Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.72 MB, 107 trang )

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ

MỞ ĐÀU..................................................................................................................... 1
CHU ÔNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING)............9
1.1.

Tổng quan về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending).................. 9

1.1.1.

Khái niệm cho vay ngang hàng, hoạt động cho vay ngang hàng.................. 9

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triến của hoạt động cho vay ngang hàng......... 12

1.1.3.

Đặc trưng của hoạt động cho vay ngang hàng............................................. 15

1.1.4.



Lợi ích của hoạt động cho vay ngang hàng................................................... 18

1.1.5.

Rủi ro cùa hoạt động cho vay ngang hàng................................................... 21

1.2.

Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng......23

1.3.

Kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay ngang hàng ở một số

nưó’c trên thế giói.......................................................................................26
1.3.1.

Kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Anh............... 26

1.3.2.

Kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Mỹ..................31

1.3.3.

Kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Trung Quốc........ 35

1.3.4.


Kinh nghiệm quản lý cho vay ngang hàng P2P lending ở một số quốc

gia Đông Nam Á.......................................................................................... 40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................46

CHUÔNG 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG CHO

VAY NGANG HÀNG (P2P LENING) Ở VIỆT NAM.......................... 47
2.1.

Sự phát triển tất yếu của mơ hình P2P lending ờ Việt Nam............... 47

2.2.

Quy định điếu chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng ờ Việt Nam...... 52


2.2.1.

Quy định về mơ hình cho vay ngang hàng................................................... 52

2.2.2.

Quy định về chủ thế tham gia mơ hình cho vay ngang hàng...................... 56

2.2.3.

Quy định về trình tự thủ tục cho vay ngang hàng........................................ 58


2.2.4.

Quy định quản lý hoạt động cho vay ngang hàng........................................ 60

2.2.5.

Quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay ngang hàng...... 62

2.3.

Đánh giá thực tiễn hoạt động cho vay ngang hàng ờ Việt Nam........... 64

2.3.1.

về mơ hình hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending)......................... 64

2.3.2.

về chủ thể tham gia mơ hình cho vay ngang hàng (P2P lending)..............70

2.3.3.

về trình tự, thủ tục cho vay ngang hàng (P2P lending).............................. 75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................................. 79

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỔ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CHO VAY NGANG HÀNG P2P LENDING Ở

VIỆT NAM................................................................................................ 80


3.1.

Những định hưóng CO’ bản trong việc hồn thiện pháp luật cho vay
ngang hàng P2P lending ở Việt Nam...................................................... 80

3.1.1.

Bảo vệ trật tự kinh doanh.............................................................................. 80

3.1.2.

Bảo vệ quyền lợi cùa các bên tham gia.........................................................81

3.1.3.

Bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.........................................................83

3.2.

Một số kiến nghị trong việc hoàn thiện phápluật cho vay ngang

hàng P2P lending ở Việt Nam.................................................................. 85
3.2.1.

Xác định mơ hình cho vay ngang hàng..........................................................85

3.2.2.

Thành lập cơ quan chuyên ngành quản lý P2P lending...............................87


3.2.3.

Ban hành các quy định cụ thể phù hợp cho hoạt động cho vay ngang hàng........ 89

3.2.4.

Nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của quốc gia nhằm đạt

hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động cho vay ngang hàng................ 92
3.2.5.

Nâng cao nhận thửc của toàn xã hội và trách nhiệm phối hợp của cơ
quan quản lý về hoạt động cho vay ngang hàng.......................................... 93

TIỂU KẺT CHƯƠNG 3............................................................................................... 96

KÉT LUẬN............................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 98


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHŨ VIẾT TẮT

BĐS

: Bât động sản

CBRC

: ủy ban giám sát và quản lý ngân hàng Trung Quốc


CONC

: Hệ thống hướng dẫn về Tín dụng Tiêu dùng của Anh

CRC

: Trung tâm Đăng ký Tín dụng Quốc gia của Ngân hàng

trung ương Trung Quốc
CVNH

: Cho vay ngang hàng

FCA

: Cơ Quan Kiểm Sốt Ngành Tài Chính của Anh

MAS

: Cơ quan Tiền tệ Singapore

MSME

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NĐT

: Nhà đầu tư


NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

occ

: Văn phòng kiểm sốt tiền tệ của Mỹ

OJK

: Cơ quan Tài chính Indonesia

P2P Lending

: Peer-to-Peer Lending

P2PFA

: Hiệp hội cho vay ngang hàng của Anh

sc

: ủy ban Chứng khoán Malaysia

SEC

: Úy ban Chứng khoán và sàn Giao dịch Hoa Kỳ

TM


: Thương mại

UBCKNN

: ủy ban chứng khốn nhà nước

VCCI

: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐỒ, sơ ĐỒ

Sơ niêu


Tên bảng

Bảng 2.1

Danh sách một số công ty P2P lending hoạt động tại Việt

Trang

Nam hiện nay

£1 Ar Ị •»
SƠ niêu

Biểu đồ 2.1


48
rriA

I •Ấ

-* Ẳ

Tên biêu đô

số lượng sử dụng Internet và thuê bao di động của Việt

Nam tính đến 1/2020

£1 Á / • /t
So niêu

Sơ đồ 2.1

Trang

49
rpA

/

•7
•A

y


A

Ten biêu đo

Cơ chế vận hành của hoạt động P2P lending

Trang
60


MỞ ĐÀU
FT’A_ 1

_ _____________ 2 y •______________ 1- •

_ ____ c__

. Tính câp thiêt cua đê tài nghiên cứu
I
Thời gian qua, sự bùng nổ các ứng dụng từ thành tựu của cuộc cách mạng

cơng nghiệp 4.0 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã thúc đấy sự phát

triển mạnh mẽ của nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ cho vay ngang
hàng (P2P Lending). Cho vay ngang hàng (P2P lending) là mơ hình kinh doanh mới,

một loại hình dịch vụ sáng tạo, được xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số

để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay, sử dụng công nghệ Big Data để

thu thập tất cả dừ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay.

Theo báo cáo nghiên cứu của Transperancy Market Research về quy mô, xu

hướng phát triển của thị trường P2P Lending toàn cầu giai đoạn 2016 - 2024 nhận

định, thị trường này có cơ hội tăng trưởng lên đến 897,85 tỷ USD vào năm 2024.
Tốc độ tăng trưởng lũy kế có thể đạt đến 48,2% trong giai đoạn 2016 - 2024. Tại

Việt Nam, với sự bùng nổ của các Cơng ty Cơng nghệ Tài chính (Fintech), mơ hình
cho vay ngang hàng xuất hiện cách đây khoảng 5 năm với 40 công ty đang hoạt
động. Trong số hơn 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động trên thị trường,

có những mơ hình hoạt động khá hiệu quả, nhất là những công ty cho vay nhắm vào
phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động cho vay ngang hàng ngày cành phát

triển mạnh mẽ để bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin hiện đại.

Hinh thức cho vay ngang hàng xuất hiện và được xem là một nhân tố nối bật thúc
đấy sự phát triển cùa hệ thống tài chính nói chung và thị trường tín dụng ngân hàng
nói riêng. Hình thức này đang gây nên sự chú ý đặc biệt cúa các nhà lập pháp, các
nhà nghiên cứu và các đối tác tham gia thị trường không chỉ bởi những thành tựu
nhờ sự phát triển của cơng nghệ thơng tin mà cịn bởi những rủi ro tiềm ẩn mà mơ

hình kinh doanh này mang lại. Những rủi ro tiềm ẩn của loại hình kinh doanh này

không chỉ mang lại nhừng bất ổn cho thị trường tài chính nói riêng mà cịn tạo ra sự

bất ổn về xã hội nói chung.
Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, những hoạt động biến tướng, vi phạm


pháp luật về ngân hàng và tín dụng từ mơ hình kinh doanh này đã xuất hiện. Tuy

1


nhiên, hệ thơng pháp luật hiện tại chưa có khung pháp lỷ cụ thê đê điêu chỉnh hoạt
động này. Các giao dịch P2P về cơ bản chỉ có thế điều chỉnh theo nguyên tắc chung

của Luật dân sự, luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan nhưng do đặc thù
là hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia từ đó kéo theo nhiều
hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế và xà hội nên cần hoàn thiện khung pháp lý cụ thề
để điều chỉnh hoạt động này. Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện, khách quan
về thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam, xác định sự cần thiết

khung pháp lý cho hoạt động này và đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn
thiện về pháp luật cho vay ngang hàng ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn

thiện pháp luật diều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) ở Việt

Nam” Wc>xvg bối cành hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Dịch vụ cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending - P2P) đà và đang bùng
nổ trong lĩnh vực Fintech với nhiều mới mẻ cho người tham gia. Bên cạnh việc tận
dụng ưu thế về công nghệ thông tin đã đem lại ưu điểm của mơ hình kinh doanh này

so với các hình thức cho vay truyền thống thi mô hinh này cũng để lại khá nhiều bất

ổn về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, hoạt động cho vay ngang hàng nói chung và


thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động này nói riêng là nguồn khai thác của

nhiều đề tài nghiên cúu chuyên sâu có giá trị khoa học điển hình như:
Có thể kế đến các tài liệu tham khảo nước ngoài như Alexander Bachmann, et

al., (2011), Online Peer-to-Peer Lending - A Literature Review; Journal of Internet
Banking and Commerce, August 2011, vol. 16, no.2; Dongyu Chen, Fujun Lai,

Zhangxi Lin (2014), A trust model for online peer-to-peer lending: a lender's

perspective; Information Technology and Management (2014) 15: 239-254; Kevin
Davis, Jacob Murphy (2016), Peer to Peer lending: Structures, risks and regulation.

JASSA The Fins ỉa Journal of Applied Financ; Seth Freedman, Ginger Zhe Jin
(2017), The information value Of online social networks: Lessons from peer-to-peer

lending; A trust model for online peer-to-peer lending: a lender's perspective,
Information Technology and Management,!5(4):239-254; Davis K, Murphy J

2


(20ỉ6), Peer to Peer lending: structures, risks and regulation; Gan D (2017),

Comparative Analysis of Peer-to-Peer Lending in China and the United Kingdom:

An Assessment of the Lending Plaza's Market Entỉy; Caroline Stern, Mikko

Mdkinen and Zongxin Qian (2017); FinTechs in China — with a special focus on
peer to peer lending;... Nhừng tài liệu này đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt


động cho vay ngang hàng trên thế giới, sự phát triển của mơ hình kinh doanh này ở
các nước cũng như cách thức quản lý mơ hình kinh doanh đã và đang được các

quốc gia trên thế giới áp dụng.
Tính cho đến hiện tại chưa có nhiều cơng trình luận văn, luận án nghiên

cứu trong nước chuyên sâu về thực trạng pháp luật của mơ hình kinh doanh này

tại Việt Nam mặc dù hoạt động cho vay ngang (P2P Lending) và những vấn đề
cơ bản về thực trạng pháp luật cùng với hoàn thiện pháp luật của hoạt động này

là mối quan tâm của nhiều trong diễn đàn và các tạp chí khoa học, được đề cập
đến trong các tài liệu như:

Tài liệu tham khảo trong nước như bài đăng trên tạp chí ngân hàng số
22/2018 của PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu về “Cho vay ngang hàng - kinh nghiêm thế
giới và hàm ỷ cho Việt Nam ” lý giải cơ sở lý luận về cho vay ngang hàng và kinh
nghiệm quốc tế về quản lý cho vay ngang hàng của Anh, Mỹ, Trung Quốc và đưa ra

gợi ý cho áp dụng cho Việt Nam về hoạt động cho vay ngang hàng.
Bài đăng trên tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2019 "Cho vay ngang hàng trên
thế giới và thực tiễn tại Việt Nam” của ThS. Hoàng Thị Duyên, ThS. Đỗ Thị Tuyết

Mai - Khoa Tài chỉnh — Ngân hàng, Đại học Tài chính Quản trị Kình doanh cùng

các tài liệu tham khảo như của tác giả Triều Anh (2018), Cho vay ngang hàng: Cân

trọng kẻo mất tiền oan, Thời báo Ngân hàng; Trâm Anh (2019), Nguy cơ cho vay
ngang hàng biến tướng đa cấp, lừa đảo: Sẽ sớm có hành lang pháp lỷ, bủo An ninh


Thủ đô; Đo Lê (2018), Cho vay ngang hàng: Nhận diện tiềm năng, rủi ro, Thời báo
Ngân hàng; Nguyễn Vũ (2018), Cho vay ngang hàng: cần kiêm soát chặt, Thời báo
Ngân hàng; Minh Khuê (2019), Cho vay ngang hàng: cần khuôn khô pháp lý phù
họp, Thời bảo Ngản hàng; cẩm Tú (2018), Việt Nam nở rộ mơ hình cho vay ngang

3


hàng, báo Doanh nhân Sài Gịn đưa ra tơng quan vê hoạt động cho vay ngang hàng;

lợi ích trong việc thúc đẩy tài chính tồn diện; nhận diện rủi ro và thực trạng cho

vay ngang hàng ở Việt Nam; đề xuất khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý.
Bài đăng trên Tài chính kỳ 1 tháng 9/2019 “Cho vay ngang hàng tại Việt Nam

và một số vấn đề đặt ra của ThS. Nguyễn Ngọc Chánh, Giảng viên Trường Đại học
Vãn Lang”, “Hà Vãn Dương (2019), Cho vay ngang hàng: Cơ chế vận hành và mơ

hình kinh doanh, Tạp chỉ Thị trường Tài chính Tiền tệ sổ 8/2019”, Ngọc Bích (2019),
Ngản hàng Nhà nước lưu ỷ các tỏ chức tín dụng cần cản trọng khi hợp tác với các
công ty cho vay ngang hàng đà chỉ mơ hình cho vay ngang hàng; ưu nhược điểm của
mơ hình cho vay ngang hàng; tốc độ phát triển của cho vay ngang hàng trên thế giới;
tiềm năng phát triển mơ hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam; một số tồn tại, hạn

chế đồng thời đưa ra kết luận và kiến nghị cho hoạt động này.

Bài viết nghiên cứu “Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt

Nam ” của ThS. Nguyễn Mạnh Hùng - ThS. Tạ Thu Hồng Nhung (Trường Đại học

Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra các cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm,
đặc điểm cho vay ngang hàng, mơ hình cho vay ngang hàng truyền thống; Thực

trạng hoạt động P2P Lending tại Việt Nam đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động của các công ty P2P Lending.

Bài viết đăng “Tăng cường quản lỷ nhà nước đối với hoạt động cho vay
ngang hàng tại Việt Nam ” của ThS. Phạm Huyền Trang trên Tạp chí Tài chính Kỳ
1 - Tháng 7/2020 cùng các tài liệu tham khào của tác giả Nguyễn Thị Lệ Hà, Vũ Vãn

Thực (2019), Kinh nghiệm cho vay ngang hàng ở một sổ quổc gia trên thế giới và
bài học cho Việt Nam, Tạp chỉ Thị trường Tài chính tiền tệ; Bảo Trân (2020), Lủng

túng quán lỷ, P2P biến tướng, Đầu tư Tài chỉnh đã giới thiệu về hoạt động này và

thực trạng hoạt động P2P Lending tại Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp quản

lý nhà nước đối với hoạt động P2P Lending.
Ngồi ra cịn có các công trinh nghiên cứu khác như Luận vãn thạc sỹ (2018)

“Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệm phát triển trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ” của tác giả Trần Thu Phương; báo cáo

4


tông thuật tọa đàm khoa học vê “Cho vay ngang hàng — Lợi ích, rủi ro và quản lý”
tơ chức tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân vào ngày 14/5/2019 hay Bài tông quan

trên Tạp chỉ Phảt triển Khoa học và Công nghệ — Kỉnh tế - Luật và Quản lý “Cho vay


ngang hàng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm quản lỷ từ một số quốc gia của tác
giả Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh, Võ Thị Ngọc Hà về căn bản đã lý giải
những cơ sở lý luận về khái niệm, đặc trưng của cho vay ngang hàng; Cơ chế vận

hành và phân loại cho vay ngang hàng; kinh nghiệm của một số nước về quản lý hoạt
động này, thực trạng của hoạt động và đưa ra hướng phát triển của hoạt động này.

Nhìn chung, có thề thấy những tài liệu tham khảo trong và ngồi nước đã
phần đưa ra cái nhìn tổng quan về mặt lý luận từ khái niệm, đặc điểm, mơ hình và

xu hướng, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài và hướng phát triển của loại hình
dịch vụ này tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần thực trạng về pháp luật của hoạt động

này lại không được đề cập và nghiên cứu nhiều, thậm chí dường như chưa có một

cơng trình luận văn, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể, các vấn đề và
khía cạnh cơ bản của pháp luật chỉ nằm rải rác ở các bài báo cáo khoa học hay các
bài tạp chí nghiên cứu. Vì thế, điểm mới của luận văn này là bên cạnh tông quan về

thực trạng hoạt động ở Việt Nam, luận văn sẽ có nghiên cứu cụ thề về thực trạng

pháp luật của hoạt động này từ đó cho thấy sự cần thiết khung pháp lý để quản lỷ
loại hình kinh doanh cho vay ngang hàng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện

việc quản lý hoạt động này trong bối cảnh tại Việt Nam chưa hồn thiện thể chế
chính sách, khung pháp lý điều tiết mơ hình kinh doanh này.

3. Mục tiêu nghiên cứu


3.1. Mục tiêu tống quát
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho
vay ngang hàng (P2P Lending), từ đó chỉ ra những thành tựu và bất cập của hoạt

động này, nghiên cứu tình hình pháp luật về mơ hình này và đưa ra kiến nghị những
giải pháp nhàm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động
cho vay ngang hàng.

5


3.2. Mục
• tiêu cụ
• thể
Đẻ đạt được mục tiêu tồng quát trên, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ cơ

bản mục tiêu cụ thể sau đây:

> Thứ nhất, hệ thống hóa, xây dựng và luận giải một số vấn đề lý luận cơ
bản về định nghĩa, lịch sử hình thành và sự phát triến, đặc trưng, phân loại, cơ chế

hoạt động, iru điếm và hạn chế của hoạt động cho vay ngang hàng.
> Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng ở
Việt Nam dưới góc độ phân tích thực tiễn

> Thứ ba, nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động này tại Việt Nam

> Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện để quản lý hoạt động cho vay
ngang hàng dựa trên thực tiễn những bất cập phát sinh tại Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quát các lý thuyết về hoạt động cho vay ngang hàng, thực

trạng của hoạt động này; thực trạng pháp luật và giải pháp quản lý hoạt động này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng pháp luật về cho vay ngang hàng
trong bối cảnh hiện nay, cụ thể:

> về nội dung: Luận văn nghiên cứu hệ thống hoạt động cho vay ngang
hàng và thực trạng hoạt động này cùng thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động
này tại Việt Nam, đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động này dựa trên

nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngồi

> về khơng gian: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật hoạt động cho
vay ngang hàng ở Việt Nam
> về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật của hoạt

động cho vay ngang hàng trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.

5. Phuong pháp nghiên cứu
Luận vãn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và

6


duy vật lịch sử vê nhà nước và pháp luật. Theo đó, Luận vàn kêt hợp, sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh, thống kê để giải quyết nội dung khoa học của đề tài

Phương pháp phân tích, thống kê được sử dụng trong chương 1 đế làm rõ các

vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động cho vay ngang hàng để chỉ ra những vấn đề

đã được nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc được tác giả tiếp thu; nhừng vấn đề được

nghiên cứu nhưng chưa sâu hay những vấn đề còn bỏ ngỏ, tác giả sẽ tiếp tục nghiên
cứu. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng đế nghiên cứu thực trạng hoạt

động và thực trạng pháp luật gắn với các số liệu được thống kê, thu thập về hoạt
động cho vay ngang hàng, phân tích thành tựu và hạn chế của hoạt động này thông

qua nghiên cửu thực trạng pháp luật trong chương 2.
Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng nhiều trong chương 2, chương
3 để từ cái nhìn tổng quan về thực trạng của các quốc gia trên thế giới từ đó rút ra

kết luận khoa học và được sử dụng để xác định phương hướng, giải pháp cho quản

lý hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam.
Phương pháp tống hợp được sử dụng ở chương 1, chương 2 và một số mục

chương 3 của Luận văn nhằm rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp từ việc học hỏi
các kinh nghiệm từ nước ngồi.

6. Tính mới và đóng góp của đề tài
Luận văn đã hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về hoạt


động cho vay ngang hàng. Cụ thể, Luận vãn đã phân tích, luận giải, tồng hợp và đưa
ra định nghĩa; lịch sử hỉnh thành và phát triền, đặc trưng, lợi ích và rủi ro trong hoạt

động cho vay ngang hàng (P2P Lending) một cách dề hiểu, dễ tiếp cận làm căn cứ
đánh giá thực trạng cùa hoạt động này tại Việt Nam.
Luận văn đưa ra kết luận khoa học về thực trạng pháp luật của hoạt động này
tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra một số

kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho vay ngang hàng dựa trên các căn cứ khoa học,
thực tiễn và kinh nghiệm học hỏi từ nước ngoài.

7


7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì gồm
có 3 chương:
> Chương ỉ: Một số vấn đề lý luận và điều chinh pháp luật về hoạt động

cho vay ngang hàng (P2P lending)
> Chương 2\ Thực trạng pháp luật của hoạt động cho vay ngang hàng (P2P

lending) ở Việt Nam.

> Chương 3: Định hướng cơ bản và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) ở Việt Nam.

8



CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

VÈ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING)
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending)
1.1.1. Khái niệm cho vay ngang hàng, hoạt động cho vay ngang hàng
Định nghĩa gốc của ngang hàng (peer-to-peer) dùng để chỉ những giao dịch

giữa các cá nhân với nhau. Sau này được phát triến và mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực

hoạt động, nhiều thị trường kinh doanh khác nhau được gọi là Kinh doanh ngang
hàng (peer-to -peer business). Trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là hoạt động tín dụng

đã hình thành khái niệm về cho vay ngang hàng. Thị trường tài chính ngang hàng
(peer-to-peer lending marketplace) là nơi cung cấp những nền tảng cho những chủ
thể có nhu cầu vay vốn và những cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư, gặp nhau và

giao dịch với nhau. Đây là một thị trường cho vay mà trong đó các bên tham gia

khơng chỉ là cá nhân mà cịn có thế là những doanh nghiệp, tố chức chính phủ, tổ

chức phi chính phù và thậm chí có sự đàu tư của Ngân hàng, các Quỹ đầu tư và Quỹ
bảo hiểm. Những thị thường này hoàn toàn tách biệt với mơ hình hoạt động kinh
doanh dịch vụ tài chính truyền thống [17].
Trong quá trình hình thành và phát triến, đã có nhiều nhà khoa học đưa ra
các định nghĩa khác nhau về CVNH.
Theo Jeremy Mandell đến từ Công ty luật Morrison & Foerster, CVNH là


một hoạt động kết nối đầu tư một cách thuận tiện bên ngoài hệ thống ngân hàng tiêu
dùng thông thường; bằng cách kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay hoặc

NĐT thông qua một nền tảng Internet.
Theo trang web tài chính Investopedia, CVNH là một phương pháp cho vay
tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân vay tiền và cho vay tiền giao dịch trực tiếp
mà không cần đến một tổ chức tài chính chính thức làm trung gian. CVNH đề cập

đến các khoản vay khơng có đảm bảo giữa người cho vay và người đi vay thông qua
các nền tảng trực tuyến mà không cần trung gian cùa bất kỳ tố chức tài chính nào

9


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Cho vay ngang hàng (tên tiêng
Anh: Peer-to-peer lending, cũng viết tắt là cho vay P2P), là thực tế cho vay tiền cho

cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ trực tuyến phù hợp với người cho
vay với người vay.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) (2020),
cho vay ngang hàng được hiểu là sự trao đồi tài chính trực tuyến, giữa các cá nhân
hoặc tổ chức mà không thông qua trung gian trực tiếp như tổ chức tài chính truyền

thống. Các ngân hàng có thể vẫn đóng một vai trị nhất định tùy từng luật pháp điều
chỉnh ở mỗi quốc gia, các ngân hàng có thể hoạt động như các tổ chức lưu ký, cung
cấp cho nền tảng các tài khoản của khách hàng và được xử lý trong nền tàng.

Như vậy, có thể hiểu cho vay ngang hàng (P2P lending) hay còn tên gọi khác


là cho vay giữa cá nhân (Person-to-Person) hay P2P, hoặc cho vay tại chỗ
(Marketplace Lending) là mơ hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo,

được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp
người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài

chính truyền thống.
Theo đó, nhừng bên tham gia P2P bao gồm: nhà đầu tư (bên cho vay), bên

vay và các công ty P2P cung cấp nền tảng công nghệ kết nối và hỗ trợ bên cho vay
và bên vay (gọi tắt là công ty P2P). Công ty P2P lending cung cấp nền tảng giao

dịch trực tuyến để người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ

hoạt động vay, trả nợ (gốc, lài) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao
dịch trực tuyển ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá. Cho vay ngang
hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, những công ty hoạt

động theo loại hình này sử dụng cơng nghệ Big Data để thu thập tất cả dữ liệu của
cả hai phía người cho vay và người đi vay và được hưởng phí dịch vụ từ cả nhà đầu
tư và bên vay. Bên cạnh chức năng kết nối trung gian thông tin nêu trên, một số

cơng ty P2P Lending có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ người đi vay và cho vay: định
danh khách hàng (e-KYC), chấm điểm tín nhiệm, định giá khoản vay và tài sản đảm

bảo, mua/bán lại khoản vay, thu hồi nợ... [5].

10



Phương thức hoạt động của P2P lending là kêt nôi trực tuyên, nhà cung câp

dịch vụ dựa trên các hệ thống truyền thơng, mạng xã hội, tích hợp trong phần mềm
chuyên dụng đưa ra các cơ chế chấm điểm tín dụng và đưa ra các thông tin về số

tiền cho vay, lãi suất kỳ vọng, thời gian vay và mức độ rủi ro. Dựa vào các thông số

này, người cho vay (sau đây gọi là nhà đầu tư) sẽ đăng ký nhu cầu cho vay. Các
công ty P2P sẽ sử dụng nền tảng công nghệ để phối kết hợp nhu cầu của các bên
một cách hợp lý nhất và thu phí của cả 2 bên. Nhà đầu tư có thể lựa chọn người vay
hoặc có thể chia nhỏ số tiền cho nhiều món vay khác nhau. [14]

về bản chất, cho vay ngang hàng là một hoạt động tài chính hướng đến nhu
cầu thực sự của thị trường vốn mà chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn
không qua bên trung gian, kết nối giữa bên có vốn nhàn rỗi và bên có nhu cầu về
vốn thơng qua ứng dụng online hoặc kết nối trực tiếp và hưởng phí dịch vụ. Các

công ty CVNH thường không phải là NĐT trực tiếp cho vay tiền, mà họ tạo ra không
gian kết nối là các nền tảng CVNH cho các bên tham gia, đồng thời cung cấp các dịch
vụ đơn giản hóa q trình vay và cho vay. Khác với hoạt động kinh doanh ngân hàng

truyền thống là ngân hàng đóng vai trò trung gian và quản lý các nguồn huy động vốn
và các khoản cấp tín dụng. Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đạt được từ chênh lệch
giữa lãi suất huy động thấp và lãi suất cấp tín dụng cao. Còn trong thị trường P2P

Lending, các nền tảng chỉ thu hoa hồng phí từ các bên khi một giao dịch thành cơng,
cịn mức lãi suất suất được xác định theo cơ chế của từng loại nền tảng và lợi nhuận

từ lãi được chia đều cho các bên cho vay theo tỷ lệ tài trợ [26]. Bên cạnh đó, nhà


cung cấp dịch vụ đóng vai trị như một nhà tư vấn tài chính: đánh giá mức độ tín
nhiệm của người vay, cung cấp thông tin giải ngân, đôn đốc thu hồi nợ và đóng vai trị

như một đơn vị ủy quyền của người cho vay đứng ra thu nợ.

Nhìn chung, có thể hiểu cho vay ngang hàng là hoạt động dựa trên nền

tảng cơng nghệ tài chính (P2P lending) được xây dựng trên nền tảng giao dịch trực
tuyến kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà khơng thơng qua các
trung gian tài chính. Tồn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và

11


người cho vay được nên tảng giao dịch trực tưyên ghi nhận và lưu trữ băng các bảng

điện tử, số hố.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho vay ngang hàng
Hình thức cho vay ngang hàng xuất hiện từ đầu những năm 1700, khi tác
giả Jonathan Swift người Alien của cuốn sách nối tiếng Travels Jonathan đã cho

nhiều nguời vay những số tiền nhỏ khác nhau. Trong suốt thế kỷ 18 và 19, CVNH
đã trở thành một trong những phương thức tín dụng được sử dụng rộng rài nhất ở
châu Âu [15, tr. 5].
Mặc dù hình thức cho vay ngang hàng đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra

đời, tuy nhiên, do trong quá khứ yểu tố thơng tin cịn hạn chế nên khơng phải lúc nào
người đi vay và người cho vay cũng có thể kết nối trực tiếp với nhau. Thế nên CVNH


trở nên ít phổ biến hơn trong thế kỷ 20 vì sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân
hàng, nhưng gần đây nó đã bùng nổ trở lại nhờ sự phát triển của Internet.

Ban đầu cho vay ngang hàng chỉ thực hiện trên một nhóm cá nhân nhở, vận
hành trên một hệ thống đơn giản và giao dịch các khoản cho vay cơ bản được gọi là

Cho vay ngang hàng vật lý (Physical peer-to-peer or person-to-person lending).
Hinh thức vay mượn này được thực hiện giữa những người trong cùng một nhóm,

như cùng gia đình, nhóm tơn giáo, nhóm nghề nghiệp, hoặc những người trong cùng
một cộng đồng mà quen biết lẫn nhau. Mặc dù quy mơ tín dụng trong cho vay
ngang hàng vật lý nhở hơn rất nhiều so với hoạt động tín dụng truyền thống nhưng
lại thu hút được sự quan tâm không hề nhỏ từ công chúng. Cùng với sự phát triển cơ

sở hạ tầng công nghệ thông tin, một hình thức mới của phương thức tài trợ vốn ra

đời vào năm 2005, gọi là Cho vay ngang hàng trực tuyến (Online peer-to-peer
lending). Cho vay ngang hàng trực tuyến cho phép các bên tham gia có thế khớp các
yêu cầu vay và cho vay vốn thông qua một nền tảng trực tuyến (online platform) mà

không cần đến sự điều hồ của một tổ chức tài chính nào. Hình thức này đã trở

thành một bổ túc quan trọng trong hệ thống tài chính truyền thống và phát triển
mạnh mẽ khắp thế giới trong những năm vừa qua [17].
CVNH chỉ thực sự được biết đến rộng rãi nhờ sự ra mắt của hai công ty là

12


Zopa của Anh vào năm 2005 và Prosper của Mỹ vào năm 2006 hay Yinxin vào


năm 2006 ở Trung Quốc. David Nicholson - người đồng sáng lập và chù mưu của

Zopa, cho biết việc hình thành mơ hỉnh kinh doanh này đến từ việc hiểu quá khứ
tiền ngân hàng và các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ người cho vay - người
đi vay. Đây là những công ty CVNH đầu tiên trên thế giới, nơi người đi vay và

người cho vay không cần thông qua ngân hàng mà vẫn hồn tồn có thể giao dịch
trực tiếp với nhau thơng qua một nền tảng CVNH. Ngồi ra, trong năm 2007 cũng
chứng kiến sự ra đời của các nền tảng khác như PaiPaiDai, QiFang, Wokal ở Trung

Quốc hay Smava ở Đức

Bước ngoặt thực sự của ngành cho vay ngang hàng đến từ cuộc khủng hoảng

tài chính 2008-2009. Niềm tin cùa cơng chúng vào các tổ chức tài chính sụp đổ.
Nguồn cung tín dụng cũng vậy khi nhiều ngân hàng gặp phải những vấn đề sinh tồn

nghiêm trọng, số lượng lớn các cá nhân và doanh nghiệp không thể đảm bảo được
khoản vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang gặp khó khăn đặc biệt. Bên

cạnh đó, sau những tổn thất nặng nề, hệ thống các ngân hàng buộc phải khắt khe

hơn trong quá trình cho vay và giải ngân, điều này đã tạo ra sự khơng hài lịng của
những người đi vay dành cho các ngân hàng thương mại và sự tiếp cận nguồn vốn

của người đi vay nói chung doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng khó khăn hơn bao
giờ hết. Đồng thời, các nhà đầu tư đang quay lưng lại với các sản phẩm ngân hàng

thông thường và ngày càng tìm kiếm các giải pháp thay thế có thế mang lại lợi

nhuận cao hơn khi mơ hình kinh doanh của ngân hàng là mang lại lợi nhuận thấp

nhất có thể cho nhà đầu tư, và mặt khác, lãi suất cao nhất cho người đi vay.
Trong bối cảnh đó, cho vay P2P nối lên như một giải pháp thay thế cho cả
hai bên, không phụ thuộc vào ngân hàng. Từ đó hình thành khái niệm Phi Trung
Gian Hố (Disintermediation) để chỉ quá trình loại bỏ các trung gian tài chính như

Ngân hàng trong việc tiếp cận với vốn tín dụng. Sự ra đời của cho vay ngang hàng

nhằm để thực hiện cuộc cách mạng hố tín dụng trong việc loại bỏ trung gian ngân
hàng ra khỏi quá trình cho vay truyền thống với tốc độ nhanh chóng nhất trong
khoảng thời gian này. Zopa đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng người

13


cho vay săn sàng châp nhận rủi ro và nhóm những người đi vay tiêm năng đáng tin

cậy hơn cũng mở rộng. Thành cơng mới được tìm thấy của các nền tảng đầu tiên đã
kích hoạt một làn sóng các mục mới. Ngoài ra, sự ra đời của hàng loạt này tảng trên
thế giới cũng đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay ngang hàng

như LendingClưb, Virgin Moneyưs, Loanio, Microplace, Fynanz (2008) ở Mỹ hay
IOUC Central, Community Lend (2008) ở Canada; Baby Loan(2009) ở Trung
Quốc; Funding Circle, RateSetter(2010) ở Anh; ChangDai, Renrendai (2010) ở

Trung Quốc; Society One (2012) ở úc; Captial Match (2014), Funding Societies

(2015) ở Singapore;....


Như vậy, kể từ năm 2008, các nền tảng cho vay ngang hàng đã phát triển với
tốc độ phi thường. Sự tiện lợi và nhanh chóng mà họ mang lại được người vay cũng

như các nhà đầu tư đánh giá cao khi khắc phục nhược điểm của hình thức cho vay
truyền thống, điển hình như hệ thống thủ tục tốn thời gian và cứng nhắc của các

ngân hàng là nền tảng cho sự phát triển các phương thức cho vay linh hoạt hơn.
Điều này làm cho P2P trở nên hấp dẫn đối với cả người đi vay - người có thề nhận
lãi suất thấp hơn khi đi vay truyền thống và cho các nhà đầu tư, những người thu

được lợi nhuận lớn hơn. số lượng nền tảng ngày càng tăng mang và dưới sự phát

triển ngày càng mạnh của ngành công nghệ thông tin, ngành cho vay ngang hàng
trở thành xu thế tất yếu của thị trường tài chính hiện nay.
Nhìn chung, có thể thấy hoạt động cho vay ngang hàng đã xuất hiện trên thế
giới từ rất sớm, trước cả khi ngân hàng ra đời. Tuy nhiên, khoảng đầu thế kỉ 21 trở

lại đây, hình thức này mới thực sự phát triển mạnh, dần trở thành xu thể của thị
trường hiên nay. Theo nhà nghiên cứu Morgan Stantley cho rằng: Trong tương lai

khơng xa, chắc chẳn mơ hình cho vay P2P sẽ trở thành xu hướng phát triển rộng

khắp thị trường trên thế giới. Cho vay ngang hàng (Peer - to Peer Lending) đang là
kênh tín dụng phát triển nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ (Fintech) đà cỏ sự mở
rộng với tốc độ nhanh chóng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trong vòng
hơn một thập kỷ gần đây. Cho vay ngang hàng được dự đoán là một trong những
nhân tố nổi bật thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và thị trường

tín dụng ngân hàng nói riêng [80].


14


1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cho vay ngang hàng
> Thứ nhất, nhà đầu tư và người đi vay kết nối trực tiếp qua nền tảng

giao dịch trực tuyến
Cho vay ngang hàng (P2P Lending) cho phép người đi vay có thể vay tiền
trực tiếp từ nhà đầu tư dựa trên nền tảng cho vay trực tuyến, loại bở vai trò trung

gian của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khỏi q trình vay vốn.Các cơng ty
cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng trên website hoặc app online cho phép kết nối
người có nhu cầu cho vay với người có nhu cầu vay tiền phù hợp ở bất kỳ nơi đâu,

giúp cho việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn. Các nền tảng CVNH cung Cấp dịch vụ
đầu tư và cho vay cho rất nhiều các đối tượng nhà đầu tư và người đi vay, từ các

khoản vay nhỏ và thời hạn ngắn đến các khoản vay lớn và thời hạn dài, kết nối trực

tiếp người đi vay và người cho vay.

Khác với các tổ chức tài chính, các nền tảng cho vay ngang hàng chỉ đóng
vai trị như là nhà điều phối tài chính bởi vì các cơng ty P2P lending chỉ cung cấp
các trung gian về công nghệ, cung cấp nền tảng để người đi vay và người cho vay

kết nối trực tiếp mà hồn tồn khơng hề đầu tư góp vốn vào bất cứ khoản cho vay
nào trên nền tảng của họ. Nếu như hình thức vay vốn truyền thống hoạt động theo

phương thức huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tể sau đó đứng ra làm trung gian
cho những người có nhu cầu vay vốn vay lại. Các tố chức tài chính trung gian sẽ


đáp ứng các nhu cầu về vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc
cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động. Trong khi đó với hoạt động
cho vay ngang hàng P2P lending, người vay được kết nổi trực tiếp với nhà đầu tư

(là những người có tiền) thơng qua nền tảng cho vay là website hoặc app. Những
nhà vận hành vay ngang hàng sẽ đưa ra kết luận đánh giá chất lượng khoản vay của

riêng họ dưới hỉnh thức tư vấn tài chính. Chính vỉ vậy, mặc dù cũng thực hiện cơng
tác phân tích tín dụng nhưng họ khơng hề đối mặt với rủi ro tín dụng mà thu nhập

chù yếu của các kênh cho vay ngang hàng là phí giao dịch từ một khoản vay được
khóp lệnh thành cơng trên nền tảng của họ, điều đó thường gây tranh cãi vi có thể

dẫn đến sự thiếu nghiêm túc trong việc đánh giá tín dụng [17].

15


> Thứ hai, các bên tham gia quyêt định giao dịch thông qua nên tảng

giao dịch trực tuyến
Mô hinh đầu tư online và nền tảng P2P cho phép nhà đầu tư có thể chọn
người vay và dễ dàng theo dõi nguồn lợi nhuận của mình từ người đi vay. Người

vay cũng có quyền lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với nhu cầu của mình.
Đối với người đi vay, họ sẽ được đưa ra các đề nghị về vay vốn với lãi suất,
kỳ hạn và số tiền muốn vay và được hướng dẫn chi tiết về quy định nộp hồ sơ vay

vốn trực tuyến, và có thể nhận được kết quả xét duyệt trong thời gian ngắn. Hầu hết

các công ty CVNH áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá khả năng

thanh toán của người vay. Một số công ty sử dụng thông tin kiểm định từ bên thứ ba
độc lập đế xác minh nhân thân và đặc điểm của người vay cũng như khả năng thanh

toán của họ.
Đối với nhà đầu tư, nhà đầu tư ra quyết định cho vay dựa trên thông tin về

nhu cầu vay vốn của người đi vay, kết quả xếp hạng người đi vay theo tiêu chí nội
bộ của cơng ty P2P Lending. Các nền tảng P2P lending phải đảm bảo rằng việc
phân tích tín dụng cùa họ phải đủ chính xác để đảm bảo rằng NĐT đưa ra các quyết

định đầu tư đúng đắn dựa trên hệ thống thông tin được đưa ra. Các nền tảng CVNH

được tích hợp các chức năng quản lý, đánh giá thông tin và xếp hạng tín nhiệm
người vay nhằm mục đích đưa ra giải pháp quản lý rủi ro tốt nhất cho NĐT. Bên

cạnh đó, nhiều nền tảng có dịch vụ thu hộ tiền lài lẫn gốc, cũng như có hệ thống báo
cáo hàng ngày giúp NĐT theo dõi được tình hình các khoản đầu tư của mình. Các

cơng ty CVNH cung cấp hệ thống dịch vụ giúp các NĐT dễ dàng đánh giá khả năng
thanh tốn và uy tín của người vay, đa dạng hóa và theo dõi nguồn lợi nhuận thu

được từ người đi vay [15, tr. 8].
Ngồi ra, có một số cơng ty P2P lending tiến hành xây dựng các mạng xã hội
nội bộ có vai trị quan trọng trong việc tạo ra các mối quan hệ giữa những người cho

vay và đi vay, từ đó gián tiếp giúp người vay và đi vay có thêm những thơng tin về
những đối tác tiềm năng của mình. Đây là yếu tố quan trọng nâng cao niềm tin của


các NĐT vào độ chính xác của điếm số tín dụng của người đi vay, giúp giảm rủi ro

16


trong q trình cho vay đơng thời giúp đem đên các thông tin công khai cho các bên
tham gia để quyết định giao dịch trên nền tảng trục tuyến.

> Thứ ba, khoản cho vay khơng có thỏa thuận tài sản bảo đảm
Cho vay ngang hàng cung cấp cả khoản vay có bảo đảm và khơng có bảo

đảm. Tuy nhiên, hầu hết các khoản vay trong hình thức cho vay P2P lending là
khoản vay khơng có đảm bảo hay cịn gọi là khoản vay tín chấp. Các khoản vay có

bảo đảm thường khơng nhiều và thơng thường những khoản vay đó có giá trị lớn.

Các cơng ty P2P hoạt động trên nền tảng công nghệ, thấm định khách hàng dựa trên
thông tin thu thập được từ số điện thoại đăng ký, mạng xã hội, xét duyệt hồ sơ vay

cũng hoàn toàn trực tuyến, chỉ với những giao dịch có giá trị lớn mới cần yêu cầu
tài sản đảm bảo. Trong mô hình kinh doanh P2P Lending, người cho vay thường

thực hiện các khoản vay tương đối nhở, ngắn hạn không được đảm bảo bằng tài sản
thế chấp và hầu hết tập trung vào một loại cho vay nhất định với lãi suất khác nhau

tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm được đánh giá người vay và các khoản vay khơng

có bảo đảm thường có lãi suất tương đối cao [17].
Lý giải cho điều này có thể thấy rằng xuất phát từ phía cung - cầu. Với
những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, internet, thiết bị di động, đặc


biệt là dữ liệu lớn đã khuyến khích sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các nền

tảng cho vay ngang hàng trong những năm gần đây với mục tiêu tiếp cận các đối

tượng khách hàng chưa hoặc khó tiếp cận được khu vực ngân hàng với các cách
thức cho vay truyền thống. Mơ hình cho vay ngang hàng hỗ trợ cho các cá nhân tiếp
cận vốn một cách dễ dàng, nhất là những người không đủ tiêu chuấn vay vốn ngân

hàng, khơng có tài sản bảo đảm thế chấp cùng với đó là nhóm doanh nghiệp có nhu
cầu về vốn nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vì
những lý do như hệ thống kế tốn tài chính chưa chuẩn mực; tâm lý ngại thủ tục do

thiếu kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng hay thiếu tài sản thế chấp. Do
đó, phần đa khoản vay qua nền tảng giao dịch trực tuyến theo hình thức khơng có

tài sản đảm bảo. Và có lẽ chính nhờ đặc điểm này, cho vay ngang hàng được coi là

nguồn tài chính thay thế.

17


> Thứ tư, thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện
Cho vay ngang hàng là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các

bên tham gia dựa trên sự tận dụng được các ưu điểm của Internet và cơng nghệ tài
chính. Mọi giao dịch vay và cho vay hầu hết được thực hiện thông qua mạng Internet
với sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch trực tuyến được cung cấp bởi các công ty CVNH.
Trong hoạt động cho vay P2P, mọi giao dịch đều thực hiện trực tuyến trên


mạng internet nên người cho vay và người vay không cần thiết phải biết nhau. Nền

tảng trực tuyến P2P kết nối người đi vay và cho vay trên một quy mô rất lớn, kế cả

về địa lý và thời gian. Mọi người, tất cả các thành phần, chủng tộc, giới tính, quốc
gia, vùng và lứa tuổi có thể truy cập vào một mạng bằng máy tính xách tay hoặc

điện thoại thơng minh mọi lúc mọi nơi và từ đó có thể tham gia vào thị trường cho
vay trực tuyến: cho vay hoặc đi vay, thậm chí tham gia vào cả hai vai trò [46]. Điều
này giúp nhà đầu tư và người đi vay giảm thiểu thời gian và công sức đi đến địa
điểm giao dịch, bên cạnh đó các bên có thể tham gia giao dịch tại bất cứ đâu vào bất

cứ thời gian nào.
Bên cạnh đó, các thủ tục vay và cho vay cũng hết sức đơn giản. Các nhà đầu

tư và người đi vay sẽ đăng ký thông tin thông qua mạng internet. Các nhà đầu tư chỉ
cần đưa ra các đặc điểm cho vay mong muốn, chẳng hạn như lãi suất, điểm xếp
hạng yêu cầu của người đi vay, người đi vay cũng đưa ra yêu cầu đề nghị vay vốn
trong hồ sơ vay vốn liên quan đến mức vay vốn, thời gian vay vốn và lãi suất mong

muốn, sau đó hệ thống sẽ so sánh đối chiếu các yêu cầu của nhà đầu tư với các hồ

sơ vay vốn trên hệ thống, sau đó sẽ tính toán và phân bổ quỹ đầu tư một các hợp lý.
Bằng cách tiến hành giao dịch với sự trợ giúp cùa hệ thống nền tảng giao dịch trực

tuyến, quá trình giao dịch cả nhà đầu tư và người đi vay đều có thế hồn thành một
cách dễ dàng, thuận trong một thời gian ngắn. Các khoản vay được xử lý hồn tồn

trực tuyến, do đó, thời gian xử lý khoản vay từ tiếp nhận hồ sơ, thấm định, xét duyệt

khoản vay đều rất nhanh chóng, thậm chí chỉ trong vịng vài phút [9].

1.1.4. Lợi ích của hoạt động cho vay ngang hàng
> Thứ nhất, mơ hình cho vay ngang hàng góp phần hỗ trợ các cá nhân và

18


doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn một cách dễ dàng, nhất là những cá nhân và
doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và khơng có tài sản bảo đảm
thế chấp, tạo thêm kênh cung ứng vốn đa dạng với thủ tục dễ dàng, thuận tiện cùng

với mức lãi suất cạnh tranh hon so với các hình thức cho vay truyền thống.

Những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, internet, thiết bị di
động, đặc biệt là dữ liệu lớn đã khuyến khích sự ra đời và phát triển nhanh chóng

của các sàn cho vay ngang hàng giúp người đi vay dễ tiếp cận hon so với khoản vay
thông thường với thời gian giải quyết nhanh hơn, thủ tục, qui trinh đơn giản. Người

đi vay được trực tiếp thỏa thuận về lãi suất, thỏa thuận vay. Thủ tục, quy trình cho
vay, giải ngân tối giản, nên thời gian cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả
hơn. Việc vay ngang hàng theo kiếu thuận mua vừa bán, giúp người đi vay ra quyết
định nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng công nghệ, thay vì phải ký tá

hàng loạt thủ tục hành chính rườm rà. Điều này còn cho thấy ưu điểm của hình thức
cho vay ngang hàng trong khi các ngân hàng và cơng ty tài chính có q trình xét

duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe thì người tham gia vay P2P lending được đơn
giản hoá thù tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng.

Hơn thế nữa, mức lài suất cạnh tranh hơn so với các hình thức cho vay truyền

thống do cắt giảm được tối đa các chi phí từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, chi phí cho xây
dựng mạng lưới phân phối và hoạt động so với các kênh truyền thống vì vận hành

qua mơi trường trực tuyến nên người vay vốn khi vay ngang hàng sẽ được giảm chi
phí lãi suất. Nhờ có hình thức vay tiền tiện lợi này mà người đi vay có thể bù đắp

khoản thiếu hụt tiền trong thời gian ngắn để đáp ứng được các nhu cầu về chi tiêu,

giải quyết các tình trạng khó khăn về tài chính [35].
> Thứ hai, nhà đầu tư có thế đầu tư cho vay từ số vốn nhở, đa dạng hóa
danh mục đầu tư và có thể đạt được lợi nhuận cao hơn so với các hình thức đầu tư

khác. Nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại và các tính năng hữu ích đã giúp P2P
Lending rút ngắn thời gian của quy trình cũng như hồ sơ, thủ tục đầu tư và vay vốn.

Khác với những kênh đầu tư tài chính truyền thống, P2P lending được thực hiện
trên nền tảng số, giúp tối ưu thời gian và các chi phí phát sinh của nhà đầu tư. Sau

19


khi điên đây đủ thông tin cân thiêt trên ứng dụng app hoặc phân mêm giao dịch trên
website. Nhà đầu tư sè không phải mất nhiều công sức đế nghiên cứu hay tính tốn,

cũng như ngày đêm theo dõi các thông tin và chi số của thị trường. Thay vào đó,
nhà đầu tư chỉ cần chọn lựa cơ hội đầu tư từ các gói sản phẩm có sẵn trên sàn P2P
lending. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác muốn vay trên nền tảng cho vay


ngang hàng. Đây được coi là điểm khác so với hình thức tín dụng truyền thống của
ngân hàng. Việc quản lý, cập nhật thông tin, báo cáo về tình hình các khoản đầu tư

sẽ được cập nhật thường xuyên giúp nhà đầu tư chủ động hơn. Việc này giúp cho
các nhà đầu tư mới cũng dễ dàng tham gia vào mơ hình này từ số vốn nhở. [48]

Các nhà đầu tư có cơ hội đa dạng hóa và quản lý rủi ro tốt hơn vì có thể cho
vay nhiều món với thời hạn khác nhau. Hồn tồn khơng có rùi ro về khe hở kỳ hạn

bởi kỳ hạn cho vay và đi vay được khớp với nhau một cách tuyệt đối. Các nhà đầu
tư sẽ được cung cấp dịch vụ tư vấn đa dạng, trong nhiều trường hợp, các nhà cung

cấp dịch vụ sẽ đóng vai trị như một đơn vị ủy quyền thu nợ cho nhà đầu tư [5]. Đối

với nhà đầu tư, lợi nhuận cho vay khơng có trần hay sàn, mà điều chỉnh theo rủi ro
nên chủ động trong quyết định của mình. Việc tham gia mạng lưới P2P là cơ hội để

tiếp cận kênh đầu tư lợi tức cao, và được minh bạch, tự chủ trong việc lựa chọn các

khoản vay đế đầu tư. Cho phép nhà đầu tư có được mức lãi suất ưu đãi hơn so với

mức lãi suất gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Xét tính tương đối giữa lợi nhuận và rủi
ro, rõ ràng P2P lending đang mang đến mức lợi nhuận hấp dẫn hơn nhiều so với rùi

ro khi đầu tư vào mơ hình này [51].

> Thứ ha, hoạt động chủ yểu dựa vào nền tảng cơng nghệ nên khơng cần
chi phí đầu tư lớn cho trụ sở, trang thiết bị và số lượng nhân viên, thích họp cho các

doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Hệ thống chấm điểm tín dụng


được tích họp bởi cơng nghệ trí tuệ nhân tạo và dừ liệu lớn. Đây là thành tựu của
CMCN 4.0 kết hợp được khả năng phân tích, tự học hỏi của trí tuệ nhân tạo dựa trên

cơ sở dữ liệu người dùng ngày càng được bổ sung đa dạng, giúp cho các cơng ty
cho vay ngang hàng có thể đánh giá và chấm điềm tín dụng chính xác, nâng cao uy

tín của công ty. Hơn nữa, dưới thành tựu của khoa học cơng nghệ tính minh bạch và

20


bảo mật thông tin ở mức độ cao. Người cho vay trực tiêp được tham chiêu những

thông tin liên quan đến người đi vay (kế cả trước khi cho vay), đồng thời, người cho
vay có thể giám sát mục đích sử dụng tiền vay của người đi vay. Việc vay vốn cũng

trở nên minh bạch hơn thông qua các điều khoản cho vay được công khai rõ ràng.

Mặt khác, mức độ bảo mật thông tin cũng cao hơn so với các kênh truyền thống bởi

P2P lending sử dụng công nghệ Block Chain để mã hóa thơng tin cả hai phía: người
đi vay và người cho vay. Các công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng sẽ chịu

trách nhiệm bảo mật thông tin cho cả nhà đầu tư và người đi vay [5].

> Thứ tư. hoạt động cho vay ngang hàng mang lại lợi ích cho nền kinh tế và

quốc gia. Một trong những lợi ich nổi bật của P2P lending là khả năng hỗ trợ thúc
đẩy phổ cập tài chính, đưa dịch vụ tài chính có kiểm sốt đến gần hơn với cộng đồng


thuộc vùng sâu, vùng xa.Ngoài ra, trong chừng mực nhất định, nếu được kiểm soát

hiệu quả, P2P lending giúp phân bố nguồn lực tài chính hiệu quả hơn thông qua việc
kết nối các nhà đầu tư thừa vốn với cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhở cần vốn mà

không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng truyền thống [38], hỗ trợ

phát triển tài chính tồn diện. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí cho người đi vay và
tăng thu nhập cho người cho vay, đã ngày càng thu hút người tham gia vào mơ hình
này, nếu tn thủ pháp luật, có thể giảm tình trạng tín dụng đen. Nhờ đó mà góp phần
vào giảm thiếu hành vi cho vay trái pháp luật gây mất ốn định thị trường tài chính.

1.1.5. Rủi ro của hoạt động cho vay ngang hàng
> Thứ nhất, nhà đàu tư có thể mất tiền trong trường họp người đi vay mất

khả năng thanh toán cao hơn cho các hình thức cho vay truyền thống. Để phát triển,

P2P lending mở rộng cho vay đối với những người vay có rủi ro cao hơn, đặc biệt

nếu cho vay P2P lending cung cấp các khoản vay cho những người vay đã bị từ chối
tín dụng ngân hàng. Các khoản vay không được bảo đảm bởi bất kỳ tài sản thế chấp
hoặc được bảo đảm bởi bất kỳ bên thứ ba. Do đó, khi người đi vay rơi vào tình

trạng khơng thê hồn trả được tiền vay vì những lý do khách quan và chủ quan khác
nhau thì nhà đàu tư có thể mất vốn hồn tồn hoặc một phần. Trong khi đó, nhà

cung cấp dịch vụ lại khơng có trách nhiệm phải đảm bảo hoàn trả tiền vay cho nhà

21



×