Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.4 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
hất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận vãn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ

tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chăn thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trân Khánh Huyên


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục

MỞ ĐÀU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI SẢN THỜ CÚNG................ 6
1.1.

Khái niệm Thờ cúng............................................................................ 6


1.2.

Di sản thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng............................. 8

1.2.1.

Di sản thừa kế......................................................................................... 8

1.2.2.

Di sản dùng vào việc thờ cúng........................................................... 12

1.2.3.

Mối quan hệ giữa di sản thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng....... 15

1.3.

Pháp luật về di sản dùng vào việc thò' cúng.................................... 18

1.3.1.

Khái niệm của Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng...............18

1.3.2.

Nội dung của Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng................. 19

1.3.3.


Vai trò của Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng.................... 23

1.4.

Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật
Việt Nam qua các thòi kỳ phát triển............................................... 28

1.4.1.

Quy định về di sàn dùng vào việc thờ cúng ttong thời kỳ phong kiến

28

1.4.2.

Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong thời kỳ Pháp thuộc

31

1.4.3.

Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1995........................................................ 34

1.4.4.

Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt
Nam từ năm 1995 đến nay.................................................................. 36

Kết luận Chương 1.......................................................................................... 39

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VÈ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG VÀ THỤC

TIỄN ÁP DỤNG................................................................................ 41
2.1.

Quy định của pháp luật về Di sản dùng vào việc thờ cúng.......... 41


2.1.1.

Khái niệm Di sản dùng vào việc thờ cúng.......................................... 41

2.1.2.

Căn cử xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng................................... 43

2.1.3.

Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.....................................44

2.1.4.

Chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng........................................... 53

2.1.5.

Giải quyết tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng................... 55

2.2.


Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về di sản dùng vào

việc thờ cúng..................................................................................... 59

Kết luận Chương 2........................................................................................ 75
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIÃI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VÈ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG...... 77

3.1.

Định hưóĩig hoàn thiện pháp luật về Di sản dùng vào việc
thờ cúng............................................................................................... 77

3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng ...81

3.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về di sản
dùng vào việc thò' cúng...................................................................... 87

Kết luận Chương 3.......................................................................................... 91
KÉT LUẬN...................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 97


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của đê tài

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại

hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phố qt của người Việt Nam. Thờ cúng

tồ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong
đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên
bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ

tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con
cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con
cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở

trách con cháu khi làm những điều tội lồi...
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên khơng chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người

Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người

Mường, người Thái ... Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi
nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết

tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí
thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tố,

có tơng” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lun truyền từ thể hệ này sang thế
hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lun vong nơi xứ người. Đặc biệt
đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến

nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến

trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý

báu của con người Việt Nam.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của

người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đơi nhung ý nghĩa
lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là

1


một trong những nguyên tăc đạo đức làm người. Đó là hình thức thê hiện sự
hiếu thuận và lịng biết on của con cháu đối vói các bậc sinh thành. Dù giàu
hay nghèo, sang hay hèn, dù bàn thờ sơn son thiếp vàng hay chỉ một nén

nhang, một chén rượu đều thế hiện cái tâm, cái hiếu của người sống với người
đã chết. Có lẽ vì vậy mà di sản dùng vào việc thờ cúng khơng chỉ được sự

thồ thuận chặt chẽ của người trong gia đình, dịng tộc mà pháp luật cũng có
những quy định cụ thế.
Pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam, cả trong thời kì Pháp

thuộc như Luật Hồng Đức, Luật Gia Long, và hai bộ luật Dân sự Bắc Kì, Trung
Kì đều đã ghi nhận về di sản thờ cúng qua các quy định: “Phụng tự”, “Hương
Hỏa”, “Lập thừa tự” ... Trong tất các văn bản pháp luật được Nhà nước ta ban

hành cho đến nay: Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ

luật Dân sự 2005 và gần đây nhất là Bộ luật Dân sự năm 2015 đều đã tiếp tục ghi
nhận và bảo vệ phong tục, tín ngưỡng thờ cúng trong đời sống văn hóa của


người Việt qua việc quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trong suốt quá trình phát triền của đời sống kinh tế -xã hội con người,

cho đến nay, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của xã hội loài người đã

phát triển một cách vượt bậc. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã

tác động mạnh mẽ đến nề nếp sống của mồi gia đình, dịng tộc nên đơi lúc vấn
đề thờ cúng khơng cịn nguyên nghĩa “bản chất đời sống tâm linh nữa” mà ở

một khía cạnh nào đó nó bị xen lẫn các mối quan hệ kinh tế. Do sự phát triến
nhanh của xã hội nên đất “hương hỏa” ngày càng trở thành một trong những

“điểm nóng” về tranh chấp thừa kế, những người thừa kế không chỉ dùng vào
việc thờ cúng mà cịn tận dụng nó để khai thác lợi ích kinh tế. Nhà nước ta đã

có những quy định cụ thể về di sản dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên do sự
phát triến quá nhanh của đời sống xã hội khiến lĩnh vực này mau chóng thay

đổi và trở nên quá phức tạp. Việc áp dụng những quy định về thừa kế còn

2


thiếu tính thống nhất giữa các tịa án, thiếu văn bản hướng dẫn. Xuất phát từ

lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Di sản dùng vào việc thờ cúng
theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Di sản thừa kế là đối tượng tranh chấp trực tiếp cùa các đương sự trong

án thừa kế. Xác định đúng di sản thừa kể là một điều kiện tiên quyết để giải

quyết thấu tình đạt lý các vụ án kiện về thừa kế. Liên quan đến chế định thừa
kế nói chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu. Có thể kể đến như:

- Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết với đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo quy
định của Bộ luật dân sự Việt Nam

- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện là tác giả của hai cuốn “Bình luận khoa
học về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam ” và “Một so suy nghĩ về thừa

kế trong luật dân sự Việt Nam

- Một số sách chuyên khảo liên quan đến di sán thừa kế như: “Hôi đáp về pháp luật thừa kế” của tác giả Đinh Văn Thanh và Trần Hữu Biền;

“Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế’’ của Luật sư Lê Kim Quế.

- Tiến sĩ Phùng Trung Tập với đề tài: “Thừa kế theo pháp luật của công
dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”. Luận án phân tích q trình xây dựng
và phát triến quy định pháp luật thừa kế ở nước ta từ 1945 đến nay. Nội dung
chủ yếu của luận án là làm rõ những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội ảnh hưởng đến việc điều chính pháp luật về diện thừa kế và hàng thừa kế

trong pháp luật dân sự Việt Nam.
- Tiến sĩ Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam

- Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn: “Pháp luật Thừa kế của Việt Nam Những vẩn đề lý luận và thực tiễn

- Luận văn thạc sĩ “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt

Nam ”, Lê Quang Hậu, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2007.

3


Ngồi ra, cịn có nhiêu bài viêt vê đê tài này được đăng tải trên các sách
báo, tạp chí như Tạp chí Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp, Tạp chí Tịa án nhân dân ... (ví dụ: “Một
số vấn đề xác định di sản thừa kế” - tác giả Trần Thị Huệ, Tạp chí Luật học;

“Quy định của pháp luật về di sản thừa kế qua các thời kỳ” - tác giả Kiều

Thanh, Tạp chí Luật học ...). Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên có phạm vi
rộng, mang tính tồn diện, bao qt cả chế định pháp luật về thừa kế, và đưa ra
những kiến nghị để ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thừa kế.

Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về di sản dùng vào việc thờ cúng
lại không phải là nhiều, những đề tài này tuy có nhưng vẫn chưa nêu bật được
những bất cập về vấn đề quyền tài sản đối với di sản dùng vào việc thờ cúng.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và

pháp luật Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng. Phân tích và làm rõ

nhận thức của xã hội Việt Nam qua các thời kỳ về bản chất, tầm quan trọng
của di sản dùng vào việc thờ cúng. Luận văn được nghiên cứu với mong

muốn đưa ra được một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn

tại trong quy định về di sản thờ cúng, qua đó góp phần hồn thiện pháp luật
dân sự Việt Nam nói chung, đồng thời góp phần vào việc giữ gìn những

phong tục, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc.
4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ phát triển và khuôn khổ các quy định của pháp luật về di sản

dùng vào việc thờ cúng. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích, so sánh những

quan niệm trên thế giới, đặc biệt một số nước có sự ảnh hưởng của những tôn
giáo tương đồng với Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng để tham khảo

trong q trình nghiên cứu và hồn thiện quy định pháp luật về di sản dùng
vào việc thờ cúng.

4


5. Y nghĩa lý luận và thực tiên của luận văn

Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu về những vấn đề mang tính lý luận,
quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về di sản dùng vào việc thờ cúng và
những thực trạng còn tồn tại về việc áp dụng và thực hiện pháp luật. Luận văn

đưa ra một cách hệ thống dưới góc nhìn mang tính lịch sử, văn hóa, tín


ngưỡng, đạo đức và pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. Từ đó đưa ra
những nhận định và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào

việc thờ cúng.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chù nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, pháp luật,
về tài sản nói chung và di sản nói riêng; những thành tựu của khoa học, triết

học, lịch sử, văn hóa.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê; phương pháp phân tích;
phương pháp tổng hợp... để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương ỉ: Khái quát chung về Di sản thờ cúng

Chưong 2: Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về Di sản dùng
vào việc thờ cúng và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản
dùng vào việc thờ cúng.

5



CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI SẢN THỜ CÚNG
1.1. Khái niệm Thờ cúng

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại

hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Thờ cúng

tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong
đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên

bản sắc vàn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tồ tiên mình là thiêng
liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho

con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn,

khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi
làm những điều tội lồi...
Ở nước ta, thờ cúng tố tiên khơng chì là tín ngưỡng phổ biến ở người

Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người

Mường, người Thái ... Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi

nhiều tơn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết

tội “mê tín dị đoan” nhung tín ngưỡng thờ tố tiên đã và vẫn chiếm được vị trí
thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tồ,

có tơng” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thể hệ này sang thế

hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt
đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến
nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến

trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý
báu của con người Việt Nam.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì khái niệm “Thờ cúng”, “Thờ phụng”,

6


“Thờ tự” hay “thờ” cùng có chung nghĩa là “Tỏ lịng tơn kính thân thánh, vật
thiêng hoặc linh hồn người chết bằng hình thức lề nghi cúng bái theo phong

tục hoặc tin ngưỡng’’ [39, tr. 921],
Có quan điếm cho rằng: “Thờ cúng là hoạt động cổ ỷ thức của con

người, là tổng thể phức hợp những yếu tổ: ỷ thức về tô tiên, biêu tượng về tô

tiên và lễ nghi thờ cúng trong không gian thờ củng ” [24, tr.28].

Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ,
hướng về cội nguồn, quá khứ. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính,


biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự
che chở, bảo hộ, trợ giúp của tồ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tồ

tiên là niềm tin về linh hồn tổ tiên cịn sống, có thể che chở, phù hộ độ trì

cho con cháu. Biểu tượng về tổ tiên là hình ảnh về những người tài giỏi, có

cơng, có đức. Trên bàn thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng, ảnh được bày
đặt cầu kỳ, trang trọng.

Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác (khấn,
vái, quỳ, lạy) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là hoạt động dưới dạng hành
lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mồi cộng đồng, dân

tộc. Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thế riêng biệt
- đó là sự thờ phụng tổ tiên. Sự “thờ”, “tơn thờ” là nội dung, cịn hoạt động cúng

là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng.Ý thức tơn thờ, thành kính, biết ơn,
tưởng nhớ, hy vọng sự trợ giúp của tố tiên là nội dung cốt lõi, là cái chù yếu

khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu khơng có

“thờ” mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ tiên khơng có “hồn thiêng”, khơng có
sức hấp dẫn nội tại dễ thành nhạt nhẽo và do vậy, không thể là tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên. Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tơn vẻ linh thiêng,

huyền bí, mờ ảo và tạo nên sức hấp dẫn. Nó chính là chất kết dính, tạo nên màu

sắc thoả mãn niềm tin của chủ thể thờ cúng.


7


Trong cn Từ điên tín ngưỡng tơn giáo, nhà nghiên cứu Mai Thanh

Hải cho rằng: “Thờ cúng tổ tiên: Ở Việt Nam, tuy không phải là một tôn giáo,

tục lệ thờ cúng tổ tiên được nhiều thế hệ truyền qua từ đời này sang đời khác
với một tấm lòng thành kính biết ơn đối với cha mẹ, ơng bà, cụ kỵ đã khuất,

kể cả đối với người đã theo Công giáo” [9, tr.6O3].

Xuất phát từ nguồn gốc, truyền thống của tín ngưỡng thờ cúng và các
hình thức thờ cúng, thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa chính là sự biết ơn công lao
của tổ tiên và sự cầu xin tổ tiên trợ giúp, có thể đưa ra khái niệm về thờ cúng

tổ tiên như sau: Thờ cúng tô tiên là hoạt động cỏ ý thức của con người nhằm
bày tỏ lịng thành kính, biết ơn đến tơ tiên, cầu mong sự che chở, trợ giúp của

tô tiên khi con người thực hiện một công việc hoặc trước một sự kiện quan
trọng trong đời sổng thường ngày.

1.2. Di săn thừa kế và di sản dùng vào việc thò' cúng
1.2.1. Di sản thừa kế

Thuật ngữ di sản thừa kế là một thuật ngữ pháp lý đã xuất hiện và được

sử dụng thường xuyên, rộng rãi tại tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó
có cả Việt Nam. Thuật ngữ này được sử dụng trong suốt quá trình phát sinh


quan hệ pháp luật về thừa kế, đồng thời gắn liền với việc định đoạt, phân chia
và chuyến dịch các tài sản mà người chết đế lại, hoặc toàn bộ các quyền và
nghĩa vụ về tài sản của người chết được xác lập và gắn liền với khối tài sản

mà người chết để lại. Từ trước đến nay tại Việt Nam chưa hề có bất cứ một
khái niệm cụ thể và chính thức nào để giải nghĩa cho thuật ngữ này. Do đó, để
có thể hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ “Di sản thừa kể”, việc xem xét thuật ngừ
này dưới khái niệm và nội hàm của các thuật ngừ tương đồng là phương pháp

tối ưu nhất cho việc định nghĩa về Di sản thừa kế.

Theo Từ điển tiếng Việt có nhắc đến thuật ngữ “Di sản” theo định

nghĩa là “1 .Tài sản của người chết đế lại, hưởng di sản của cha mẹ. 2.Cái của

8


thời trước đê lại. Kê thừa di sản văn hóa” [39, tr.254]. Với khái niệm này, Di

sản được hiểu theo hai nghĩa phổ biến nhất, theo đó ý nghĩa đầu tiên có thể
được hiểu dưới dạng ý nghĩa cụ thể, trực tiếp thông qua việc xác định rõ Di

sản tức là tài sản của người chết đế lại, hay bao gồm cả việc con cái thụ
hưởng lại những tài sản mà bố mẹ sau khi chết để lại. Cách hiểu này xuất phát

từ thực tiễn của chế định thừa kế theo quy định của pháp luật, theo đó khái
niệm di sàn là một cách diễn giải quan hệ pháp luật về thừa kế đối với việc
chuyển dịch tài sản của người chết để lại cho những người cịn sống. Chính


cách giải nghĩa này có thể cho chúng ta thấy được sự tương đồng về mặt ngừ
nghĩa của thuật ngữ Di sản và Di sản thừa kế.

Cũng giải thích về thuật ngữ “Di sản”, Từ điển bách khoa toàn thư Việt
Nam đã được ra khái niệm rằng, Di sản được hiểu là tài sản, bao gồm cả các tư

liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các khoản thu nhập hợp pháp khác của người
chết để lại, như: toàn bộ những tài sản thuộc sở hữu của người chết, phần tài

sản của người chết trong tài sản chung với người khác, quyền và nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại [38, tr.667]. Người chết không những để lại các quyền
về tài sản như quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, tính

mạng, sức khỏe, ... mà cịn có thế để lại cả những nghĩa vụ tài sản như phải trả
nợ, phải trả công lao động hoặc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người thừa kế
chỉ phải thực hiên nghĩa vụ trong phạm vi Di sản mà mình đã nhận được.

Trong trường họp vợ hoặc chồng chết thì một nừa tài sản chung của vợ chồng

thuộc về di sản của người chết. Với cách giải thích này, thuật ngữ Di sản cũng
đã được hiểu và đặt trong quan hệ pháp luật về thừa kế, theo đó Di săn chính là

tồn bộ các tài sản, nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.
Ở nước ta, Bộ Quốc triều hình luật, Bộ luật Gia Long thời kỳ Nhà nước

phong kiến và cả Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung kỳ thời kỳ Pháp

thuộc đều không đưa ra quy định di sản là gì. Ngun nhân có lẽ là do trong


9


các Bộ luật trên, Nhà nước đêu đã thừa nhận chê độ sở hữu của cá nhân vê đât
đai tồn tại song song với các hình thức sở hữu khác. Từ khi nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà ra đời, chế độ sở hừu của cá nhân có những đặc thù và
thay đổi phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định, nguyên nhân là do điều
kiện về chính trị, lịch sử ảnh hưởng đến ý thức hệ tư tưởng pháp luật thời kỳ

này. Thông tư số 594-NCPL ngày 27-8-1968 xác định: “Di sản thừa kế bao

gồm không những quyền sở hữu cá nhăn về những tài sán mà người chết đó
đê lại mà cịn gồm cả những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do

quan hệ hợp đồng hoặc do việc gãy thiệt hại mà người chết đề lại

Theo quy định tại Phần II Thông tư số 81-TANDTC ngày 24 -7- 1981
của Toà án nhân dân tối cao hướng dần giải quyết các tranh chấp về thừa kế

thì di sản thừa kế bao gồm:

- Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế về thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất
dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.

- Các quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ
hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại.

- Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp

đồng, do việc gây thiệt hại hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Ví dụ: Một món nợ, một khoản bồi thường thiệt hại V. V...) [33, tr.368].
Theo đó, nội dung di sản thừa kế được hiểu là gồm cả nghĩa vụ về tài

sản của người để lại thừa kế nhưng quyền sử dụng đất, những cơng cụ sân
xuất lớn như trâu, bị là những nguồn sức kéo chủ lực trong sản xuất nông

nghiệp, không thuộc sở hữu cá nhân nên không thể là di sản thừa kế. Quy
định này xuất phát từ sự chi phối cùa Hiển pháp năm 1980 và nền kinh tế
nước ta thời kỳ này theo mơ hình hợp tác xã nên nhũng tư liệu sản xuất chính

sẽ khơng thuộc sở hữu cá nhân và hình thức sở hữu tập thể trong giai đoạn

10


này được đê cao tuyệt đôi. Đặc biệt do những đặc thù vê ý thức hệ tư tưởng,

điều kiện chính trị lịch sử trong nền kinh tế sản xuất nói trên nên vấn đề di sản
dùng vào việc thờ cúng không được pháp luật quy định.

Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh thừa kế 1990 thì: “Di sản bao gồm

tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản

chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại" [19], Có thể
thấy, vấn đề nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế không được Pháp
lệnh thừa kế ghi nhận.
Theo đó, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm


phán Toà án nhân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thừa kế thi quyền sử
dụng đất vẫn không phải là di sản thừa kế. Cho đến tận khi Hiến Pháp năm
1992 được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1980, đã ghi nhận công dân
được quyền chuyển quyền sử dụng đất do Nhà nước giao và đến khi Luật đất

đai năm 1993 được ban hành đã thừa nhận cơng dân có quyền để lại di sản
thừa kế là quyền sừ dụng đất. Tại Điều 637 Bộ luật dân sự năm 1995 có quy

định: "1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của

người chết trong tài sản chung với người khác. 2- Quyền sừ dụng đất cũng
thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm
của Bộ luật này" [20, Điều 637], Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 744 Bộ

luật dân sự năm 1995 thì đất để trồng cây hàng năm, ni trồng thuỷ sản
được Nhà nước giao cho hộ gia đình khơng thuộc di sản thừa kế. Ngoài ra,

với khái niệm về tài sản trong Bộ luật dân sự năm 1995 thì các tài sản sẽ có

trong tương lai cũng khơng thể là di sản vì nó chưa được ghi nhận là tài sàn
thì cũng khơng thể là di sản.
Điều 634 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định di sản thừa kế như sau “Di

sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác” [21], Định nghĩa này được giữ nguyên tại Bộ

11


luật dân sự 2015 ở Điêu 612. Với quy định này, Di sản trong quan hệ thừa kê


chỉ được hiểu dưới dạng quan hệ sở hữu cỏ, tức là pháp luật Việt Nam chỉ coi
toàn bộ những tài sản mà người chết để lại được coi là di sản trong quan hệ
thừa kế. Hay nói cách khác, những tài sản thuộc sờ hữu của một người sau khi
chết sẽ được coi là di sản và khối di sản này xử lý bằng cách định đoạt bởi ý

chí chủ quan của người chết tại các bẳn văn di chúc có hiệu lực pháp luật đã
được lập trước đó hoặc được phân chia theo quy định của pháp luật về phân

chia di sản ưong trường hợp khơng có di chúc của người chết đề lại.

Như vậy, theo đó, thuật ngữ “Di sản thừa kế” có thể được hiểu là tồn
bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết đề lại, là đối tượng của quan hệ

dịch chuyến tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được
nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Những tài sản này là những tài sản
được người đã chết sở hữu hợp pháp và có đủ căn cứ chứng minh về quyền sở

hữu của mình, khối tài sản này sau khi người sở hữu chết đi sẽ được chuyền

dịch cho những người thừa kế cịn sống thơng qua sự kiện phân chia di sàn
thừa kế theo di chúc mà người chết để lại hoặc phân chia theo quy định cùa

pháp luật về phân chia di sản thừa kế. Những tài sản thừa kế tùy theo nội
dung phân chia và mục đích sử dụng, quyền sở hữu của những tài sản này sẽ
được chuyển dịch và thuộc về những người thừa kế được thụ hưởng nó.

Trong khối tài sản thừa kế để lại, có những tài sản theo ý chí của người chết

để lại sẽ không chuyển dịch quyền sở hữu cho bất kỳ ai mà được dùng vào

việc thờ cúng người đã chết, hay nói cách khác, những tài sản này được gọi là

di sản dùng vào việc thờ cúng.
1.2.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng

Tại các khu vực có nền văn hóa truyền thống lâu đời, đặc biệt là khu
vực Á đông, khi mà người dân luôn muốn lưu giữ lại những hoạt động văn

hóa mang tính nhân văn sâu sắc, trong đó có sự tơn kính của người còn sống

12


đơi với những người đã kht, sự thành kính này được thê hiện thơng qua các

hoạt động văn hóa truyền thống như tưởng niệm, thờ cúng. Tại Việt Nam,
những hoạt động này được coi là một nét đẹp văn hóa và pháp luật cũng như

Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng, ghi nhận và bảo vệ bằng các quy
phạm pháp luật.
Trong thời kỳ nhà nước phong kiến, Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia

Long đều ghi nhận di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng khơng có một khái

niệm cụ thế mà thay vào đó các nhà làm luật đều dùng thuật ngữ "phần hương

hoả" hoặc "ruộng đất hương hoả". Điều 388 Quốc triều Hình luật ghi:
Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh chị

em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương


hoả, giao cho người con trai trưởng giữ; cịn thì chia nhau. Phần con
của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Neu đã có lệnh của cha mẹ và

chúc thư; thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình [40, tr.146].
Như vậy, phần hương hoả theo quy định của Quốc triều Hình luật chỉ là

một phần ruộng đất trong tổng số ruộng đất của người chết để lại, phần hương
hồ chi có một loại tài sản là ruộng đất chứ vàng, bạc hay tiền đều không

được đề cập, các đồ thờ cúng như bộ Ngũ sự, bàn thờ, đỉnh trầm, mâm bồng,

khán sơn son thếp vàng, bát hương có phải là hương hoả không cũng không
thấy ghi nhận. Thời kỳ này cũng chưa có một sự phân chia tài sản thế nào là
động sản, bất động sản như ngày nay.

Sang đến thời kỳ Pháp thuộc với hai bộ luật nổi tiếng là Bộ dân luật

Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ dùng khái niệm "Hương hoả" và có quy định
hương hoả bao gồm cả những tài sân là động sản, cã những tài sản là bất động

săn. Điều thứ 394 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định:

Hương hoả là phần động sân hay bất động sản dùng để thờ cúng

một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên nội người ấy.

13



Hương hoả là gồm cả các tài sản cỏ thể sinh lời đế giữ việc phụng

thờ dù người mệnh một thuộc về tơn giáo nào mặc lịng.
Điều thứ 400 Bộ Dân luật Trung kỳ (Hoàng việt Trung kỳ Hộ luật) quy định:

Của hương hoả là một phần động sản hay bất động sản trong gia tài
dùng để thờ cúng một người và vợ hay chồng cùng là gia tiên bên

nội người ấy. Những tài sản gì có thể sanh lợi dễ, dùng về việc
phụng thờ đều có thể lấy để lập hương hoả, dù người mệnh một

thuộc về tôn giáo nào cũng vậy.
Theo đó, di sản thờ cúng ở đây bao gồm cả những tài sản là các đồ vật

phục vụ trực tiếp cho hoạt động thờ cúng là động sản như đỉnh trầm, bát

hương, mâm đồng, chén rượu, đĩa chén... kế cả những tài sản có khả năng
sinh lợi để lấy nguồn thu chi phí cho việc thờ cúng và chi phí cho người có
trách nhiệm thờ cúng và những tài sản là bất động sẳn.

Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật dân sự năm 1995 dùng thuật ngữ

"Di sản dùng vào việc thờ cúng" nhưng không đưa ra một khái niệm về di sản

dừng vào việc thờ cúng và cũng không xác định rõ nội dung của những tài sản
nào được coi là di sản thờ cúng. Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định:

‘Tài sản bao gồm vật có thực, tiền giấy tờ trị giả được hằng tiền và các

quyền tài sửrt”[20]. Theo nội dung của Điều 21 Pháp lệnh thừa kế và Điều


673 Bộ luật dân sự năm 1995 thì di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là vật
có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và cả các quyền tài sản.

Tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 645 Bộ luật dân sự năm

2015 cũng không đưa ra khái niệm thế nào là di sản dùng vào việc thờ cúng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm về di sản dùng vào việc thờ

cúng như sau: "Di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần tài sản của người
lập di chúc đê lại cho những người thừa kế dùng đê thờ cúng người đó và tơ

tiên của người ấy".

14


1.2.3. Môi quan hệ giữa di sản thừa kê và di sản dùng vào việc thờ cúng

Theo quy định cùa pháp luật dân sự hiện hành thì di sản thừa kế và di

sản thờ cúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước hết, di sản thờ cúng
nằm trong di sản thừa kế, hay nói theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự

năm 2015 thì di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần trong khối di sản
thừa kế của người lập di chúc. Như vậy, di sản thờ cúng có nguồn gốc xuất

phát từ di sản thừa kế. Chỉ khi có di sản thừa kế thì mới có di sản thờ cúng,
bởi di sản thờ cúng là phần di sản do người lập di chúc chỉ định ra trong khối

tài sản của mình. Di sản thờ cúng có được là do có di sản thừa kế và sự tồn tại

của di sản thờ cúng phụ thuộc vào sự tồn tại của di sản thừa kế. Thật vậy, theo

quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự hiện hành thì di sản thừa kế “bao gồm
tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản

chung với người khác”. Theo quy định tại đoạn 1 Điều 645 Bộ luật dân sự

năm 2015 thì: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản
dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được

giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc

thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc khơng
theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền
giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng

.... Và tài sản theo quy
i J định
• tại
• Điều 105 Bộ• luật
• dân sự• năm 2015 là vật,
• J
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Những tài sản này có thể đang thuộc

quyền quán lý của người lập di chúc, hoặc có thể nằm trong khối tài sản
chung với người khác. Vì thế, việc xác định di sản thừa kế rất quan trọng, bới

chỉ khi xác định được đâu là di sân thừa kế thì sau đó mới có thể xác định

được phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc.Trong khối di

sân thừa kế mà người lập di chúc đế lại thì phần di sân dùng vào việc thờ

cúng mặc dù phụ thuộc vào sự tồn tại của di sản thừa kế nhưng nó lại có một

15


sự tơn tại độc lập hồn tồn với các phân di sản khác trong khôi di sản thừa kê

như phần di sản chia thừa kế hay phần di sản dùng vào việc di tặng...Sự độc

lập đó thể hiện ở chỗ khi người lập di chúc thể hiện rõ ý chí của mình là muốn
dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng hay di tặng thì kể từ thời điểm

mờ thừa kế đã tồn tại ba phần di sản độc lập với nhau trong khối di sản của

người để lại di chúc rồi, đó là phần di sản chia thừa kế, phần di sân dùng đe di
tặng và phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Với phần di sản thừa kế, phần
này sẽ được chia theo di chúc và sau đó nó sẽ là phần tài sản thuộc quyền sở

hữu của những người thừa kế theo di chúc hoặc những người thừa kế không

phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Phần di sản dùng để di tặng sẽ được

dành riêng đế di tặng cho những đối tượng nhất định đã được chỉ định rõ
trong di chúc. Còn phần tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ đứng
vững bởi nó là phần di sản khơng được phép chia. Tuy nhiên, sự đứng vững


này cùa di sàn dùng vào việc thờ cúng sẽ bị lung lay trong trường hợp người
để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba mà

phần di sản thừa kế cùa người đó khơng đù để thực hiện nghĩa vụ tài sản của
người này. Phần di sản dùng vào việc thờ cúng cũng sẽ không thể đứng vững

trong trường hợp người lập di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có
nghĩa vụ cấp dưỡng. Đó là một trong số những nghĩa vụ cấp dưỡng mà pháp

luật quy định như: Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên, cho con
đã thành niên và cha mẹ trong trường hợp họ khơng có khả năng lao động

hoặc khơng có tài sản riêng.
Trong trường hợp có cả di tặng và di sàn dùng vào việc thờ cúng, thì

phải dùng phần di sản nào để thanh toán nghĩa vụ tài sàn trước? Di tặng hay

phần di sản dùng vào việc thờ cúng? Có quan điểm cho rằng, do tính chất đặc

biệt của phần di sản dùng vào việc thờ cúng - là sự biết ơn của con cháu đối
với cha mẹ, ông bà, tố tiên, nếu xếp di sản dùng vào việc thờ cúng ngang với

16


di sản chia thừa kê hay di tặng đông nghĩa với việc “hy sinh trun thơng cơ

xưa vì lợi ích của quyền tự do cá nhân”. Chính vì vậy, trong trường họp này,

ta phải dùng phần di sản dành cho di tặng để thanh tốn nghĩa vụ trước, nếu

khơng đủ thì mới dùng đến di sản dùng vào việc thờ cúng.
Quan điểm khác lại cho rằng, phải dùng di sản dùng vào việc thờ cúng

để thanh toán nghĩa vụ trước, nếu không đủ mới dùng đến di tặng, bởi tài sán
dành cho di tặng thường có ý nghĩa đặc biệt với người di tặng cũng như người

được di tặng. Việc để lại di tặng thường nhằm mục đích làm kỷ niệm, lưu dấu

một mối quan hệ tốt đẹp thân thiết giữa người di tặng với người được di tặng.
Dung hòa cả hai quan điểm trên, ý kiến thứ ba cho rằng, trong trường
họp này chúng ta phải dùng cả di tặng cũng như di sản dùng vào việc thờ

cúng để thanh toán. Việc cắt giảm hai phần di sản này sẽ được thực hiện

theo tỷ lệ. Theo tác giả, ý kiến này là hợp lý hơn cả. Bởi theo quy định tại

Điều 645 và 646 Bộ luật dân sự 2015 thì hai loại di sản này có địa vị pháp lý

tương đối “cân bằng” nhau, bởi cơ sở để dùng hai loại di sản này để thanh

toán nghĩa vụ đều là “tồn bộ di sản của người chết khơng đủ để thanh tốn
nghĩa vụ tài sản của người đó”. Hơn nữa, trong thực tế đời sống, rất khó lý

giải nên dùng loại di sản nào đế thanh toán trước trong trường họp nói trên,

vì điều này cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính đa dạng của quan
hệ pháp luật về thừa kế, mức chênh lệch về giá trị di sản dùng vào việc thờ
cúng và di tặng, yếu tố tâm lý, sự khác nhau về phong tục tập quán giữa các
vùng, miền trên cả nước.


Như vậy, khi đối chiếu Di sản dùng vào việc thờ cúng với Di sản thừa
kế, có thể nhận thấy được mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động không hề nhỏ

của hai loại di sản này. Do đó, khi điều chỉnh về vấn đề này, pháp luật cần có

những quy định rõ ràng nhằm giúp cho người dân có thế nhận biết được chính

xác các loại di sản này, góp phần giải quyết các quan hệ về thừa kế một cách

17


dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời đóng góp gián tiếp vào việc khuyến
khích, bảo vệ các tập tục thờ, cúng truyền thống của dân tộc ta.

1.3. Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
1.3.1. Khái niệm của Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

Định đoạt và phân chia di sản thừa kế cũng giống như bất cứ các hoạt
động, hành vi khác xuất hiện trong đời sống dân sự, luôn cần một khuôn khổ

và sự điều chỉnh nhất định thông qua những quy phạm chung mang tính ràng

buộc. Sự điều chỉnh này được thực hiện bởi các quy phạm pháp luật nhằm
định hướng các hoạt động này đi đúng theo một phương hướng đảm bảo cho
một trật tự chung thống nhất phù hợp với lợi ích chính đáng của chủ sở hữu

tài sản, những người thừa kế, đồng thời bảo vệ cho các truyền thống văn hóa

tốt đẹp được luu truyền. Đối với hoạt động liên quan đến việc định đoạt tài

săn để đưa vào phục vụ hoạt động thờ, cúng, pháp luật cũng ln có sự điều
chinh bằng hàng loạt các quy phạm quy định về xác định Di sản dùng vào

việc thờ cúng; quản lý và sử dụng di sản dùng vào việc thơ cúng; chù thể

quản lý và sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng và giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình đưa di sản đề dùng vào việc thờ cúng [22],
Có thể nhận thấy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề về thừa kế

nói chung và pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng nói riêng đều là
những quy định mang tính văn hóa, xã hội cao. Các quy định này được Nhà
nước thực hiện bằng việc tác động điều chỉnh vào chính hành vi của các chủ

thể tham gia quan hệ pháp luật về thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng.
Các loại hành vi được điều chỉnh bao gồm hành vi đưa di sản vào thực hiện

hoạt động thờ cúng; quản lý di sản thờ cúng; sử dụng di sản thờ cúng; xác
định người quản lý, sử dụng di sản thờ cúng, tức là những hành vi xử sự của

các chủ thể phải phù họp với quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc
thờ cúng. Pháp luật sẽ đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên chủ thể một

18


cách chính đáng và đây đủ trong q trình đưa di sản dùng vào việc thờ cúng.
Và các hành vi không tuân thủ quy định của nhà nước về dùng di sản vào việc

thờ cúng là các hành vi được các chủ thể thực hiện trong quá trình đưa di sản
dùng vào việc thờ cúng nhưng không tuân thủ đúng, không phù hợp, hoặc

trái với những quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng thì

pháp luật sẽ có những biện pháp xử lý, giải quyết và các chế tài cần thiết

nhằm ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ các hành vi này trong quan hệ pháp
luật đó để việc đưa di sản dùng vào việc thờ cúng vừa đảm bảo được đúng
mục đích, ý chí định đoạt mà người đã chết để lại, đồng thời tạo sự rõ ràng,

khả năng gắn kết tình cảm, tinh thần của những người đồng thừa kế, góp
phàn tạo nên một xã hội gắn kết và bảo lưu được những giá trị văn hóa

truyền thống của dân tộc [361.

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản về pháp luật về Di sản dùng vào việc thờ

cúng là: “Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng là tổng họp các quy tắc
xử sự được xác định tại các văn bàn quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đưa di sản
dùng vào việc thờ cúng”.
1.3.2. Nội dung của Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

Pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng như đã phân tích được hiểu

là tổng thể các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm điều chình
mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan đến việc đưa tài sản là di sản thùa kế

dùng vào việc thờ cúng. Sự điều chỉnh ấy thể hiện rõ qua từng quy định chi tiết

trong pháp luật dân sự về thừa kế và pháp luật về di sản dùng vào việc thờ
cúng. Các quy phạm pháp luật này điều chỉnh một loạt các vấn đề cơ bản như


xác định tài sản dùng vào việc thừa kế; xác định người quản lý và sử dụng di
sản thừa kế; giải quyết tranh chấp về di sàn dùng vào việc thừa kế, ... các vấn

đề cơ bản trong việc đưa di sản thừa kế vào sử dụng nhằm mục đích thờ cúng;
đồng thời làm rõ và chi tiết hóa các nội dung liên quan đến các vấn đề này [36].

19


Đôi với nội dung xác định di sản dùng vào việc thờ cúng, pháp luật

điều chỉnh vấn đề này quy định cụ thể các điều kiện đề một tài sản của người
chết để lại có thể trở thành một di sản dùng vào việc thờ cúng, hay nói cách
khác, các quy định này được xây dựng nhằm trả lời cho câu hỏi “thế nào là di

sản dùng vào việc thờ cùng”. Theo đó, sau khi một tài sản đáp ứng được tất cà

các quy định về định nghĩa di sản thờ cúng sẽ có tư cách pháp lý của một di
sản dùng vào việc thờ cúng và được pháp luật về di sản thờ cúng thừa nhận,
bảo vệ. Đối với những tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng này, pháp luật

sẽ có những điều chỉnh riêng nhất định nhằm bảo vệ tư cách pháp lý của loại
tài sản này, đồng thời cũng phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có

liên quan trong quá trình đưa tài sản này dùng vào việc thờ cúng.
Căn cứ xác lập tư cách di sản dùng vào việc thờ cúng cũng là một trong
các nội dung mà pháp luật điều chỉnh cần làm rõ. Bên cạnh xây dựng các tiêu
chuẩn của một di sản dùng vào việc thờ cúng, pháp luật cũng cần xác định
được phương thức áp dụng, thời điểm áp dụng để một tài sản bắt đầu có đấy

đủ các tính chất và tư cách của một di sán dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật

quy định về vấn đề này cần phải đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của chủ sở

hữu và bản chất thực của chế định thừa kế. Hay đúng hơn, khi quy định về
căn cứ xác lập một di sản dùng vào việc thờ cúng, pháp luật điều chỉnh phải
quy định rõ ràng các cãn cứ pháp lý về sở hữu và thời điểm phát sinh sự kiện
thừa kế nhằm tạo cơ sở pháp lý thực tế mà tài sản của người chết đế lại được

dùng vào việc thờ cúng.

Sau khi một tài sản đã có đầy đủ tư cách pháp lý của di sản dùng vào

việc thờ cúng, quá trình đưa tài sân này dùng trong quá trình thờ cúng cũng là

một nội dung được pháp luật chú trọng. Với tư cách, vai trò và ý nghĩa trong
đời sống thực tiễn của mình, di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được pháp luật
điều chỉnh đế trên thực tiễn, các tài sản này được sử dụng vào đúng mục đích

20


sử dụng mà người chêt đã đê lại di nguyện, đông thời, thời hạn sử dụng và các
quy định đế tài sản đó chấm dứt mục đích dùng vào việc thờ cúng, hay nói

cách khác là kết thúc q trình đưa một tài sản dùng vào việc thờ cúng và chất
dứt tư cách là một di sản dùng vào việc thờ cúng của một tài sản. Từ đó, các

quan hệ pháp luật mới sẽ được xác lập trên tài sản này, tài sản sau đó sẽ được
lưu thơng trên thực tế một cách dễ dàng hơn, pháp luật về di sản dùng vào


việc thờ cúng đối với loại tài sản này cũng từ đó mà chất dứt điều chỉnh.
Đối với nội dung xác định người quản lý, sử dụng di sản dùng vào việc

thờ cúng cũng là một nội dung lớn mà pháp luật về vấn đề này bắt buộc điều
chỉnh. Trên thực tế, tài sản được coi là di sản thừa kế không được chuyền dịch
quyền sở hữu sang bất kỳ chủ thể mới nào, do đó, đế việc sử dụng di sản dùng

vào việc thờ cúng được thực hiện trên thực tế, các tài sản này phải được con

người cụ thể tạo lập các hành vi đối với nó. Hay nói đúng hơn, việc đưa tài
sản của người đã chết dùng vào việc thờ cúng càn thiết phải có một chù thể

đại diện những người thừa kế đứng ra để quản lý và sử dụng tài sản này trong

suốt q trình dùng vào việc thờ cúng. Theo đó, khi phát sinh vấn đề này,
pháp luật về di sản thờ cúng phải quy định cụ thể về điều kiện trở thành người
quản lý, sử dụng di sàn dùng vào việc thờ cúng, đế cá nhân này hồn tồn có

đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như quyền hạn trong việc thực hiện các hoạt động
quản lý, sử dụng di sản vào việc thờ cúng. Đồng thời, khi thực hiện một công
việc đối với tài sản không thuộc sở hữu cùa mình, chủ thế này cũng đã phải
giành ra cơng sức, thời gian cùa mình để thực hiện, do đó, pháp luật cần phải

xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của người quản lý, sử dụng di sản trong

suốt thời gian thực hiện công việc. Điều này vừa đảm bảo cho quyền lợi cùa
chủ thể thực hiện công việc quản lý, sử dụng di sàn dùng vào việc thờ cúng,

vừa đảm bảo cho việc dùng di sản vào việc thờ cúng được thực hiện một cách

ổn đinh và liên tuc.

21


Găn liên với quá trình quản lý, sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng,
các quy định của pháp luật về việc xác định thời điềm bắt đầu hoặc chấm dứt

tư cách của người quản lý, sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng cũng là quy
định cần thiết. Bởi việc quản lý, sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng là một
q trình, do đó, pháp luật cần phải xác định rõ thời điểm bắt đầu và thời

điểm kết thúc cùa hoạt động này, nhàm đám bảo tính khách quan, rõ rành và
dứt khốt đối với việc phân công và thực hiện công việc quản lý, sử dụng,

nhằm chánh chồng chéo, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của những người

cùng thực hiện công việc quản lý, sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng.
Thêm nữa, việc xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt quá trình quản lý, sử

dụng tài sản dùng vào việc thờ cúng cũng là khoảng thời gian pháp lý nhằm

xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người thực hiện công việc này trên thực

tế, giúp bảo vệ tốt hơn các quyền của người quản lý, sử dụng, đồng thời hạn
chế tối đa các tranh chấp phát sinh.

Cuối cùng, đối với nội dung giải quyết tranh chấp về di sản thờ cùng,
đây có lẽ là vấn đề hết sức nhạy cảm, bởi việc dùng tài sản của người chết để


lại dùng vào việc thờ cúng được xem như việc hạn chế quyền sở hữu của các

đồng thừa kế nhằm phân định ra một lượng tài sản nhất định trong khối tài
sản thừa kế được dùng vào việc thờ cúng mà không phân chia cho những

người thừa kế được thừa hưởng. Do đó, các tranh chấp về quyền sở hữu đối
với những tài sản này dễ dàng phát sinh, bởi thực tế trong quá trình dùng vào
việc thờ cúng, di sản này không được đăng ký hoặc xác lập quyền sở hữu cho

bất kỳ ai và được đưa cho một người cụ thể quản lý và sử dụng, dẫn tới những
nghi ngờ về việc sở hữu sẽ nhen nhóm và dần trở thành những bất đồng, mâu
thuần khiến các tranh chấp về sở hữu nảy sinh. Bên cạnh đó, trong quá trình

quản lý và sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng, quan hệ giữa các đồng thừa
kế và người trực tiếp quản lý, sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng cũng là

22


×