Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.64 KB, 18 trang )



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO

CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015














Hà Nội, 17 tháng 11 năm 2010

2

Hội thảo Đa dạng sinh học (ĐDSH) trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn


quốc lần thứ 3 diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài việc hòa
chung không khí toàn Đảng, toàn dân kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, ra sức thi
đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đây
cũng là một sự kiện đặc biệt nhằm hưởng ứng năm quốc tế về ĐDSH với chủ đề
“ĐDSH cho phát triển và giảm nghèo”. Thời gian này cũng là lúc Việt Nam bước vào
giai đoạn tổng kết các Chiến lược, Kế hoạch quốc gia, ngành liên quan tới bảo tồn
ĐDSH.
Báo cáo này gồm 02 phần chính:
Phần I: Công tác bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2005 - 2010
Phần II: Phương hướng bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2011– 2015

Phần 1. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Lịch sử hình thành và phát triển của loài người gắn liền với ĐDSH. ĐDSH có
vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực, cân bằng sinh thái và hơn hết là
sự tồn vong của loài người. Vai trò đó được thừa nhận trên quy mô toàn thế giới cũng
như ở cấp quốc gia. Chính vì thế, bảo tồn ĐDSH được coi như một yếu tố cấu thành
vững chắc cho sự nghiệp phát triển bền vững của tất cả các nước trên toàn thế giới.
Thống kê cho thấy, ĐDSH đang tiếp tục bị suy giảm. Toàn cầu đang có nỗ lực
lớn để thực hiện công cuộc bảo tồn ĐDSH. Ý chí này thể hiện trong các cam kết tại
phiên họp lần thứ 65 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22 tháng 9 năm 2010 tại
New York, Mỹ và Hội nghị các bên tham gia Công ước ĐDSH lần thứ 10 được tổ chức
tại Nagoya, Nhật Bản trong tháng 10 vừa qua.
Việt Nam đã được công nhận là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trên
thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Cũng như toàn
thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi có cùng xu hướng suy giảm đa dạng sinh
học, và tốc độ suy giảm tăng lên cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế.

3


I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cá nhân và tập thể,
chúng ta đã đạt được những kết quả cơ bản sau đây:
1. Các hệ sinh thái, loài và nguồn gen được bảo vệ
Bảo tồn ĐDSH được thực hiện ở 3 cấp độ: bảo tồn các hệ sinh thái, loài và
nguồn gen. Ở cả ba cấp độ này, trong những năm qua, chúng ta cũng đã đạt được các
kết quả đáng ghi nhận.
(1) Bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước
Năm 2009, độ che phủ của rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng tăng,
đạt 39,1% (tăng thêm 2,4 % so với năm 2005 (36,7%)).
1

Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng được củng cố và phát triển, bao
gồm 164 khu rừng đặc dụng
2
(bao gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên,
45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học), 16 khu bảo tồn
biển và 48 khu bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) nội địa chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh
quan đặc trưng với giá trị ĐDSH tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, ĐNN và biển đã và
đang được Việt Nam xây dựng vì mục đích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên
ĐDSH. Ngoài ra, 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới, 4 Vườn Di sản SEAN, 2 khu
Ramsar (khu bảo tồn ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các
loài chim nước di cư) và 8 khu Dự trữ sinh quyển thế giới đã được quốc tế công nhận.
(2) Bảo tồn các loài và nguồn tài nguyên di truyền
Công tác gây nuôi động vật hoang dã, nuôi trồng và bảo tồn các loài thuỷ sinh
quý hiếm đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hơn 50 loài động vật và hàng chục loài
thực vật hoang dã được gây nuôi sinh sản, gieo trồng trong hàng nghìn trang trại và
hàng chục nghìn hộ gia đình. Hàng chục loài thuỷ sản có giá trị kinh tế đã được nghiên
cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm. Chương trình Đánh bắt hải sản xa bờ với

mục tiêu giảm bớt cường độ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng nước ven bờ
đã đem lại hiệu quả.
Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành và đã bảo tồn lưu giữ được
hơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm
nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loại cây trồng khác, bằng các phương
pháp bảo tồn khác nhau như: tại chỗ (in-situ), chuyển chỗ (ex-situ). Đã thu thập được
3.273 kiểu di truyền cây cao su; bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy; bảo
tồn tại chổ 905 nguồn gen và chuyển vị (ex-situ) 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26

1
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2
Theo kết quả rà soát 3 loại rừng do Bộ NN và PTNT tiến hành năm 2007.

4
loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Bảo tồn và lưu giữ được 70 giống vật nuôi và
gia cầm đang ở trạng thái nguy hiểm; bảo tồn được 38 dòng thuộc 26 loài cá nuôi kinh
tế và 3 loài ong quý. Phân loại và lưu giữ 2.016 chủng nấm, vi khuẩn và vi sinh vật
dùng trong các lĩnh vực công nghiệp-thực phẩm, y-dược, chăn nuôi, thú y, thuỷ sản và
nông nghiệp. Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn được đánh giá ban đầu về
các chỉ tiêu sinh học và khoảng 5-10% nguồn gen được đánh giá chi tiết và đánh giá di
truyền. Trung bình hàng năm, chương trình cung cấp khoảng 1.000 lượt vật liệu di
truyền và mẫu giống phục vụ chương trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và
phục vụ đào tạo.
3

2. Hệ thống chính sách, pháp luật về ĐDSH ngày càng hoàn thiện
Bảo tồn ĐDSH được coi là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo
vệ môi trường được đề cập đến trong Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và
được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ

Chính trị về Bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Nhằm ngăn chặn suy thoái ĐDSH, từ đầu những năm 1960 Chính phủ và các
Bộ, ngành đã xây dựng các chính sách và nhiều văn bản pháp luật về bảo tồn ĐDSH .
Từ đó đến nay, việc cải cách thể chế và luật pháp đã phát triển nhanh chóng với sự ra
đời nhiều bộ luật có liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH: Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai năm 1993
(được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2005); Luật Thủy sản năm 2003; và gần đây nhất, Luật Đa dạng
sinh học được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 11 năm 2008.
Có thể nói việc ra đời của Luật ĐDSH đánh dấu một bước tiến căn bản trong
quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Lần đầu tiên có một Luật
đề cập tổng thể, bao quát hết các khía cạnh bảo tồn, từ vấn đề quy hoạch bảo tồn
ĐDSH, đến bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, loài, nguồn gen. Luật cũng tạo cơ sở
pháp lý cho việc thiết lập các cơ chế tài chính, hoàn thiện tổ chức, tăng cường nguồn
lực cho công tác bảo tồn ĐDSH.
Nhằm triển khai thực hiện Luật, ngay sau khi Luật ĐDSH chính thức có hiệu
lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2293/QĐ- BTNMT ngày
30/11/2009 về việc phê duyệt Chương trình thực hiện Luật ĐDSH của Bộ giai đoạn
2009- 2015. Đây là văn bản chuyên ngành hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện các nội
dung của Luật, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu về xây dựng văn bản
hướng dẫn Luật, tuyên truyền đào tạo và tăng cường năng lực thực thi Luật ĐDSH
trong cuộc sống.

3
Bộ Khoa học và Công Nghệ, Báo cáo Quỹ gen, 2010

5
Giai đoạn vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo ưu tiên tập trung
xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt các văn bản pháp quy hướng dẫn triển khai các

nội dung của Luật:
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐDSH và
- Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh
học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi
gen đã được ban hành.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các Bộ ngành liên
quan tiếp tục xây dựng và trình ban hành các văn bản:
- Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực ĐDSH;
- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản
lý khu bảo tồn;
- Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý loài thuộc Danh mục các loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án ngăn ngừa và
kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại đến năm 2015;
- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án kiện toàn hệ
thống tổ chức quản lý nhà nước về ĐDSH và ATSH
và các văn bản liên quan khắc nhằm tăng cường thực thi hiệu quả công tác bảo
tồn ĐDSH trên cả nước.
Trong giai đoạn 2005-2010, các quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn ĐDSH đã
được ban hành và tổ chức thực hiện như Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước
nội địa đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2020…
Đặc biệt là Kế hoạch Hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 79/2007/QĐ-
TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007. Theo Quyết định này:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện
Kế hoạch hành động.
- Các địa phương trong cả nước cũng đã bước đầu xây dựng, ban hành và triển
khai các kế hoạch hành động về ĐDSH của địa phương. Đến thời điểm hiện nay, có

trên 1/3 tổng số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch hành
động của tỉnh để tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH tại địa phương.
Như vậy, vấn đề bảo tồn ĐDSH đã bước đầu được chú trọng trong việc hoạch
định chính sách ở các cấp. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp tiếp tục triển khai các
Chiến lược, Kế hoạch, Chương trình khác có liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được phê
duyệt trước năm 2005 như:

6
- Chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH đến năm 2010,
- Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật,
thực vật hoang dã đến năm 2010,
- Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010,
- Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN …
- Điển hình là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (chương trình 661), được
thực hiện từ 1998 đến 2010, nhờ đó mà tổng diện tích rừng đã tăng nhanh. Giai đoạn
2006-2008 đã thực hiện trồng mới được 620.188 ha rừng (trong đó rừng trồng phòng
hộ, đặc dụng 139.625 ha, rừng trồng sản xuất 480.563 ha).
3. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH dần được củng cố
Theo Điều 6 Luật Đa dạng sinh học, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
ĐDSH, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về ĐDSH, còn các bộ, ngành khác quản lý theo phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn và phân công của Chính phủ.
Trên thực tế, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH hiện chủ yếu cho hai
Bộ thực hiện (Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn). Vì thế, bộ máy tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn cũng gắn liền với bộ máy tổ
chức của ngành tài nguyên và môi trường và ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn:
- Ở cấp Trung ương, tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo tồn ĐDSH trực
thuộc Tổng cục Môi trường được thành lập năm 2008. Đây là một đơn vị thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là cơ quan thường

trực giúp Bộ thực hiện công tác đầu mối điều phối thực hiện Công ước ĐDSH, Công
ước Ramsar về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, Nghị định thư Cartagena về
an toàn sinh học, ĐDSH, Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các
vùng ĐNN…
- Ở một số bộ, ngành, các cơ quan tham mưu về môi trường thường là cơ quan
tham mưu về bảo tồn ĐDSH.
- Ở cấp tỉnh: tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Sở
Tài nguyên và Môi trường, trong đó cũng đã bước đầu hình thành các đơn vị theo dõi
hoạt động bảo tồn ĐDSH, chủ yếu theo cơ chế kiêm nhiệm, một số nơi có cán bộ
chuyên trách. Cấp huyện, xã cán bộ về quản lý môi trường có thể phụ trách cả công tác
bảo tồn như là một nhiệm vụ của bảo vệ môi trường.
- Trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo được thành
lập năm 2008, có nhiều nhiệm vụ liên quan đến bảo tồn ĐDSH biển. Tuy nhiên, Tổng
cục không tham gia vào quản lý hệ thống khu bảo tồn biển, mà nhiệm vụ này do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhận.
Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Tổng cục Lâm
nghiệp và Tổng cục Thủy sản. Tổng cục Lâm nghiệp hiện đang được giao nhiệm vụ

7
quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Tổng cục Thủy sản quản lý hệ thống khu bảo tồn biển
và khu bảo tồn vùng nước nội địa. Nguồn nhân lực đáng kể tham gia vào công tác bảo
vệ rừng có thể nói đến là lực lượng kiểm lâm, được liên tục tăng cường trong suốt các
năm qua.
Hệ thống cơ cấu tổ chức của lực lượng Kiểm lâm hiện nay được tổ chức từ
Trung ương (Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) đến địa phương (Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn).
Hiện nay, tổng số lao động của lực lượng kiểm lâm toàn quốc là: 11.246 người,
trong đó có 10.059 người trong biên chế, trong đó ở Trung ương có 53 công chức, 883

viên chức; ở 63 Chi cục Kiểm lâm có 9.123 công chức và 1.187 hợp đồng lao động.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường mới được thành lập năm
2006 nhưng đã nhanh chóng lớn mạnh và nay đã có tới gần 1.000 cán bộ, mạng lưới
phủ khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong thời gian qua Cảnh sát môi trường
giữ một vai trò hết sức tích cực trong công tác phòng chống tội phạm về môi trường,
trong đó có cả bảo tồn ĐDSH.
4. Hoạt động (Khoa học công nghệ) nghiên cứu triển khai ngày càng
sâu rộng, có hiệu quả
Đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học là một môn khoa học có tính liên
ngành. Các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn từ năm 2005 - 2010 đã
được triển khai mạnh, tập trung vào các nội dung:
- Điều tra nghiên cứu các thành phần của ĐDSH, từ cấp độ hệ sinh thái, loài đến
nguồn gen;
- Cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế, chính sách và công cụ kinh tế, hệ
thống quản lý trong bảo tồn ĐDSH; Nhiều nghiên cứu thử nghiệm „Kinh tế hóa bảo
tồn Đ DSH“ đã thành công và đang được thể chế hóa thành chính sách và áp dụng
trong cả nước như: Nghiên cứu “Phân tích chi phí lợi ích các phương án sử dụng đất ở
VQG Xuân Thuỷ” năm 2007 của Trung tâm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền
vững- Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội; Nghiên cứu giá trị của rừng ngập mặn khu
vực VQG Xuân Thuỷ đối với phòng hộ đê biển huyện Giao Thuỷ, năm 2008 của Trung
tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam;
Nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn, năm 2008 của PGS -TS. Nguyễn
Hoàng Trí- Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB); Thí điểm Đề án đồng quản lý sử
dụng khôn khéo nguồn lợi ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc VQG Xuân
Thuỷ, năm 2010 của VQGXT.
- Luận cứ khoa học xây dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH; Nghiên cứu về các mô
hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong điều tra, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng.


8
- Nhiều nghiên cứu để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, tiêu diệt các loài ngoại
lai đã được thực hiện ở nhiều cơ sở nghiên cứu và các cơ quan chức hữu quan; Làm tốt
công tác khảo nghiệm và đánh giá tác động đối với các sinh vật ngoại lai nhập khẩu vì
mục tiêu kinh tế.
- Gần đây nhất các các nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (được coi là 1 trong những quốc gia chịu tác
động tiêu cực nhất do nước biển dâng)

Ngoài ra, các thành tựu trong nghiên cứu khoa học cơ bản đặc biệt là các thành
tựu của CNSH, trực tiếp hoặc gián tiếp đã giúp cho công tác bảo tồn ĐDSH phát triển
có chiều sâu với những cơ sở khoa học hiện đại nhất, ngày càng vững chắc.
Phải nói rằng, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của đã đóng góp rất
có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH.

5. Giáo dục, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong
bảo tồn ĐDSH được cải thiện rõ rệt
Giáo dục về bảo tồn ĐDSH được gắn liền trong nội dung giáo dục về môi
trường ở các cấp học, từ mầm non, phổ thông. Nhiều cuộc thi tìm hiểu về môi trường,
về ĐDSH đã được tổ chức như thi vẽ, thi viết Ở bậc đại học, chuyên đề bảo tồn
ĐDSH được giảng dạy cho các sinh viên ở các khoa Sinh học, Lâm nghiệp, Thủy sản
Nhiều chương trình nâng cao nhận thức về ĐDSH đã được triển khai. Năm
2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Chương trình nâng cao nhận thức về
bảo tồn ĐDSH. Thông qua chương trình này, Cục Bảo tồn ĐDSH đã tổ chức tập huấn,
hướng dẫn các bộ, ngành địa phương trong việc triển khai các quy định pháp lý về bảo
tồn ĐDSH; đồng thời xây dựng các tài liệu tuyên truyền và phổ biến kiến thức về
ĐDSH. Nhiều hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức về ĐDSH đã được thực
hiện bởi các các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, các tổ chức
chính trị, xã hội và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế như Hội Bảo vệ
thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Birdlife, WWF, IUCN, ENV, Pan_Nature

Ngoài ra, tại nhiều địa phương đã chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn
và tuyên truyền cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp và cộng đồng nhân dân hiểu
biết hơn về ĐDSH, giá trị của chúng đối với sự sống và phát triển của loài người, để
qua đó tăng cường nhận thức, sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn ĐDSH
của địa phương.
Các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao
nhận thức cộng đồng. Thông qua đài, báo, truyền hình các thông tin về ĐDSH đã được
chuyển tải thường xuyên tới cộng đồng. Do vậy mà nhận thức cũng như sự quan tâm
của cộng đồng nhân dân về bảo tồn ĐDSH ngày càng được nâng cao và góp phần vào
công cuộc bảo vệ môi trường nói chung của đất nước.

9
6. Hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn qua, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong nhiều
diễn đàn quốc tế về ĐDSH, tích cực thực hiện các cam kết quốc tế của các Hiệp ước
mà Việt Nam là thành viên như: Công ước ĐDSH (CBD), Công ước về các vùng ĐNN
có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực
vật bị đe dọa tuyệt chủng (CITES), Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học
Trong khu vực, Việt Nam đã hoà nhập và tích cực tham gia vào tất cả các diễn
đàn môi trường trong khuôn khổ ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp
thực hiện các nhiệm vụ, dự án của Trung tâm ĐDSH Đông Nam Á (ACB).
Nhiều thỏa thuận hợp tác song phương về môi trường đã được ký kết với các
nước thuộc khối EU, Australia, Hàn Quốc, Rumani, Thái Lan và Hoa Kỳ, trong đó đều
đề cập tới vấn đề bảo tồn ĐDSH. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các Nhóm công
tác quốc tế về ĐDSH như Ban tư vấn khoa học và kỹ thuật của Công ước ĐDSH,
Chương trình bảo tồn ĐDSH vùng ÐNN hạ lưu sông Mêkông Diễn đàn ÐDSH Việt
Nam-Lào- Campuchia, và Diễn đàn hổ toàn cầu (GTF), Sáng kiến Toàn cầu về Bảo tồn
hổ (GTI).
Trong thời gian qua, các mối quan hệ đối tác được tiếp tục củng cố và phát triển,
đặc biệt là hoạt động của Nhóm hỗ trợ quốc tế về môi trường (ISGE) và Nhóm đối tác

hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP).
Việt Nam đã nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ các nước Thụy
Ðiển, Canada, Hà Lan, Ðan Mạch, Bỉ, Nhật Bản… và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
UNDP, UNEP, WB, ADB, IUCN, WWF, GTZ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói
chung và bảo tồn vệ ĐDSH nói riêng.
Đầu tư và hỗ trợ quốc tế có một vai trò to lớn đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH
trong thời gian qua. Tuy nhiên, hỗ trợ tài chính cũng như kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế đặt ra. Việc tìm kiếm các nhà tài trợ tài chính rất phức tạp vì mỗi
nguồn hỗ trợ đều phải phù hợp với tiêu chí do phía tài trợ đề ra. Vì vậy cần xác định
các ưu tiên rõ ràng về bảo tồn ĐDSH, có các đầu tư thỏa đáng để làm đòn bẩy cho
cộng đồng các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực
này.

10

II. HẠN CHẾ
1. Đa dạng sinh học vẫn trong xu hướng suy thoái nhanh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù nhiều nỗ lực đã được thực hiện
nhưng đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn đang bị suy thoái nhanh cùng với tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội:
- Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần.
- Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài
hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở
mức cao.
- Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát.
Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Tổng số các loài động-thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang

bị de dọa hiện nay là 882 loài (sách Đỏ Việt Nam, 2007), tăng 161 loài so lần xuất bản
Sách Đỏ trước đây (1992- 1996). Đặc biệt đến thời điểm này, có tới 9 loài động vật và
2 loài Lan hài được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng nên chú ý
là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi nên giá trị ĐDSH
không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp
tục bị suy giảm.

2. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH còn phân tán, chưa rõ
nét
2.1. Nhận định này trước tiên thể hiện trong hệ thống các văn bản qui phạm
pháp luật quy định vai trò, chức năng, nhiệm vụ các cơ cơ quan thuộc Chính phủ:
- Mặc dù Luật ĐDSH và Luật BVMT đều coi Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối
về Đ DSH:
+ Khoản 2 Điều 6 Luật ĐDSH 2008 qui định: “Bộ Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ĐDSH” đảm bảo tính
hợp pháp, đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ 2001
và Luật BVMT 2005.
+ Luật BVMT 2005 coi bảo vệ ĐDSH là một nội dung của hoạt động bảo vệ
môi trường: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành, địa phương
có liên quan thực hiện bảo vệ ĐDSH theo quy định của pháp luật về ĐDSH” (Điều 30);
Điều này cũng phù hợp các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày
04/3/2008.

11
- Nhưng sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ĐDSH theo Luật
ĐDSH 2008 lại chưa được rõ ràng, cụ thể và khả thi trên thực tế. Bởi vì tại khoản 3
Điều 6 Luật DDSH lại quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của

Chính phủ”, nên trách nhiệm của các bộ, ngành khác dù đang trong “chế độ chờ” sự
phân công của Chính phủ nhưng vẫn thực hiện các hoạt động có liên quan đến bảo tồn
ĐDSH theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ đó.
- Ngược lại, các quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý nhà
nước đối với ĐDSH tại các Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Thủy sản 2003,
Nghị định 109/2003/NĐ-CP, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP đã đáp ứng tốt các tiêu chí
hợp pháp, đúng thẩm quyền, rõ ràng, cụ thể nhưng lại chưa đáp ứng được tiêu chí phù
hợp với đặc thù của ĐDSH.
2.2. Cũng với những tồn tại, chồng chéo trong hệ thống pháp luật là sự phân tán
trong các đầu mối quản lý nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương
- Ở Trung ương, các cơ quan quản lý các hoạt động bảo tồn ĐDSH chủ yếu nằm
ở 02 Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong mỗi
bộ cũng do nhiều bộ phận chức năng khác nhau quản lý các mảng khác nhau của bảo
tồn ĐDSH
- Ở địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường còn thiếu các bộ phận quản lý
bảo tồn đa dạng sinh học; sự phối hợp giữa Sở này với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chưa được chặt chẽ
Nếu những tồn tại trong phân công của Chính phủ đối với các bộ, ngành không
được nhanh chóng khắc phục trong thời gian sắp tới, thì cách tiếp cận mới của Luật
ĐDSH 2008 sẽ không phát huy hiệu quả trên thực tế, thậm chí còn bị coi là làm tăng
thêm tính phức tạp, cồng kềnh của tổ chức bộ máy nhà nước.
3. Một số quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH còn có sự chồng
chéo
Hiện vẫn có những bất cập trong việc quản lý các hệ sinh thái, loài và nguồn
gen. Cùng là một đối tượng bảo tồn như khu bảo tồn lại bị chi phối bởi nhiều bộ luật
quản lý như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh
học…khiến cho trong quá trình thực thi gặp nhiều trở ngại.
Đơn cử, khu bảo tồn là rừng đặc dụng bị chi phối bởi Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng và Luật Đa dạng sinh học…Cũng là “khu bảo tồn ĐNN” theo Luật đa dạng sinh
học và Nghị định 65/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa

dạng sinh học, thì trong quy định của Luật Thủy sản là khu bảo tồn vùng nước nội địa
và như vậy gây nên sự trùng chéo trong quản lý.
Các hướng dẫn thực hiện các Luật nhằm bảo tồn ĐDSH còn thiếu và một số quy
định đã bộc lộ những hạn chế trong thực tiễn. Các văn bản hướng dẫn cụ thể và thưc
các yêu cầu của Luật Đa dạng sinh học vẫn đang trong quá trình xây dựng như Nghị
định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ĐDSH, quy hoạch ĐDSH, quy chế

12
quản lý khu bảo tồn, các hướng dẫn về tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích, xây dựng và
thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về ĐDSH và quản lý ĐNN.
4. Nguồn lực bảo tồn ĐDSH còn mỏng và phân tán
Về nhân lực:
- Tại Bộ TN&MT, biên chế cho các đơn vị quản lý còn rất hạn chế. Ở địa
phương, công tác bảo tồn ĐDSH hầu hết là kiêm nhiệm. Thiếu các cán bộ có trình độ
chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công. Chức năng nhiệm vụ còn chồng
chéo khiến vừa lãng phí nguồn lực, vừa khó khăn trong việc hợp tác triển khai nhiệm
vụ.
- Tại các khu bảo tồn, lực lượng kiểm lâm giữ vai trò quan trọng thực hiện công
tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hiệu quả của bảo tồn ĐDSH cũng còn nhiều hạn chế:
+ Phần lớn các khu bảo tồn rừng hiện nay đều được phát triển từ rừng đặc dụng
và do ban quản lý rừng đặc dụng quản lývới mục tiêu chính là bảo vệ rừng, còn công
tác bảo tồn và phát triển ĐDSH được ưu tiên có mức độ.
+ Về nguồn nhân lực: chủ yếu là cán bộ làm công tác kiểm lâm, kinh nghiệm
bảo tồn và năng lực quản lý ĐDSH còn hạn chế
+ Về tài chính: bảo tồn ĐDSH chủ yếu phụ thuộc vào sự phân bổ ngân sách sự
nghiệp hàng năm của địa phương hoặc của trung ương nên nguồn tài chính cho các
hoạt động quản lý và phát triển KBT bị hạn chế.
+ Chưa có sự thống nhất trong quản lý hệ thống các khu bảo tồn hiện nay, phần
lớn các khu bảo tồn thuộc sự quản lý trực tiếp của một số cơ quan chức năng khác nhau
của tinh hoặc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nên cơ chế phân bổ nguồn

nhân lực, kinh phí cũng như quy chế chung để quản lý các KBT đang chồng chéo và
chưa rõ ràng.
Về tài chính:
Nguồn tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH còn rất hạn hẹp từ Trung ương đến
địa phương.
- Hạn hẹp trong định mức đầu tư riêng cho Đ DSH
- Ngay cả đối với các chương trình, dự án lớn có liên quan đến bảo tồn
ĐDSH như Chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng: mặc dù có vốn đầu tư lớn
nhưng chủ yếu là tăng diện tích đất phủ xanh đất trống, đồi trọc mà chưa thực sự quan
tâm đến phục hồi.
5. Chế tài, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong bảo tồn
ĐDSH còn nhiều bất cập
Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 nhưng đến thời
điểm hiện nay Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo tồn ĐDSH vẫn chưa được
ban hành.

13
Hiện nay, các hành vi vi phạm về bảo tồn ĐDSH trong các lĩnh vực cụ thể chỉ
có thể xử lý theo các luật và văn bản chuyên ngành. Ví dụ, xử lý vi phạm về an toàn
sinh học đối với sinh vật biến đổi gen được thực hiện theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP
ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT,
các vi phạm về ĐDSH rừng xử lý theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản; một số vi phạm có thể xử lý theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005
của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản…
Nhiều trách nhiệm hành chính liên quan đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH, bảo tồn
loài, bảo tồn tài nguyên di truyển, về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích… vẫn chưa
được cụ thể trong các văn bản pháp luât hiện hành.
Về trách nhiệm hình sự, Luật số 37/2009/QH 12 sửa đổi bổ sung một số điều
của Bộ Luật Hình sự có quy định về các tội danh liên quan tới bảo tồn ĐDSH ở các

điều từ 182 đến 191. Tuy nhiên, do quy định hướng dẫn chậm được ban hành nên một
số tội danh vẫn còn trong giai đoạn “chờ” mới đủ cơ sở để xử lý. Ví dụ Điều 190 quy
định “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ” nhưng hiện nay “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ” lại chưa được công bố .
Thanh tra và xử lý vi phạm về ĐDSH có những thành tựu đáng kể trong lĩnh
vực bảo vệ và phát triển rừng. Đối với lĩnh vực khác thuộc ĐDSH thực sự chưa có
những bước phát triển rõ rệt.

14

III. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ
Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên, có thể nêu ra các nhóm nguyên nhân chính
sau đây:
1. Sự thiếu đồng bộ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bản thân
sự thiếu tự giác trong quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
các dự án đầu tư dẫn đến:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu cơ sở khoa học như việc
chuyển đổi đất rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng để trồng cây công nghiệp,
phá rừng khộp, rừng thông để trồng cao su hoặc phá rừng ngập mặn, hủy hoại các vùng
đất ngập nước để nuôi trồng thuỷ sản, dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và
các sinh cảnh tự nhiên, làm suy giảm ĐDSH.
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch bền vững, xây dựng các công trình hồ
thuỷ điện, thuỷ lợi, mở đường giao thông, đường dẫn điện và nhiều cơ sở hạ tầng khác
đã trực tiếp gây ra sự suy thoái, chia cắt, hình thành rào cản sự di cư, và làm mất các
sinh cảnh tự nhiên, gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài tới sự sống còn của các quần
thể động vật hoang dã. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng còn làm tăng dân số cơ
học tạo ra tác động gián tiếp đến suy thoái ĐDSH.
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật: ở Việt Nam, 70% dân số có sinh kế
phụ thuộc nhiều vào tài nguyên ĐDSH. Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ

trái phép đã và đang diễn ra ngày càng trầm trọng và không thể kiểm soát đối với tất cả
các loại rừng; khoảng 1/5 dân số Việt Nam sinh sống dựa vào đánh bắt thủy sản nhưng
do sự gia tăng mức độ tiêu thụ, cộng với việc quản lý đánh bắt kém hiệu quả dẫn tới
việc khai thác một cách quá mức, thiếu bền vững. Mặt khác, do có sự thay đổi nhanh
về kinh tế, nên mô hình tiêu thụ của xã hội cũng đã thay đổi và mạng lưới giao thông
mở rộng làm cho nhiều vùng giàu ĐDSH trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các thị trường
bên ngoài. Những thay đổi to lớn đó đã dẫn tới việc khai thác quá mức, làm cạn kiệt tài
nguyên ĐDSH .
2. Do xu thế phát triển của thế giới, của thời đại và cộng với những tồn
tại, kém hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước dẫn đến:
- Sự du nhập các giống mới, đặc biệt các giống có năng suất cao đã làm suy
giảm cả về diện tích lẫn nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Hoạt động này đã
làm nghèo nguồn gen cây trồng bản địa và gây nên những tổn thất nguồn gen rất đáng
tiếc trong nông nghiệp.
- Sự xâm nhập các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, như Ốc bươu
vàng, cây Mai dương gây những ra những hậu quả xấu đối với môi trường và đa dạng
sinh học như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu
trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng,
vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng cả đến sức khoẻ con người.

15
- Săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã diễn ra về bản chất nguyên
nhân là do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường quốc tế và nội địa . Mặc dù Việt Nam đã
xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường kiểm soát buôn bán động thực
vật hoang dã tới năm 2010 , nhưng do thị trường buôn bán động vật hoang dã bất hợp
pháp rất lớnvà mang lại lãi suất ngày càng tăng, cộng với năng lực của các cơ quan
thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế nên việc kiểm soát và ngăn
chặn nạn buôn bán trái phép này tới nay chưa đạt kết quả mong muốn
- Ô nhiễm môi trường: Hiện nay, chất lượng của nhiều thành phần môi trường bị
suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý và đổ trực

tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm
giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của nhiều
loài sinh vật hoang dã.
3. Đầu tư nguồn lực cho đa dạng sinh học chưa thực sự được ưu tiên
đúng mức; Chưa có các cơ chế khuyến khích thỏa đáng đối với những người làm
trực tiếp công tác bảo tồn tại các khu bảo tồn và các cơ sở bảo tồn; Chưa động
được sức mạnh của toàn dân cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là
dân cư vùng đệm.
4. Biến đổi khí hậu:
Việt Nam là nước đặc biệt nhạy cảm với các tác động của biến đổi khí hậu toàn
cầu và là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và đầu tiên của biến đổi khí
hậu. Các hệ sinh thái bị chia cắt (điều đã trở nên phổ biến ở Việt Nam) chắc chắn sẽ
phản ứng kém cỏi hơn trước những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự
mất mát các loài sinh vật với tốc độ rất cao.


16
Phần 2. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
GIAI ĐOẠN 2011-2015

Luật đa dạng sinh học đã có hiệu lực được hơn một năm qua. Việc xây dựng và
ban hành được Luật là một bước tiến quan trọng, nhưng quan trọng hơn nhiều đó là
làm thế nào để đưa luật vào được cuộc sống, góp phần bảo tồn hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên và ĐDSH vô cùng phong phú của nước ta và đáp ứng với mục tiêu
phát triển bền vững đất nước, hội nhập với quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đây là
một nhiệm vụ hết sức thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm của các cấp chính quyền và
nhân dân cả nước.
Để tằng cường công tác bảo tồn ĐDSH trong thời gian tới, cần thực hiện một số
nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo tồn ĐDSH

Đặc biệt là xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đa dạng sinh
học. Trong đó, ưu tiên xây dựng các văn bản hướng dẫn các nội dung về quy hoạch
ĐDSH, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN, quản lý hệ thống khu bảo tồn,
bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn tài nguyên di truyền,
quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại, quản lý sinh vật biến đổi gen, cơ chế tài chính cho
quản lý và bảo tồn ĐDSH.
2. Củng cố và phát triển hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn
ĐDSH
- Trên cơ sở trước mắt cần phân định rõ ràng chức năng quản lý bảo tồn ĐDSH
giữa các bộ ngành và xây dựng, đào tạo, tăng cường lực lượng cán bộ nòng cốt cho
công tác bảo tồn ĐDSH từ trung ương đến địa phương
- Tiến tới xây dựng cơ chế liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản
lý và thực thi việc quản lý bảo vệ ĐDSH với cơ quan đầu mối của Quốc gia.
3. Khẩn trương thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH và xây dựng chiến
lược quốc gia về bảo tồn ĐDSH đến năm 2020 để làm cơ sở cho việc
- Lồng ghép một cách có hiệu quả các nội dung bảo tồn ĐDSH trong các
chương trình, kế hoạch, dự án của Nhà nước, của các Bộ, ngành và từng địa phương;
đưa nội dung về ĐDSH trong các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác
động môi trường có cơ sở khoa học, được xem xét đúng mức và có hiệu quả thực thi;
- Phát triển bền vững hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam (hiện nay, mục
tiêu của các khu BT chủ yếu là bảo vệ một cách thuần túy, chưa kết hợp được giữa mục
tiêu bảo tồn và phát triển, nên các KBT chưa có đóng góp tích cực cho nền kinh tế
cũng như cải thiện cuộc sống của người dân địa phương)
- Tăng cường quản lý nghiêm ngặt việc buôn bán trái phép động thực vật hoang
dã một cách hữu hiệu. Hiện nay do chưa quản lý được nạn buôn bán động thực vật

17
hoang dã nên không triệt được tận gốc nạn săn bẫy, khai thác hủy diệt các loài động
thực vật hoang dã của rừng và các KBT.
- Sớm thiết lập cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;

- Ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến
đổi gen và các tác động bất lợi khác tới ĐDSH.

4. Làm rõ, đổi mới cơ chế tài chính cho bảo tồn ĐDSH.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chínhcho ĐDSH, từ nguồn ngân sách nhà nứơc,
nguồn tài trợ quốc tế và các nguồn thu khác.
Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài chính mới để hỗ trợ cho công tác
bảo tồn, trong đó ưu tiên nghiên cứu, áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ ĐDSH.
5. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc thực hiện Luật ĐDSH
kết hợp xã hội hoá công tác bảo tồn ĐDSH
Tiếp tục phát huy được sự đóng góp của khu vực tư nhân, tổ chức phi chính
phủ, cộng đồng cho công tác bảo tồn. Muốn thực hiện được điều đó, ngoài việc tạo cơ
chế chính sách khuyến khích phù hợp, cần tiếp tục thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận
thức của cộng đồng đối ĐDSH, chú trọng tới vấn đề thay đổi mẫu hình tiêu thụ đối với
ĐDSH.
6. Xây dựng chương trình quan trắc và thống nhất quản lý thông tin,
dữ liệu đa dạng sinh học; đẩy mạnh điều tra cơ bản tài nguyên đa dạng sinh học
trên phạm vi toàn quốc.
7. Tăng cường thực thi pháp luật và giám sát việc thực thi pháp luật về
ĐDSH
Tăng cường tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật từ trung ương đến
địa phương, từ các cấp chính quyền đến cộng đồng dân cư để đảm bảo các văn bản,
chính sách về ĐDSH đến với quan trí và dân trí nhằm nâng cao nhận thức, đẩy mạnh
việc thực thi pháp luật và kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH trong
các cấp và cộng đồng.
8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH thông qua các
hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin. Giữ vai trò tích
cực, chủ động trong việc tham gia các Công ước quốc tế, hài hòa lợi ích quốc tế và
quốc gia. Tiếp tục huy động các nguồn tài trợ song phương và đa phương cho bảo tồn

ĐDSH, đặc biệt nguồn hỗ trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu, các chương trình hợp tác
với Trung tâm ĐDSH ASEAN, Sáng kiến Toàn cầu về Bảo tồn hổ…
Nghiên cứu tính khả thi của việc tham gia các Công ước và Nghị định thư liên
quan như Công ước về các loài di cư (CMS), Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn

18
gen và chia sẻ lợi ích, Nghị định thư bổ sung Kualar Lumpur - Nagoya về Nghĩa vụ
pháp lý và Bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học.
9. Xây dựng chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ĐDSH
mang tính liên ngành của Quốc gia, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Tăng cường nghiên cứu, áp dụng phuơng pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý
các dạng tài nguyên và bảo tồn ĐDSH.

×