Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản lý rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh sơn la theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.45 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐÀU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ RÁC THẢI
NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT VÈ QUẢN LÝ RÁC THẢI NGUY

HẠI........................................

9

1.1.

Lý luận về rác thải nguy hại........................................................................ 9

1.1.1.

Khái niệm rác thải nguy hại........................................................................... 9

1.1.2.

Đặc điểm của rác thải nguy hại..................................................................... 12

1.1.3.


Phân loại rác thải nguy hại............................................................................ 13

1.1.4.

Ánh hưởng của rác thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người......... 14

1.2.

Lý luận về quản lý rác thải nguy hại và pháp luật về quăn lý rác

thải nguy hại................................................................................................ 16
1.2.1.
1.2.2.

Lý luận về quản lý rác thải nguy hại............................................................. 16
Lý luận về pháp luật quản lý rác thải nguy hại........................................... 19

1.3.

Hiện trạng quản lý rác thải nguy hại tại Việt Nam và kinh nghiệm
quản lý rác thải nguy hại của một số quốc gia trên thế giói.................. 28

1.3.1.

Hiện trạng quản lý rác thài nguy hại tại Việt Nam....................................... 28

1.3.2.

Kinh nghiệm quản lý rác thải nguy hại của một số quốcgia trên thế giới......... 30


Kết luận Chương 1................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI

NGUY HẠI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH SƠN LA......... 34

2.1.

Thực trạng pháp luật về quản lý rác thải nguy hại................................ 34

2.1.1.

Yêu cầu về quản lý rác thải nguy hại........................................................... 34

2.1.2.

Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển rác thải nguy hại........ 35

2.1.3.

Xử lý rác thải nguy hại..................................................................................36

2.1.4.

Trách nhiệm cùa chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý rác thải nguy hại....... 37

2.1.5.

Trách nhiệm của chủ nguồn rác thải nguy hại............................................ 38



2.1.6.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thâm quyên quản lý rác thải

nguy hại......................................................................................................... 41
2.1.7.

Xử lý vi phạm pháp luật quản lý rác thải nguy hại...................................... 42

2.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý rác thải nguy hại tại tỉnh
Son La........................................................................................................... 45

2.2.1.
2.2.2.

Tỉnh hình phát sinh rác thải tại tỉnh Sơn La................................................. 45
Thực tiền quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và quản lý rác thải
nguy hại tại tỉnh Sơn La............................................................................... 49

2.2.3.

Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật quản lý rác thải nguy hại tại tỉnh

Sơn La........................................................................................................... 56
Kết luận Chương 2................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÈ QUẢN LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THI HÀNH TẠI TỈNH SON LA.................................................... 64


3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật quản lý rác thải nguy hại................. 64

3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý rác thải nguy hại và

nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Sơn La............................................. 67
3.2.1.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý rác thải nguy hại....................... 67

3.2.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật quản lý rác thải nguy

hại tại tỉnh Sơn La......................................................................................... 69
Kết luận Chương 3................................................................................................... 75




KỂT LUẬN............................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 78


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHŨ VIÉT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

BLHS

Bơ• lt
• Hình sư•

2

Bơ• TN&MT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

3

BVMT

Bảo vệ mơi trường

4

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


5

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

6

UBND

ủy ban nhân dân


MỎ ĐÀU
1. Tính câp thiêt của đê tài
Mơi trường là yếu tố quan trọng không thể thiểu được để duy trì sự tồn tại và
phát triển. Một số thành phần của mơi trường tự nhiên như đất, nước, khống sản,
rừng ... được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là không gian cư trú, không gian cho mọi hoạt động

đầu tư, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ v.v. Xã hội văn minh, hiện đại không chỉ

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người mà còn phát sinh nhiều hệ lụy
tiêu cực mà một trong số đó là sự gia tăng đáng lo ngại các loại rác thải. Điều này
đe dọa sự phát triển bền vững của con người cũng như môi trường sống trên trái đất.

Để bảo vệ những thành quả về kinh tế - xã hội của con người và bảo tồn môi trường
sinh thái vì sự phát triển bền vững địi hỏi cộng đồng quốc tế phải thực hiện các giải


pháp đồng bộ, căn cơ, lâu dài mà một trong những giải pháp đó là quản lý hiệu quả

rác thải nguy hại. Do pháp luật có những đặc trưng riêng mà các biện pháp quản lý
khác khơng thể có được nên quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) bằng

pháp luật là biện pháp quản lý có hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) ở

Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý rác thải, đặc biệt là rác thải nguy hại (chất thải
nguy hại) để bảo vệ môi trường (BVMT) là vấn đề bức xúc tại các đô thị, các cơ sở

y tế; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ... trong cả nước. Gần đây qua vụ việc

đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà không chỉ vi phạm nghiêm trọng
pháp luật về BVMT mà cịn khiến hàng vạn hộ gia đình ở các quận Hà Đơng, quận

Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân v.v... rơi

vào cảnh thiếu nước sạch đề ăn uống, sinh hoạt. Dư luận lại “nóng lên” câu chuyện
về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và tình trạng vi phạm pháp luật về

BVMT trong lĩnh vực tài nguyên nước cho dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu

với khơng ít giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về BVMT nói chung và quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) nói riêng

được cơng bố. Điều này cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá pháp luật về



quản lý rác thải nguy hại (chât thải nguy hại) có hệ thơng, tồn diện, đây đủ vê lý

luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp đổi mới căn bản, mạnh mể cơ chế thực
thi pháp luật về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại).

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc cịn có nhiều khó khăn về kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương

và sự đoàn kết, nỗ lực vượt khó của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc ...
trong việc cải thiện môi trường đầu tư; cải cách thủ tục hành chính; triển khai đồng

bộ, quyết liệt những giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội mà Ban Chấp hành

Đảng bộ tỉnh Sơn La đã đề ra trong giai đoạn 2015 - 2020 và 2021 - 2026; tốc độ
phát triển kinh tế tăng trưởng khá so với mức trung bình của cả nước; hệ thống cơ

sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới; một số
khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động; nhiều khu

dân cư mới được hình thành... Đời sống của người dân không ngừng được cải
thiện, bộ mặt đô thị và khu dân cư nông thôn phát triển theo hướng văn minh, khang
trang, hiện đại. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triền kinh tế - xã hội cũng đặt ra

khơng ít thách thức cho tỉnh Sơn La mà một trong số đó là vấn đề quản lý rác thải
nguy hại (chất thải nguy hại). Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý rác thải nguy
hại (chất thải nguy hại) tại tỉnh Sơn La cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế từ nhận

thức cùa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; sự thiếu thốn về vốn, trang thiết bị,
nguồn nhân lực đến cơ chế, chính sách, pháp luật triển khai tổ chức thực hiện trong
bối cảnh rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) ngày gia tăng về số lượng lẫn mức độ


nguy hại mà nếu không quản lý hiệu quả sẽ không chi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,

cuộc sống của người dân và đe dọa sự phát triển bền vững.
Với một số lý do cơ bản trên, học viên lựa chọn đề tài: “Quản lý rác thải nguy

hại trên địa bàn tỉnh Son La theo pháp luật Vỉệt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.




JL

JL













2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ớ nước ta, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về quản lý rác thải

nói chung và rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) nói riêng dưới khía cạnh B VMT.
Vấn đề này thu hút được sự quan tâm tim hiểu của giới luật học với các công trình

2


được cơng bơ mà tiêu biêu có thê kê đên một sơ cơng trình tiêu biêu sau: i) Lưu Việt
Hùng (2006), Pháp luật quản lý rác thải rắn thông thường, luận văn thạc sĩ luật

học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; ii) Đào Huyền Trang (2016), Pháp luật

về quản lỷ rác thải ỵ tế ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội; iii) Nguyễn Quỳnh Chi (2017), Pháp luật quản lỷ rác thải rắn sinh hoạt ở
Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; iv)
Nguyễn Văn Phương (2018, chủ nhiệm), Hoàn thiện pháp luật về quản lỷ rác thải,

Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường mã số LH-08-16/ĐHL - Trường Đại học
Luật Hà Nội; v) Nguyền Đức Khiển (2003), Quản lỷ rác thải nguy hại, Nxb. Xây

dựng, Hà Nội; vi) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình

quản lý rác thải nguy hại, Nxb. Xây dựng; vii) Nguyễn Hịa Bình (2004), Điều tra,
đảnh giá tình hình quản lý rác thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số

giải phảp quản lỷ có hiệu quả, luận văn thạc sĩ môi trường, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; viii) Vũ Duyên Thủy (2009),
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lỷ rác thải nguy hại ở Việt Nam, luận án

tiến sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội; ix) Nguyễn Mạnh Thắng (2014), Hoàn

thiện pháp luật về quản lý rác thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ

luật, Trường Đại học Luật Hà Nội; x) Nguyễn Quỳnh Dung(2017), Cơng ước Basel
về kiêm sốt vận chuyển rác thải nguy hại qua biên giới và tiêu hủy chúng - vấn đề
thực tiễn tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội; xi)

Nguyễn Hịa Bình (2000), Một sổ cơng việc cần triển thực hiện quy chế quản lý rác
thải nguy hại ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ mơi trường, số 3; xii) Nguyễn Hịa Bình
(2002), Thực hiện cơng ước Basel về kiêm soát, vận chuyên xuyên biên giới rác thải
nguy hại, Tạp chí Bảo vệ mơi trường, số 5 v.v.

Các cơng trình khoa học trên đây đã giải quyết được một số vấn đề lý luận,
thực tiễn về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và pháp luật về quản lý

rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) cụ thể sau:
Một là, phân tích khái niệm và đặc điềm của rác thải nguy hại(chất thải nguy
hại); đưa ra tiêu chí xác định rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và phân loại rác
thải nguy hại (chất thải nguy hại).

3


Hai là, phân tích sự cân thiêt của việc quản lý rác thải nguy hại (chât thải
nguy hại); giải mã khái niệm và đặc điếm của quản lý rác thải nguy hại (chất thải

nguy hại); đề cập các biện pháp và các hình thức quản lý rác thải nguy hại (chất

thải nguy hại).
Ba là, giải mã khái niệm, đặc điếm và cấu trúc về nội dung của pháp luật


quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại); các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực

pháp luật này.

Bốn là, phân tích thực trạng pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải
nguy hại) và đánh giá thực tiễn thi hành đế đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện

pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và nâng cao hiệu quả thi
hành trên phạm vi cả nước hoặc một địa phương cụ thế v.v.

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, tồn diện về lý luận
pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) tham chiếu từ thực tiễn thi
hành tại tỉnh Sơn La thì dường như cịn ít các cơng trình cơng bố. Trên cơ sở tiếp

thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trinh liên quan đến đề tài cơng bố,
luận văn đi sâu tìm hiểu quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) trên địa bàn
tỉnh Sơn La theo pháp luật Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cụ thể sau đây:

- Quan điểm, đường lối của Đảng về BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH và
hội nhập quốc tế; chủ động đối phó thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Các trường phái lý thuyết; quan điểm khoa học về rác thải nguy hại (chất
thải nguy hại) và quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) trên thế giới và ở

Việt Nam.
- Nội dung các quy định về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) của


Luật BVMT năm 2020, của các đạo luật khác có liên quan và các văn bản hướng

dẫn thi hành.
- Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại)
trên đia bàn tỉnh Sơn La.

4


- Pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chât thải nguy hại) của một sô nước
trên thế giới...
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) trên địa bàn tỉnh Sơn La theo

pháp luật Việt Nam là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến nhiều lĩnh
vực pháp luật. Tuy nhiên, trong khuôn khồ của một bản luận văn thạc sĩ; luận văn

giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các nội dung cụ thề sau:
- Giới hạn về nội dung. Luận văn nghiên cứu nội dung các quy định về quản
lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) của Luật BVMT năm 2020 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.

Quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) được thực hiện ở các cấp độ và

chủ thế khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bản luận văn này; học viên chỉ đi sâu
nghiên cứu về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) dưới khía cạnh pháp luật.

-


hạn về phạm vi. Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về

quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Giới hạn về thời gian. Luận văn nghiên cứu pháp luật về quản lý rác thải
nguy hại (chất thải nguy hại) và thực tiễn thi hành từ năm 2015 - nay.
4. Mục
đích và nhiệm
vụ• nghiên
cứu



4.1. Mục đích nghiên cứu

Thơng qua nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng pháp luật quản lý rác thải

nguy hại (chất thải nguy hại) và đánh giá thực tiền thi hành tại tỉnh Sơn La; luận văn

đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại)
và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và

quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) thông qua việc phân tích khái niệm,

đặc điểm của rác thải nguy hại (chất thải nguy hại); các tiêu chí xác định rác thải

5


nguy hại (chât thải nguy hại); căn cứ phân loại rác thải nguy hại (chât thải nguy

hại); luận giải sự cần thiết của việc quản lỷ rác thải nguy hại (chất thải nguy hại);
các biện pháp quản lý rác thải nguy hại(chất thải nguy hại); các hỉnh thức quản lý

rác thải nguy hại (chất thải nguy hại)...
- Phân tích cơ sở lý luận của pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải

nguy hại) thông qua việc luận giải khái niệm, đặc điềm và ý nghĩa của pháp luật

quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại); cấu trúc nội dung pháp luật quản lý

rác thải nguy hại (chất thải nguy hại); các điều kiện đảm bảo thi hành; pháp luật
quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) của một số nước và bài học kinh

nghiệm đối với Việt Nam.
- Phân tích thực trạng pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại)

và đánh giá thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La đế nhận diện những kết quả đạt được;
những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra định

hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại)
và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

5. Phuong pháp luận và phưong pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc tim hiều nguồn gốc, bản chất

của rác thải nguy hại và quản lý rác thải nguy hại cũng như pháp luật quản lý rác
thải nguy hại; phân tích q trình hình thành và phát triển của pháp luật về quản lý

rác thải nguy hại đặt trong mối quan hệ gắn bó, tương tác với các chế định pháp luật
khác như chế định quản lý rác thải, chế định quản lý rác thải y tế, chế định quản lý

rác thải sinh hoạt, chế định quản lý rác thải công nghiệp và chế định quản lý nhà
nước về BVMT...
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp hệ thống; phương pháp đa ngành, liên ngành; phương pháp

phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tống hợp được sử dụng

nghiên cứu toàn bộ các chương cùa luận văn.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp luận giải được sử dụng để nghiên cứu

6


một sô vân đê lý luận vê quản lý rác thải nguy hại (chât thải nguy hại) và pháp luật
về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại).
- Phương pháp luận giải, phương pháp đánh giá, phương pháp bình luận

được sử dụng để nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý rác thải nguy hại (chất
thải nguy hại) và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp nghiên cứu


định tính... được sử dụng để nghiên cứu định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật

về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và nâng cao hiệu quả thi hành trên

địa bàn tỉnh Sơn La...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ỷ nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa và góp phần củng cố, bổ sung hệ thống cơ sở lý luận

về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và pháp luật về quản lý rác thải
nguy hại (chất thài nguy hại) trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta hiện

nay. Những vấn đề lý luận về quản lý rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) và pháp

luật về quản lý rác thải nguy hại(chất thải nguy hại) được nghiên cứu dựa trên lý
thuyết về BVMT vì sự phát triển bền vững; lý thuyết về quản trị hiện đại và lý

thuyết quản lý môi trường dưới tác động của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 ...
6.2. Ỷ nghĩa thực tiễn
Luận văn đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý rác thải nguy hại

(chất thải nguy hại) trên địa bàn tỉnh Son La với những thông tin, số liệu thực tế để
đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả điều chỉnh của các quy định về quản lý rác thải

nguy hại (chất thải nguy hại). Vì vậy, những phát hiện của luận văn được thể hiện

trên các khía cạnh gồm kết quả đạt được; những tồn tại, vướng mắc và ngun nhân
có tính thực tiễn. Các giải pháp mà luận văn đưa ra có tính thuyết phục do dựa trên cơ
sở đánh giá thực tiễn thi hành lĩnh vực pháp luật này trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Luận vàn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cơng tác quản lý nhà nước về

BVMT nói chung và quản lý rác thải nguy hại nói riêng khơng chỉ đối với tỉnh Sơn
La mà còn cho các địa phương khác trong cả nước.

7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời cam đoan, bảng các từ viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận,

danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chuông:

- Chương 1: Một sổ vấn đề lỷ luận về quản lỷ rác thải nguy hại và pháp luật
Việt Nam về quản lý rác thải nguy hại.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý rác thải nguy hại và thực tiễn thỉ
hành trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Chương 3: Định hướng, giải phảp hoàn thiện pháp luật về quản lỷ rác thải
nguy hại và nâng cao hiệu quả thỉ hành trên địa bàn tỉnh Sơn La.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI
VÀ PHÁP LUẬT VÈ QUẢN LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI
1.1. Lý luận về rác thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm rác thải nguy hại


Luật BVMT năm 2020 và các văn bản pháp lý trước đây không đưa ra khái
niệm về rác thải. Tuy nhiên, từ thực tiễn có thể hiểu: Rác hay rác thải được hiểu

đơn giản là những vật, chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi trường

xung quanh. Như vậy, rác thải ln tồn tại dưới dạng vật chất (hữu hình) nên có thể
dùng thuật ngữ “chất thải” thay thuật ngữ “rác thải”.

Rác thải nguy hại (chất thải nguy hại) là một thuật ngữ xuất hiện từ những

năm 70 của thế kỷ XX và sớm được đưa vào các văn bản pháp lý của Mỹ và một số
quốc gia ờ Châu Âu. Tùy thuộc vào sự phát triền của khoa học kỹ thuật và xã hội,

quan điểm của mỗi nước mà hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về rác thải
nguy hại (chất thải nguy hại).

Ở Mỹ, khái niệm rác thải nguy hại được đề cập trong Luật RCRA (the
Resource Conservation and Recovery Act-1976); theo đó:

Rác thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán rắn - semisolid, và các bình khí) có

thể được coi là rác thải nguy hại khi nó nằm trong danh mục rác thải
nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách) và có một trong 4 đặc tính

(khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy - nố, ăn mịn, phản ứng và
độc tính. Đồng thời, được chủ thải (hay nhà sản xuất) công bố là rác

thải nguy hại [4].
Theo cách phân loại rác thải nguy hại được hướng dẫn trong “Sổ tay quản lý


rác thải nguy hại dành cho các doanh nghiệp nhỏ” của Cơ quan BVMT Hoa Kỳ
(EPA) [18] thì:

- Các rác thải được liệt kê là nguy hại, bởi vì chúng được biết là có hại

cho sức khỏe con người và môi trường khi không được quản lý một cách

9


phù hợp. Một sô rác thải nguy hại được liệt kê thường gặp là các dung
môi đã qua sử dụng (F001-F005) và bùn từ quá trinh xử lý nước thải cùa

hoạt động mạ điện (F006). Ngay cả khi được quản lý một cách phù hợp
thi một số rác thải được liệt kê vẫn nguy hiểm đến mức mà có thể gây tử
vong ở người ngay cả với liều lượng thấp; những rác thải đó được gọi là

rác thải nguy hại cấp tính.
- Rác thải vẫn có thể được xem là nguy hại nếu thể hiện một hoặc nhiều
đặc tính sau: (i) Bắt lửa trong một số điều kiện nhất định. Đây được gọi

là rác thải dễ bắt lửa. (ii) Ăn mịn kim loại hoặc có độ pH rất cao hoặc rất
thấp. Đây được gọi là rác thải ăn mòn. (iii) Khơng bền và nổ hoặc tạo ra
khí độc, khí ga, và bốc hơi khi trộn với nước hoặc trong một số điều kiện

như nóng hoặc áp suất. Đây được gọi là rác thải phản ứng. (iv) Có thể

nguy hại hoặc gây chết người khi ăn phải hoặc hấp thu, hoặc có thề làm


ngấm các hóa chất độc hại vào đất hoặc nước ngầm khi bị thải bỏ trên

đất. Đây được gọi là rác thải độc hại.

Ó Việt Nam, theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo
Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 thì chất thải nguy hại (rác thải nguy
hại) được quan niệm:

Chất thải nguy hại (rác thải nguy hại) là rác thải có chứa các chất hoặc

hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dề cháy, dễ

nồ, làm ngộ độc, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác),

hoặc tương tác chất này với chất khác gây nguy hại đến môi trường và
sức khỏe con người.
Điều 3 Luật BVMT năm 2020 định nghĩa:

Chất thải nguy hại là rác thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nố, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Định nghĩa này phù hợp với các quan niệm về rác thải nguy hại của các hiệp

định song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên; theo đó, đặc tính cơ bản

nhất của rác thải nguy hại là gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng v.v.

10



Mặc dù có các định nghĩa khác nhau vê rác thải nguy hại song có một diêm

chung dễ nhận thấy là các định nghĩa này đều đề cập đến đặc tính có hại đối với sức

khỏe con người và mơi trường của rác thải nguy hại, bao gồm: cháy - nổ, ăn mịn,

hoạt tính và độc tính.

Trên co sở tìm hiểu các quan niệm về rác thải nguy hại (chất thải nguy
hại) trên thế giới và trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; học
viên cho rằng rác thải nguy hại được hiểu như sau: Rác thải nguy hại là những

vật, chất cỏ chứa độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mịn, gây
nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác mà con người không sử dụng nữa và

thải ra môi trường xung quanh. Từ đây, luận văn sẽ thống nhất sử dụng thuật
ngữ “rác thải nguy hại”.
Vậy rác thải nguy hại được hình thành từ đâu? Việc đi tìm phương án trả lời

cho câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng đế hạn chế, giảm tối đa tác hại đến sức khỏe
con người và mơi trường; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý loại rác thải này.

Nghiên cứu về rác thải nguy hại cho thấy trên thực tế loại rác thải này được hình
thành từ các nguồn chủ yếu sau đây:

Một là, từ các hoạt động sản xuất công nghiệp; ví dụ khi sản xuất thuốc
kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất

thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene....
Hai là, từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp; ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo


vệ thực vật độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ...
Ba là, từ hoạt động thương mại; ví dụ quá trinh nhập-xuất các hàng độc hại
không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá date như các loại hóa chất độc hại;

dược phẩm độc hại...

Bốn là, từ việc tiêu dùng trong dân dụng; ví dụ việc sử dụng pin; chì; sử
dụng các thanh điện năng lượng mặt trời...

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động sản xuất cơng nghiệp là nguồn

phát sinh rác thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công
nghiệp. So với các nguồn rác thải khác, đây cũng là nguồn rác thải mang tính

11


thường xuyên và ôn định nhât. Các nguôn phát thải rác thải nguy hại từ hoạt động

dân dụng hay từ hoạt động thương mại không nhiều, với số lượng tương đối nhỏ.
Các nguồn rác thải nguy hại từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang tính chất phát

tán dạng rộng và rất khó kiểm sốt, thu gom, xử lý...
1.1.2. Đặc điếm của rác thải nguy hại

Thứ nhất, rác thái nguy hại mang đầy đủ những đặc trưng của rác thái.
Rác thải nguy hại là một loại cụ thể của rác thải nhưng mang tính chất độc
hại đối với tính mạng, sức khỏe của con người và mơi trường. Vì vậy, rác thải nguy


hại mang đầy đủ những đặc trưng của rác thải. Trên thực tế, rác thải tồn tại dưới
dạng vật chất ở thể rắn, lỏng, kill. Điều đó đồng nghĩa những chất nào tồn tại ở dạng
phi vật chất đều khơng được xem là rác thải. Vật chất đó phải bị chủ sở hữu thải bỏ

dù theo ý muốn chủ quan hoặc khách quan (bị buộc thải bỏ), nếu chủ sở hữu vẫn
đang sử dụng vật chất đó thì không được xem là rác thải. Nguồn gốc phát sinh ra rác
thải là từ các hoạt động của con người như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt

và các hoạt động khác.
Thứ hai, rác thải nguy hại có chứa một trong các đặc tính nguy hại

Một là, yếu tố độc hại. Rác thải nguy hại chứa yếu tố độc hại là rác thải chứa

các thành phần mà khi tiếp xúc với các thành phần khác của môi trường sẽ sản sinh
ra khí độc, gây ơ nhiễm nguồn nước... đe dọa tính mạng con người, sự tồn tại của

sinh vật và hệ sinh thái.

Hai là, chất phóng xạ. Rác thải nguy hại mang đặc tính này thường được sản
sinh từ các cơ sở khai thác chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà
máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ trong
nơng nghiệp, cơng nghiệp và y tế.
Ba là, dễ cháy. Rác thải nguy hại ở dạng long có nhiệt độ bắt cháy thấp

hơn 60°C; dạng rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu

độ ẩm, do thay đổi hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường; dạng khí
nén có thế cháy. Đặc tính này sẽ gây ra hởa hoạn, bỏng, làm ơ nhiễm khơng khí

và nguồn nước.


12


Bốn là, dễ nô. Rác thải nguy hại ở thể rắn, lỏng có thể nổ do kết quả của

phản ứng hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, có thể gây tổn thương da,
bỏng, phá hủy cơng trình và thậm chí gây tử vong.
Năm là, dề ăn mòn. Rác thải nguy hại chứa các chất dễ ăn mịn là các chất

thực hiện phản ứng oxy hóa khử rất mạnh với các nguyên vật liệu kim loại hoặc

chứa kim loại. Việc ăn mịn có thể gây cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt, gây hư
hại vật liệu cơng trình.

Sáu là, dễ lây nhiễm. Rác thải nguy hại nếu không được quản lý chặt chẽ,
không đảm bảo trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi ro, sự cố sẽ

gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Thứ ba, rác thải nguy hại có thê gây tác động nguy hại cho môi trường và
sức khỏe con người. Rác thải nguy hại khi chứa một trong các đặc tính gây nguy hại
như đã phân tích ở trên chúng sẽ ln là mối đe dọa đối với tính mạng và sức khỏe

con người v.v...
1.1.3. Phân loại rác thải nguy hại

Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều cách phân loại rác thải nguy hại. Sau đây
là một số cách phân loại rác thải nguy hại điền hình:

Thứ nhất, phân loại theo hệ thống phân loại chung. Đây là cách phân loại

của Chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc (UNEP). Theo đó, rác thải nguy

hại được phân chia làm 9 nhóm (bao gồm chất nổ; các chất khí nén, hóa lỏng hay
hịa tan có áp; các chất lỏng dễ cháy; các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc

cháy và những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy; những tác nhân oxy hóa
và các peroxit hữu cơ; chất độc và chất gây nhiễm bệnh; những chất phóng xạ;
những chất ăn mịn; những chất khác). Cách phân loại này nhằm đảm bảo tính

thống nhất về các thuật ngừ sử dụng, nhưng không dễ hiểu đối với những người
khơng có chun mơn.
Thứ hai, cách phân loại theo danh sách. Theo cách này, US-EPA đã liệt kê

danh mục hơn 450 loại rác thải được xem là rác thải nguy hại. Các loại rác thải
nguy hại được chia theo bốn danh mục F (rác thải nguy hại thuộc các nguồn không

13


đặc trưng), K (rác thải nguy hại từ nguôn đặc trưng), p và u (rác thải và các hóa
chất thương phẩm nguy hại).

Thứ ba, cách phân loại theo pháp luật Việt Nam. Theo hướng dẫn tại Danh
mục chất thải nguy hại ban hành kèm Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ

Tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), tại Việt Nam, rác thải nguy hại được phân
loại theo các nhóm nguồn hoặc dịng thải chính như: Rác thải (chất thải) từ ngành

sản xuất hóa chất hữu cơ; rác thải (chất thải) từ ngành luyện kim; rác thải (chất thải)
từ ngành y tế và thú y; rác thải (chất thải) từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo


hình kim loại và các vật liệu khác...
1.1.4. Anh hưởng của rác thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người

1.1.4.1. Anh hưởng của rác thải nguy hại đến môi trường
Thứ nhất, ô nhiễm nguồn nước

Một là, tại những thành phố lớn, khu đơ thị thì hệ thống xử lý rác thải nguy

hại dường như chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ, hiện đại. Do đó, rác thải nói
chung và rác thải nguy hại được xả thải trực tiếp xuống các dịng sơng ngịi. Hơn
nữa, tại một số bệnh viện lớn, hệ thống xử lý nước thải được xây dựng trong thời kỳ

bao cấp và không được đàu tư nâng cấp nên việc xử lý rác thải nguy hại không đạt
hiệu quả. Rác thải và nước thải được thải trực tiếp vào sơng ngịi mà khơng qua xử

lý hoặc xử lý không đảm bảo yêu cầu. Hậu quả là nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Các con sông trở thành những con sông chết với màu nước đen đặc bốc mùi
hôi thối nồng nặc và là nồi “kinh hoàng” đối với người dân.

Hai là, mặt khác ở khu vực nông thôn, tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu,

thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và những vỏ bao thuốc này được vứt bỏ
bừa bãi sau khi sử dụng (trong đó vẫn tồn lại một lượng thuốc nhỏ) lên mặt ruộng,
mặt sông, ao hồ... làm cho nguồn nước tại những nơi này bị ô nhiễm nặng nề. Hậu
quả là cấc loại tôm, cá, côn trùng... gần như bị tiêu diệt.
Ba là, hiện tượng chôn lấp rác thải nguy hại khơng đúng theo quy định vào

lịng đất dẫn đến việc lượng nước từ các rác thải này ngấm vào nước ngầm xung
quanh làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và không sử dụng được cho sinh hoạt,


14


sản xuât, tưới tiêu. Mặt khác, nguôn nước này cũng chứa các chât độc hại tiêm ân
nguy cơ gây bệnh cao cho con người như ung thư, nhiễm trùng máu...

Thứ hai, gây ô nhiễm tài nguyên đất đai.
Rác thải nguy hại luôn chứa các yếu tố độc hại, khi được xử lý bằng phương

pháp chơn lấp vào lịng đất mà khơng đảm bảo các u cầu thì những độc tố này là
một hiểm họa cho tài ngun đất. Nó khơng chỉ phá vờ lớp màu 1Ĩ1Ờ của đất mà cịn
có khả năng nhiễm độc cho đất. Như vậy, đất đai không thể được sử dụng trong sản

xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thuốc bảo vệ
thực vật, chất phóng xạ... là nguyên nhân gây thối hóa và ơ nhiềm đất, phá hủy

cấu trúc đất...; đồng thời gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất. Hậu quả là đất
đai bị “sa mạc hóa”, thối hóa và giảm hiệu quả sử dụng ...

Thứ ba, gây ơ nhiễm khơng khí.

Rác thải nguy hại phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, sinh hoạt, tiêu
dùng, sán xuất... làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Nhiều loại rác
thải nguy hại được thải bỏ bằng cách cho bay hơi chính là nguyên nhân làm cho

nhiều độc tố lan tỏa vào khơng khí. Tinh trạng thiếu thiết bị xử lý khí thải độc hại ở
phần lớn các cơ sở cơng nghiệp, tình trạng gia tăng số lượng các phương tiện giao

thông đường bộ, việc đun nấu bằng than, dầu hỏa trong sinh hoạt của người dân


cũng là nguyên nhân đáng kể làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển...
1.1.4.2. Anh hưởng của rác thải nguy hại đối với sức khỏe con người
Với hàng loạt các nghiên cứu khoa học cũng như những con số “biết nói” bởi
số người nhiễm độc, mắc bệnh nan y, thậm chí là tử vong đã rung lên hồi chng

cảnh báo toàn cầu về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải nguy hại đối với
sức khỏe con người. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong các loại rác thải nguy

hại thì rác thải cơng nghiệp nguy hại và rác thải y tế là mối hiểm họa đặc biệt.
Một là, trước tiên phải kể đến rác thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công
nghiệp. Mặc dù chỉ chiếm hơn 17% lượng rác thải nguy hại toàn quốc nhưng rác

thải nguy hại trong công nghiệp lại là “thủ phạm” chính đối với hàng loạt các bệnh
nguy hiểm cho con người như vô sinh, quái thai, ung thư, tim mạch, tê liệt hệ thần

15


kinh, ảnh hưởng quá trinh trao đôi chât trong máu... Điêu này là do rác thải nguy
hại trong công nghiệp có khả năng lưu giữ tính độc hại khá cao, khơng tự mất đi,

khơng tự phân hủy, tích lũy trong nhiều môi trường khác nhau, kết hợp với các

thành phần khác của môi trường tạo nên những rác thải nguy hại mới, độc hại và
khả nãng gây bệnh cho con người rất cao...

Hai là, với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân thì số
lượng của các bệnh viện tăng mạnh từ tuyến trung ương đến địa phương, kéo theo
đó là sự gia tăng của rác thải y tế nguy hại. Mặc dù lượng rác thải y tế độc hại chỉ


chiếm 05% trong tổng lượng rác thải nguy hại của cả nước song khả năng lây truyền
bệnh lại rất cao. Các dụng cụ y tế (như kim tiêm, chai thuốc, hóa chất...); các loại
nước thải bệnh viện chứa rất nhiều vi trùng, vi rút và các mầm bệnh sinh học
khác... Vì thế, nhừng mầm bệnh này ln “lơ lửng” trong khơng khí, nước mặt,

nước ngầm... sằn sàng xâm nhập vào cơ thể con người, động - thực vật. Điều nguy
hiểm là hầu như ở các bệnh viện -thậm chí là cả những bệnh viện tuyến Trung ương

- vấn đề xử lý rác thải y tế nguy hại dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức

do sự hạn chế về năng lực tài chính. Hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn
không phải là hiện tượng cá biệt ở một số bệnh viện. Đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm gia tăng các bệnh hiểm nghèo cho người dân v.v.

1.2. Lý luận về quản lý rác thải nguy hại và pháp luật về quản lý rác thải

nguy hại
1.2.1. Lý luận về quản lý rác thải nguy hại

Môi trường sống của con người đang bị ơ nhiễm là một thách thức mang

tính tồn cầu và gây ra những hậu quả xấu như sự cố mơi trường, suy thối mơi

trường; các hiện tượng thời tiết cực đoan; thảm hoại môi trường và sự biến đối khí
hậu theo hướng tiêu cực ... Ở Việt Nam, sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng
báo động và gây ra những hệ lụy tiêu cực về sức khỏe, đời sống cùa con người và

đe dọa sự phát triến bền vững. Môi trường là nơi cung cấp nguyên liệu, năng
lượng cho mọi hoạt động của con người. Môi trường cũng là nơi tiếp nhận, chứa

đựng và tự xử lý các loại rác thải mà con người thải ra trong quá trinh tồn tại và

16


phát triên. Tuy nhiên, chính con người lại đang hủy hoại mơi trường sơng của

mình bằng những hành động khai thác q mức; sử dụng lãng phí, khơng hợp lý
các thành phần của môi trường cũng như thải các loại rác thải nói chung và rác

thải nguy hại nói riêng. Để BVMT vì sự phát triển bền vững trên trái đất thì con
người phải có những hành động thiết thực mà một trong số đó là quản lý rác thải
nói chung và quản lý rác thải nguy hại nói riêng. Khái niệm quản lý rác thải nguy

hại được giải mã trên 02 khía cạnh:

Theo nghĩa rộng, quản lý rác thải nguy hại là quá trình Nhà nước bằng các
cách thức, công cụ và phương tiện khác nhau tác động đến hoạt động của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc

phục ô nhiễm môi trường do rác thải nguy hại gây ra.
Theo nghĩa hẹp, quản lý rác thải nguy hại là toàn bộ hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thấm quyền thực hiện chức năng quản lý rác thải nguy hại cùa

Nhà nước, bao gồm các hoạt động ban hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý vi phạm... nhằm kiểm soát, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do rác
thải nguy hại gây ra.

Trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999 có đề cập đến khái niệm
về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại. Theo đó, “Quản lý chất thải nguy hại là các

hoạt động kiếm soát rác thải nguy hại trong suốt quá trình từ phát sình đến thu

gom, vận chuyến, quả cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy” [37, Điều 3, Khoản 3]. Việc
quản lý rác thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực dầu

khí, y tế, sử dụng chất phóng xạ, bức xạ, cháy nồ thì ngồi việc phải tuân thủ các

quy định của Quy chế này, còn phải tuân thủ các quy định riêng về hoạt động thuộc

các lĩnh vực đó [37, Điều 4]. Trên thực tế, quản lý rác thải nguy hại có thể được

hiểu là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá

nhân liên quan trong việc quản lý rác thải nguy hại. Trong phạm vi, chức năng theo
luật định của mình, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hồn thiện hệ

thống pháp luật về quản lý rác thải nguy hại, thanh kiểm tra, phát hiện, xử lý các sai
phạm của các bên liên quan. Các tổ chức, cá nhân trong phạm vi nghĩa vụ, trách

17


nhiệm của mình phải thực hiện đây đủ các hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý triệt đế rác thải nguy hại.
Bên cạnh các đặc điểm của quản lý rác thải thỉ quản lý rác thải nguy hại có

một số đặc điểm riêng chủ yếu sau:
Một là, do tính chất độc hại của rác thải nguy hại nên việc thu gom, vận

chuyển, xử lý loại rác thải này phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực,

sự am hiểu về chuyên môn thực hiện với việc sử dụng các phương tiện, máy móc

hiện đại, chuyên dụng.
Hai là, quản lý rác thải nguy hại được thực hiện dựa trên các quy định vừa

mang tính pháp lý vừa mang tính chun mơn do các tổ chức, cá nhân. Điều này có
nghĩa là bên cạnh các quy định về quản lý rác thải nói chung thi việc quản lý rác
thải nguy hại còn được thực hiện theo các quy định do các đơn vị chun mơn ban

hành. Ví dụ: Quản lý rác thải y tế nguy hại phải tuân theo các quy định của Bộ Y tế

ban hành; quản lý rác thải trong ngành nông nghiệp phải tuân theo các quy định của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ....
Ba là, việc quản lý rác thải nguy hại phải tuân thủ nghiêm ngặt, triệt đế các
quy phạm pháp luật mang tính chun mơn, nghiệp vụ. Có nghĩa là:
- Việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nguy hại thực hiện theo các quy

định của Bộ Y tế để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.
- Việc thu gom, phân loại rác thải nguy hại được thực hiện dựa trên các tiêu

chí, tiêu chuẩn, mức độ nguy hại cho con người và môi trường do Bộ Khoa học
công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), Bộ Y tế và các bộ, ngành
hữu quan quy định.
- Khác với rác thải thông thường chủ yếu được chôn lấp vào đất, đố vào

nước hoặc những bài rác lộ thiên; hoặc một số cơng ty, xí nghiệp tư nhân có khả

năng xử lý tại chỗ, tái chế sử dụng lại. Đối với rác thải nguy hại thỉ việc xử lý tại cơ


sở tập trung với các máy móc, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại thực hiện theo
quy trình kỹ thuật chun mơn nghiêm ngặt. Lực lượng trực tiếp xử lý rác thải nguy
hại được tập huấn về quy trình, kỹ năng xử lý, an hiểu về kiến thức chuyên môn và

18


được trang bị các thiêt bị, bảo hộ phù hợp đê không ảnh hưởng đên sức khỏe của
bản thân v.v.
1.2.2. Lý luận về pháp luật quản lý rác thải nguy hại

* Khải niệm pháp luật về quản lỷ rác thải nguy hại

Rác thải nguy hại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng con người
và mơi trường nên việc quản lý loại rác thải này là cần thiết. Đe quản lý hiệu quả

rác thải nguy hại, Chính phủ các nước thực hiện nhiều biện pháp; trong đó, biện

pháp pháp lý là không thế thiếu được. Để thực hiện biện pháp này, các quy phạm
pháp luật về quản lý rác thải nguy hại được xây dựng, ban hành ở các nước và ở
Việt Nam. Chẳng hạn, tại Pháp và Đức đã ban hành nhiều quy định về quản lý rác

thải nguy hại phân loại rõ mức độ của các loại chất độc hại; quy định về thu gom,

vận chuyển và xử lý... Ĩ Tây Ban Nha, ngồi Luật Mơi trường, Luật về rác thải

được ban hành năm 1975, Luật về quản lý rác thải nguy hại ban hành năm 1986...
Pháp luật về quản lý rác thải (chất thải) nguy hại của Việt Nam ra đời muộn hơn so

với các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á. Chế định về quản lý rác

thải nguy hại thực sự phát triến mạnh mẽ với nhiều quy định được ban hành sau khi

Luật BVMT năm 1993 ra đời và tiếp tục được bồ sung, hồn thiện với việc Quốc
hội thơng qua Luật BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2020 và Chính phủ, Bộ

TN&MT, các bộ, ngành hữu quan ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Như
vây, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại trở thành một nội dung, một bộ phận của

pháp luật về BVMT và nó được hiểu như sau về mặt khái niệm: Pháp luật về quán
lỷ rác thải nguy hại gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nhằm điều chỉnh
nhóm quan hệ xã hội về quản lỷ rác thải nguy hại, bao gồm các hoạt động thu gom,

phân loại, vận chuyển, xử lỷ để không gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe

của con người và giữ gìn mơi trường tự nhiên trong lành, sạch đẹp.
Bên cạnh các đặc điểm của pháp luật về quản lý rác thải, pháp luật về quản
lý rác thải nguy hại cịn có một số đặc điểm riêng chủ yếu sau đây:
Một là, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại là một bộ phận của pháp luật

19


mơi trường với mục đích chính là kiếm sốt, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do rác
thải nguy hại gây ra. Nó bao gồm các quy định về đánh giá tác động môi trường

(ĐTM), quản lý rác thải nguy hại, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải
nguy hại phát sinh từ các hoạt động của con người tạo ra.


Hai là, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại điều chỉnh mối quan hệ giữa

chủ thể tiến hành hoạt động tạo ra rác thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường và mối quan hệ giữa chủ thể gây ra rác thải nguy hại với chủ thể tiến

hành thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nguy hại.
Phương pháp mệnh lệnh hành chính được áp dụng để điều chỉnh mối quan
hệ giữa chủ thể tiến hành hoạt động tạo ra rác thải nguy hại với cơ quan quản lý

nhà nước về môi trường với các hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về

quản lý rác thải nguy hại; yêu cầu thực hiện ĐTM đối với tổ chức, cá nhân gây

ra rác thải nguy hại...
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận được áp dụng để điều chỉnh mối quan
hệ giữa chủ thể gây ra rác thải nguy hại với chủ thể tiến hành thu gom, phân loại,
vận chuyến, xử lý rác thải nguy hại trong việc trả phí thu gom, vận chuyến rác

thải nguy hại...
Ba là, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại là lĩnh vực pháp luật tổng họp,

bao gồm quy phạm pháp luật của một số đạo luật có liên quan.

Luật BVMT năm 2020 quy định nội dung quản lý nhà nước về rác thải (chất
thải) nguy hại; cơ quan quản lý nhà nước về rác thải nguy hại; thanh tra hoạt động
chấp hành pháp luật về quản lý rác thải nguy hại của tồ chức, cá nhân; quy đinh các

hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rác thải nguy hại ...
Luật Đất đai năm 2013 quy định về quy hoạch sử dụng đất để xây dựng cơ


sở xử lý rác thải nguy hại; quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với đất được sử dụng vào mục đích xử lý rác thải nguy hại ...
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc, điều kiện và hình thức hợp

đồng bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do rác thải nguy hại gây
ra nói riêng...

20


Luật Tơ chức chính qun địa phương năm 2015 quy định vê cơ câu, tơ chức

cùa hệ thống chính quyền địa phương; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa hệ
thống chính quyền địa phương trong quản lý xã hội nói chung và quản lý rác thải
nguy hại nói riêng...
Luật Khoa học công nghệ quy định về hệ thống định mức, tiêu chuẩn xác

định mức độ nguy hại của rác thải v.v...
Bốn là, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại có các quy định mang tính

pháp lý; có các quy định vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật chun
mơn, nghiệp vụ.
Các quy định mang tính pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

chung ban hành bao gồm Quốc hội, Chính phủ và ủy ban nhân dân (UBND) các cấp.
Các quy định vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật chuyên môn,

nghiệp vụ do các bộ quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực ban hành bao gồm Bộ
TN&MT, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông


thôn, Bộ Công thương ...
Năm là, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại bao gồm các quy phạm pháp

luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định “nội luật hóa”

cơng ước, điều ước quốc tế về mơi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia v.v...
* Vai trò của pháp luật về quản lý rác thải nguy hại
Thứ nhất, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại góp phần hồn thiện hệ

thống cơ sở pháp lý đê quán lỷ có hiệu quá rác thải nguy hại và đảm bảo quyền con
người được sống trong môi trường trong lành

Một là, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại quy định nội dung quản lý rác
thải nguy hại; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về
quản lý rác thải nguy hại; quy định về tiêu chí xác định, phân loại rác thải nguy hại;
quy định các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rác thải nguy hại và chế tài xử

lý; quy định trách nhiệm của các tố chức, cá nhân trong thu gom rác thải nguy hại...
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước áp dụng trong quản lý rác

thải nguy hại.

21


Hai là, quyên được sông trong môi trường trong lành là một trong những

quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong tuyên bố của Hội nghị thượng

đỉnh Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại RIO DE JANEIRO (Braxin)

từ ngày 03 đến ngày 14/6/1992 khẳng định lại tuyên bố cùa Hội nghị thượng đỉnh

Liên hợp quốc về môi trường lần thứ 1 tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 16/6/1972:

“Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lảu dài. Con
người có quyền được hưởng một cuộc Sống hữu ích và lành mạnh hài hòa với thiên
nhiên

Đe thực hiện quyền cơ bản này, Việt Nam khơng chỉ cam kết mà phải có

chiến lược, hành động thiết thực trên thực tế. Pháp luật về quản lý rác thải nguy hại
là một trong những hành động như vậy để bảo đảm quyền con người được sống
trong môi trường trong lành. Bởi lẽ, các quy định về quản lý rác thải nguy hại đưa

ra các chế tài pháp lý xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rác

thải nguy hại; xác định trách nhiệm tổ chức, cá nhân phát thải rác thải nguy hại có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại do mình gây ra; đưa ra các yêu cầu, quy
tắc trong thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nguy hại để đảm bảo không

gây hại đến sức khoe, tính mạng của con người và mơi trường...
Thứ hai, pháp luật về quản lỷ rác thải nguy hại góp phần khuyến khích, phát
triền nền kinh tế xanh; kinh tế tuần hồn

Một là, để khơng gây ra rác thải nguy hại và phải chịu chế tài xử lý về vật
chất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất; giá thành sản phẩm trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt trên quy mơ tồn cầu địi hởi các doanh nghiệp ứng dụng các công

nghệ, kỹ thuật hiện đại tiên tiến giảm thiểu việc xả rác thải nguy hại ra môi trường.


Hai là, để khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất sản xuất các sản
phẩm không phát sinh rác thải nguy hại, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại có

các quy định về ưu đãi đối với những doanh nghiệp này như ưu đãi về thuế, ưu đài

về lãi suất vay vốn ngân hàng, ưu đãi về tiền thuê đất... Đe nhận biết các sản phẩm
thân thiện với môi trường, pháp luật về quản lý rác thải nguy hại quy định việc gắn

nhàn mác, thẻ xanh lên các sản phẩm này.

22


×