Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận tâm lý học gia đình trẻ em trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.43 KB, 15 trang )

TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
Những nghiên cứu gần đây về gia đình xác định khái niệm gia đình là một
mơi trường đặc quyền để hình thành và ràng buộc nhân cách, do đó, nó có một vai
trị cơ bản trong sự phát triển của trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên (Berry, 2006;
Relvas & Vaz, 2007). Khái niệm gia đình đã và đang thay đổi và chịu một số tiến
hóa quan trọng liên quan đến sự khác biệt giới tính, các yếu tố sinh học và chức
năng của nam và nữ ở những biểu tượng và sự cấm đoán. Tất cả những điều này
đều quan trọng đối với sự tiến hóa xã hội. Những thay đổi này sẽ có sự thay đổi
trong cấu trúc gia đình cũng như trong hoạt động của nó (Bayle, 2005). Trong suốt
một thời gian dài, đứa trẻ đã chiếm một vị trí xung yếu trong gia đình. Tuy nhiên,
thời gian trơi qua, đứa trẻ trở thành trung tâm trong cuộc sống gia đình (Leal,
2005). Từ lý thuyết hệ thống, quan điểm gia đình là một phần của các bối cảnh và
hệ thống khác chèn vào các bối cảnh văn hóa và cộng đồng có ảnh hưởng đến hành
vi gia đình (Relvas, 1996; Shaffer, 2005). Gia đình được cấu thành bởi các đơn vị
nhỏ, là cá thể nhỏ nhất (Relvas, 1996). Gia đình là một hệ thống thẩm thấu chịu
ảnh hưởng của bối cảnh và chịu một số thay đổi theo mức độ tổ chức gia đình. Mỗi
gia đình như một động lực cụ thể tạo cho nó một quyền tự chủ và tính cá nhân
riêng biệt. Do đó, cha mẹ ảnh hưởng đến con cái và con cái cũng ảnh hưởng đến
hành vi và cách giáo dục của cha mẹ. Động lực gia đình cũng thay đổi theo sự tiến
hóa của các thành viên (Shaffer, 2005). Điều đó nói lên rằng, nếu chúng ta muốn
biết ai đó là mẹ hay cha, chúng ta phải quan sát họ trong động thái quen thuộc
(Relvas, 1996). Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò quan trọng nhất của gia
đình là truyền tải bản thân xã hội. Chính trong gia đình, trẻ em có những trải
nghiệm quan hệ đầu tiên, do đó, gia đình có một vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển xã hội của trẻ. Cũng như nhiều mối quan hệ gần gũi khác, quan hệ trong
gia đình có một đặc tính quan trọng là tính năng liên hệ dựa vào nhau. Đây là đặc
1


tính của tất cả các mối quan hệ gần gũi cá nhân trong mối tương quan có ảnh
hưởng trực tiếp lên đời sống của nhau, họ thường suy nghĩ về nhau và có nhiều


hành vi được làm chung với nhau (Holmes, 2002).
Khi nhắc đến gia đình người ta sẽ nghĩ ngay đến mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái và đây là mối quan hệ rất đặc biệt khi mỗi chúng ta lần đầu tiên có cơ
hội được tiếp xúc với một cá nhân khác. Tất cả mọi cá nhân sinh ra và lớn lên trong
cuộc đời này đều được cài đặt sẵn những khả năng liên hệ giao tiếp với những
người khác. Và cha mẹ là người cung cấp những nền tảng giao tiếp quan trọng đầu
tiên chuẩn bị cho một cá nhân có hướng tiếp cận với thế giới bên ngồi.
Khi biết tin mình sắp được làm cha làm mẹ, hay khi người lớn bắt đầu có kế
hoạch sinh con, người cha người mẹ và thậm chí cả gia đình sẽ giành sự quan tâm
về sức khỏe thể chất của người phụ nữ đến mức người ta dễ dàng bỏ qua tầm quan
trọng của sức khỏe tinh thần. Mang thai đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc
sống đối với hầu hết mọi người, và nó địi hỏi những điều chỉnh tâm lý có thể có
những tác động lớn đến sức khỏe cảm xúc của người phụ nữ.
Căng thẳng cảm xúc khi mang thai không chỉ có liên quan đến những kết
quả tiêu cực cho người mẹ mà còn cho cả trẻ sơ sinh. Trẻ em sinh ra từ những phụ
nữ bị căng thẳng và lo lắng đáng kể trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao bị các
biến chứng khi sinh bao gồm nhẹ cân, sinh non, tình trạng sơ sinh thấp và tăng
trưởng trong tử cung kém. Q trình mang thai thậm chí cịn có thể trở nên khó
khăn hơn khi người phụ nữ cần chuẩn bị tâm lý cho những đứa con lớn của mình
cho sự xuất hiện của một người anh em mới. Một số trẻ có thể háo hức chờ đợi một
người em trai hoặc em gái, nhưng những phản ứng cảm xúc như sợ hãi, ghen tị và
lo lắng cũng khá phổ biến.

2


Tiếp đến là sự chào đời của một đứa trẻ là một cú sốc nặng đối với thai nhi,
nhất là sự thay đổi chuyển từ môi trường lỏng sang môi trường khí. Sự chia cách
đầu tiên với mẹ là một sang chấn đối với trẻ và trẻ biểu lộ nối đau bằng tiếng khóc
đầu đời. Về phía người mẹ, trước và khi mang thai, cha mẹ tương lại tha hồ tưởng

tượng về trẻ, nào to lớn, đẹp trai, dịu dàng, xinh gái, khỏe mạnh và sau này sẽ giàu
có, hạnh phúc. Khi sinh trẻ ra, người mẹ phải chấp nhận rằng trẻ khơng cịn là một
phần của mình nữa, trẻ tồn tại một cách riêng biệt. Hơn nữa, đứa trẻ sinh ra có thể
khơng giống với đứa trẻ mà cha mẹ mơ ước trong lúc mang thai.
Baron, Byrne và Branscomb (2006) cho biết, trong những năm đầu tiên các
trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những biểu diễn của nét mặt, cử động cơ thể và những
âm thanh. Cha mẹ và trẻ em cung cấp cho trẻ em những bài học giao tiếp đầu tiên
trên cơ năng tự động và những cơ năng giao tiếp này có ảnh hưởng lâu dài đến sự
phát triển của em bé sau này.
Miall và Dissanayake (2004), Selim (2004) cho biết cả cha mẹ và em bé
ln có kênh trao đổi rất đặc trưng, gần như thiêng liêng qua những lần giải mã
tương đối chính xác, đáp ứng được nguyện vọng nhu cầu của em bé. Và như thế,
khi em bé lớn lên, những dấu ấn quan trọng đã trở thành một bộ phận đặc trưng
trong cuộc đời của mỗi em bé.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái – một ảnh hưởng bền vững. Oberlander
(2003) đã khẳng định rằng chất lượng chăm sóc của những bậc cha mẹ ln có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành thái độ quan hệ của các em bé sau này.
Foltz và nhóm nghiên cứu (1999) cho biết, xu hướng giao tiếp giữa con và cha mẹ
luôn thể hiện rất giống như các mối quan hệ khác như quan hệ tình bạn, quan hệ
tình cảm và quan hệ vợ chồng.

3


Trong nghiên cứu của Bolby (1960, 1973) về quan hệ gắn bó mẹ con nhấn
mạnh đến mức độ an tồn mà em bé nhận được nơi người mẹ qua quá trình chăm
sóc đã góp phần hình thành khái niệm thái độ cơ bản nhất về giá trị nhân định của
mình cũng như nền tảng niềm tin với người khác.
Ở góc độ phát triển tâm vận động của trẻ tính từ khi một bào thai hình thành
đứa trẻ đã bắt đầu chịu những ảnh hưởng tâm lý từ người mẹ. Khi thai nhi lớn lên

từ trong bụng mẹ, em bé đã liên tục nhận được tin nhắn từ mẹ, đứa trẻ không chỉ
lắng nghe nhịp tim của mẹ hay bất kỳ bản nhạc nào mà chúng bắt đầu nhận những
tín hiệu hóa học thơng qua nhau thai khi người mẹ có những thay đổi về hóc mơn
trong q trình mang thai. Đối với người lớn sự lo lắng căng thẳng có thể dẫn đến
tình trạng đau bao tử, hay sợ hãi tức giận quá mức có thể khiến ta bị đột tử nhưng
đối với một đứa trẻ bị những tổn thương trên cơ thể, từ sự co thắt dẫn đến nôn
mửa, đau bụng cho đến tình trạng liệt cơ, co giật hoặc có những cử chỉ bất thường.
Những yếu tố tâm lý trong mối quan hệ mẹ - con có thể gây ra những vấn đề thể
chất như:
- Mẹ bỏ rơi có thể dẫn đến sự suy nhược
- Mẹ lo âu và bảo bọc con quá đáng sẽ gây ra chứng bệnh đau bụng trong
giai đoạn ba tháng tuổi.
- Mẹ có ác cảm với con nhưng lại ngụy trang dưới sự lo âu quá mức
thường gây ra chứng nổi chàm.
- Mẹ thay đổi từ việc chiều chuộng qua việc hắt hủi một cách nhanh chóng
đột ngột có thể tạo ra chứng hiếu động.
- Mẹ có tính tình thất thường (vui buồn bất định) mang tính chu kỳ, lặp đi
lặp lại trẻ sẽ có tình trạng nghịch với phân và nếu nghiêm trọng sẽ dẫn
đến tình trạng ăn phân.
- Mẹ có ác cảm với con nhưng lại muốn tìm cách bù trừ bằng những hành
động chăm sóc bên ngồi, điều này dễ hình thành hung tính nơi trẻ.
4


Ngoại trừ những bà mẹ bỏ rơi con ngay từ khi sinh ra, có những bà mẹ ngay
cả khi ni con bằng sữa của mình, đích thân chăm sóc con, người mẹ ấy vẫn có
tâm lý ruồng bỏ con khi trẻ khơng phải là đứa con mong muốn. Có thể đó là đứa
con hình thành từ một sự cưỡng bức hay là kết quả của một kẻ Sở Khanh đã quất
ngựa truy phong, một ơng chồng bội bạc. Hoặc có thể trẻ sinh ra làm trở ngại con
đường tiến thân trong công việc hay học tập của mẹ… hay do sự bất hòa căng

thẳng giữa vợ chồng, đưa đến ly thân hay li dị khiến bà mẹ giận cá chém thớt, và
cũng có những trường hợp cho rằng việc ơm ấp, cho con bú không phải là một
người mẹ văn minh.
Việc bồng ẵm con là một điều không phải đơn giản mà cần được hướng dẫn
cho các bà mẹ trẻ. Nếu khi cho con bú, mẹ ôm bé trong long như một khúc gỗ với
nét mặt vô hồn, hay lúc đó mẹ ln bày tỏ sự bực tức, cau có khiến cho trẻ có thể
khóc thét lên hay nơn ra, điều này càng làm cho mẹ bực mình. Cứ thế, mối quan hệ
mẹ con sẽ có những tổn thất ngày càng nhiều.
Cũng có khi sự vụng về của bà mẹ trẻ khơng được học cách chăm sóc ơm ấp
con, hoặc có con quá sớm trong lứa tuổi vị thành niên, chưa đủ trưởng thành về
tâm lý để đón nhận đứa con của mình đều gây ra những tác hại nhất định.
Ngược lại, những lo lắng cho con và sự bảo bọc quá mức, hơi một chút là
ôm chặt lấy trẻ, dỗ dành quá mức cần thiết cũng gây ra những bệnh tâm thể nơi trẻ
mà cụ thể là tình trạng đau bụng của trẻ. Sự trấn an tưởng giành cho bé nhưng đơi
khi đó lại là sự an ủi cho chính bản thân người mẹ. Điều này khiến cho mỗi lần bú
là mỗi lần trẻ kêu khóc. Đơi khi có những bà mẹ quá lo âu, cứ mỗi lần trẻ kêu lên
là lại cho bú thậm chí cả 20 lần trong ngày, sẽ gây ra tình trạng đau bụng.
Ở nhiều trẻ em thường có chứng nổi chàm, da nổi rơm lên, chảy nước rồi
bóc vảy xuất hiện ở bẹn, nách, sau lỗ tai… vào cuối năm thứ nhất, và qua đến năm
5


thứ hai có khi là tự khỏi trong khi trước đó các bác sĩ tìm đủ cách mà khơng khỏi.
Nhà tâm lý Spitz cho rằng nguyên nhân tâm lý là chủ yếu, do hai yếu tố là bản tính
của trẻ và rối loạn trong quan hệ mẹ - con.
Cụ thể hơn trong những tình huống thực tế ta có thể bắt gặp ở các trung tâm
nuôi dưỡng mồ côi, với những mối quan hệ mẹ - con khơng an tồn, chúng ta
thường thấy những em bé hay lắc lư toàn thân hay cái đầu, nếu thỉnh thoảng thì
khơng có vấn đề gì, nhưng nếu cử chỉ ấy lặp lại thường xun thì đó là một tình
trạng bệnh lý. Tình trạng này chỉ xuất hiện ở trẻ trên sáu tháng tuổi, các bé dựa tay

trên đầu gối hay cùi tay để lắc lư, về sau khi đứng lên trẻ sẽ bám vào thành cũi để
lắc lư, có khi hành động này diễn ra suốt ngày trừ những khi cho ăn. Đây là hệ quả
của một thái độ ứng xử không thống nhất của bà mẹ, hay của những người nuôi trẻ.
Khi thì ơm ấp, khi thì nổi cơn tức giận và tất cả đều diễn ra ở mức độ thái quá.
Những hành vi lắc lư, cào mặt, bứt tai, mút ngón tay hay gõ đầu vào tường để giúp
trẻ trấn an bản thân bù đắp những thiếu hụt về cảm xúc, đây là một tình trạng tâm
lý thối lùi về giai đoạn ấu thơ của trẻ.
Những tình huống nói trên khơng chỉ xảy ra ở những đứa trẻ mồ cơi có mối
quan hệ với người chăm sóc lỏng lẻo mà cịn xảy ra ở những bà mẹ bị trầm cảm, có
sự thay đổi tính tình bất thường mang tính lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Điều này
khiến trẻ chưa kịp thích nghi với người chăm sóc khác.
Chính những giá trị nhân định được xây đắp và bồi dưỡng đã trở thành
những chất liệu cơ bản trong quá trình hình thành lịng tự trọng của em bé khi lớn
lên. Ngồi ra mức độ chăm sóc một cách có chủ ý hay thiếu quan tâm cần thiết của
cha mẹ đã khiến cho em bé xây dựng những khái niệm giá trị, sự quan trọng ý
nghĩa hiện diện của em và nhất là em được u mến. Vì thế khi khơng được chăm

6


sóc đầy đủ, em bé sẽ khơng có được những khái niệm giá trị tinh thần rất quan
trọng.
Mối liên hệ không chỉ cung cấp cho em bé những chất liệu quan trọng để
xây dựng những hệ giá trị, quá trình chăm sóc của cha mẹ cịn giúp bé phát triển
niềm tin trong quan hệ gần gũi thân mật sau này. Shaver và Brennan (1992) giới
thiệu khái niệm hình thái kiểu liên hệ an toàn để chỉ về các cá nhân có lịng tự
trọng phát triển và khả năng đặt niềm tin ở nơi người khác cao hơn vì họ được cha
mẹ chăm sóc một cách đầy đủ. Elliot và Reis (2003), Green và Campbell (2000)
cho biết, được quan tâm chăm sóc đầy đủ khơng chỉ giúp cá nhân phát triển lòng tự
trọng và khả năng đặt niềm tin nơi người khác mà cịn có những ảnh hưởng tích

cực lên q trình phát triển về mặt tư duy khác, cũng như sẵn sàng thám hiểm thế
giới xung quanh.
Trẻ em chủ yếu dựa vào học tập để phát triển, một đứa trẻ mới sinh ra chưa
thể biết cách cư xử xã hội, và chúng phải học nhiều cách ứng xử từ môi trường
xung quanh khi lớn lên. Đối với hầu hết mọi đứa trẻ việc học tập này bắt đầu với
gia đình. Học tập từ nhiều hình thức, đơi khi học bằng cách được nói gì đó trực tiếp
hoặc cũng có thể học từ cách chúng quan sát cuộc sống hàng ngày của các thành
viên trong gia đình. Việc học tập và xã hội hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất
bởi gia đình vì gia đình chính là nhóm xã hội chính của trẻ.
Chúng ta đều biết rằng con cái luôn học tập thông qua cách quan sát và ứng
xử của cha mẹ. Những đứa con trong gia đình cha mẹ xung đột ít cơ hội để học
được các mẫu ứng xử như tương trợ, thỏa hiệp, giải quyết bất hòa một cách thân
thiện – những mẫu ứng xử thúc đẩy sự bền chặt lâu dài, hài lòng giữa cặp đơi.
Ngược lại con trẻ chỉ tiếp nhận được những gì chúng chứng kiến, như cãi cọ, lớn
tiếng (gây hấn chủ động) hay im lặng, sử dụng từ ngữ hạ thấp giá trị (gây hấn thụ
7


động)… Con trẻ dùng những chiến lược này để bảo vệ bản thân trong các mối
quan hệ chúng hiện có, như mối quan hệ với anh chị hoặc bạn đồng trang lứa ở
trường.
Những chiến lược trên có tính chất phịng vệ, nhưng khơng giúp trẻ hạnh
phúc. Nếu khơng có yếu tố nào đủ mạnh giúp trẻ nhận ra và thay đổi thì lớn lên
một cách ổn định như vậy. Trẻ sẻ trở thành người lớn sử dụng các hình thức gây
hấn khi xảy ra bất đồng, theo đó khơng xây dựng được mối quan hệ thân tình hạnh
phúc, trong đó có mối quan hệ đơi lứa.
Mối quan hệ cha mẹ - con cái: Xung đột hôn nhân giữa cha mẹ liên quan đến
chất lượng mối quan hệ cha mẹ - con cái thấp. Cha mẹ thường căng thẳng trong
hôn nhân có thể gặp khó khăn trong điều hịa cảm xúc, khó ứng xử phân biệt giữa
vấn đề hơn nhân và các vấn đề gia đình khác và thường xuyên chuyển dịch xung

đột hôn nhân lên mối quan hệ cha mẹ và con cái. Sự khơng hài lịng trong hơn
nhân có thể chuyển sang khơng hài lịng với việc học tập, chế độ ăn uống hoặc
cách con cái kết nối với bạn bè của chúng. Do đó việc thiếu khả năng điều hịa
căng thẳng do hơn nhân của cha mẹ có thể dẫn đến hành vi trừng phạt khắt khe,
thiếu nhạy cảm và ít chấp nhận cảm xúc của con trẻ. Khi thấy đặt lịng tin vào
chính người gắn bó với mình, đứa trẻ phải đối diện với sự bấp bênh về bản thân
trước người khác bằng hai mô thức hoặc né tránh xa cách hoặc bám víu lo âu.
Xung đột hôn nhân giữa cha mẹ dự báo dài hạn việc giảm cảm nhận hạnh phúc,
giảm sự hài lòng với cuộc sống, giảm tự trọng, tăng căng thẳng tâm lý ở trẻ em. Sự
xung đột giữa cha mẹ đặt con cái khi nhỏ vào nhiều nguy cơ: trẻ tự trách bản thân
khi cha mẹ xung đột; cha mẹ thiếu chăm sóc cảm xúc và trừng phạt trẻ. Những
cảm xúc căng thẳng ấy làm tăng nguy cơ trầm cảm sau này. Khi những đứa trẻ này
lớn lên, nếu chúng vẫn mang những tổn thương cảm xúc như vậy vào mối quan hệ
lứa đơi thì bất hạnh là điều có thể dự báo trước.
8


Tóm lại, cha mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái của họ thơng qua ít nhất ba cơ
chế khác nhau. Điều rõ ràng nhất, và cũng là điều dễ hình dung và dễ đo lường
nhất, liên quan đến hậu quả của những tương tác trực tiếp với đứa trẻ có thể được
ghi lại thơng qua các trải nghiệm. Ví dụ, một người mẹ khen đứa trẻ 3 tuổi ăn uống
đúng cách, một người cha đe dọa mất đặc quyền vì đứa trẻ khơng chịu đi ngủ, một
phụ huynh ghi tên con vật lạ vào sách tranh. Những sự kiện hàng ngày liên quan
đến việc khen thưởng những hành động mong muốn, trừng phạt những hành động
không mong muốn và chuyển giao kiến thức từ cha mẹ sang con cái có tác động
tích lũy. Khơng kỷ luật các hành vi khơng vâng lời và / hoặc gây hấn có liên quan
đến hành vi xã hội của trẻ. Việc thể hiện sự quan tâm đến các hoạt động của trẻ có
tác động lâu dài đến quá trình phát triển tâm vận động cũng như hình thành nhân
cách của trẻ. Những tác động mang tính tiêu cực có thể gây ra những hậu quả xuất
hiện sau này trong cuộc đời. Một đứa trẻ 7 tuổi với vốn từ vựng phong phú hơn các

bạn cùng lứa tuổi, do được cha mẹ khuyến khích phát triển ngôn ngữ sớm hơn 5
năm, sẽ làm chủ nhiệm vụ của các lớp tiểu học dễ dàng hơn và kết quả là tự nhận
thấy mình có năng lực hơn các bạn cùng lứa tuổi. Niềm tin này có khả năng
khuyến khích đứa trẻ chống lại sự áp đặt của người khác và cũng có thể làm động
lực thúc đẩy việc vượt qua những nhiệm vụ khó khăn khác. Hay một đứa trẻ 7 tuổi
khơng bị trừng phạt vì hành vi hung hăng trước đó hoặc có cha mẹ ngược đãi hoặc
bạo hành quá mức có thể sẽ hung hăng với bạn bè cùng trang lứa. Kết quả là,
những đứa trẻ này kích động sự từ chối của bạn bè và cuối cùng đi đến nghi vấn về
khả năng chấp nhận của chúng đối với những người khác. Việc xác định cảm xúc
với một trong hai hoặc cả cha và mẹ thể hiện với nhau trong gia đình có sự ảnh
hưởng đến con cái. Ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi, trẻ em tin rằng một số thuộc tính của
cha mẹ chúng là một phần của chính chúng, mặc dù niềm tin này có thể khơng có
cơ sở khách quan một cách vơ thức. Một em bé có mẹ hay sợ hãi cũng sẽ thường
có những nỗi sợ tương tự. Ngoài ra, trẻ em chia sẻ gián tiếp một số trải nghiệm xảy
9


ra với cha mẹ mà chúng được nhận dạng. Ví dụ, một cậu bé có cha được bạn bè và
họ hàng yêu thích sẽ dễ dàng kết luận rằng cậu ấy cũng có những phẩm chất khiến
cậu ấy được người khác yêu thích. Một đứa trẻ được cha mẹ khen ngợi về năng lực
trí tuệ, những người đọc sách và thể hiện sự tị mị về thế giới có nhiều khả năng
coi trọng việc theo đuổi trí tuệ hơn một đứa trẻ được cha mẹ khen ngợi thành công
trong học tập nhưng khơng quan tâm đến năng lực trí tuệ trong cuộc sống cá nhân
của chúng. Những gì trẻ học được thông qua sự tương tác giữa cha mẹ và con cái
là những gì đứa trẻ sẽ mang theo suốt cuộc đời về cách đối xử với người khác.
Thông qua q trình xã hội hóa với gia đình đứa trẻ sẽ học cách tin tưởng, tìm
kiếm tình bạn từ những người khác và cũng tìm thấy sự thoải mái ở những người
khác.
Trong nhiều năm làm việc với đối tượng trẻ em và cả người lớn, tôi nhận ra
rằng các vấn đề cá nhân hầu như đều xuất phát có nguyên nhân từ các mối quan hệ

trong gia đình. Để giải quyết được các vấn đề cá nhân đều cần có sự can thiệp của
cả hệ thống gia đình. Hay nhìn theo quan điểm của hệ thống gia đình, người ta nhìn
nhận một thành viên gia đình có vấn đề được xem là có biểu hiện hành vi có vấn đề
hoặc duy trì các vấn đề khó khăn trong các mối quan hệ gia đình hoặc giữa gia
đình và cộng đồng. Sự hỗ trợ gia đình thay đổi sẽ giúp cho khơng khí gia đình mà
cịn giúp cho các thành viên sống tốt hơn. Trong trị liệu nhắm vào bối cảnh để hiểu
chức năng vận hành của gia đình, tập trung vào khía cạnh sinh thái: xem xét đa
dạng các khía cạnh cá nhân gia đình và cộng đồng văn hóa xung quanh. Muốn quá
trình trị liệu cá nhân hiệu quả cần có sự nhìn nhận một cách tổng thể của một gia
đình vận hành, hiểu được bối cảnh văn hóa (chủng tộc, tơn giáo, tầng lớp xã hội,
xu hướng tính dục) và các dạng thức tổ chức (gia đình cha mẹ đơn thân, gia đình
tái hơn, gia đình đồng tính…). Hay nói cách khác những khn mẫu hành vi và
thái độ của một người đều có cội rễ từ bối cảnh văn hóa của gia đình người đó. Cái
10


nhìn đa dạng về cấu trúc gia đình đóng vai trị rất quan trọng đến việc hiệu quả của
q trình trị liệu cá nhân. Dưới đây tơi xin trình bày một số tình huống các vấn đề
phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên liên quan đến các nguyên nhân từ phía gia
đình.
Tình huống 1: Bé gái 4 tuổi có các dấu hiệu thối lui chậm phát triển ngơn
ngữ và vận động, ln tự ti trước mọi người có liên quan đến mối quan hệ gắn bó
khơng an tồn.
Bé gái được đánh giá chậm phát triển ngôn ngữ và vận động so với tuổi,
luôn lảng tránh ánh mắt khi nhìn thấy người lạ bằng cách cúi gằm mặt xuống khi
nói chuyện hoặc nhảy tới nhảy lui khi có người lạ xuất hiện. Mặc dù có vẻ ngồi
rất nhanh nhẹn, hoạt bát và thơng qua các bài trắc nghiệm trí tuệ cho thấy trí nhớ
ngắn hạn của trẻ rất tốt. Tuy nhiên khi được hỏi về quá trình phát triển của trẻ cho
thấy bố mẹ trẻ là những người luôn bận rộn, mẹ đi làm từ lúc trẻ được 2 tháng, cả
bố và mẹ thường xuyên đi công tác ở nước ngồi, người giúp việc trở thành người

chăm sóc chính, từ lúc chào đời đến thời điểm hiện tại gia đình đã thay đổi rất
nhiều người giúp việc. Điều đó cho thấy các mối liên kết giữa các thành viên trong
gia đình của bé từ lúc sinh ra có sự khơng nhất qn và kém an tồn.
Cách thức giải quyết: Can thiệp hỗ trợ vận động và ngôn ngữ cho trẻ kết hợp
với liệu pháp gia đình giúp bố mẹ thay đổi cách thức quan tâm tới con, bố mẹ
giành thời gian quan tâm tới con cái hơn để bù đắp những thiếu hụt của trẻ, tạo lập
các mối liên hệ an toàn giúp trẻ tự tin khi tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội.
Tình huống 2: Một bé trai 8 tuổi ln tự nhận mình là con gái có người cha
có tính cách nhẹ nhàng, điệu đà.
Cha mẹ lo lắng về việc con trai (8 tuổi) luôn thích mặc váy, chơi các trị chơi
nữ tính và chơi với các bạn gái. Mặc dù luôn được bố mẹ định hướng tham gia các
11


hoạt động nam tính như bóng đá, bóng rổ…giành cho trẻ trai nhưng trẻ ln có xu
hướng lựa chọn những hoạt động mang tính nữ tính. Trẻ ln tự nhận mình là con
gái và thích được các bạn nói mình là con gái. Mặc dù vậy nhưng ngày thường trẻ
rất dễ nổi cáu và đánh nhau với các bạn. Khi cả hai bố mẹ tỏ ra bất lực không biết
cách nào tìm đến sự trợ giúp của nhà tâm lý. Trong q trình khai thác thơng tin từ
trẻ và bố mẹ cho thấy trong gia đình trẻ đang có sự đảo lộn chức năng và vai trị
trong gia đình. Người mẹ ln là người làm luật trong gia đình. Và trẻ đang có sự
đồng nhất với tính cách và bắt chước các hành vi của người bố (người bố cũng
thường thể hiện những cử chỉ nhẹ nhàng, nữ tính). Bố thường xun nổi nóng vá
đánh trẻ vì những hành vi nữ tính của trẻ (về mặt vơ thức bố nhận thấy con trai q
giống mình – khơng giống như kỳ vọng của người bố nên thể hiện thái độ gây
hấn).
Cách thức giải quyết các vấn đề: Cấu trúc lại hệ thống gia đình, thay đổi các
chức năng vai trị gia đình. Thay vì trước đây mẹ ln là người đặt ra các nguyên
tắc trong gia đình thì hiện nay bố luôn là người đưa ra các nguyên tắc để trẻ tuân
theo. Giúp các thành viên trong gia đình nhận diện rõ các cảm xúc khi đối diện với

các thành viên trong gia đình để cùng nhau thay đổi và cải thiện các mối quan hệ
trong gia đình (cụ thể hơn trong tình huống này là cải thiện mối quan hệ cha và
con).
Tình huống 3: Một nam sinh viên (19 tuổi)ln rơi vào tình trạng suy nhược
cơ thể, run tay chân, mất ngủ kéo dài, xung đột với các mối quan hệ xã hội có liên
quan đến các xung đột trong gia đình.
Một nam sinh viên lớn lên trong một gia đình có người bố nóng nảy, nghiêm
khắc và một người mẹ thường xuyên phàn nàn. Thời thơ ấu, em có vẻ chấp nhận
những tính cách ấy của bố mẹ vì nghĩ rằng mình khơng làm gì được và ln giữ im
12


lặng trước những lời than phiền và chấp nhận những trận địn vơ lý của người bố
và cả những lúc mình làm sai. Nhưng khi em bước sang tuổi 18, em tự nhận mình
là người lớn và có quyền phản ứng lại với tất cả những phàn nàn của mẹ và những
sự nghiêm khắc vô lý của cha bằng cách cãi lại mẹ thường xuyên và đánh lại bố.
Cứ như vậy, em và bố khơng thể nói chuyện với nhau trong một thời gian dài, cùng
lúc ra bên ngoài em cũng thể hiện thái độ gây hấn với tất cả mọi người như cách
em thể hiện với bố mẹ. Điều đó khiến em trở thành một người thất bại ở trường đại
học.
Các thức giải quyết: Nhà tâm lý giúp cha mẹ và con cái hịa giải có cơ hội
giao tiếp với nhau. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề mà nam sinh
đang gặp phải và cần có sự hỗ trợ của gia đình. Cải thiện các mối quan hệ trong gia
đình, thay đổi cách thức giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình: hạn chế các
hình phạt nghiêm khắc, sử dụng bằng đòn roi, than phiền với con mà lựa chọn các
hình thức tâm sự, nói chuyện, giảng giải, phân tích lý lẽ. Khi cả gia đình cùng chấp
nhận thay đổi các vấn đề của nam sinh đã được cải thiện dần dần.
Tình huống 4: Nữ sinh lớp 10 rơi vào tình trạng trầm uất, chán nản, thu mình
xuất hiện hành vi tự sát có liên quan đến xung đột giữa cha mẹ trong nhiều năm
liền.

Nữ sinh lớp 10 trong nhiều năm liền luôn đứng giữa sự mâu thuẫn của cha
mẹ trong quan điểm sống đến cách ni dạy con cái. Em gái ln nghĩ mình là
nguyên nhân khiến cho cha mẹ cãi nhau. Trong giai đoạn thơ ấu, em nghĩ chỉ cần
mình ln cố gắng nỗ lực học tập để làm hài lòng cha mẹ thì cha mẹ sẽ khơng cãi
nhau và địi ly hơn nữa, nhưng càng cố gắng các kết quả vẫn không được thừa
nhận, tình trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ vẫn không được cải thiện càng làm cho em
trở nên thu mình, nhút nhát và né tránh mọi người. Trong quá trình làm việc với em
13


gái và gia đình cho thấy cha mẹ em thường xuyên cãi nhau trước mặt em vì vấn đề
bất đồng quan điểm trong nuôi dạy con cái, bố em là người quá nghiêm khắc với
con, mẹ em là người nói nhiều, không chịu được sự nghiêm khắc của bố giành cho
con nên thường phàn nàn cách giáo dục con của bố. Cứ như vậy trong nhiều năm
liền cả bố và mẹ luôn căng thẳng trong vấn đề giáo dục con và cãi nhau thường
xuyên. Khi con gái rơi vào tình trạng căng thẳng, có hành vi tự sát nên bố mẹ tìm
đến sự trợ giúp của nhà tâm lý có chuyên môn.
Cách giải quyết vấn đề: Giúp bố mẹ và con nhận diện rõ các cảm xúc, mong
muốn của các thành viên trong gia đình. Hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến
những tình trạng căng thẳng của con có liên quan đến những mâu thuẫn xuất phát
từ phía cha mẹ. Thay đổi cách thức giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình để
hạn chế các xung đột khơng đáng có.
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Thị Chín (2002), Mẹ và con: Bước đầu tìm hiểu tâm lý sản phụ và quan hệ
mẹ con sớm, Nhà xuất bản văn hố thơng tin Hà Nội.
2. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ
ly hôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Dana Castro (2016), Tâm lý lâm sàng, NXB Tri thức.
4. Vũ Dũng (2008), Từ điểm tâm lý học, Nxb từ điển Bách khoa.
5. Lê Khanh (2009), Rối nhiễu tâm lý trẻ em, NXB Phụ nữ

6. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Tâm lý xã họi học, NXB Lao động
7. Hồng Bá Thịnh (2016), Giáo trình Gia đình học, NXB ĐHQGHN
8. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm lý gia đình, NXB Thế Giới
9. BS Nguyễn Khắc Viện (2008), Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, NXB Y học
10.Trần Đình Tuấn (2018), Tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình, NXB ĐHQG
HN.
11. Eric Widmer, Jean-Marie Le Goff, Embedded parenting? The influence of
conjugal networks on parent–child relationships, University of Lausanne.
14


12. Tyas Prevoo, Bas ter Weel (2014), The Effect of Family Disruption on
Children’s Personality Development: Evidence from British Longitudinal
Data, Maastricht University

15



×