Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.88 MB, 122 trang )

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỚ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUYỀN THU THẬP,

ĐƯA RA CHỨNG cứ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG
VỤ ÁN HÌNH Sự................................................................................10

1.1.

Khái niệm, đặc điếm và vai trò của quyền thu thập, đưa ra
chứng cứ của người bào chữa.......................................................... 11

1.1.1.

Các khái niệm cơ bản........................................................................... 11

1.1.2.

Khái niệm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa.... 15

1.1.3.



Các đặc điếm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa

1.1.4.

Vai trò của quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa......... 17

1.2.

Cơ sở xác lập và bảo đảm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ

16

của người bào chữa trong vụ án hình sự.........................................18
1.2.1.

Cơ sở xác lập quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa...... 19

1.2.2.

Cơ sớ bào đảm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa.... 25

1.3.

Chù thế thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của
người bào chữa................................................................................... 32

1.3.1.

Người bào chữa là Luật sư...................................................................32


1.3.2.

Trợ giúp viên pháp lý........................................................................... 34

1.3.3.

Bào chữa viên nhân dân....................................................................... 36

1.3.4.

Người đại diện của người bị buộc tội................................................ 37

1.4.

Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của ngưòi bào chữa trong

luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới............................... 39


1.4.1.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.....................................................................40

1.4.2.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........................................................... 43

1.4.3.


Một số giá trị tham khảo quy định quyền thu thập, đưa ra chứng

cứ cùa người bào chữa đối với Việt Nam........................................... 46
Kết luận chương 1........................................................................................... 49
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐÉN NAY VÈ
QUYỀN THU THẬP, ĐƯA RA CHƯNG CỨ CỦA NGƯỜI

BÀO CHƯA VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ỏ VIỆT NAM....... 50
2.1.

Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thòi kỳ trước
năm 2015............................................................................................. 50

2.1.1.

Thời kỳ trước khi pháp điển hóa Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988........ 50

2.1.2.

Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 1988............................................................. 52

2.2.

Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cũa người bào chữa trong

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.................................................... 55

2.3.

Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa theo
quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015...................................... 59

2.3.1.

Nội dung quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa...... 62

2.3.2.

Thực hiện quyền đưa ra chứng cứ của người bào chữa..................... 77

2.3.3.

So sánh quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa
với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng........................................ 81

Kết luận chương 2........................................................................................... 83

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUYÈN
THU THẬP, ĐUA RA chủng cú của người bào chùa

VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT TĨ TỤNG

HÌNH Sự HIỆN HÀNH.................................................................... 85
3.1.

Thực tiễn áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cú' cua


ngưịi bào chữa trong tố tụng hình sự giai đoạn 2016 đến 2020..... 85


3.1.1.

Hiệu quả áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người
bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.............................. 85

3.1.2.

Những bất cập, vướng mắc khi thực hiện quyền thu thập, đưa ra

chứng cứ của người bào chừa trong vụ án hình sự.............................91
3.2.

Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện

quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa................. 99
3.2.1.

Hệ thống pháp luật............................................................................... 99

3.2.2.

Nhận thức tuân thủ pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức......... 100

3.2.3.

Nhận thức của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.....................100


3.2.4.

Năng lực và trách nhiệm của người bào chữa.................................. 100

3.2.5.

Các yếu tố khác.................................................................................. 100

3.3.

Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định về quyền thu thập, đưa ra

chứng cứ của ngưòi bào chữa trong Luật TTHS Việt Nam..... 102
3.3.1.

về mặt thực tiễn................................................................................. 102

3.3.2.

về mặt lập pháp.................................................................................. 102

3.3.3.

về mặt lý luận.................................................................................... 102

3.4.

Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 2015 về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của ngưòi


bào chữa............................................................................................ 103
Kết luận chương 3......................................................................................... 107

KẾT LUẬN..................................................................................................... 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................111
PHỤ LỤC........................................................................................................ 116


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BCVND

Bào chừa viên nhân dân

2

CCTP

Cải cách tư pháp

3


CQĐT

Cơ quan điều tra

4

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

5

ĐTV

Điều tra viên

6

HĐXX

Hội đồng xét xử

7

KSV

Kiểm sát viên

8


NBC

Người bào chữa

9

PLTTHS

Pháp luật tố tụng hình sự

10

TGPL

Trợ giúp pháp lý

11

TGVPL

Trợ giúp viên pháp lý

12

THTT

Tiến hành tố tụng

13


TTHS

TỐ tụng hình sự

14

VAHS

Vu• án hình sư•

15

VKSND

Viên kiểm sát nhân dân

16

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

C1 Ắ

1




Sơ hìêu


Tên bảng

Bảng 1.1

Số lượng luật sư, người tập sự hành nghề luật sư và tổ
chức hành nghề luật sư giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.1

9

33

Số lượng vụ án hình sự tịa án giải quyết có NBC

87

tham gia
Sơ hìêu

Trang

Tên biêu đơ

Trang


Biểu đồ 2.1 Thống kê về mức độ áp dụng quyền thu thập, đưa ra

chứng cứ của người bào chữa

86


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của đê tài

Quyền của người bào chữa là một quyền đặc thù khác biệt với các
quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia

tố tụng khác trong hoạt động TTHS. Tính chất đặc thù xuất phát từ quyền bào
chữa của người bị buộc tội đã ủy quyền cho NBC thay họ thực hiện các quyền

mà pháp luật quy định cho người này được hưởng khi tham gia tố tụng. Khi
NBC tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự để bào chữa cho người bị buộc
tội thì nhất thiết phải có một hành lang pháp lý đầy đủ với những quyền nhất

định được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự một cách cụ thể. Lần đầu tiên

trong lịch sứ lập pháp TTHS Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào

chữa chính thức được ghi nhận trong văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt

động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Sự ghi nhận này thể hiện quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng một nền TTHS công
bằng, văn minh và thượng tôn pháp luật. Từ khi quyền thu thập, đưa ra chứng


cứ của NBC được quy định trong BLTTHS năm 2015 tại điểm h, khoản 1
điều 73: “Người bào chữa có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ
vật”, đã được coi là “Kim bài” bảo hộ thúc đẩy người bào chữa tham gia sâu

hơn vào quá trình giãi quyết vụ án từ khi khởi tố đến khi kết thúc việc giải

quyết vụ án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật; Đã phần nào tạo được thế

cân bằng với bên buộc tội và bình đẳng trong tranh tụng khi xét xứ; Đã tạo ra
những chuyển biến tích cực trong nhận thức của cơ quan/ người có thẩm
quyền THTT về vai trị của NBC và chứng cứ do NBC thu thập, đưa ra. Tuy

nhiên, quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC chưa thật sự được bảo đảm

một cách đầy đủ đã ảnh hưởng đến đến việc bào chữa cho người bị buộc tội.
BLTTHS năm 2015 trong thực tiễn thi hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập,

vướng mắc rất cần phải sớm sửa đổi, bổ sung như: (1) Rất cần thiết phải có

1


quy định vê trình tự, thủ tục đê thu thập chứng cứ của NBC và Nghĩa vụ cung

cấp chứng cứ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi NBC yêu cầu; (2) Có chế
tài xử lý đối trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, lời khai, tài

liệu gian dối hoặc cung cấp chứng cứ, tài liệu mà mình biết là sai sự thật; (3)


cần có chế tài xử lý vi phạm đối với cơ quan, tố chức, cá nhân thực hiện hành
vi cản trở hoạt động hợp pháp của NBC; (4) Phải mớ rộng phạm vi của quyền
thu thập chứng cứ hơn mới có thể dần tiến đến bình đẳng với bên buộc tội; (5)

Cần quy định việc gặp, hỏi người bị buộc tội đang bị tạm giữ, tạm giam của
NBC và người bị buộc tội trong khơng riêng tư khơng bị giám sát bởi tầm
nhìn và tầm nghe khi làm việc; và (6) Sửa đổi, bổ sung thủ tục đăng ký bào

chữa theo hướng dễ dàng hơn cho NBC tham gia vào vụ án hình sự.
Từ thực tiễn áp dụng chế định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC
trong PLTTHS hiện hành đã bộc lộ những bất cập, hạn chế đang là cản trở trong
TTHS. Việc hoàn thiện chế định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC

trong luật TTHS Việt Nam là yêu cầu bức thiết mang tính thời sự hiện nay.
2. Lí do lựa chọn vẩn đề nghiên cửu

Từ những vướng mắc, bất cập này đang kéo lùi quy định tiến bộ của
BLTTHS năm 2015 về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cùa NBC. Mặt khác,
những vướng mắc này không những làm cản trở hoạt động thực thi nghĩa vụ bào

chữa của NBC mà cịn khơng đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp đã đặt
ra. Những hạn chế, bất cập đó rất cần thiết phải được tháo gỡ trong thời gian tới.

Đen trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, ở nước ta đã có một số
cơng trình nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, các cơng

trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của đề tài, phạm vi
nghiên cửu phân tích ở mức hẹp và đề cập mang tính liệt kê, hoặc đề cập về
quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chừa trong luật TTHS Việt
Nam. Từ lý luận và thực tiễn đặt ra một yêu cầu bức thiết mang tính thời sự


2


đôi với quyên thu thập đưa ra chứng cứ của NBC trong THHS. Đó chính là lý
do để tác giả lựa chọn đề tài “Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người
bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam ” làm cơng trình nghiên cứu

luận văn thạc sĩ luật học.
3. Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu vấn đề

Để đánh giá chuyên sâu và toàn diện về quyền thu thập, đưa ra chứng

cứ của người bào chữa trong PLTTHS Việt Nam trên các bình diện lý luận,
nhận thức khoa học và thực tiễn thì luận văn đứng trước một số câu hỏi
nghiên cứu quan trọng mà luận văn cần trả lời:

(1) Quyền thu thập, đưa ra chứng cứ là gì? Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa
quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong hoạt động TTHS?

(2) Cơ sở xác lập và bảo đảm thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng
cứ của NBC trong TTHS là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền thu thập
chứng cứ của NBC?

(3) Thực tiễn áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC và
những bất cập, vướng mắc đang cản trở?

(4) Kiến giải hoàn thiện chế định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của
NBC trong PLTTHS.


4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và luật gia, người bào

chữa... đã có những cơng trình nghiên cứu là luận án, luận văn, sách, bài báo
khoa học và các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở các góc độ khác
nhau, như:

(1) Nguyễn Thanh Long (2019), Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hĩnh sự Việt Nam từ thực

tiễn thành pho Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã
hội, Hà Nội. Đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Luật

3


sư trong giai đoạn điêu tra vụ án hình sự, trong đó có đê cập vân đê thu thập

chứng cứ mà luận văn đang nghiên cứu. Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại
ở việc nêu vấn đề thu thập chứng cứ là một quyền trong nhóm quyền của
người bào chữa theo quy định tại khoản 1 điều 73 BLTTHS năm 2015.

(2) Lê Minh Đức (2020), Thực hiện pháp luật ve quyền, nghĩa vụ của
luật sư trong hoạt động tổ tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ

luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu những vấn

đề mang tính lý luận về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng
hình sự, đưa ra khái niệm về quyền và nghĩa vụ của luật sư và thực trạng pháp


luật về quyền, nghĩa vụ cùa luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt

Nam. Một số nội dung của luận án có thế được dùng là một nguồn tài liệu
tham khảo cho vấn đề đang nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, luận án chỉ
mới chỉ đề cập đến quyền thu thập, đưa ra chứng cứ ở trong nhóm các quyền
của luật sư trong vấn đề thực hiện pháp luật.

(3) Nguyễn Thị Thanh Hương (2017), Hoạt động thu thập tài liệu, đồ
vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của Luật sư trong tố tụng hình sự.
Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội, đã tập trung nghiên
cứu những vấn đề chung về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên

quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự, các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên
quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự. Luận văn có đề cập

đến một số hoạt động thu thập chứng cứ nhưng ở dạng liệt kê và đi sâu vào
chủ thể là Luật sư.

(4) Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019), Hoạt động thu thập chứng cứ của

luật sư trong vụ án hĩnh sự từ thực tiễn thành phổ Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, đã nghiên cứu về
hoạt động thu thập chứng cứ cùa luật sư trong vụ án hình sự trong đó chỉ ra

4


khái niệm của hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư (một trong bôn người
bào chữa theo quy định tại điều 72 BLTTHS năm 2015) và phạm vi hẹp trên


địa bàn thành phố Hà Nội.

(5) Nguyễn Thị Huyền Trang (2020), Thu thập chứng cứ của người bào
chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường
Đại học luật thành phổ Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu về hoạt động thu thập

chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam. Luận văn
đã nghiên cứu thu thập chứng cứ của người bào chữa mới dừng lại ở nội dung

nghiên cứu lý luận về thu thập chứng cứ của người bào chữa trong vụ án hình

sự và một vài nội dung liên quan đến hình thức thu thập chứng cứ mà chưa đi
sâu vào vấn đề quyền thu thập chứng cứ của người bào chừa và các cơ chế
bảo đâm thực hiện quyền này trong hoạt động TTHS.

(6) Hoàng Thị Quỳnh Chi (2015), “ Bàn về tranh tụng trong tố tụng
hình sự". Bài viết có tính chất tham khảo về hoạt động tố tụng trong TTHS.

(7) Lê Lan Chi (2020), “Nguyên tắc suy đốn vơ tội trong lịch sử to
tụng hình sự Việt Nam ”, Tại hội thảo chuyên gia trực tuyến “suy đốn vơ tội”

vào ngày 24 tháng 7 năm 2020. Bài viết có tính chất tham khảo về ngun tắc

suy đốn vơ tội trong tố tụng hình sự Việt Nam.

(8) Tạ Diễn (2015), “Có nên quy định người bào chữa có quyền thu
thập, kiếm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự". Bài viết có tính chất
tham khảo về việc có nên quy định quyền thu thập chứng cứ cho người bào


chữa trong TTHS hay không và những lý do đưa ra.

(9) Trường Đại học luật Hà Nội và UNDP tổ chức hội thảo quốc tế “
Báo cáo quyền bào chừa trong pháp luật tố tụng hình sự và thực tiền tại Việt
Nam ” vào tháng 5 năm 2010. Tài liệu có tính chất tham khảo về những hoạt

động nghề nghiệp của Luật sư và những vướng mắc hạn chế trong hoạt động

hành nghề.

5


(10) Sách ‘‘Quyên bào chữa và vai trò của Luật sư”, (2018) của Tiên sỹ
Nguyễn Văn Tuân đã trình bày căn bản về quyền bào chừa và bảo đảm quyền

bào chữa, địa vị pháp lý của, quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong tố tụng

hình sự. Cuốn sách này là nguồn tham khảo hữu ích cho luận văn này.

Các cơng trình nghiên cứu khoa học và những bài viết ở trên đã nêu ra
vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư, địa vị

pháp lý của luật sư trong giai đoạn điều tra, vai trò của luật sư trong việc thu
thập, đánh giá chứng cứ ở giai đoạn điều tra ... Có cơng trình nghiên cứu

trong đó có đề cập đến một vài vấn đề ở khía cạnh “quyền” thu thập chứng cứ
nhưng chỉ nghiên cứu riêng cho chủ thể bào chữa là luật sư [5, tr. 2], thực

hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự


ở Việt Nam [4, tr. 2] hay cơng trình nghiên cứu thu thập chứng cứ của NBC
theo luật TTHS Việt Nam [19, tr. 2] ở phạm vi hẹp “thu thập” mà chưa hoặc ít

đề cập đến cách thức “đưa ra” chứng cứ và “quyền” thu thập, đưa ra chứng cứ
của NBC. Chính vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện một cách đầy đủ chế định

quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong luật tố tụng hình sự Việt

Nam là rất cần thiết cả ở phương diện lý luận và thực tiễn.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quyền thu thập, đưa
ra chứng cứ của NBC trong luật TTHS Việt Nam; Chỉ ra những bất cập và
vướng mắc còn đang tồn tại trong quy định về quyền thu thập, đưa ra chứng

cứ cùa NBC hiện nay trong thực tiễn áp dụng; Đe xuất những kiến nghị và
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của

NBC trong luật TTHS Việt Nam.
Từ mục đích nêu trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ:
Thứ nhất: Xây dựng khái niệm, đặc điểm và vai trò cùa quyền thu thập

chứng cứ, đưa ra chứng cứ của NBC trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;

6


Cơ sở xác lập, bảo đảm thực hiện quyên thu thập, đưa ra chứng cứ; các yêu tô
ảnh hưởng tới quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong TTHS.


Thứ hai: Phân tích thực trạng áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ

của NBC trong vụ án hình sự và những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của
những bất cập hạn chế đó;

Thứ ha: Đe xuất những giải pháp hoàn thiện chế định quyền thu thập,
đưa chứng cứ của NBC trong PLTTHS Việt Nam.

6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu cùa luận văn là các vấn đề cơ sở lý luận,

quy định của PLTTHS có liên quan về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của

người bào chữa và thực tiễn thi hành quyền bào chữa của NBC trong luật
TTHS Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu của luận văn

- về mặt nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề quyền thu thập, đưa
ra chứng cứ của NBC trong PLTTHS dưới góc độ lý luận chung về nhà nước

và pháp luật và luật TTHS. (Cơng trình nghiên cứu này khơng nghiên cửu về
quyền hay hoạt động thu thập, đưa ra chửng cứ của người bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, và các đối tượng khác);
nghiên cửu hoạt động thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC

trong vụ án hình sự và mối quan hệ với cơ quan, tổ chức và cá nhân khác
trong hoạt động TTHS trên phạm vi cả nước.


- về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu của Luận văn trong phạm vi
05 năm (từ năm 2016 - 2020) để đưa ra những số liệu thống kê cho đề tài
nghiên cửu.

7. Cơ sỏ’ lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sỡ lý luận: Luận văn dựa trên các nguyên lý lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của

Đãng cộng sản Việt Nam về Cải cách tư pháp và Hoàn thiện hệ thống pháp

7


luật của Nhà nước pháp quyên XHCN, các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, tác giả có lựa chọn, kế thừa một số kết

quả nghiên cứu lý luận của các cơng trình khoa học có liên quan.

- Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở của

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác
- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật;
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử,

phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp; Phương pháp phân

tích thể chế, so sánh, phi thực nghiệm, thống kê và tổng hợp được sử dụng
chủ yếu ở Chương 2 để đánh giá các quy định pháp luật TTHS hiện hành và


thực tiễn áp dụng đối với quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cùa NBC trong

luật TTHS Việt Nam; Phương pháp phân tích và chứng minh được sử dụng

trong Chương 3 để kết luận và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nham hoàn
thiện các quy định của PLTTHS về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của
NBC. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận

của khía cạnh lập pháp tố tụng hình sự là lấy con người làm trung tâm để

xem xét giải quyết vấn đề về bảo đảm quyền chữa của người bị buộc tội với
mục đích bảo đảm quyền con người, bão đảm cơng bằng và bình đẳng trong

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện

lý luận của quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC; từ thực tiễn kiếm

chứng đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định về quyền
thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong luật TTHS Việt Nam.

- về mặt thực tiễn, luận văn với mong muốn từ những nghiên cứu khoa
học về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC có thể sử dụng làm tài liệu

8



tham khảo trong việc học tập, nghiên cứu và cũng là nguôn tư liệu tham khảo
cho những NBC và những người quan tâm.

9. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu, danh mục các chữ viết
tắt, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn có nội dung
nghiên cứu khoa học được sắp xếp theo hệ thống thành 03 chương tương ứng

với tên gọi cụ thể của từng chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ

của người bào chữa trong vụ án hình sự.
Chương 2. Quy định cùa pháp luật tố tụng hình sự sau Cách mạng

tháng 8 năm 1945 đến nay về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào

chữa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quyền thu thập, đưa ra

chứng cứ của người bào chữa và kiến nghị hồn thiện pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam hiện hành.

9


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUYỀN THU THẬP, ĐƯA RA
CHÚNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮ A TRONG vụ ÁN HÌNH sụ


Khi nghiên cứu về NBC trong sự hình thành và phát triển của nền
tư pháp qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của nhân loại đã cho phép

khẳng định rằng, chức năng gỡ tội cho người bị buộc tội của người bào
chữa đã có nguồn gốc được những người sáng lập luật đầu tiên xuất hiện

ở Hy Lạp và La Mã cồ đại và đã được Hồng đế Claudius đã hợp pháp
hóa nghề luật sư (cịn được gọi là người bào chừa) [40], Trong tổ tụng

hình sự của nền tư pháp hiện đại thì địi hỏi chức năng gỡ tội và chức
năng buộc tội tồn tại độc lập và bình đẳng, ở đỏ như một tất yếu khách

quan các công tố viên và người bào chữa, mồi người trong số họ, trong
lĩnh vực năng lực riêng của mình, là cơng cụ đế biến quyền được xét xử

công bằng của người bị buộc tội và quyền được công bằng trong thu thập,
đưa ra chứng cứ của bên gỡ tội trở thành hiện thực. Sự công bằng của bên

gỡ tội với bên buộc tội sẽ là “írự cột pháp lý" [25] của một nền dân chũ

trong nhà nước pháp quyền.
Để nghiên cứu cụ thể về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người
bào chừa trong luận văn này thì quan điểm của tác già cần được nghiên cứu

theo hệ thống và được triển khai trong chương 1 này như sau: (1) Khái niệm,
đặc điểm và vai trò của quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong luật

tố tụng hình sự; (2) cơ sở xác lập và bảo đảm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ


của NBC; (3) chủ thể thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC, (4)
bảo đảm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC và các yếu tố ảnh hưởng;

(5) quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong luật tổ tụng hình sự một
số nước trên thế giới.

10


1.1. Khái niệm, đặc điêm và vai trò của quyên thu thập, đưa ra

chứng cứ của ngưòi bào chữa
1.1.1. Các khái niệm cơ bản

Khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của quyền thu thập, đưa ra chứng

cứ của NBC trong vụ án hình sự, đến nay tuy đã có được đề cập trong sách
báo pháp lý nhưng có rất ít các cơng trình nghiên cứu về mặt lý luận quyền

thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong tố tụng hình sự một cách tồn diện.
Tác giả nhận thấy, vấn đề cơ bản và đầu tiên cần được giải quyết là phải đưa

ra cho được định nghĩa khoa học của khái niệm quyền thu thập, đưa ra chứng

cứ của NBC trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự.
Trước khi đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm quyền thu thập,

đưa ra chứng cứ cùa NBC trong vụ án hình sự là gì? Theo logic của vấn đề,
chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm.


- Khái niệm bào chữa và ngưịi bào chữa

Bào chữa là gì? Trước hết theo tiếng anh - excuses, có nghĩa là “lời
bào chữa”. Theo từ điền tiếng việt thì động từ Bào chữa là dùng nhiều lí

lẽ, chứng cớ đế bênh vực cho một đương sự nào đó thuộc một vụ án hình sự
trước tịa án hoặc việc nào đó đang bị lên án [11, tr. 47];

Người bào clỉữa là ai? Người bào chữa hay bào chừa viên là thuật
ngữ chỉ về những người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố

tụng thay mặt thân chủ tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự đế biện hộ,
bảo vệ cho thân chù của mình để chổng lại sự buộc tội, truy tố hoặc một sự tố

cáo, họ có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án
hình sự [41], Theo quy định của điều 72 BLTTHS năm 2015:
1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa

hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ

quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký

11


bào chừa. 2. Người bào chữa có thê là: a) Luật sư; b) Người đại
diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp

viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng


được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, chì có những người được quy định trên đây mới là người bào chữa.

- Khái niệm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ
Khái niệm quyền là gì? Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để

chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân,

tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai
được ngăn cản, hạn chế [42], Trong khoa học pháp lý, theo định nghĩa chung
nhất thì quyền là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn

cân, hạn chế. Phân loại quyền gồm có: (i) Quyền đương nhiên như quyền làm
người, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, (ii)

Quyền do luật pháp cho phép làm hoặc luật pháp không cấm làm (quyền pháp
lý), (iii) Quyền do điều lệ của tố chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần
chúng cho phép hội viên được làm. (iv) Quyền do người khác úy quyền. Một

cơng trình khoa học đã nghiên cứu về quyền của một trong những NBC là
luật sư trong hoạt động TTHS có định nghĩa:

Quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự là những hành vi
mà luật sư được làm hoặc bắt buộc phải làm hay khơng được làm
trong q trình giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật để bảo

đăm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại, đương

sự, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án [4, tr. 42J.
- Thu thập chứng cứ

Thu thập theo từ điển tiếng Việt là góp nhặt và tập hợp lại [11, tr. 1213]
và chứng cứ là gì? trước hết theo tiếng anh - evidence có nghĩa là chứng cứ.

Theo định nghĩa của từ điển Oxford thì danh từ evidence là “the facts, signs

12


or objects that make you believe that something is true [39] - các sự kiện, dâu
hiệu hoặc đối tượng khiến bạn tin rằng điều gì đó là sự thật”. Cịn theo từ điển

tiếng Việt thì chứng cứ là cái cụ thể tỏ rõ điều gì đó là có thật [11, tr. 242],

Theo quy định tại điều 86 BLTTHS năm 2015 thì:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục
do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để

xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành
vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án.

Vấn đề thu thập chứng cứ của Luật sư, NBC trong các cơng trình nghiên

cứu khoa học trước đây như:

(1) Nguyễn Thị Huyền Trang (2020):
Thu thập chứng cứ của người bào chữa là quá trình phát hiện, ghi
nhận, thu thập, bảo quản chứng cứ do người bào chữa thực hiện

bằng các biện pháp được pháp luật cho phép góp phần làm sáng tỏ

bàn chất vụ án và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo [19, tr. 8],

Gần hơn nữa, (2) là cơng trình nghiên cứu hoạt động thu thập chứng cử

của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của tác già Nguyễn Thị Bích Hạnh
(2019) đã đưa ra định nghĩa về thu thập chứng cứ:
Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư bào chữa trong tố tụng
hình sự là việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản các thông
tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp cho người bị buộc tội theo quy định của pháp luật nhằm
bác bỏ một phần hoặc tồn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho họ [5, tr. 15].
Và (3) Hoạt động thu thập chứng cứ cũng được đề cập đến trong bài

viết của Nguyễn Thế Hưng (2020): Hoạt động thu thập chứng cứ là một hoạt

13


động của chủ thê chứng minh phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tư
liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật hình sự quy
định [20, tr. 219-221],
- Đưa ra chứng cứ

Khái niệm “đưa ra” là gì? “đưa ra” là tù’ được ghép tù' “đưa” và từ “ra” theo

từ điển tiếng Việt thì “từ” đưa được hiểu chung nhất là trao trực tiếp cho người

khác và từ “ra” được hiểu là di chuyển đến một vị trí ờ ngồi [11, tr. 2447], Nếu

thu thập chứng cứ là khâu đầu tiên của chuỗi các hoạt động tố tụng giải quyết
vụ án hình sự thì đưa ra chứng cứ có thể được xem là khâu sau cùng trong

chuồi hoạt động đó. Từ phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về đưa ra

chứng cứ như sau:
Đưa ra chứng cứ là hành động của người bào chữa đưa ra chứng cứ,

tài liệu, đồ vật một cách chính thức và trực tiếp cho Cơ quan có thẩm quyền

tiến hành to tụng đê bào chữa, bảo vệ cho người bị buộc tội.
- Chứng minh trong tố tụng hình sự
Khái niệm chứng minh là gì? hiểu theo nghĩa chung nhất là làm

cho thấy rõ là có thật, và là dùng suy luận logic vạch rõ một điều gì đó là
đúng [11, tr. 423];
Theo John H. Langbein thì chứng minh là cơng việc chính của cơ quan

pháp luật giải quyết các vấn đề của thực tế đã xảy ra trong quá khứ [25], Vì

vậy, việc tìm kiểm những gì đã xảy ra trong quá khứ đế chứng minh cho sự

thật sẽ có thể cho kết quả hồn tồn khác nhau khi việc thu thập các dừ liệu
của vụ án được sap xếp và tiến hành ở thái độ và cách thức khác nhau. Việc

chứng minh cho một vấn đề của vụ án hình sự hay sự kiện đã xảy ra trong quá

khứ phải hoàn toàn tuân thủ và tôn trọng tuyệt đối quy luật khách quan, tuyệt

đối cấm định hướng, bóp méo dữ liệu của vụ án theo nhận định chủ quan của

người thu thập. Do không trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội nên cơ quan có

14


thẩm quyền THTT chỉ dựa vào các thông tin liên quan đến đối tượng chứng

minh được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định để kết luận về các tình tiết

của vụ án. Theo giáo trình Luật TTHS Việt Nam của trường Đại học Luật Hà
Nội ở nội dung Chứng minh trong tố tụng hình sự đã đưa khái niệm q trình

chứng minh “tó q trình tư duy logic và thực tiền của CO’ quan và người tiến
hành tổ tụng trên Cơ sở các quy định của pháp luật tổ tụng hĩnh sự đê thu thập,
kiêm tra, đánh giá chứng cứ nhằm giải quyết vụ án” [20, tr. 215-2Í7]. Nội

dung của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự là thu thập, kiểm tra và
đánh giá các thông tin, tư liệu liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải quyết
vụ án hình sự (chứng cứ). Cả ba hoạt động này là thống nhất, liên quan chặt

chẽ với nhau, bố trợ cho nhau đảm bảo cho quá trình nhận thức về vụ án được
nhanh chóng, chính xác, khách quan [20, tr. 216],
1.1.2. Khái niệm quyền thu thập, đưa ra chúng cứ của người bào chữa

Việc xây dựng định nghĩa pháp lý về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ

của người bào chữa có ý nghĩa to lớn và rất quan trọng trong nhận thức khoa
học cũng như về mặt thực tiễn đối với việc bảo vệ quyền con người trong


TTHS. Từ phân tích ở các mục trên bao gồm: người bào chữa, thu thập chứng

cứ và đưa ra chứng cứ cho thấy quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người
bào chữa trong tố tụng hình sự là đối tượng nghiên cứu quan trọng trong luật

tổ tụng hình sự nước ta và cũng là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn
này. Chính vì thể, khi làm sáng tỏ dưới góc độ khoa học luật TTHS những
vấn đề lý luận về đối tượng nghiên cứu này thì theo tác giả quyền thu thập,

đưa ra chứng cứ của NBC được xây dựng là: quyền được tìm kiếm những gì
có thật đã xảy ra trong vụ án hĩnh sự và thu nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật

theo quy định của pháp luật để đưa ra phục vụ cho hoạt động bào chữa
nhằm gỡ tội cho người bị buộc tội.

15


1.1.3. Các đặc điêm quyên thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa

Trên cơ sớ định nghĩa khoa học về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của
người bào chữa có thể thấy mặc dù mang những đặc điểm chung của quyền
bào chữa nhưng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong tố
tụng hình sự Việt Nam có đặc điềm cơ bản dưới đây:

- Là quyền tìm kiểm những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ ở một
vụ án hình sự bằng cách thu thập những tài liệu, đồ vật và lời chứng để

thơng qua đó ghép những mảnh ghép thành một chinh thể logic với hành vi


của người bị buộc tội nhằm tìm ra những gì có lợi cho người bị buộc tội

hoặc điểm bất hợp lý, thiếu sót mà người buộc tội sử dụng chúng làm căn cứ

để buộc tội.
- Đế thu, nhận được chứng cứ thì NBC phải thực hiện thông qua hành

động cụ thể mà PLTTHS cho phép a) Gặp, hịi người bị buộc tội; b) Có mặt
khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; c) Có mặt

trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra
khác theo quy định của Bộ luật này; d) các hoạt động điều tra khác; đ) Xem

biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng
liên quan đến người mà mình bào chừa; g) Đề nghị triệu tập người làm chửng,

người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; h) Thu
thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; i) Kiểm tra, đánh giá và trình
bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; k) Đe nghị cơ quan có thẩm quyền

tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bố sung, giám định lại, định

giá lại tài sản; 1) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án
liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; m) Tham gia hỏi, tranh
luận tại phiên tòa.

- Đưa ra chứng cứ đã được thu thập tới cơ quan có thấm quyền THTT


16


trong bât kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyêt vụ án đêu đê làm sáng tỏ
những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội. Pháp luật tố tụng hình sự

nước ta đã cụ thể hóa việc đưa ra chứng cứ của người bào chữa bằng quy định
tại khoản 2 điều 81 BLTTHS năm 2015: “Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu

thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào

chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng đê đưa
vào hồ sơ vụ án”. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập

biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
1.1.4. Vai trò của quyển thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa

- Góp phần bảo đàm tuân thủ nguyên tắc pháp chế và thượng tôn pháp luật

của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động TTHS;
- Góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc hiến định về quyền bào
chữa của người bị buộc tội được tự mình bào chữa hay nhờ người khác bào
chữa cho mình trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Cơ

quan THTT và người THTT phải tạo điều kiện cho người bị buộc tội thực
hiện quyền của họ một cách nghiêm túc chứ khơng cịn là quy định trên giấy
hoặc hình thức;

- Góp phần phân loại gianh giới một cách rõ ràng theo vai trò của chủ


thể buộc tội và chủ thể gỡ tội phù hợp với nguyên tắc bình đẳng trong việc
đưa ra chứng cứ và kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách cơng bằng như địi

cùa thực tiễn hiện nay trong quá trình giải quyết vụ án;
- Góp phần xây dựng khung pháp lý về quyền cùa NBC trong hoạt

động thu thập, đưa ra chứng cứ và bảo đảm cho việc bào chữa thực hiện
quyền đó một cách dễ dàng, hiệu quả và ngăn ngừa những cản trở từ các cơ

quan, tổ chức, cá nhân khác trong khi giải quyết vụ án.

- Thúc đấy hoạt động bào chữa của NBC thực hiện nghiêm chỉnh và có

trách nhiệm trong khuôn khổ hành lang pháp lý khi hành lang đó được ban

17


hành một cách đây đủ, chi tiêt. Hành lang này sẽ băt buộc phải thực hiện cho

tất cả các chủ thề có liên quan bao gồm buộc tội, gỡ tội và cơ quan, tố chức,
cá khác trong quá trình TTHS.

- Góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động TTHS.
Thứ nhất, thông quan hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội, người bào

chữa giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó đặc biệt là quyền
“Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại

chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Trình bày ý kiến về chửng cứ, tài

liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra,
đánh giá”. Thứ hai, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác người bào chữa thông
qua việc thu thập chứng cứ của mình giúp những người này hiểu, nhận thức

đúng đắn và rõ hơn quy định của pháp luật liên quan đến việc cung cấp chứng

cứ, tài liệu, đồ vật giúp làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án.
1.2. Cơ sở xác lập và băo đảm quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của

người bào chữa trong vụ án hình sự
Neu như chủ thể buộc tội được sử dụng sức mạnh là quyền lực nhà

nước thì chú thế gỡ tội được sử dụng vũ khí là nguyên tắc suy đốn vơ tội để

làm “tó chắn quan trọng và vững chắc nhai” [23, tr. 451] để ngăn chặn những
vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật tố tụng hình sự của
mỗi quốc gia trên thế giới tuy có sự khác nhau về mơ mình, trình tự thực hiện

đều hướng đến một kết quả là bảo vệ quyền con người thơng qua q trình

chứng minh bằng chứng cứ. Neu như pháp luật của cộng hòa Pháp đặt ra

“nghĩa vụ chứng minh cho hên công tố khơng có nghĩa ỉà cơng tổ là chủ thế
duy nhất thu thập và đưa ra bằng chứng trong một vụ án” [1, tr. 191-205] thì
chủ thể thứ hai gỡ tội được quyền thu thập và đưa ra chứng cứ để bào chừa

cho người bị buộc tội.

18



1.2.1. Cơ sở xác lộp quyên thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa

Cơ sở xác lập quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chừa để
trả lời câu hỏi tại sao lại quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cho người

bào chữa?

1.2.1.1. Xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người trong to tụng hình sự
Quyền con người trong TTHS là quyền của người bị cáo buộc phạm
tội, người bị buộc tội, họ được xếp vào nhóm người yếu thế do đặc thù về địa
vị pháp lý là đối tượng có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất khi tham gia các

quan hệ tố tụng hình sự. Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là một
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng khơng những của NBC mà cịn cả các cơ quan

có thẩm quyền THTT, người THTT và cơ quan, tổ chức khác. Lý do chính là

một bên cơ quan có thẩm quyền THTT sử dụng quyền lực hay sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước, còn một lên là người bị buộc tội đang bị áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đã tạo nên sự bất bình đẳng cho các bên khi tham gia

quan hệ pháp luật tố tụng dẫn đến quyền con người trong tố tụng hình sự lại là
quyền dễ bị xâm phạm và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng đặc biệt khi nó

động chạm đến quyền sống, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn
bạo, vô nhân đạo, quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện... . Do đó, Hiến pháp
năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong việc tôn trọng, bào vệ và bảo
đảm các quyền con người. Trong đó có quyền được tiếp cận sớm với NBC


như là một phần của biện pháp bảo vệ người yếu thế chổng lại những sự buộc
tội và duy trì quyền được xét xử cơng bằng. Ví dụ như quyền của người bị
buộc tội được quy định tại Khoản 4 điều 3ỉ“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam,

khởi tố, điều tra, truy tổ, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa”. Có một điều khác biệt của quyền bào chữa của người bị buộc

tội đó là (1) người bị buộc tội từ bỏ quyền nhờ người khác bào chữa thì khơng
kéo theo từ bở quyền bào chữa, (2) khi người bị buộc tội nhờ người khác bào

19


chữa thì quyên tự bào chữa của họ với quyên bào chữa của NBC luôn bô sung
cho nhau chứ không làm mất đi quyền tự bào chữa của người bị buộc tội.

ỉ.2.1.2. Xuất phát từ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
- Cơ sở nền tảng của nguyên tắc này là lần đầu tiên trong lịch sử lập
pháp, nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận trong một văn bản pháp lý có giá

trị cao nhất của nhà nước đó là Hiến pháp. Tại khoản 5, điều 103 Hiến pháp
năm 2013 đã ghi nhận: “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

Đây là định hướng chỉ đạo cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc tranh tụng
trong các văn bản quy phạm pháp luật. BLTTHS năm 2015 thể chế hóa

nguyên tắc hiến định như một Sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tố tụng:
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên,

Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người


bị buộc tội, người bào chừa và người tham gia tố tụng khác đều có
quyền bình đắng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ,
đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án (điều 26).

Quy định đã khẳng quá trình tranh tụng không chỉ dành riêng cho giai

đoạn xét xử mà tranh tụng cịn diễn ra trong suốt q trình tố tụng từ giai
đoạn khởi tố đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Thật vậy, quy định mới này

là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng
của các bên tranh tụng. Nói đến tranh tụng trong PLTTHS có thể hiểu ngay đó

là việc một bên buộc tội đưa ra quan điếm của mình và bên kia sẽ là bên gỡ
tội
tranh luận
lại
đế bác bỏ một
phần hay tồn bộ• quan
điểm cùa bên buộc
tội




JL
JL
••

và ngược lại. nguyên tắc tranh tụng là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng

cho các chủ thể trong quá trình tranh luận bình đẳng chỉ dựa trên chứng cứ.
Có bình đẳng hay không? Khi quyền thu thập chứng cứ bị thiên lệch? Đó là

căn cứ cơ bản đế quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa được
ban hành, tạo ra hành lang pháp lý cho người bào chữa, bên gỡ tội thực hiện
chức năng của mình một cách ngang bằng với bên buộc tội.

20


×