Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Báo cáo sơ kết HĐCĐ học kỳ I năm học 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.33 KB, 6 trang )

LĐLĐ HUYỆN ĐAK PƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Số: 03/BC-CĐGD Đak Pơ, ngày …tháng … năm 2010
Phần thứ nhất
BÁO CÁO SƠ KẾT
HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
A/ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
I/ Hệ thống tổ chức Công đoàn và cán bộ, đoàn viên, lao động trong ngành
- Số CĐCS: 25 CĐCS;
Mầm non: 08 CĐ; TH: 06 CĐ; THCS: 07 CĐ; TH&THCS: 03 CĐ; PGD: 01
- Tổng số CNVCLĐ hiện nay: 569 người, nữ 442 người, dân tộc thiểu số 23
người. Đảng viên 171 người, tăng 24 người so với năm 2009.
- Đoàn viên công đoàn: 555 người, Lao động: 14 người,
II/ Chất lượng đoàn viên và lao động trong Ngành
- Trình độ đào tạo:
+ Giáo viên Mầm non đạt trình độ chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 29,58%
(21/71)
+ Giáo viên Tiểu học đạt trình độ chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 85,86%
(170/198)
+ Giáo viên THCS đạt trình độ chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 62,5% (120/192)
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp chính trị: 01 người
- Trung cấp: 21 người,
- Sơ cấp: 50 người.
B/ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
TRONG HỌC KỲ I
Chương trình I: Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ nghề nghiệp
của nhà giáo và người lao động nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ:
1. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên và lao
động:
Các cấp công đoàn trong ngành phối hợp với nhà trường, cơ quan tổ chức cho
ĐV-LĐ học tập, quán triệt đầy đủ nghị quyết của Đảng các cấp, văn bản pháp luật của


Nhà nước, của ngành và của Công đoàn cấp trên.
Tuyên truyền cho ĐVLĐ quán triệt sâu sắc nhiệm vụ được giao, xác định rõ
trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi lập trường tư tưởng, đạo đức lối sống, sẵn sàng
nhận nhiệm vụ được phân công. Nêu cao ý thức chấp hành chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ của công dân và nghĩa vụ đối với
địa phương.
Nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhà
trường, cơ quan.
1
Tiếp tục tuyên truyền và triển khai có hiệu quả 3 cuộc vận động và phong trào
xây dựng trường tiểu học thân thiện, học sinh tích cực;
2. Công tác tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nhà giáo và
nhân viên,
Động viên ĐVLĐ tích cực tự bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học, tiếng Bahnar đồng thời phối hợp với nhà trường thực hiện tốt kế
hoạch bồi dưỡng thường xuyên. Tham gia Hội thảo do nhà trường, tổ chuyên môn tổ
chức. 100% giáo viên được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do ngành,
nhà trường tổ chức; cử cán bộ cốt cán tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, bộ tổ chức.
Trong học kỳ I có 05 người tham gia học tiếng Bahnar do huyện tổ chức, 01 cán bộ
học lớp quản lý giáo dục. Phong trào tự học phát triển mạnh mẽ, đến nay toàn ngành
có 2/3 nhà giáo đã ứng dụng soạn bài bàng máy vi tính. Tỉ lệ nhà giáo đạt trên chuẩn
ngày càng cao, tiêu biểu như Mẫu giáo Họa Mi, MG Hoa Mai, mẫu giáo Tuổi Thơ,
MG Hoa Pơ Lang, TH Trần Quang Khải, tiểu học Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng,
Trần Phú, Đống Đa, Lê Quý Đôn, THCS Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Du, Đào Duy Từ,
Kim Đồng,… Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động được các đơn vị quan tâm.
Chương trình II: Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhà giáo và lao động tạo động lực nâng cao chất lượng hiệu quả Giáo dục và
Đào tạo
1. Việc thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
người lao động, chăm lo đời sống cho nhà giáo:

Rà soát việc thực hiện chế độ chính sách của nhà giáo, đề xuất với nhà trường,
Phòng Giáo dục và Đào tạo giải quyết kịp thời chế độ hợp pháp cho người lao động.
Giải quyết dứt điểm mọi chế độ hợp pháp của người lao động trong ngành, không có tồn
động kéo dài.
Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời các trường hợp ốm đau, hoạn nạn hiếu hỉ nhằm
động viên người lao động.
Nắm bắt kịp thời hoàn cảnh của từng ĐVLĐ đề xuất với nhà trường có biện pháp
giải quyết nhằm tạo điều kiện cho người lao động khắc phục khó khăn.
Tiếp tục phát huy quỹ Tình thương, tổng thu năm 2010 được 60.982.965 đồng,
tổng số tiền quỹ đến 31/12/2010 là 152.337.665 đồng. Năm 2010 đã xét trợ cấp khó
khăn cho ĐVLĐ trong ngành: 80 Xuất, số tiền 69.000.000đồng. tồn quỹ 83.337.665
đồng.
Đa dạng hóa các loại báo chí, tài liệu, ấn phẩm để người lao động được đọc
báo. Khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho quản lý, giáo dục và sinh hoạt.
CĐCS Đa dạng hóa quỹ tự có để chăm lo đời sống cho người lao động theo
khả năng của đơn vị mình.
2. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong tổ chức Công đoàn:
Chủ động phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể
thao; tổ chức trò chơi dân gian, thi trò chơi dân gian chào mừng các sự kiện lớn.
Công đoàn Giáo dục phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đội văn nghệ
tham gia dự thi do Hội Phụ nữ huyện tổ chức đạt giải nhất. Phối hợp với Phòng Giáo
dục tổ chức thành công Hội thi “Nét đẹp nhà giáo” chào mừng 28 năm ngày Nhà giáo
Việt Nam.
2
Chương trình III: Tham gia quản lý trường học; vận động, tổ chức các nhà giáo
và người lao động trong ngành tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu
nước và các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn nhằm thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ chính trị của ngành:
- Phối hợp với cơ quan PGD và các nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển
giáo dục năm học 2010 – 2011.

- CĐGD cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện
điều động, luân chuyển đội ngũ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học mới. Rà soát
nhu cầu tuyển dụng lao động tham mưu cho UBND huyện xây dựng chỉ tiêu tuyển
dụng, đã tuyển dụng 01đợt 10 người, trong Giáo viên 06 người, nhân viên 04 người .
Ở các đơn vị trường học CĐCS chủ động nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh của người lao
động đề xuất với nhà trường phân công nhiệm vụ phù hợp với hoàn cảnh cá nhân tạo
điều kiện để mọi cá nhân có cơ hội phát huy năng lực, yên tâm công tác và có khả
năng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- 100% nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ công chức xây dựng nghị quyết
nhà trường.
- Các cấp công đoàn phối hợp với lãnh đạo cơ quan, trường học triển khai
nhiệm vụ năm học theo Nghị quyết từng trường.
- Cùng nhà trường đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào: Thi đua hai tốt,
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Phong trào giỏi việc trường, đảm
việc nhà; nuôi con khoẻ dạy con ngoan…
- Triển khai các cuộc vận động lớn như cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Hai không” ; Cuộc vận động
“mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc
vận động “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động xã hội hoá
giáo dục; cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; dân số , Kế
hoạch hoá gia đình vv…Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ
cập THCS; triển khai kế hoạch phổ cập ngành học Mầm non.
- CĐCS chỉ đạo Ban Thanh tra trường học hoạt động theo đúng chức năng,
nhiệm vụ.
- Tham gia các hoạt động dân chủ trong nhà trường, xây dựng khối đoàn kết
nội bộ.
* Tổng số học sinh toàn ngành: 8255 em
Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt: 100 %
Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt: 99,4 %
Huy động trẻ 11 tuổi ra lớp 6 đạt: 94,4 %

Duy trì sĩ số đạt 98,9 %
Học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm 2010-2011: Đạt 73/124 học sinh dự thi.
Thành lập đội tuyển để bồi dưỡng 52 học sinh.
Khen thưởng KHHGD giai đoạn 2005 – 2010 được 69 người
3
Chương trình IV: Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công
đoàn các cấp, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, góp
phần xây dựng Nhà trường vững mạnh:
Duy trì chế độ sinh hoạt của Ban chấp hành CĐGD huyện, chế độ sinh hoạt
của BCH CĐCS, sinh hoạt đoàn viên, tổ công đoàn; duy trì hoạt động kiểm tra, hoạt
động của Ban Thanh tra nhân dân đảm bảo theo quy định của Điều lệ và Quy chế
hoạt động của BCH.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội các cấp bằng chương trình công tác tháng kịp thời.
Thiết lập hệ thống Hồ sơ Công đoàn đầy đủ.
BCHCĐGD kiện toàn tổ chức Ban Thường vụ, UBKT, thành lập các ban, tổ
nghiệp vụ giúp việc cho Ban chấp hành; phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban chấp
hành. Kiện toàn Ban Thường vụ, Ban chấp hành CĐGD huyện kịp thời khi có thay đổi
nhân sự.
Kiểm tra được 02 CĐCS.
Tập huấn nghiệp vụ công đoàn 01 đợt 75 lượt người tham dự.
Giới thiệu ĐV ưu tú cho Đảng 30 người.
Kết nạp 24 người lao động vào công đoàn.
Quản lý thu chi tài chính công đoàn đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.
Kinh phí công đoàn năm 2010 (do LĐLĐ tỉnh cấp)
- Tổng thu: 129.000.000 đồng
- Tổng chi: 109.805.724 đồng,
trong đó:
+ Chi cho CĐCS: 58.669.224 đồng,
+ Chi tại CĐGD huyện: 51.136.500 đồng.
C. NHỮNG HẠN CHẾ YẾU KÉM

1. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ nghề nghiệp của nhà giáo và
người lao động
Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị
Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật, nghị quyết của Đảng, các văn bản của ngành, của công đoàn cấp trên từ đó nhận
thức chính trị của một bộ phận người lao động chưa tốt, chưa an tâm công tác, còn vi
phạm pháp luật (01 trường hợp sinh con thứ ba).
2. Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động
Chế độ hợp pháp của người lao động có lúc, có việc chưa được đảm bảo nhưng
công đoàn chưa can thiệp kịp thời như chế độ thai sản, chế độ nâng lương, chế độ kiêm
nhiệm, làm thêm giờ.
Đời sống tinh thần của người lao động được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế.
Việc đọc báo chí còn ít, nơi nghỉ ngơi giữa giờ còn thiếu thốn nhất là giáo viên ở các lớp
điểm trường lẻ, sinh hoạt văn hóa còn nghèo nàn.
3. Tham gia quản lý cơ quan, trường học, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận
động lớn.
Một số đơn vị còn bị động, phụ thuộc chủ yếu dựa vào nhà trường, chất lượng
tham gia quản lý nhà trường còn thấp chưa có nhiều ý kiến xác đáng đóng góp cho nhà
trường. Công tác thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng hoạt động của
4
Ban thanh tra trường học còn thấp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
dạy học còn nhiều yếu kém, tỉ lệ người việc sử dụng, khai thác Internet không đáng kể.
Việc cân đối giáo viên giữa các trường chưa đồng đều ( trường thì dạy ít tiết, có
trường dạy nhiều tiết).
Công tác phối hợp giữa BCH với hiệu trưởng nhà trường có nơi chưa hiệu quả.
4. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh
Hồ sơ một số CĐCS không đủ về số lượng, thấp về chất lượng.
Hình thức sinh hoạt chưa phong phú, hiệu quả hạn chế, phần lớn các lần sinh hoạt
mang tính hành chính. Công tác bồi dưỡng đoàn viên giới thiệu cho Đảng còn ít, chất
lượng thấp, chưa chủ động trong việc bồi dưỡng thường xuyên mà chỉ mang tính thời

điểm là chủ yếu.
Kinh phí hoạt động của CĐCS còn ít, chưa có nhiều hình thức xây dựng qũy.
D. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM
- Phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở mới làm công tác công đoàn, nghiệp vụ và
kinh nghiệm còn ít. Nhận thức của một bộ phận cán bộ công đoàn về chức năng nhiệm
vụ của công đoàn về nhiệm vụ của từng chức danh trong tổ chức công đoàn chưa sâu
sắc, chủ yếu tập trung vào đồng chí chủ tịch nên chưa phát huy được trí tuệ của tập thể
ban chấp hành.
- Một số CĐCS quy mô, số lượng đoàn viên ít nên một số hoạt động phong trào
hạn chế.
- Sự quan tâm tạo điều kiện làm việc cho công đoàn ở một số trường chưa đầy đủ.
- Công đoàn chưa tranh thủ sự lãnh đạo của Cấp ủy, chi bộ nhà trường, nhất là ở
các chi bộ ghép.
E. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Tích cực tự học, tự nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ công đoàn của đội ngũ cán
bộ công đoàn đồng thời nhận thức đầy đủ vai trò nhiệm vụ của từng vị trí công tác trong
Ban chấp hành để cùng nhau gánh vác nhiệm vụ theo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách” là nhân tố hàng đầu.
- Tuân thủ sự lãnh đạo của chi bộ đồng thời chủ động tham mưu cho chi bộ lãnh
đạo công đoàn là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
- Chủ động phối hợp, phối hợp nhịp nhàng với hiệu trưởng trong quá trình tổ chức
hoạt động, linh hoạt, uyển chuyển trong hoạt động.
Phần hai
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG HỌC KỲ II
1. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động,
giáo dục cán bộ, giáo viên và nhân viên trong ngành. Xây dựng đội ngũ người lao động trong
ngành có bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước phù hợp trong ngành góp phần hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
3. Tiếp tục tham gia có hiệu quả 3 cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là
5

×