Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sự đa dạng và phong phú của côn trùng thiên địch trên vườn cam quýt tại một số địa bàn thuộc thành phố Cần Thơ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.8 KB, 5 trang )

Thông tin Khoa học

ðại học An Giang
Số 29,
06/2007

2

SỰ ðA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA CÔN TRÙNG
THIÊN ðỊCH TRÊN VƯỜN CAM QUÝT TẠI MỘT SỐ
ðỊA BÀN THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Ths. Nguyễn Thị Thái Sơn
1

NGND.PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc
2

TÓM TẮT
ðề tài ñược tiến hành trên ba ñịa bàn (phường Trà Nóc, phường Long Tuyền thuộc quận Bình Thủy và xã Mỹ
Khánh thuộc huyện Phong ðiền), trên mỗi ñịa bàn ñiều tra 10 hộ trồng cây có múi, sau ñó, chọn ra 12 vườn (ñộc
canh, xen canh, sử dụng thuốc nhiều, sử dụng thuốc ít, mỗi nhóm gồm 3 vườn) ñể ñiều tra ñịnh kỳ (mỗi tháng một
lần từ tháng 8 năm 2004 ñến tháng 9 năm 2005) về côn trùng thiên ñịch. Kết quả ñiều tra nông dân ghi nhận ña số
nông dân có kinh nghiệm trồng cây có múi, tuy nhiên hầu hết ñều không hiểu rõ về thiên ñịch cũng như về dịch hại.
Có ñến 79,3% nông dân sử dụng thuốc hóa học ñể phòng trị côn trùng gây hại. ðã phát hiện ñược 157 loài côn
trùng thuộc 14 bộ với 89 họ, trong ñó 77 loài có ích, 41 loài dịch hại và 39 loài chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái.
Kết quả khảo sát cũng ghi nhận chỉ số ña dạng (H=1,91) và chỉ ñồng ñều (E
H
=0.62) cao hơn rõ nét trong những
vườn xen canh sử dụng thuốc ít so với các vườn ñộc canh sử dụng thuốc nhiều. Tuy nhiên không có sự khác biệt về
chỉ số ña dạng Shannon (H) và chỉ số ñồng ñều giữa hai mùa mưa, nắng.
ABSTRACT


The research was done in 3 places (Tra Noc and Long Tuyen ward of Binh Thuy District, My Khanh commune
of Phong Dien district). In each place, 10 citrus-farmers were interviewed for their cultural practices and
knowledge concerning pests and entomophagous insects. After that, 12 citrus orchards (monocropping,
intercropping, with a few insecticide use, or with a lot of insecticide use, 3 fields for each category) were selected
for entomophagous insect survey, every month, from August 2004 to September 2005. The interview on 30 farmers
showed that almost of them have a good experiences in growing Citrus, however, most of them had no knowledge of
entomophagous insects and pests, 79,3% of them used insecticides for insect pest controlling. The field survey
revealed that there were 157 insect species of 14 orders with 89 families, 77 of them are entomophagous species; 41
are herbivore ones and the remaining 39 species have not been identified their role in citrus-ecosystem yet. The
survey also showed that the diversity index (H) and species evenness (E
H
) of Shannon were higher in the
intercropping orchards with few insecticide use in compare with the monocropping fields that used a lot of
insecticide. But these index weren’t different between 2 seasons (rainy and dry season).
Keywords: Citrus, entomophagous insects, diversity.

1. ðẶT VẤN ðỀ
Trên cây ăn trái nói chung và cây cam quýt nói riêng, bên cạnh những loài côn trùng gây hại thì còn
rất nhiều loài côn trùng có ích, nhóm này thường ñược gọi là côn trùng thiên ñịch. Các côn trùng thiên
ñịch thường hạn chế ñược côn trùng gây hại cho cây trồng. Trong những hệ sinh thái chưa bị tác ñộng
nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh, mật ñộ quần thể thường ñược duy trì ở mức giới hạn nhất ñịnh. Trong hệ
sinh thái nông nghiệp ñã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong thời gian nhất ñịnh dài hay ngắn, thành
phần thiên ñịch có thể không ñủ sức ngăn cản sự bùng phát của một loài sâu hại nào ñó, khiến nó bộc phát
thành dịch. (Nguyễn Công Thuật – 1995). Hiện nay, theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững và
an toàn sinh thái, biện pháp bảo tồn, phát huy mật số của các loài thiên ñịch, tạo sự cân bằng sinh thái
trong tự nhiên là việc làm hết sức cấp thiết và quan trọng. Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng thiên
ñịch ñể khống chế dịch hại ñã ñược thực hiện ở khắp nơi trên thế giới và ở ngay cả Việt Nam. Hiện nay
nhiều loại thiên ñịch ñã ñược nuôi nhân với số lượng lớn ñể sử dụng trong công tác phòng trừ các loại côn
trùng gây hại cho cây trồng, nhiều loại ñã ñược thương mại hóa và ñã có mặt trên thị trường nhiều nước
trên thế giới. Có nhiều phương pháp sử dụng thiên ñịch trong công tác bảo vệ thực vật, hai trong những

phương pháp quan trọng ñầu tiên, ñược ứng dụng tại nhiều nơi, là bảo vệ và tăng cường hoạt ñộng của
các loài thiên ñịch ñã có sẵn trong tự nhiên và nuôi nhân, lây thả trên ñồng ruộng. ðể có thể sử dụng ñược
các phương pháp này, việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần, mức ñộ phong phú của các loài thiên ñịch
sẵn có ở ñịa phương là một việc cần phải thực hiện ñầu tiên. Tại Việt Nam, các công trình khảo sát, ñiều
tra về thiên ñịch cũng ñã ñược tiến hành bởi nhiều tác giả, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này ñều tập
trung ở miền Bắc. ðối với ñồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng, hầu như chưa có
một nghiên cứu nào về các nội dung nêu trên. Từ ñó ñề tài ñược thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc sử
dụng, bảo tồn các loài thiên ñịch và làm tiền ñề cho việc xây dựng qui trình IPM ñể phòng trừ các loại

1
Giảng viên BM. Khoa học - Cây trồng, K. NN - TNTN. Email:
2
Giảng viên BM. BVTV, K. NN - SHUD, trường ðH Cần Thơ
Thông tin Khoa học

ðại học An Giang
Số 29,
06/2007

3

dịch hại trên cam quýt tại Cần Thơ nói riêng và cho nhiều ñịa bàn khác của ñồng bằng sông Cửu Long nói
chung.
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thành phần côn trùng trên các vườn Cam quýt ñược thực hiện tại 3 ñịa bàn: phường Trà Nóc, phường
Long Tuyền (quận Bình Thuỷ) và xã Mỹ Khánh (huyện Phong ðiền) trong thời gian từ tháng 08 năm
2004 ñến tháng 09 năm 2005. Các vườn ñiều tra có tuổi trên bốn năm (diện tích trên 3000m
2
). Bằng biện
pháp ñiều tra nông dân (30 hộ) và ñiều tra trực tiếp ngoài ñồng với các biện pháp quan sát bằng mắt, thu

thập mẫu bằng tay, vợt và các loại bẫy ngầm, bẫy cư trú, bẫy Malaise, bẫy màu vàng. Trong quá trình
khảo sát thu thập mẫu côn trùng sẽ ñược ñem về phòng thí nghiệm ñể tiến hành ñếm số lượng và ñịnh loài
dựa theo khoá phân loại của Borror và ctv (1981), Naumann và ctv (1991). Số lượng các loài thu thập
ñược phân tích về tính ña dạng và phong phú theo các chỉ số Shannon và Wiener (Rosenzweig, 1995).
H: Chỉ số ña dạng Shannon và Wiener.
S: Tổng số các loài trong quần thể (sự phong phú)
P
i
: Xác suất của loài thứ i
Và Chỉ số ñồng ñều (E
H
):
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 ðiều tra nông dân
Kết quả ñiều tra nông dân cho thấy, diện tích vườn từ chiếm tỷ lệ cao nhất 3.000 -< 8.000 m
2
(66,7%),
kế ñến là diện tích 8.000 ñến 12.000 m
2
(chiếm 23,3%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất (10%) là diện tích 2.000
ñến 3.000 m
2
.
Trong tổng số hộ ñiều tra thì vườn trồng xen canh chiếm 56,6%, vườn chuyên canh chiếm 43,3%.
Hầu hết các vườn trồng xen các loại cây ăn trái khác như cóc, chuối, chôm chôm, dâu, măng cụt, xoài hay
những cây cùng họ nhưng khác giống chẳng hạn như cam mật trồng xen với cam sành, quít ñường, bưởi.
Tuổi cây thì tuổi từ 4 - 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (43,3%). Kế ñến là tuổi >10 năm chiếm 36,7%, thấp
nhất là tuổi từ 1 - 3 tuổi chiếm 20%.
Hầu hết vườn cam quít ñều có bờ bao (70%), các vườn không có bờ bao chỉ chiếm 30% tổng số vườn
ñiều tra. ðiều này cho thấy nông dân dần dần hiểu ñược tác hại của lũ ñối với cây ăn trái nói chung và cây

cam quít nói riêng. Về trình ñộ văn hóa của nông dân, qua ñiều tra chúng tôi nhận thấy có 66,8% nông
dân biết ñọc, viết (cấp I), cấp II chiếm 26,6%, cấp III chiếm 6,6%., hầu hết nông dân ñiều tra ñã có một số
kinh nghiệm trồng cam quít.
Kết quả ñiều tra trên cho thấy: Mặc dù nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác Cam Quít
nhưng do trình ñộ học vấn còn thấp (66,8% nông dân là cấp I) nên ñiều này có thể ñã hạn chế mức ñộ tiếp
thu những tiến bộ kỹ thuật mới mà chủ yếu họ chỉ canh tác theo phương pháp cổ ñiển từ xưa tới nay của
từng vùng cụ thể và vì vậy năng suất cũng như phẩm chất trái thường không cao.
Tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc ñể phòng trị sâu hại rất cao 79,3%. Số lần phun thuốc từ 7-10 lần/năm
(bao gồm cả thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh). Mặc dù các vườn nuôi kiến vàng nông dân cũng sử dụng
thuốc, nhưng số lần phun thuốc thấp từ 1-2 lần/năm.
3.2 ðiều tra trực tiếp ngoài ñồng
Trong quá trình ñiều tra nông dân, chọn lại bốn nhóm vườn tiêu biểu ñể tiến hành ñiều tra ñịnh kỳ.
3.2.1 Ghi nhận chung về thành phần côn trùng
Kết quả khảo sát về thành phần côn trùng gây hại và thiên ñịch trên 12 vườn tại 3 ñịa bàn thuộc
phường Trà Nóc, phường Long Tuyền (quận Bình Thuỷ) và xã Mỹ Khánh (huyện Phong ðiền) ghi nhận
14 bộ thuộc lớp côn trùng (insecta) hiện diện với 89 họ, bao gồm các bộ như bộ Cánh màng
(Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), bộ Cánh ñều (Homoptera), bộ Cánh
cứng (Coleoptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), bộ Cánh bằng (Isoptera),
bộ Cánh lưới (Neuroptera), bộ ðuôi bật (Collembola), bộ Chuồn chuồn (Odonata), Psocoptera,
Ephemeroptera và bộ Cánh tơ (Thysanoptera), trong ñó có 5 bộ chiếm ña số là bộ Cánh màng
(Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ
Cánh ñều (Homoptera).
Thông tin Khoa học

ðại học An Giang
Số 29,
06/2007

4


Kết quả ñiều tra ñã phát hiện ñược 39 loài (26,1%) côn trùng gây hại thuộc bộ Diptera, Lepidoptera,
Homoptera, Coleoptera, Orthoptera, Hemiptera, Thysanoptera. Thành phần thiên ñịch của sâu hại trên các
vườn cam quýt ñã phát hiện ñược 77 loài (49,1%) và 39 loài (24,8%) côn trùng chưa xác ñịnh rõ vai trò
trong hệ sinh thái, hiện diện trong các bộ như Coleoptera, Hemiptera, Hymenoptera, Diptera, Orthoptera,
Neuroptera và Odonata.
3.2.2 Thành phần côn trùng gây hại trên các vườn Cam quýt tại Cần Thơ
Kết quả khảo sát (Hình 4.2) ghi nhận trong toàn bộ các loài côn trùng ñã phát hiện ñược trên các vườn
cam quýt khảo sát thì nhóm côn trùng có ích chiếm tỷ lệ cao nhất, ñạt ñến 49,1% tổng số loài phát hiện.
Trong ñó, bộ Hymenoptera phổ biến nhất, với 43 loài ñã ñược phát hiện chiếm 55,8% tổng số loài có ích
ñã phát hiện ñược. Phổ biến nhất trong bộ Hymenoptera là nhóm kiến với năm loài, bao gồm kiến vàng
Oceophylla smaragdina, kiến hôi Dolichoderus thoracicus, kiến ñen Tetraponera sp. và hai loài chưa
ñịnh danh. Bộ Coleoptera hiện diện phổ biến là nhóm bọ rùa với tám loài, bao gồm Coccinella
transversalis, Harmonia octomaculata, Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus, Anisolemnia
dilatata, Rodolia sp., Cryptogonus sp., Pseudaspidimerus sp. Và ba loài cánh cụt (Staphylinidae), hai loài
chân chạy (Carabidae). Bộ Diptera có tám loài thuộc họ Syrphidae, ba loài thuộc họ Asilidae và một loài
thuộc họ Tachinidae và Pipunculidae.
Hymenoptera
55,8%
Neuroptera
2,6%
Hemiptera
5,2%
Coleoptera
18,2%
Orthoptera
1,3%
Diptera
16,9%

3.2.3 Thành phần nhóm loài côn trùng có ích hiện diện trên các vườn Cam quýt ñiều tra

Kết quả khảo sát về thành phần côn trùng có ích hiện diện trên vườn khảo sát cho thấy, bộ
Hymenoptera phổ biến nhất, với 43 loài ñã ñược phát hiện chiếm 55,8% tổng số loài có ích ñã phát hiện
ñược. Bộ Coleoptera hiện diện phổ biến là nhóm bọ rùa với tám loài, bao gồm Coccinella transversalis,
Harmonia octomaculata, Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus, Anisolemnia dilatata, Rodolia
sp., Cryptogonus sp., Pseudaspidimerus sp. Và ba loài họ Staphylinidae, hai loài họ Carabidae. Bộ
Diptera có tám loài thuộc họ Syrphidae, ba loài thuộc họ Asilidae và một loài thuộc họ Tachinidae và
Pipunculidae.
- Bộ Hymenoptera
ðây là bộ côn trùng có thành phần loài côn trùng có ích nhiều nhất trong vườn cam quýt. Chúng tôi ñã
phát hiện ñược 43 loài thuộc 18 họ, trong ñó nhóm có số loài cao nhất thuộc các họ ong cự

Ichneumonidae và Formicidae (năm loài), kế ñến là ong thuộc họ Scelionidae và Evaniidae (bốn loài), ba
loài thuộc họ ong kén nhỏ Braconidae, họ Eurytomidae, hai loài thuộc họ Chalcididae, Eulophidae,
Figitidae, Gasteruptiidae, Pteromalidae và Platygasteridae và nhóm có số loài thấp nhất thuộc các họ
Cynipidae, Encyrtidae, Scollidae, Pompilidae, Bettylidae, Tiphiidae (một loài). Trong các loài kiến có hai
loài chưa ñịnh danh, ba loài còn lại là: kiến vàng

(Oceophylla smaragdina)
,
kiến hôi

(Dolichoderus
thoracicus)
,
kiến ñen (Tetraponera sp.). Các loài thuộc bộ Hymenoptera thu thập ñược hầu hết từ vợt,
bẫy malaise và bẫy màu vàng. Trong những họ này, các họ xuất hiện nhều nhất là Braconidae,
Eurytomidae, Ichneumonidae và Scelionidae.

Hình 1. Tỷ lệ các bộ (Order) côn trùng có ích phát hiện tại ba ñịa bàn khảo sát,
Cần Thơ, 2005


Thông tin Khoa học

ðại học An Giang
Số 29,
06/2007

5

- Bộ Coleoptera
Chúng tôi ñã phát hiện ñược 14 loài trong ñó có tám loài thuộc họ bọ rùa (Coccinellidae), ba loài
thuộc họ cánh cụt (Staphylinidae), hai loài thuộc họ chân chạy (Carabidae), một loài họ vằn hổ
(Cicindellidae). Các loài thuộc bốn họ này gồm chủ yếu những loài có ích. (Borror và ctv, 1981). Mặc dù
thành phần loài tương ñối thấp so với các nhóm khác nhưng các loài trong nhóm này hiện diện khá phổ
biến, hầu hết là các loài có khả năng ăn mồi cao, ñặc biệt là nhóm bọ rùa ñã phát hiện ñược tám loài bao
gồm các loài như Coccinella transversalis, Harmonia octomaculata, Micraspis discolor, Menochilus
sexmaculatus, Anisolemnia dilatata, Rodolia sp., Cryptogonus sp., Pseudaspidimerus sp.
- Bộ cánh thẳng Orthoptera
Chúng tôi chỉ phát hiện ñược duy nhất một loài thuộc họ Bọ ngựa Mantidae, qua khảo sát trên cây.
Loài này có kích thước rất lớn, dài, màu vàng rực rỡ, di chuyển chậm, ngực phát triển, dài, chân trước rất
phát triển, dạng chân bắt mồi: ñốt chậu rất dài vươn ra phía trước làm gia tăng phạm vi hoạt ñộng có lợi
cho việc săn bắt mồi, ñốt ñùi và ñốt chày ñược trang bị nhiều gai nhọn, mặt bụng của ñốt ñùi có một
ñường rãnh, khi ñốt chày cong gập lại thì có thể nằm lọt vào rãnh của ñốt ñùi trông tựa như chiếc dao thợ
cạo. Nhờ những bộ phận này mà con mồi bị kẹp và giữ lại.
- Bộ Hemiptera
Gồm bốn loài với hai loài thuộc họ Miridae và hai loài thuộc họ Reduvidae.
Ngoài các ñộng vật thuộc lớp côn trùng có ích, chúng tôi còn nhận thấy có rất nhiều loài nhện có ích
thuộc bộ phụ Arachnida với 11 họ thuộc 23 loài ñã ñược ghi nhận trên các vườn cây có múi ñiều tra.
3.3 Sự ña dạng, phong phú của côn trùng thiên ñịch
Bảng 1. Chỉ số ña dạng (H) và ñồng ñều (E) giữa bốn kiểu vườn canh tác tại Cần Thơ

(08/2004-09/2005)
Nghiệm thức H E
H

Chuyên canh- thuốc ít 1,38ab 0,46
Chuyên canh- thuốc nhiều 1,31b 0,46
Xen canh- thuốc ít 1,72a 0,55
Xen canh- thuốc nhiều 1,45ab 0,48
CV% 13,10 14,60
F * ns
Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo DMRT
Kết quả khảo sát về chỉ số ña dạng Shannon (H) và chỉ số ñồng ñều (E
H
) giữa các kiểu vườn chuyên
canh, xen canh phun thuốc và phun thuốc ít tại Cần Thơ ñược ghi nhận: kiểu vườn xen canh phun thuốc ít
có chỉ số ña dạng (H=1,72) cao nhất và khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với vườn chuyên canh có sử dụng
thuốc nhiều, tuy nhiên chỉ số ñồng ñều (E
H
) giữa bốn kiểu vườn quan sát không khác biệt qua phân tích
thống kê. Theo Lương Minh Châu (1997) trên cùng một loại cây trồng thì biện pháp canh tác khác nhau
cũng ảnh hưởng ñến mật số côn trùng ăn mồi hiện diện. Nhìn chung, số lượng của các nhóm ăn mồi
chiếm ưu thế ở bốn kiểu vườn canh tác, có thể do có nhiều thức ăn làm mồi cho các nhóm này và do ñặc
tính của cây trồng xen cũng thích hợp ñể nhóm này gia tăng số lượng. Khảo sát trên ruộng lúa Lương
Minh Châu (1997) ñã ghi nhận có sự quan hệ chặt chẽ giữa hệ sinh thái và hệ thiên ñịch vì có một sự di
chuyển qua lại của các loài từ vườn cây, bờ cỏ xuống ruộng lúa và ngược lại. Việc này cho thấy sự ña
dạng thành phần loài có thể còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố xen canh và phun thuốc,
như: ñiều kiện ngoại cảnh, sự di cư, thành phần nông dược và các loại nông dược ñã ñược sử dụng. Ngoài
ra còn tùy thuộc vào từng nông hộ canh tác, có những nông hộ chăm sóc vườn một cách tích cực, các tác
ñộng nầy có thể tác ñộng ñến các ñiều kiện cư trú và sự hình thành các loại côn trùng trong các vườn cam
quýt.

3.3.1 ðộ phong phú tương ñối của một số loài thiên ñịch
Kết quả khảo sát về ñộ phong phú tương ñối của côn trùng có ích hiện diện trên ba ñịa bàn qua thu
thập ñịnh kỳ một tháng/lần cho thấy: hầu như không có sự khác biệt về thành phần bộ và họ của các loại
Thông tin Khoa học

ðại học An Giang
Số 29,
06/2007

6

côn trùng có ích hiện diện trên 3 ñịa bàn ñiều tra. Nhóm có số cá thể cao nhất thuộc về bộ Hymenoptera
với hai nhóm, nhóm thuộc họ kiến (Formicidae) và nhóm thuộc các họ ong ký sinh (Braconidae,
Eulophidae), hai nhóm này có tần số xuất hiện khá cao, trong khi ñó có họ (loài) chỉ xuất hiện một lần
duy nhất qua tám ñợt ñiều tra như bọ ngựa thuộc họ Mantidae. ðiều này cho thấy có thể các yếu tố của kỹ
thuật canh tác và ñặc biệt là việc sử dụng ít hoặc nhiều thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc trừ sâu
nói riêng ñã làm cho một số loài này hiện diện với mật số cao và chiếm ưu thế trong quần thể côn trùng,
một số nhóm khác hiện diện với mật số thấp.
4. KẾT LUẬN
Phần lớn nông dân ñều có kinh nghiệm trồng cây có múi, tuy nhiên hầu hết ñều không hiểu rõ về thiên
ñịch cũng như dịch hại. Có ñến 79,3% nông dân sử dụng thuốc hóa học ñể phòng trị côn trùng gây hại.
Các loại dịch hại ñược nông dân ñánh giá quan trọng nhất là sâu vẽ bùa (42,2%), bọ xít xanh (41,8%), rầy
mềm (32,9%) và rầy chổng cánh (9,3%).
ðã phát hiện ñược 157 loài côn trùng hiện diện trên các vườn cây có múi (citrus) ñiều tra tại Cần Thơ,
trong ñó 41 loài dịch hại, 77 loài thiên ñịch và 39 loài chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái vườn cam quýt.
Các loài côn trùng ñã phát hiện thuộc 14 bộ và 89 họ. ða số loài phát hiện thuộc ba bộ Hymenoptera,
Diptera và Lepidoptera. Bộ Hymenoptera có số loài côn trùng thiên ñịch ña dạng nhất trên các vườn cây
có múi, với 43 loài thuộc 18 họ, tuy nhiên họ có số loài ña dạng nhất là họ Bọ rùa (Coccinellidae) ,với
tám loài ñã ñược phát hiện. Trong tám loài Bọ rùa thiên ñịch ñược phát hiện, Menochilus sexmaculatus,
Rodolia sp. là hai loài hiện diện phổ biến nhất. Bên cạnh ñó, mặc dù thành phần loài gây hại hiện diện khá

phong phú nhưng nhìn chung mật số các loài gây hại ñều rất thấp và xuất hiện rải rác. Trong các loài gây
hại, sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella hiện diện tương ñối phổ biến nhất, ñây cũng là loại bị ký sinh cao
nhất trong các loài sâu ăn lá gây hại trên các vườn cây có múi (Citrus) ñiều tra.
Có sự khác biệt rất rõ nét về chỉ số ña dạng (H) và ñồng ñều (E
H
) về các loài côn trùng thiên ñịch giữa
vườn xen canh phun thuốc ít và vườn chuyên canh phun thuốc nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Borror Donald J., M. Delong Dwight, and A. Triplehorn Charles. 1976. An introduction to the study of
insects. Fourth Edition.
Naumann, I. D., P. B. Carne, J. F. Lawrence, E. S. Nielsen, J. P. Spradbery, R. W. Taylor, M. J. Whitten,
and M. J. LittleJohn. 1991. The Insects of Australia. Second edition, Volume I, II.
Nguyễn Minh Châu. 1998. ðánh giá tiềm năng cây ăn quả vùng ðBSCL, triển vọng tiêu thụ nội ñịa và
xuất khẩu. Hội thảo Thương Mại hoá trái cây nhiệt ñới Miền Nam Việt Nam, từ 13-13/6/1998, Tiền
Giang.
Nguyễn Thị Thu Cúc. 2002. Dịch hại trên Cam, Quýt, Chanh, Bưởi (Rutaceae) & IPM. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp. Trường ðại học Cần Thơ.
Rosenzweig, M. L. 1995. Species Diversity in Space anh Time, Cambridge University Press, New York.
Smith, D. 1997. Citrus pest and their natural enemies.

×