Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài giảng Luật Hiến pháp - Chương 2: Các chế độ, chính sách cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.48 KB, 11 trang )

CHƯƠNG 2

CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CƠ BẢN
CỦA
NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


2.1. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
2.1.1. Chính thể của nước CHXHCNVN
KHÁI NIỆM

Là mơ hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền
lực NN, thể hiện cách thức tổ chức quyền lực NN,
xác lập các MQH cơ bản giữa các CQNN TW với địa
phương, xã hội và nhân dân, vị trí vai trò các chủ
thể, mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thi quyền
lực nhà nước…

CHÍNH THỂ

CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN


2.1.2. Bản chất NN CHXHNVN
➢ Là NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
➢ Dân chủ là thuộc tính cơ bản của nhà nước ta

➢ Quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh công – nơng - trí
➢ Là NN thống nhất của các dân tộc
➢ Mục đích của NN là xây dựng đất nước hịa bình,


thống nhất, độc lập, tồn vẹn lãnh thổ, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh


2.1.3. Hệ thống chính trị của nhà nước CHXHCN Việt Nam

Đảng CS
Việt Nam
Nhà nước

MTTQ và các
đoàn thể khác


2.1.4. Chính sách đại đồn kết và đường lối dân tộc của
nước CHXHCNVN (điều 5 Hiến pháp 2013)

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước Việt Nam.

Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành
vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc
có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.


Nhà nước thực hiện chính sách phát triển tồn
diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát
huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.



2.1.5. Chính sách đối ngoại của NN CHXHNVN

➢ Điều 12 – Hiến pháp 2013
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ
động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tơn trọng
độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tn thủ Hiến
chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Thực hiện nhất quán đường
lối độc lập, tự chủ


2.2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ, XÃ HỘI,VĂN HĨA, GIÁO DỤC, KHCN & MƠI TRƯỜNG

2.2.1. Chính sách kinh tế

- Tiếp tục khẳng định tính định hướng
XHCN của nền KT
- Ghi nhận quyền bất khả xâm phạm tài

sản thuộc sở hữu của tổ chức và cá nhân.

- Quy định chung về tất cả các thành phần
kinh tế và khẳng định vai trò của kinh tế
nhà nước
- Lần đầu tiên ghi nhận vai trị của cộng
đồng doanh nhân, doanh nghiệp, trong đó
có doanh nhân, doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư bản tư nhân.


2.2.2. Chính sách xã hội

➢ An sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, sức khỏe cộng
đồng, bảo hiểm xã hội…

➢ Tơn vinh, khen thưởng, ưu đãi với người có cơng
➢ Tạo bình đẳng về cơ hội thụ hưởng phúc lợi xã hội

➢ Trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người
nghèo, người có hồn cảnh khó khăn
➢ Phát triển nhà ở, du lịch, văn hóa thơng tin, y tế,
thể dục thể thao….


2.2.3. Chính sách văn hóa


Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại




Phát triển văn học nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu
tinh thần đa dạng, lành mạnh của nhân dân; phát triển các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu
của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc



Tạo mơi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến
bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức
khỏe, văn hóa, giàu lịng u nước, có tinh thần đồn kết,
ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân.


2.2.4. Chính sách giáo dục


Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài.



Ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho
giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục
tiểu học là bắt buộc, Nhà nước khơng thu học phí; từng
bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại

học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học
bổng, học phí hợp lý



Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân
tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo
được học văn hoá và học nghề.


2.2.5. Chính sách khoa học cơng nghệ


Phát triển khoa học và cơng nghệ là quốc sách hàng
đầu, giữ vai trị then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.



Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá
nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng
dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo
đảm quyền nghiên cứu khoa học và cơng nghệ; bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.



Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và
được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và

cơng nghệ.



×