã
hội học Hoa Kỳ (ASA), đã giúp hình thành một nội dung đặc biệt về xã hội học đại
chúng, những kết quả có được được tổng hợp trong “An Invitation to Public Sociology”
(Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ 2004). Các phòng nghiên cứu đã đưa ra các phần thưởng và
blog về xã hội học đại chúng, ASA đã mở website riêng của họ về xã hội học đại chúng,
và một bộ tài liệu giới thiệu đã được đưa ra đề cập đến vấn đề xã hội học đại chúng. Các
nhà xã hội học đã xuất hiện thường xuyên hơn trong các trang ý kiến chuyên gia của tạp
chí quốc gia của chúng tôi. Cuộc gặp mặt hàng năm của ASA năm 2004 đã được dành
cho xã hội học đại chúng; cuộc họp đã có số lượng thành viên kỷ lục và nghiên cứu về
hàng loạt các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Những khó khăn trong thời buổi hiện nay
đã khuấy động thần lịch sử từ giấc ngủ.
Tôi đưa ra 11 luận điểm. Chúng bắt đầu với những nguyên nhân của sức hấp dẫn của xã
hội học ngày nay, hướng đến sự đa dạng và mối quan hệ với ngành kiến thức nói chung-
ngành kiến thức được hiểu như một bộ phận của lao động và như một lĩnh vực quyền lực.
Tôi kiểm tra ma trận của nghề nghiệp, chính sách, và xã hội học phê bình với những khác
biệt về mặt lịch sử giữa các quốc gia, so sánh xã hội học với các ngành khác, trước khi
hướng đến nguyên nhân làm cho xã hội học đặc biệt, không chỉ là một khoa học mà còn
là lực lượng chính trị và tình thần.
LUẬN ĐIỂM 1: XU HƯỚNG TRÁI CHIỀU (CÁI KÉO)
Động lực của xã hội học đại chúng đang mạnh hơn và nhận thức về nó đang trở nên khó
khăn hơn, do xã hội học đã đi theo khuynh hướng tả khuynh trong khi thế giới đang đi
theo hướng hữu khuynh.
Vậy chúng ta nên bổ sung gì vào lời kêu gọi hiện nay của xã hội học đại chúng? Chắc
chắn, nó nhắc chúng ta nhớ về lý do chúng ta lại trở thành những nhà xã hội học. Nhưng
xã hội học đại chúng đã xuất hiện trong thời gian dài, tại sao bỗng nhiên nó lại phát triển
mạnh mẽ như vậy?
Trong nửa thế kỷ trước, trung tâm chính trị thu hút những vấn đề xã hội học đã chuyển
theo một hướng hoàng toàn mới lạ trong khi thế giới mà môn này nghiên cứu đã đi theo
hướng hoàn toàn ngược lại. Do đó, năm 1968, những thành viên của ASA đã được yêu
cầu bỏ phiếu cho một giải pháp cá nhân chống lại cuộc chiến tại Việt Nam. Trong số
những người bỏ phiếu, 2/3 chống lại ý tưởng ASA đóng một vai trò nào đó, trong khi
trong một trưng cầu ý kiến độc lập khác, 54% thể hiện sự phản đối của họ tới cuộc chiến
này (Rhoades, 1981: 60)- tỷ lệ tương tự có được từ dân chúng nói chung trong thời gian
dó. Năm 2003, 35 năm sau đó, một giải pháp cá nhân tương tự chống lại cuộc chiến ở
IRAQ cũng được đưa ra cho các thành viên ASA và 2/3 ủng hộ giải pháp này (Footnotes
tháng 7- 8 năm 2003). Mặc dù quan trọng hơn, trong cuộc trưng cầu ý kiến tương ứng,
75% những người bỏ phiếu cho rằng họ chống lại cuộc chiến, vào thời điểm đó (cuối
tháng 5 năm 2003), 75% toàn dân số ủng hộ cuộc chiến.
2
Do đó, xã hội học chính trị đã chuyển tử những sự tốt đẹp của nền dân chủ bầu cử Mỹ
sang nghiên cứu vị trí và mối quan hệ của xã hội học tới các tầng lớp, phong trào xã hội
như các quy trình chính trị, và sự ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của xu hướng dân chủ.
Nghiên cứu xã hội học đã tách khỏi quá trình thích nghi với nghiên cứu về sự thống trị và
các phong trào lao động. Sự phân tầng dịch chuyển từ nghiên cứu về độ linh động của xã
hội theo trật tự uy tín nghề nghiệp sang việc kiểm tra những thay đổi cấu trúc xã hội và
bất bình đẳng kinh tế giữa các tầng lớp, chủng tộc và giới. Xã hội học phát triển đã bỏ
qua lý thuyết hiện đại hóa để hướng về lý thuyết chưa hoàn thiện, hệ thống phân tích của
thế giới, và tăng trưởng mạnh mẽ của quốc gia. Lý thuyết về chủng tộc đã chuyển từ
những lý thuyết gắn liền với kinh tế chính trị sang nghiên cứu về sự hình thành chủng
tộc. Lý thuyết xã hội đưa ra những kiến giưaỉ có tính nhân chủng hơn trong các tác phẩm
của Weber và Durkheim, và phù hợp với những tiêu chuẩn của Marx. Nếu thuyết nam nữ
bình quyền không phù hợp với các tiêu chuẩn (If feminism was not quite let into the
canon), rõ ràng nó có tác động đáng kể đối với hầu hết các lĩnh vực của xã hội học. Quốc
tế hóa đang tác động mạnh mẽ với đơn vị cơ bản của xã hội học- quốc gia – trong khi
thách thức việc phi địa phương hóa của môn học này. Tất nhiên, cũng có những phong
trào chống lại xu hướng này- ví dụ, uy thế của những nghiên cứu đồng hóa về vấn đề di
cư hay những người theo chủ nghĩa tân thể chế (neoinstitutionist) đã đưa ra tài liệu về
sự mở rộng trên phạm vi thế giới của các học viện Mỹ- nhưng trong hơn nửa thế kỷ qua,
phong trào có tầm ảnh hưởng rộng lớn này đã theo hướng nghiêm ngặt.
Nếu hàng loạt các thế hệ chính trị và thay đổi của xã hội học là một nửa của cái kéo, nửa
còn lại, chuyển động theo hướng ngược lại, là thế giới mà chúng ta nghiên cứu. Mặc dù
hàm ý của công bằng và tự do tập trung như vậy, các nhà xã hội học đã đưa ra tài liệu
về sự thống trị và bất công ngày càng sâu sắc đang diễn ra. Trong vòng 25 năm qua,
những thành quả về an ninh kinh tế và dân quyền đã bị đảo lộn do sự phát triển quả thị
trường (với những bất công trong khả năng tham gia) và vị thế cưỡng bức, vi phạm
quyền trong nước và nước ngoài. Hầu hết, thị trường và quốc gia kết hợp với nhau chống
lại quyền con người theo cách được biết đến như chủ nghĩa tự do mới. Chắc chắn, các
nhà xã hội học đã trở nên nhạy cảm ơn, tập trung hơn vào những khía cạnh tiêu cực,
nhưng bằng chứng họ đã tập hợp lại thực sự chỉ ra sự suy giảm trong rất nhiều khu vực.
Và tất nhiên, khi tôi viết báo cáo này, chúng ta được điều chỉnh bởi 1 cơ chế chống lại xã
hội học một cách sâu sắc trong những đặc thù của nó, thù địch với những ý tưởng về
“xã hội”.
Ở sân sau của chúng ta, trường đại học đã hứng chịu những cuộc tấn công ngày càng
nhiều của Hiệp hội Quốc gia các Học giả (National Association of Scholars) đối với
việc nắm giữ quá nhiều người theo quan điểm tự do. Cùng lúc đó, đương đầu với các quỹ
đang ngày càng giảm, và dưới sự cạnh tranh gay gắt, các trường đại học công đã phản
ứng bằng các giải pháp mang tính thị trường- liên doanh với những doanh nghiệp tư
nhân, các chiến lược quảng cáo thu hút học viên, mở rộng cửa đón tiếp các nhà đầu tư
tư nhân, thương mại hóa giáo dục thông qua giảng dạy từ xa, thuê lao động chuyên môn
rẻ và thời vụ, nếu không muốn nói về đội quân lao động dịch vụ giá rẻ (Kirp 2003; Bok
2003). Liệu giải pháp thị trường có phải là giải pháp duy nhất? Chúng ta có cần loại bỏ ý
tưởng trường đại học là một “hàng hóa” đại chúng? Lợi ích trong một xã hội học đại
chúng một phần là phản ứng và phản hồi đối với việc tư nhân hóa mọi thứ. Tầm quan
trọng của nó phụ thuộc vào việc làm hồi phục ý tưởng “đại chúng”, một tổn thất nữa của
cơn bão tiến bộ. Do đó đã có nghịch lý: khoảng cách ngày càng rộng giữa những đặc
trưng của xã hội học và thế giới chúng ta sống thúc đẩy nhu cầu và, cùng lúc đó, tạo ra
những lực cản đối với xã hội học đại chúng. Chúng ta sẽ tiếp tục thế nào?
LUẬN ĐIỂM 2: TÍNH ĐA CHIỀU CỦA XÃ HỘI HỌC CÔNG CỘNG
Có rất nhiều loại xã hội học đại chúng, phản ánh những loại hình cộng cộng khác nhau và
những phương pháp khác nhau để tiếp cận chúng. Xã hội học đại chúng hữu cơ và xã hội
học truyền thống là 2 cực bên cạnh những loại hình bổ trợ khác. Các hình thái đại chúng
có thể bị phá hủy và cũng có thể được tạo ra. Một vài hình thái sẽ không bao giờ biến mất
– sinh viên là cộng đồng bất đắc dĩ và đầu tiên của chúng ta.
Chúng ta hiểu thế nào là xã hội học đại chúng? Xã hội học đại chúng gắn liền xã hội học
với những cuộc thảo luận với cộng đồng; cộng đồng bao gồm những người tham gia thảo
luận. Do đó, nó bao gồm thảo luận 2 chiều. Những người tham gia tích cực có thể kể đến
W. E. B. Du Bois (1903), “The Souls of Black Folk”, Gunnar Myrdal (1994), “An
American Dilemma”, David Riesman (1950), “The Lonely Crowd”, và Robert Bellah và
những cộng sự. (1985), “Habits of the Heart”. Những cuốn sách này có điểm gì chung?
Chúng được viết bởi những nhà xã hội học, chúng được quan tâm không chỉ bởi những
người trong ngành, và chúng trở thành công cụ để thảo luận đại chúng về bản chất của xã
hội Mỹ- bản chất của giá trị xã hội, khoảng cách giữa những hứa hẹn và thực tại, sự bất
ổn của nó, những xu hướng của nó. Cùng với xã hội học đại chúng truyền thống, chúng ta
có thể tìm ra những nhà xã hội học, những người viết các bài bình luận trong các tờ báo
quốc gia về những vấn đề liên quan tới tầm quan trọng của đại chúng. Ngược lại, những
phóng viên có thể thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực đại chúng, ví dụ, giống như cách
họ làm với những bài báo của Chris Uggen và Jeff Manza (2002) trong American
Sociological Review về tầm quan trọng về mặt chính trị của việc tước quyền tự do một
cách tàn bạo và nghiên cứu của Devah Pager (2002) về cách thức mà chủng tộc chứa
đầy những tác động của báo cáo tội phạm so với triển vọng việc làm của những người trẻ
tuổi. Với xã hội học đại chúng truyền thống, xã hội được đề cập thường tàng hình do nó
không thể được nhìn thấy, mỏng manh do nó không thể tạo ra được những tương tác nội
tại, tiêu cực do chúng không bao gồm một phong trào hoặc một tổ trức, và thường là xu
hướng chính. Nhà xã hội học đại chúng truyền thống đưa ra những thảo luận trong cộng
đồng, mặc dù anh ta có thể không trực tiếp tham gia vào.
Tuy nhiên, còn có một loại xã hội học đại chúng khác- xã hội học đại chúng hữu cơ trong
đó công việc của nhà xã hội học gắn liền với đối tượng có thể nhìn thấy, rõ ràng, tích cực
và thường ngược lại với cộng đồng. Phần lớn xã hội học đại chúng thuộc loại này- các
nhà xã hội học nghiên cứu các phong trào lao động, các tổ chức láng giềng, các cộng
đồng có tín ngưỡng, các nhóm quyền của người nhập cư, các tổ chức nhân quyền. Giữa
các nhà xã hội học đại chúng hữu cơ và đại chúng là một cuộc thảo luận, một quá trình
đào tạo lẫn nhau. Sự nhận thức về xã hội học đại chúng phải bao trùm những hoạt động
hữu cơ thường trong trạng thái vô hình, cá thể và thường được coi là tách biệt với đời
sống chuyên môn của chúng ta. Đề án về xã hội học đại chúng như vậy hướng tới việc
biến cái vô hình thành cái hữu hình, biến cái cá nhân thành cái tập thể, nhằm làm rõ
những mối liên hệ hữu quan như một phần của đời sống xã hội học của chúng ta.
Xã hội học đại chúng hữu cơ và truyền thống không đối lập mà bổ trợ cho nhau. Mỗi bên
thông tin cho bên còn lại. Cuộc thảo luận rộng nhất trong xã hội, ví dụ về những giá trị
gia đình, có thể thông báo và được thông báo bởi các tác phẩm của chúng ta với các
khách hàng thình vượng. Những cuộc thảo luận về việc NAFTA có thể tạo ra sự hợp tác
giữa các nhà xã hội học với một đơn vị thương mại tại địa phương; việc họ làm việc với
những tù nhân đề bảo vệ quyền của họ có thể dẫn tới những cuộc tranh luận trong đại
chúng về sự phức tạp trong nhà tù. Các sinh viên tốt nghiệp từ trường Berkeley,
Gretchen Purser, Amy Schalet, và Ofer Sharone (2004), đã nghiên cứu hoàn cảnh khó
khăn của những người lao động thu nhập thấp trong trường đại học, mang họ ra khỏi
bóng tối và coi họ là một cộng đồng mà trường đại học nên quan tâm. Báo cáo này dẫn
tới những cuộc tranh luận phạm vi rộng hơn về người lao động nghèo, những người lao
động nhập cư và việc tư nhân hóa và doanh nghiệp hóa của trường đại học, trong khi tạo
điều kiện cho những cuộc thảo luận về chuyên ngành này như một cộng đồng có chuyên
môn. Trong những hoàn cảnh tốt nhất, xã hội học đại chúng truyền thống xây dựng
khuôn mẫu cho xã hội học đại chúng hữu cơ, trong khi xã hội học đại chúng hữu cơ làm
nền tảng và điều chỉnh xã hội học đại chúng truyền thống.
Chúng ta có thể phân biệt giữa những loại hình khác nhau của xã hội học đại chúng và
nói về những cộng đồng khác nhau, nhưng 2 khía cạnh: chuyên môn và ngoài chuyên
môn- được thảo luận như thế nào? Tại sao mọi người nên lắng nghe chúng ta chứ không
phải lài những thông điệp được phát ra từ truyền thông? Chúng ta có quá khắt khe trong
việc thu hút sự chú ý của đại chúng không? Alan Wolfe (1989), Robert Putnam (2001)
VÀ Theda Skocpol (2003), đi xa hơn và cảnh báo rằng các cộng đồng đang xuất hiện- bị
phá hủy bới thị trường, bị đàn áp với truyền thông và trong tình huống khó xử bới sự
quan liêu. Tuy nhiên, sự tồn tại rõ ràng của khoảng trống trong xã hội học đại chúng
thực sự có nghĩa là chúng ta không thiếu những cộng đồng nếu chúng ta quan tâm tìm
kiếm chúng. Nhưng chúng ta thực sự cần rất nỗ lực để tham gia vào những cộng đồng
này. Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu. Chúng ta không nên nghĩ rằng cộng
đồng là cố định nhưng lớn và rằng chúng ta tham gia vào quá trình hình thành nên chúng
cũng như sự chuyển đổi của chúng. Trên thực tế, một phần công việc của chúng ta với vai
trò là những nhà xã hội học là xác định những nhoám người- những người bì AIDS, phụ
nữ bị ung thư vú, phụ nữ, đồng tính nam- và nếu chúng ta làm việc đó với sự hỗ trợ của
họ, chúng ta tạo ra một cộng đồng. Nhóm phụ nữ trửo thành nhân tố cơ bản cảu cộng
đồng – một nhóm tích cực, rõ ràng, có thể nhìn thấy được của quốc gia và quốc tế vì trí
tuệ, số lượng nhà xã học trong nhóm này đã coi phụ nữ là thứ yếu, bị gạt ra ngoài lề, áp
bức, và câm lặng, có nghĩa là định nghĩa phụ nữ theo cách họ nhìn nhận. Từ nghiên cứu
chung này đối với các loại đại chúng, rõ ràng là xã hội học đại chúng cần phát triển xã
hội học gắn liền với đại chúng thông qua một hệ thống bao gồm Robert Park
(1972[1904]), Walter Lippmann (1922), John Dewey (1927), Hanna Arendt (1958),
Jürgen Habermas (1991 [1962]), Richard Sennett (1977), Nancy Fraser (1997), và
Michael Warner (2002) – nhằm hiểu hơn những khả năng và những cạm bẫy của xã hội
học đại chúng.
Bên cạnh việc tao ra những cộng đồng khác, bản thân chúng ta có thể hình thành cộng
đồng hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Như quan điểm nổi tiếng Durkhem, các tổ chức
nghề nghiệp nên là một thành phần không thể thiếu của cuộc sống chính trị quốc gia- và
không chỉ nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích nghề nghiệp riêng của họ. Do đó, Hiệp
hội Xã hội học Mỹ đã đóng góp rất nhiều vào cuộc tranh luận đại chúng, khi tổ chức này
đệ trình bản tóm tắt Amicus Curiae lên Tòa án Tối cao trọng vụ Michigan Affirmative
Action, khi nót tuyên bố rằng nghiên cứu xã hội học đã chứng minh sự tồn tại của chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã có những tác động và hậu
quả lên xã hội, khi những thành viên của tổ chức này áp dụng những giải pháp chống lại
cuộc chiến ở Iraq và chống lại thay đổi hiến pháp nhằm mục tiêu biến hôn nhân đồng tình
thành phi pháp, hay khi Hội đồng của ASA đã chống lại việc giam giữ nhà xã hội học
người Hy Lạp, Saad Ibrahim. Việc nói đại diện cho tất cả các nhà xã hội học là khó khăn
và nguy hiểm. Chúng ta nên chắc chắn rằng đã đạt được những vị trí trong cộng đồng
thông qua những cuộc thảo luận mở, sự tham gia miễn phí và công bằng của các thành
viên, thông qua việc phát triển dân chủ nội bộ. Sự đa dạng của xã hội học đại chúng
không chỉ phản anh những cộng đồng khác nhau, mà còn phản ánh những cam kết về giá
trị hác nhau của các nhà xã hội học. Xã hội học đại chúng không có khả năng kết hợp quy
chuẩn nội tại (intrinsic normative valence), ngoại trừ cam kết tranh luận về những vấn
đề được đưa ra bởi xã hội học. Xã hội học có thể hỗ trợ Chủ nghĩa Thuần túy Thiên Chúa
hay Xã hội học Tự do hoặc Chủ nghĩa Cộng sản. Nếu xã hội học thực tự hỗ trợ cho
những xã hội đại chúng nghiêm ngặt hay tự do hơn, đó là kết quả của việc phát triển các
đặc tính của cộng đồng xã hội học.
Có một cộng đồng sẽ không biến mất trước khi chúng ta thực hiện công việc – sinh viên
của chúng ta. Mỗi năm, chúng ta đào tạo khoảng 25.000 sinh viên đại học mới có chuyên
ngành xã hội học. Ý tưởng những sinh viên này là một cộng đồng tiềm năng có ý nghĩa
gì? Chắc chắn nó không có nghĩa là chúng ta nên đối xử với họ như những con tàu trống
để chúng ta có thể đổ rượu lên, cũng không phải là phiến đã để chúng ta khắc những kiến
thức uyên thâm của mình. Thay vì đó, chúng ta phải nghĩa về họ như những người
chuyên chở những kinh nghiện cuộc sống giàu có mà chúng ta xây dựng thành sự hiểu
biết của bản thân họ về những hoàn cảnh lịch sử và xã hội, giúp họ là chính bản thân họ.
Giáo dục trở thành một loạt những tranh luận về phạm vi của xã hội học mà chúng ta thúc
đẩy- một cuộc tranh luật giữa bản thân chúng ta và sinh viên, giữa sinh viên và bản thân
kinh nghiệm của họ, giữa bản thân những sinh viên và cuối cùng là giữa sinh viên và đại
chúng bên ngoài trường đại học. Học tập về dịch vụ là một kiểu mẫu: khi họ học, sinh
viên trở thành những nhà đại sứ của xã hội học đối với phần thế giới rộng lớn chỉ khi họ
đến lớp học với những kiến thức có được sau khi tham gia vào những cộng đồng
3
. Là
giáo viên, chúng ta đều là những nhà xã hội học đại chúng tiềm năng.
Một mặt, cần đánh giá đúng và hợp pháp hóa xã hội học công công thông qua việc thừa
nhận sự tồn tại của nó, mang nó ra khỏi góc độ cá nhân và hướng tới việc mở rộng nó,
nơi nó có thể được kiểm chứng và phân tích, mặc khác, cần biến nó thành một phần
không thể thiếu của môn học của chúng ta, điều này dẫn tới luận điểm 3.
LUẬN ĐIỂM 3: BỘ PHẬN CỦA LAO ĐỘNG XÃ HỘI HỌC
Xã hội học đại chúng là một phần của lao động xã hội học bao gồm xã hộii học chính
sách, xã hội học chuyên ngành và xã hội học phê phán.
Người đứng đầu trong xã hội học truyền thống, C. Wright Mills (1959), và rất nhiều
người khác kể từ thời đại của ông, có xu hướng chuyển xã hội học thành xã hội học đại
chúng. MiNlls nghiên cứu về những học giả cuối thế kỷ 19, những người chưa thể tách
biệt giữa những tổ chức học thuật và tổ chức đạo đức. Tuy nhiên, không có việc nghiên
cứu giai đoạn trước đó trước khi có cuộc cách mạng về học thuật. Thay ví đó, chúng ta
phải hướng lên phias trước và làm việc tờ nơi chúng ta đang đứng, từ bộ phận của lao
động xã hội học.
Bước đầu tiên là phân biệt xã hội học đại chúng và xã hội học chính sách. Xã hội học
chính sách là xã hội học đối với dịch vụ có mục tiêu được xác định bởi một khách hàng.
Nguyên nhân tồn tại của xã hội học chính sách là nahwfm cung cấp những giải pháp cho
những vẫn đề được đặt ra với chúng ta, hay những giải pháp thích chợp mà chúng ta đã
đạt được. Một số khách hàng đã xác định nhiệm vụ của nhà xã hội học bằng một hợp
đồng hạn hẹp trong đó những khách hàng khác giống như những người khách quen sẽ
quyết định lộ trình chính sách chung. Ví dụ, việc là chuyên gia giám sát, một dịch vụ
quan trọng đối với cộng đồng, là một mối quan hệ tương đối rõ ràng với khách hàng
trong đó việc cấp vốn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ nhằm điều tra những nguyên nhân của chủ
nghĩa khủng bố có thể đưa ra một lộ trình nghiên cứu có tính mở hơn rất nhiều.
Ngược lại, xã hội học đại chúng đưa ra một mối quan hệ giao tiếp giữa các nhà xã hội
học và đại chúng trong đó vấn đề của mỗi bên được đặt lên bàn, trong đó mỗi bên điều
chỉnh bên còn lại. Trong xã hội học đại chúng, thảo luận thường liên quan tới những giá
trị hoặc những mục tiêu không được chia sẻ một cách tự động bởi 2 bên, do đó sự nhân
nhượng, hoặc như Habermas (1984) gọi là “hành động giao tiếp”, thường khó được duy
trì. Tuy nhiên, mục tiêu của xã hội học đại chúng vẫn là phát triển cuộc thảo luận như
vậy.
Tác phẩm bán chạy nhất của Barbara Herenreich “Nikel and Dimed”- một tác phẩm dân
tộc học của lao động thu nhập thất đã kết tội những hoạt động tuyển dụng của WalMart là
một ví dụ của xã hội học đại chúng; trong đó những bằng chứng chuyên môn của William
Bielby về vụ án phân biệt giới tính chống lại công ty này là một ví dục của xã hội học
chính sách. Những phương pháp tiếp cận của xã hội học đại chúng và xã hội học chính
sách không loại trừ lẫn nhau cũng không đối lập với nhau. Như trong trường hợp này,
chúng bổ trợ cho nhau. Xã hội học chính sách có thể trở thành xã hội học đại chúng, đặc
biệt là khi chính sách đã không thành công trong vụ kiện của James Coleman (1966,
1975) hay khi chính phủ từ chối hỗ trợ những đệ trình như của William Julius Wilson
trong việc tạo ra việc làm nhằm loại bỏ nghèo đói do phân biệt chủng tộc, hoặc sự tham
gia của Paul Starr trong cải cách chăm sóc sức khỏe những phụ nữ phát thai trong chính
quyền Bill Clinton. Tương tự, xã hội học đại chúng thường chuyển thành xã hội học
chính sách. Sự tham gia nổi tiếng của Diane Vaughan vào truền thông đối với thảo mọa
Columbia Shutter, dựa trên nghiên cứu trước đó của bả về thảm họa Challenger, đã mở
đường cho tư tưởng của bà được đưa vào báo cáo của Ban Điều tra Tai nạn Columbia
(Columbia Accident Investigation Board) (2003) và, cụ thể là, sự kết tội của nó đối với
nền văn hóa tổ chức của NASA.
Sẽ không có xã hội học đại chúng hay xã hội học chính sách nếu không có xã hội học
chuyên nghiệp hỗ trợ những phương pháp đúng đắn và được kiểm nghiệm, những thực
thể tri thức tích lũy, câu hỏi định hướng, và khung khái niệm. Xã hội học chuyên nghiệp
không phải là không phải là kẻ thù của xã hội học đại chúng và xã hội học chính sách mà
sự tồn tại của nó là cần thiết nhằm cung cấp cả tính thiết yếu và chuyên môn cho xã hội
học đại chúng và chính sách. Xã hội học chuyên nghiệp bao gồm những chương trình
nghiên cứu đầu tiên về sự tương tác đa chiều, mỗi chương trình đều có những giả thuyết,
ví dụ, câu hỏi định hướng, hệ thống khái niệm và các lý thuyết về tiến hóa
4
. Nội dung cơ
bản nhất đã hình thành nên những chương trình nghiên cứu toàn diện, như lý thuyết tổ
chức, kết cấu phân tầng, xã hội học chính trị, xã hội học về văn hóa, xã hội học về gia
đình, chủng tộc, xã hội học kinh tế… Thường có những chương trình nghiên cứu trong
mỗi nội dung này, như sinh thái học tổ chức trong lý thuyết về tổ chức. Những chương
trình nghiên cứu phát triển thông qua việc giải quyết những câu hỏi về khái niệm bắt
nguồn từ những bất thường bên ngoài (những bất đồng giữa dự đoán và chiêm nghiệm)
hay từ những xung đột nội tại. Do đó, chương trình nghiên cứu về những phong trào xã
hội đữa được hình thành thông qua việc loại bỏ những lý thuyết tâm lý và “nóng nảy” về
những hành vi lựa chọn, và xây dựng khung vmới xung quanh ý tưởng về nguồn gốc
động lực, yếu tố sau đó dẫn tới việc hình thành một mô hình quy trình chính trị, khung và
gần đây nhất là nỗ lực nhằm gắn liền với những mỗi xúc cảm. trong mỗi chương trình
nghiên cứu, những nghiên cứu mẫu mực giải quyết một hệt thống các câu hỏi và cùng lúc
tạo ra những câu hỏi mới, hướng những chương trình nghiên cứu theo những hướng mới.
Những chương trình nghiên cứu thoái hóa khi chúng bị tràn ngập bởi những điều bất
thường và xung đột, hay khi những nỗ lực giải quyết các câu hỏi trở thành một công cụ
nhằm duy trì danh tiếng hơn là một sáng tạo lý thuyết thực sự. Goodwin và Jasper (2004,
chương 1) tranh luận rằng điều đó đã trở thành số phận của lý thuyết phong trào xã hội do
nó đã trửo nên quá phổ biến và phát triển vào bên trong.
Vai trò của xã hội học phê bình, loại hình xã hội học thứ tư của tôi, là kểm tra những nền
tảng – cả rõ ràng lẫn trừu tượng, cả quy chuẩn lẫn miêu tả- của những chương trình
nghiên cứu về xã hội học chuyên nghiệp. Chúng ta nghĩ về tác phẩm của Robert Lynd
(1939) người đã than phiền rằng khoa học xã hội đã từ bỏ trách nhiệm của mình trong
việc đối mặt với những vấn đề văn hóa và thể chế của báo chí trong thời đại này do quá
bị ám ảnh với những kỹ thuật và chuyên môn hóa. C. Wright Mills (1959) phê phán xã
hội học chuyên nghiệp trong những năm 1950 vì sự không thích hợp, hướng tới “lý
thuyết rộng” khó hiểu hoặc “chủ nghĩa kinh nghiệm trửu tượng” trong đó tách rời số liệu
ra khỏi hoàn cảnh. Alvin Gouldner (1970) đã nghiên cứu về chủ nghĩa chức năng cơ cấu
(structural functionalism) nhằm kiểm tra lại những giả thuyết của nó về một xã hội đồng
thuận, đi ngược với xu hướng xung đột leo thang trong những năm 1960. Chủ nghĩa bình
quyền, lý thuyết queer và lý thuyết chủng tộc phê bình đã công kích xã hội học chuyên
nghiệp vì đã bỏ sót sự phổ biến và sâu sắc của giới, tình dục và đàn áp chủng tộc. Trong
mỗi trường hợp, xã hội học phê bình nỗ lực làm xã hội học chuyên nghiệp nhận thức về
những thiên bị, sự im lặng, việc hỗ trợ những chương trình nghiên cứu mới được xây
dựng trên những cơ sở khác của nó. Xã hội học phê phán là lương tâm của xã hội học
chuyên nghiệp cũng như xã hội học đại chúng là lương tâm của xã hội học chính sách.
Xã hội học phê phán cũng cho chúng ta 2 câu hỏi giúp đặt 4 bộ phận của xã hội học trong
mối quan hệ với nhau. Câu hỏi thứ nhất được đưa ra bởi Alfred McLung Lee (1976)
trong tác phẩm President Address của ông, “Sociology for Whom?”. Liệu chúng ta chỉ
đang tự nói chuyện với bản thân mình (một khán giả cùng chuyên ngành) hay chúng ta
đang nói với những người khác (khán giả không cùng chuyên ngành). Đặt ra câu hỏi để
trả lời nó, do ít người sẽ ủng hộ một môn học “đóng” hoàn toàn, hay tiếp tục theo đuổi tri
thức chỉ với mục tiêu là tri thức. Để bảo vệ những khán giả ngoài chuyên môn, bất kể là
phục vụ những khách hàng hay nói chuyện với đại chúng, không có nghĩa là bác bỏ
những hiểm họa và rủi ro gắn liền với việc đó, mà có nghĩa là đây là việc cần làm kết cả
khi tồn tại những hiểm hỏa và rủi ro đó.
Bảng 1. Các bộ phận của Lao động Xã hội học
Khán giả chuyên môn Khán giả ngoài chuyên môn
Tri thức hỗ trợ Chuyên nghiệp Chính sách
Tri thức phản ánh Phê bình Đại chúng
Câu hỏi thứ hai là câu hỏi của Lynd “Xã hội học để làm gì?”. Chúng ta có nên quan tâm
tới mục tiêu của xã hội hay chỉ là những phương tiền nhằm đạt được những mục tiêu đó.
Đây là điểm khác biệt trong thảo luận của Max Webber về sự hợp lý có tính kỹ thuật và
giá trị. Weber, và đi theo ông là trường phái Frankfurt đã từng quan ngại rằng sự hợp lý
về mặt kỹ thuật đang thay thế cho những thảo luận giá trị, điều Horkheimer (1974
[1947]) gọi là “sự che khuất lý do” hoặc cái và ông và cộng sự Theodor Adorno (1969
[1944]) gọi là phép biện chứng của niềm vui. Tôi gọi một loại tri thức là tri thức hỗ trợ,
bất kể nó là việc giải quyết câu hỏi về xã hội học chuyên nghiệp hay việc giải quyết vấn
đề của xã hội học chính sách. Tôi gọi loại tri thức còn lại là tri thức phản ánh do nó liên
quan tới cuộc thảo luận về những kết quả, bất kể cuộc thảo luận diễn ra trong phạm vi đại
chúng có chuyên môn về những nền tàng của các chương trình nghiên cứu hay giữa các
chuyên ôn khác nhau và những cộng đồng khác nhau về định hướng của xã hội. Tri thức
phản ánh tìm hiểu một cách cụ thể những tiền đề giá trị của xã hội cũng như của chuyên
ngành của chúng ta. Bảng 1 tổng hợp những kế hoạch chung.
5
Trên thực tế, bất kỳ phần nào của xã hội học có thể dựa trên hoặc dao động quanh những
hình thức lý tưởng trên. Ví dụ, tôi đã nhấn mạnh rằng sự khác biệt giữa xã hội học đại
chúng và chính sách thường có thể không rõ nét- xã hội học có thể cùng lúc phục vụ một
khách hàng và làm hình thành thảo luận trong đại chúng.
Các phân loại là các sản phẩm của xã hội. Việc phân loại này của lao động xã hội học tái
định nghĩa phương pháp nhìn nhận của cúng ta. Tôi đang tham gia vào cáci mà Pierre
Bourdieu (1986 [1979], 1988 [1984]) gọi là cuộc chiến phân loại, thay thế cho những
cuộc tranh luận về những kỹ thuật định lượng và định tính, rphương pháp luận thực
chứng hay suy diễn, xã hội học vi mô và vĩ mô thông qua việc tập trung vào 2 câu hỏi:
Chúng ta theo đuổi xã hội học là vì ai và vì cái gì? Luận đề tiếp theo nỗ lực xem xét và
mở rộng hệ thống phân loại này.
LUẬN ĐỀ 4: XỬ LÝ SỰ PHỨC TẠP NỘI TẠI
Câu hỏi: tri thức cho ai và tri thức vì cái gì – xác định đặc điểm cốt lõi của môn học của
chúng ta. Chúng không chỉ chia xã hội học thành 4 nhóm khác nhau, mà cho phép chúng
ta hiểu mỗi nhóm có kết cấu nội tại như thế nào.
4 loại tri thức của chúng ta không chỉ đại diện cho sự khác biệt về mặt chức năng của xã
hội học, mà còn phản ánh 4 khía cạnh riêng biệt của xã hội học. Việc chia tách lao động
xã hội học bên ngoài có vẻ rất khác biệt với quan điểm của xã hội học phê bình,ví dụ, khi
so sánh với quan điểm của xã hội học chính sách. Trên thực tế, xã hội học phê bình chủ
yếu định nghĩa bản thân thông qua việc đối nghịch với xã hội học chuyên nghiệp (chính
thống), bản thân nó được nhìn nhận là không thể tách biệt khỏi xã hội học chính sách. Xã
hội học chính sách cũng phản hồi bằng cách tấn công xã hoọi học phê bình trên khía cạnh
chính trị hóa và do đó làm mất thể diện của môn học. Do đó, từ mỗi phân loại chúng ta có
xu hướng quan trọng hóa, đồng nhất hóa và dập khuôn các phân loại khác. Do đó, chúng
ta phải dám nhận thức sự đa dạng của cả 4 loại hình xã hội học. Chúng ta có thể làm điều
này tốt nhất bằng việc đặt ra cho mình 2 câu hỏi cơ bản thêm 1 lần nữa: tri thức cho ai và
tri thức vì cái gì? Điều này dẫn tới sự khác biệt hóa nội tại của mỗi loại xã hội học, và do
đó, giúp có một bức tranh đa sắc thái hơn. Chúng ta cũng hoc về những những căng thẳng
trong quá trình định hướng mỗi loại theo hướng này hoặc hướng khác.
Chúng ta hãy bắt đầu với xã hội học chuyên nghiệp. Cốt lõi của nó là sự sáng tạo, xử lý
công phu, thoái hóa của những chương trình nghiên cứu. Nhưng cũng có một khía cạnh
chính sách của xã hội học chuyên nghiệp phụ thuộc vào nghiên cứu xã hội học trong một
thế giới mà chi phí nghiên cứu gây tranh cãi về mặt chính gị bị hạn chế rất nhiều, ví dụ
như chi phí nghiên cứu hành vi tình dục; quyết định của con người đối với ứng xử ngoại
giao; sự theo đuổi của chính phủ trong việc hỗ trợ các chương trình học bổng cho các
nhóm thiểu số… Khía cạnh chính sách này của xã hội học chuyên nghiệp được tập trung
tại Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ, và thể hiện trong các ấn bản thông tin Footnotes của nó.
Sau đó, đối với khía cạnh đại chúng của xã hội học chuyên nghiệp, đại diện cho những
phát hiện từ nghiên cứu theo một phương pháp có thể tiếp cận đối với một đối tượng xác
định. Đây là mục đích công khai của tạp chí mới, Contexts, nhưng một chức năng tương
tự cũng được thực hiện bởi “Congressional Briefings” được ASA tổ chức. Ở đây, chúng
ta cũng tìm thấy quá nhiều giáo viên tuyên bố những phát hiện trong nghiên cứu xã hội
học, và các cuốn sách giáo trình. Giữa xã hội học chuyên nghiệp và xã hội học đại chúng
chỉ có một đường ranh giới nhỏ, nhưng xã hội học chuyên nghiệp có xu hướng quan tâm
hơn tới việc đảm bảo các điều kiện nhằm phục vụ cho các hoạt động chuyên môn cốt lõi
của chúng ta.
Cuối cùng, có một khía cạnh đặc thù của xã hội học chuyên nghiệp – những cuộc thảo
luận trong và giữa các chương trình nghiên cứu ví dụ giữa các tầng lớp và chủng tộc
tương đối quan trọng, đối với tác động của toàn cầu hóa, đối với các dạng làm việc quá
sức, đối với các cơ sở tầng lớp của bầu cử chính trị, đối với nguồn gốc của sự tụt hậu…
Những cuộc thảo luận như vậy là đối tượng của các bài báo trong “The Annual Review
of Sociology”, và chúng bổ sung sự linh hoạt cần thiết vào những chương trình nghiên
cứu của chúng ta. 4 bộ phận của xã hội học chuyên nghiệp được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Phân tích xã hội học chuyên nghiệp
Chuyên nghiệp
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi
các chương trình nghiên cứu trong đó xác
định các giả thuyết, khái niệm vấn đề và
câu hỏi
Chính sách
Bảo vệ các nghiên cứu xã hội học, đối
tượng con người, hỗ trợ vốn, dự thảo quốc
hội.
Phê bình
Những cuộc thảo luận chặt chẽ về môn học
trong phạm vi và giữa các chương trình
nghiên cứu
Đại chúng
Quan tâm tới hình ảnh đại chúng của xã hội
học, đưa ra những phát hiện theo một
phương pháp có thể tiếp cận, giảng dạy
những nhân tố cơ bản của xã hội học và
viết sách giáo trình.
Do quy mô của xã hội học chuyên nghiệp, chúng ta có thể nhận thấy những khác biệt hóa
về mặt chức năng, hay như Abbott (2001) gọi là “fractalization”, của xã hội học chuyên
nghiệp, nhưng những loại khác của xã hội học ít phát triển nội tại hơn, do đó chúng ta
nên nói về những khía cạnh hoặc góc độ khác nhau của chúng. Do đó, hoạt động cốt lõi
của xã hội học đại chúng- cuộc thảo luận giữa các nhà xã hội học và công chúng của họ-
được hỗ trợ (hoặc không) bởi các mô-men chính trị, phê bình và chuyên nghiệp. Ví dụ,
nghiên cứu truyền thông của Boston Collegue và Dự án hành động đã đưa các nhà xã hội
học đến với các nhà tổ chức xã hội nhằm khám phá ra cách tốt nhất để đưa các vấn đề xã
hội lên truyền thông. Có một động lực nghề nghiệp đối với dự án dựa trên ý tưởng của
William Gamson về việc xây dựng khung, một động lực về mặt phê bình được dựa trên
một số phương pháp hạn chế trong đó truyền thông hoạt động, và một động lực về mặt
chính sách nămts bắt những mục tiêu hữu hình của các nhà tổ chức cộng đồng. Charlotte
Ryan (2004) miêu tả sự căng thẳng trong dựa án bắt nguồn từ những yêu cầu trái ngược
giữa thực tiễn của xã hội học đại chúng và ảnh hưởng nghề nghiệp của xã hội học chuyên
nghiệp, trong khi Gamson (2004) nhấn mạnh cam kết hạn chế về mặt kinh tế của trường
đại học đối với dự án nhằm giúp các cộng đồng trong trường đại học mạnh hơn.
Xã hội học chính sách cũng có các động lực đại chúng, phê bình và chuyên nghiệp của
nó. Sau đây là một nghiên cứu thú vị của Judy Stacey (2004) với vai trò là một nhân
chứng có chuyên môn bảo vệ hôn nhân đồng giới ở Ontario, Canada. Những người phản
đối hôn nhân đồng giới đã dựa trên tác phẩm nổi tiếng của bà được xuất bản trong
“American Sociology Review” (Stacey và Biblarz 2001). Tác giả lập luận rằng mặc dù
những nghiên cứu chỉ ra những khác biệt không đáng kể của việc phụ huynh đồng giới
nam nuôi dưỡng trẻ- rằng trẻ thường có xu hướng cới mở hơn với đa dạng tình dục-
không có bằng chứng cho rằng những tác động đó là có hại. Những người phản đối hôn
nhân đồng giới lập luận rằng Stacey và Biblarz đã thực hiện nghiên cứu thiếu tính khoa
học do đó, không thể rút ra những kết luận như trên. Judy Stacey, do đó, bị đặt vào một
tình thế bất thường để bảo vệ cơ sở kho học của những kết luận của mình. Hơn thế, việc
bảo vệ quyền tự do của đồng giới nam dẫn tới bảo vệ hôn nhân đồng giới- một khía cạnh
mà bà đã cho rằng cần phản đối mạnh mẽ trong những tác phẩm học thuật của mình.
Trong trường hợp này, chúng ta thấy xã hội học chính sách có thể gây cản trở thế naof và
sự phụ thuộc của nó và xã hội học chuyên nghiệp của nó có thể dẫn tới việc chóng lại xã
hội học đại chúng và xã hội học phê bình. Cả 4 khía cạnh của xã hội học không thể tồn tại
hài hòa với nhau.
Điều này cũng có thể được thấy trong xã hội học phê bình. Trong bài báo kinh điển “A
Sociology for Women” (Xã hội học cho Phụ nữ), Dorothy Smith (1987, Chương 2) đề
cập đến xã hội học nhằm kiểm tra tính phổ quát hóa của nó từ quan điểm của đàn ông,
đặc biệt là quan điểm của những người cai trị quyết định cấu trúc vĩ mô của xã hội. Từ
tác phẩm kinh điển của Alfred Schutz, bà chir ra quan điểm của phụ nữ với vai trò gắn
chặt với các cấu trúc vi mô của cuộc sống hàng ngày- lao động vô hình hỗ trợ cấu trúc vĩ
mô. Patricia Hill Collins (1991) tiếp tục phát triển phân tích quan điểm bằng cách khẳng
định rằng cái nhìn xuyên suốt đối với xã hội bắt nguồn từ những người bị áp bức dưới
nhiều hình thức- phụ nữ da đen nghèo- nhưng bà cũng dựa trên lý thuyết xã hội quy ước.
trong nghiên cứu của mình không phải Schutz mà là George Simmel và Robert Merton
đã phê bình xã hội học chuyên nghiệp. HƠn thế, theo bà có một dộng lực đại chúng- mối
liên hệ giữa những trí tuệ phụ nữ da đen với nền văn hóa của phụ nữ da đen nghèo khó là
cần thiết để mang tới sự phổ biến hơn cho xã hội học chuyên nghiệp. Từ đó, chúng ta có
thể thấy được những động lực xã hội và chuyên nghiệp của xã hội học phê bình; nhưng
dộng lực chính sách ở đâu? Một người có thể lập luận rằng ở đây có chính trị thực dụng
nhằm chống lại những không gian tư duy phê bình trong trường đại học, những không
gian có thể bao gồm những chương trình đa lĩnh vực học thuật, những học viện và cuộc
chiến nhằm đạt được sự thể hiện?
Chỉ có một vài ví dụ để minh họa cho sự phức tạp của mỗi loại hình xã hội học, nhìn
nhận những khía cạnh chuyên môn và ngoài chuyên môn cũng như những khía cạnh phản
ánh và bổ trợ của chúng. Chúng ta không nên quên sự hình thành nội tại phức tạp này khi
chúng ta tập trung vào mỗi quan hệ giữa các loại hình chủ yếu.
LUẬN ĐIỂM 5: XÁC ĐỊNH NHÀ XÃ HỘI HỌC
Một mặt, chúng ta phải phân biêgj giữa xã hội học và các thành tố cấu tạo của nó, mặt
khác, các nhà xã hội học và khác biệt với những nhóm khác. Cuộc sống của nhà xã hội
học được thúc đẩy bởi sự không phù hợp giữa thực trạng xã hội học của họ và cấu trúc
của lĩnh vực nghiên cứu nói chung.
Chúng ta nên phân biệt giữa bộ phận của lao động xã hội học và những nhà xã hội học
chiếm một vị thế nhất định trong số những người lao động trên. Khoảng 30% tiến sĩ làm
việc bên ngoài trường đại học, chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách, nơi học có
thể tham gia vào lĩnh vực đại chúng (Kang 2003). 70% còn lại giảng dạy trong các trường
đại học, giữ phần xã hội học chuyên nghiệp, thực nhiện nghiên cứu hoặc giới thiệu những
kết quả nghiên cứu, nhưng họ có thể nắm giữ những vị trí trong các phần khác, ít ra là
nếu họ là giáo viên thường xuyên ở một cơ sở khác. Ngược lại, lực lượng những người
lao động tự do, những giảng viên tạm thời, giáo viên hướng dẫn bán thời gian – bị gắn
vào một địa điểm duy nhất, được trả một khoản thù lao thấp (2000 USD – 4000 USD một
khóa) cho các buổi giảng dạy hết mình, với việc làm không đảm bảo và thường không có
lợi nhuận (Spalter Roth và Erskine 2004). Họ xuất hiện phổ biến hơn ở các trường đại
học uy tín, có thể chiếm tới 40% số giảng viên và 40% số tiết học. Đây là những lao động
cấp thấp, những người trợ cấp cho các nghiên cứu và thu nhập của các giảng viên chính,
giúp họ tập trung hơn vào các hoạt động khác.
Do đó, rất nhiều trong số hầu hết các nhà xã hội học kiệt xuất đã tham gia vào rất nhiều
lĩnh vực. Ví dụ, James Coleman cùng lúc làm việc trong cả lĩnh vực chuyên nghiệp và
chính sách trong khi phản đối xã hội học đại chúng và phê bình. Christopher Jencks,
người đã làm việc những lĩnh vực chính trị, là một chuyên gia trong việc kết hợp những
động lực của những cam kết có tính đại chúng và phê bình với chuyên nghiệp và chính
sách. Tất nhiên, những nhà xã hội học đã hoặc đã từng có những vị trí thoải mái trong số
các khó xã hội học hàng đầu, nơi các điều kiện làm việc cho phép họ tham gia nhiều lĩnh
vực. Hầu hết trong chúng ta chỉ làm việc trong một lĩnh vực vào 1một thời điểm. Do đó
chúng ta có thể tập trung vào sự nghiệp của mình.
Các nhà xã hội học không chỉ cùng lúc làm việc trên nhiều vị trí, mà còn thực hiện
nghiên cứu xuyên thời gian về 4 bộ phận của xã hội học. Trước khi thống nhất các nghề
nghiệm chuyên môn, những phong trào trong các bộ phận này là không đều đặn. Bất
đồng ngày càng cao với môn học và bị gạt ra ngoài do sắc tộc của mình, sau khi hoàn
thành tác phẩm “the Philadenphia Negro” năm 1899, và sau khi xây dựng và vận hành
phòng thí nghiệm Atlanta Sociological Laboratory tại trường đại học Atlanta từ năm
1897 đến năm 1910, W.E.B. Du Bois đã rời khỏi giới học viện để thành lập “National
Association for the Advancement of Colored People” (NAACP) và trở thành biên tập của
tạp chí của tổ chức này, “Crisis”. Trong vài trò xã hội này, ông viết tất cả các loại tham
luận phổ biến, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của xã hội học của ông. Năm 1934, ông trở lại
nghiên cứu và trở thành chủ tịch Phòng xã hội học ở Atlanta, nơi ông hoàn thành một
chuyên khảo kiệt xuất khác, Black Reconstruction, chỉ để sau đó lại tiếp tục rời khỏi giới
nghiên cứu vì mục tiêu đại chúng quốc gia và quốc tế, Những chiến dịch không ngừng
nghỉ của ông đòi công bằng về chủng tộc là đỉnh cao của xã hội học đại chúng, mặc dù,
rõ ràng là mục tiêu cuối cùng của ông luôn là thay đổi chính sách. Xã hội học đại chúng
thường là con đường để gạt bỏ xã hội học chính sách và bị tẩy chay trong xã hội học
chuyên ngành.
Trong khi W.E.B. Du Bois xa rời môn học, Robert Park, một gương mặt chủ chốt trong
xã hội học về chủng tộc đi theo hướng ngược lại
6
. Sau nhiều năm làm báo, với những bản
báo cáo chủng tộc về sự tàn ác của Bỉ ở Congo, ông trở thành thư ký riêng của Booker T.
Washington và nhà phân tích nghiên cứu, trước khi tham gia và sau đó hình thành và
chuyên nghiệp hóa Phòng về Xã hội học ở University of Chicago (Lyman 1992).
C. Wright Mills là thế hệ đi sau, nhưng cũng như Du Bous, ông ngày càng tách rời với xã
hội học. Sau khi hoàn thành bằng đại học triết học tại trường University of Texas, ông
đến Wisconsin để là việc với nhà khoa học người Đức Hans Gerth. Ở đó ông viết luận
văn tiến sĩ về chủ nghĩa thực dụng. Robert Merton và Paul Lazarsfeld đã tuyển dụng ông
làm ở Columbia University do ông đã biểu hiện những tiềm năng trở thành nhà xã hội
học chuyên nghiệp. Không chấp nhận “tính thực dụng hẹp hòi” của Cục Nghiên cứu Ứng
dụng của Lazarsfeld, ông chuyển từ xã hội học hỗ trợ sang xã hội học đại chúng – “New
Men of Power”, “White Collar” và “Power Elite”. Cuối đời, ông viết cuốn sách gây cảm
hứng “The Sociological Imagination”. Việc chuyển hướng sang xã hội học phê bình trùng
hợp với một động thái thoát ra khỏi xã hội học để bước vào lĩnh vực trí tuệ đại chúng với
tác phẩm “Listen, Yankee!” và “The Causes of World War Three-books”, những tác
phẩm ít có mối quan hệ với xã hội học.
7
Ngày nay, các nghề nghiệp về xã hội học có tổ chức chặt chẽ hơn ở thời của Mill. Một
sinh viên tốt nghiệp điển hình, có lẽ được truyền cảm hứng bới một giáo viên đại học
hoặc có nhiệt huyết từ sự kiệt quệ của phong trào xã hội- vào học cao học với khuynh
hướng phê bình, muốn học nhiều hơn về những khả năng thay đổi của xã hội, bất kể đó là
việc hạn chế sự lây truyền AIDS ở Châu Phi, sự lệch lạc của bạo lực của tuổi trẻ, điều
kiện cho sự thành công của các phong trào nam nữ bình quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, gia
đình với vai trò là nguồn gốc của đạo đức, đa dạng trong hỗ trợ phạt tư bản, những vấn đề
đại chúng của Đạo Hồi… Ở đó, cô ta đối mặt với một loạt những khóa học bắt buộc, mỗi
môn học đều yêu cầu lĩnh hội được những tài liệu thâm thúy hay những kỹ thuật trừu
tượng. Sau 3 hay 4 năm, cô ta sẵn sàng làm những bài kiểm tra chất lượng hoặc sơ bộ
trong 3 hoặc 4 lĩnh vực, những lĩnh vực liên quan tới luận văn tiến sĩ của cô ta. Toàn bộ
quá trình có thể mất 5 năm trở lên. Dường như các trường cao học hoạt động nhằm mục
đích loại bỏ những cam kết đạo đức là nguồn động lực ban đầu của xã hội học.
Cũng như Durkheim nhấn mạnh những nhân tố không có tính khế ước của hợp đồng- sự
đồng thuận ngầm ẩn và niềm tin mà nếu thiếu nó, các hợp đồng sẽ không thể được thực
hiện- chúng ta cũng phải nhìn nhận tầm quan trọng của những nhân tố phi nghề nghiệp
nằm ẩn ngầm dưới nghề này. Rất nhiều trong số 50% đến 70% sinh viên tốt nghiệp nhận
được bằng tiền sĩ vẫn giữ được những cam kết của họ bằng việc thực hiện các công việc
liên quan tới xã hội học đại chúng- thường thì các giáo viên hướng dẫn không biết về việc
này. Tôi thường xuyên nghe các khoa chuyên ngành khuyên sinh viên của họ từ bỏ xã hội
học đại chúng sau khi trở thành giảng viên- mà không biết được rằng (hoặc nhận biết 1
cách đầy đủ?) xã hội học đại chúng là nhân tố giữ sự sống cho những đam mê của xã hội
học. Nếu học viên làm theo những lời khuyên trên, rút cục có thể họ sẽ trở thành những
người lao động theo một ngành nghề nào đó, trong trường hợp đó, xã hội học đại chúng
sẽ ít được quan tâm hơn; hoặc nếu may mắn hơn họ có thể kiếm được một công việc liên
quan tới giảng dạy, khi đó họ phải lo lắng về việc viết các bài báo để xuất bản hoặc viết
sách để được các nhà sách uy tín in tác phẩm của mình. Khi họ trở thành giáo viên, họ có
thời gian thực hiện những đam mê tuổi trẻ của mình, nhưng tới khi đó, họ đã không còn
trẻ. Có thể họ đã mất đi tất cả những quan tâm tới xã hội học đại chúng, hướng tới một
thế giới hấp dẫn hơn của xã hội học chính trị như tư vấn hoặc một nhánh chuyên môn nhỏ
của xã hội học chuyên nghiệp.
Sự khác biệt hóa của lao động xã hội học với chuyên ngành của những người học xã hội
học có thể tạo ra mối lo lắng cho những người trong ngành xã hội học theo đuổi sự thống
nhất của tri thức phản ánh và bổ trợ, hơcj những người hướng tới cả những khán giả trong
ngành và ngoài ngành. Sự căng thẳng giữa tập quán và thể chế đã đẩy các nhà xã hội học
liên tục từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, nơi họ có thể dừng lại về mặt nghi thức trước
khi tiếp tục di chuyển, hoặc từ bỏ môn học Tuy nhiên vẫn luôn có những người mà thói
quen của họ thích nghi tốt với chuyên môn hóa và những người mà sức mạnh và niềm
đam mê của họ có tính lây truyền, tỏa đi các nhóm khác. Giờ đây tôi sẽ lập luận chuyên
môn hóa không phải là không có tác hại tới xã hội học đại chúng.
LUẬN ĐIỂM 6: MÔ HÌNH QUY CHUẨN VÀ NGHIÊN CỨU HẠN CHẾ CỦA MÔ
HÌNH QUY CHUẨN
Sự phát triển của môn học của chúng ta phụ thuộc vào những đặc thù chung, những sự
độc lập tương đối của xã hội học chuyên nghiệp, chính sách, đại chúng và phê bình. Tuy
nhiên, mỗi loại xã hội học, do phản ứng với các đối tượng khácn giản khác nhau, có
những hạn chế riêng, đe dọa sự tồn tại của toàn bộ các loại hình xã hội học.
Những người tán thành với xã hội học đại chúng thường tỏ thái độ coi thường đối với xã
hội học chuyên nghiệp. Tác phẩm “The Last Intellectual” của Russel Jacoby (1987) khởi
nguồn cho hàng loạt những bài bình luận tiếc cho sự thụt lùi của xã hội học đại chúng vào
trong vỏ bọc của chuyên nghiệp hóa. Do đó, Orlando Patterson (2002) đã tôn vinh David
Riesman là “Nhà Xã hội học Cuối cùng” (The Last Sociologist) vì Riesman, và những
người khác cùng thế hệ với ông, đã giải quyết những vấn đề quan trọng đối với đại chúng
trong khi xã hội học chuyên nghiệp ngày nay kiểm tra những giả thuyết có phạm vi hẹp,
bắt chước các bộ môn khoa học tự nhiên. Bằng việc hỏi “Bất kỳ điều gì Đã xảy ra với Xã
hội học?” (Whatever happened to Sociology?) Peter Berger (2002) đã trở lời xã hội học
đã trở thành nạn nhân của phương pháp luận chủ nghĩa nam nữ bình quyền và sự ám ảnh
về những chủ đề tầm thường. Nhưng ông cũng than phiền rằng thế hệ những năm 1960
đã biến xã hội học từ một ngành khoa học thành một tư tưởng. Ông nắm bắt những cách
tiếp nhận phù hợp của xã hội học đại chúng từ những nhà xã hội học chuyên nghiệp,
những người lo ngại rằng sự tham gia của đại chúng sẽ ảnh hướng tới kho học, đe dọa
tính hợp pháp của môn học, đồng thời làm mất đi các nguồn tài liệu.
Tôi có quan điểm ngược lại- rằng giữa xã hội học đại chúng và chuyên nghiệp nên có, và
thường có, sự tôn trọng và tính trợ lực. Không những không phù hợp với nhau, 2 bộ phận
này giống như cặp sinh đôi dính liền. Trên thực tế, quan điểm quy chuẩn của tôi về xã hội
học là mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau giữa 4 bộ phận của xã hội học- một sự thống nhất
hữu cơ trong đố mỗi loại xã hội học có được năng lượng, ý nghĩa và sự tưởng tượng từ
mối quan hệ với những yếu tố còn lại.
Như tôi đã nói, xã hội học chuyên nghiệp nằm ở trung tâm. Không có nó, sẽ không có
xã hội học đại chúng hay chính sách, và cũng không có xã hội học phê bình- vì sẽ
không có gì để phê bình. Sự tồn tại của xã hội học chuyên nghiệp phụ thuộc vào những
thay đổi liên tục của xã hội thông qua xã hội học đại chúng. Chính những phong trào
quyền công dân đã thay đổi những nhận thức của các nhà xã hội học về chính trị; chính
phong trào nam nữ bình quyền đã mang tới rất nhiều khía cạnh mới cho xã hội học.
Trong cả hai trường hợp, chính những nhà xã hội học trong việc tham gia vào những
phong trào đó đã thổi những ý tưởng mới vào xã hội học. Tương tự, luận văn của Linda
Waite về xã hội học đại chúng liên quan tới vấn đề cưới xin, đã tạo ra cuộc thảo luận
sôi nổi trong ngành. Xã hội học phê bình có thể là một cái gai đối với xã hội học
chuyên nghiệp, nhưng nó lại quan trọng trong việc bổ sung nhận thức về những giả
thuyết chúng ta đưa ra, do đó, chúng ta có thể điều chỉnh các giả thuyết đó. Những
thách thức của Alvin Goulder đối với thuyết chức năng cấu trúc thật mạnh mẽ và hăng
hái; đồng thời, ông cũng phê bình cách thức mà xã hội học chính sách đã quá thờ ơ với
những quản lý xã hội bức bối. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy trong xã hội học phê
bình những phong trào đòi “xã hội học thuần túy”, một xã hội học khoa học được thanh
lọc bởi sự tham gia của đại chúng. Xã hội học chuyên nghiệp ngày hôm qua có thể trở
thành phê bình ngày hôm nay. Về phần mình, xã hội học chính sách đã khuyến khích sự
bất bình đẳng trong đầu tư nghiên cứu nghèo đói và giáo dục. Gần đây hơn, nghiên cứu
ý tế đã gắn liền với cả 4 môn xã hội học thông qua sự liên kết với các nhóm công dân
liên quan tới các bệnh này như ung thư vú, xây dựng những mô hình mới của môn khoa
học này, (Brown và các cộng sự 2004; McCormick và các cộng sự…).
Bảng 3
Chuyên môn Ngoài chuyên môn
Bổ trợ Xã hội học chuyên nghiệp Xã hội học chính sách
Tri thức Lý thuyết/tiên nghiệm Cụ thể
Sự thật Báo chí Thực dụng
Tính hợp pháp Các mẫu khoa học Hiệu quả
Tính tin cậy Ngang hàng Khách hàng
Chính trị Lợi ích cá nhân có tính
chuyên môn
Can thiệp của chính sách
Nghiên cứu nguyên nhân Tự tham khảo Cung cấp dịch vụ
Phản ánh Xã hội học phê bình Xã hội học đại chúng
Tri thức Cơ sở Tính giao tiếp
Sự thật Quy chuẩn Đồng thuận
Tính hợp pháp Quan điểm đạo đức Liên quan
Tính tin cậy Trí tuệ phê bình Các nhóm cộng đồng
được chỉ định
Chính trị Thảo luận noiọ bộ Thảo luận đại chúng
Nghiên cứu nguyên nhân Chủ nghĩa giáo điều Sự kỳ cục
Có rất nhiều ví dụ như vậy vệ tính trợ lực của các bộ phận, nhưng chúng ta nên thận
trọng khi nghĩ rằng sự kết hợp đó là dễ dàng. Những mối liên hệ giữa 4 môn xã hội học
thường khó hoàn thiện do điều này yêu cầu những hoạt động nhận thức hoàn toàn khác
nhau trong các lĩnh vực, khác biệt trên rất nhiều khía cạnh- loại tri thức, sự thật, tính hợp
pháp, tính tin cậy, và chính trị, được thể hiện sâu sắc nhất trong những nguyên nhân hạn
chế hoàn toàn khác biệt của mỗi loại. Bảng 3 nhấn mạnh những sự khác biệt này.
Tri thức mà chúng ta gắn liền với xã hội học chuyên nghiệp được dựa trên sự phát triển
của các chương trình nghiên cứu, khác so với tri thức cụ thể trong xã hội học chính sách
của các khách hàng, khác so với tri thức có tính giao tiếp giữa các nhà xã hội học và đại
chúng của họ, và khác so với tri thức nền tảng của xã hội học phê bình. Từ đây, chúng ta
có khái niệm về sự thật gắn liền với mỗi loại hình. Trong trường hợp xã hội học chuyên
nghiệp, sự tập trung được đặt lên nhiệm vụ tạo ra những lý thuyết gắn liền với thế giới
thực tiễn; trong trường hợp xã hội học chính sách, tri thức phải “thực tiễn” và “hữu
dụng”; trong khi đó tri thức xã hội học đại chúng dựa trên sự đồng thuận giữa các nhà xã
hội học và đại chúng của họ; trong khi với xã hội học phê bình, sự thật là cơ sở quy
chuẩn dẫn đường. Mỗi loại xã hội học cũng có tính hợp pháp riêng: xã hội học chuyên
nghiệp tự xem xét mình dựa trên cơ sở khoa học, xã hội học chính sách dựa trên cơ sở
hiệu quả, xã hội học đại chúng dựa trên sự xác đáng và xã hội học phê bình hỗ trợ cho
những quan điểm đạo đức. Mỗi loại xã hội học cũng có tính tin cậy riêng. Xã hội học
chuyên nghiệp hướng tới việc xem xét sâu sắc vấn đề, xã hội học chính sách hướng tới
các khách hàng của nó, xã hội học đại chúng hướng tới đối tượng đại chúng xác định,
trong khi xã hội học phê bình hướng tới một cộng đồng trí tuệ, những người có thể vượt
qua được những ranh giới mang tính nguyên tắc. Hơn thế, mỗi loại xã hội học có chính trị
riêng của mình. Xã hội học chuyên nghiệp bảo vệ những điều kiện khoa học, xã hội học
chính sách can thiệp vào các chính sách hiện thời, xã hội học đại chúng xem xét chính trị
là buổi nói chuyện dân chủ trong khi xã hội học phê bình cam kết đưa ra những cuộc thảo
luận trong phạm vi môn học.
Cuối cùng, và quan trọng nhất, mỗi loại xã hội học đều bị tác động bởi hạn chế của bản
thân nó, bắt nguồn từ các hoạt động nhậnh thức và sự gắn liền vào các tổ chức đa dạng.
Những người nghiên cứu trong phạm vi hẹp với các chuyên ngành liên quan có thể bị hạn
chế bởi tính hẹp hòi. Trong quá trình theo đuổi câu trả lời cho các câu hỏi, được xác định
bởi những chương trình nghiên cứu, xã hội học chuyên nghiệp có thể dễ dàng tập trung
vào những đối tượng có xu hướng không liên quan tới xã hội học
8
. Trong nỗ lực của
chúng ta để bảo vệ vị thế của mình trong giới khoa học, chúng ta thực sự có lợi khi độc
quyền hóa một hệ thống tri thức không thể tiếp cận, điều này có thể dẫn tới sự ra đời của
tri thức khó hiểu và “phương pháp luận” hẹp hòi. Cũng như xã hội học chuyên nghiệp, xã
hội học phê bình cũng có xu hướng dẫn tới chủ nghĩa bè phái- những cộng đồng với giáo
điều không có mối liên hệ trực tiếp với xã hội học chuyên nghiệp hoặc hợp nhất giá trị
vào xã hội học đại chúng. Mặt khác, xã hội học chính sách cũng dễ dàng bị nắm bắt bởi
các khách hàng, những người đặt ra những nghĩa vụ hợp đồng nghiêm ngặt đối với các
khoản tiền của họ, những sự bóp méo có thể tác động ngược lại với xã hội học chuyên
nghiệp. Nếu nghiên cứu thị trường có tác động mạnh lên việc cấp vốn cho xã hội học
chính sách, như Mills lo ngại, chúng ta đều có thể phải trả giá. Sự di cư của các nhà xã
hội học sang lĩnh vực kinh tế, giáo dục và chính sách có thể đã hạn chế xu hướng này
nhưng rõ ràng là không cách ly môn học khỏi những áp lực trên. Xã hội học đại chúng,
cũng như xã hội học chính trị, có thể bị nắm bắt bởi các lực lượng bên ngoài. Trong khi
theo đuổi sự phổ biến, xã hội học đại chúng bị lôi cuốn thỏa mãn và nịnh bợ đại chúng
của nó, và do đó làm tổn thương các cam kết của xã hội học chuyên nghiệp và phê bình.
Tất nhiên, xã hội học cũng hạn chế một số rủi ro với đại chúng của mình, một dạng tiên
phong về trí tuệ. Trên thực tế, một người có thể tìm thấy hạn chế như vậy trong sự coi
thường của C. Wright Mill đối với xã hội đại chúng.
Những hạn chế này là những xu hướng thực tế do đó những quan điểm phê bình của
Jacoby, Patterson, Berger và những nhà nghiên cứu khác không phải không có cơ sở khi
nói về xã hội học chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những phê bình này sai lầm xét trên khia
cạnh làm giảm hạn chế về trạng thái thông thường. Họ đã bỏ qua nghiên cứu tương ứng
quan trọng về xã hội học chuyên nghiệp, ví dụ được đưa ra trong các trang sách của
“Contexts” cũng như họ bỏ qua những hạn chế của loại xã hội học của riêng họ. Những
nhà xã hội học chuyên nghiệp cũng chịu trách nhiệm về việc xác định xã hội học đại
chúng là “xã hội học pop”, trong khi bỏ qua xã hội học đại chúng có tính phổ biến và
mạnh mẽ, nhưng lại khó tiếp cận. Với vai trò là một cộng đồng, chúng ta cũng dễ dàng
bước vào cuộc chiến với nhau mà không nhận thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của những tri
thức đa dạng của các loại hình xã hội học. Chúng ta cần phải gắn mình vào một cột