Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận tiến trình tham vấn và trường hợp thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.42 KB, 15 trang )

Tiến trình tham vấn
1. Mơ hình tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn.
Hoạt động tham vấn tâm lý khơng bắt buộc phải tn thue theo một quy
trình nhất định, mà tùy thuộc vào đối tượng và cách tiếp cận khác nhau sẽ có
những tiến trình tham vấn khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các ca tham vấn đều tuân
thủ các nguyên tắc và các bước nhất định.
Trong buổi làm việc đầu tiên, các nhà tham vấn không thể nói đến thời gian
gặp gỡ, độ dài các buổi làm việc, kinh phí… Tất cả các nhà tham vấn đều cần đề
cập đến sự tin cậy lẫn nhau giữa nhà tham vấn và thân chủ, trách nhiệm các bên,
tính bảo mật và giới hạn của sự bảo mật. Việc giúp thân chủ vượt qua khó khăn địi
hỏi nhà tham vấn cần xác định được những mối lo âu có nguyên nhân của thân
chủ, cùng thân chủ xây dựng các mục tiêu đã được xác định và cuối cùng là trò
chuyện về sự chấm dứt mối quan hệ tham vấn. Tất cả những vấn đề trên được nhà
tham vấn bộc lộ trong các giai đoạn khác nhau trong mối quan hệ tham vấn. Sau
đây, tơi xin trình bày về mơ hình tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn.
Giai đoạn 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và
thân chủ
Đây là giai đoạn xây dựng mối quan hệ mật thiết và lòng tin tưởng. Thân
chủ đến tham vấn với những nối băn khoăn lớn. Lần đầu gặp gỡ rất quan trọng vì
đó là thời điểm cả nhà tham vấn và thân chủ có những ấn tượng ban đầu về người
kia; thời điểm thiết lập mối tương giao, quan hệ, tạo niềm tin, xác định vấn đề của
thân chủ, xác định hướng đi.
Trong buổi này, nhà tham vấn cần tạo bầu khơng khí thân thiện vừa phải,
khơng làm thân chủ khó chịu, khơng đi sâu vào chuyện riêng tư quá sớm làm thân
chủ ngại ngùng, mà có thể đi ngay vào mục đích thân chủ tìm đến nhà tham vấn.

1


Nhà tham vấn cần thiết lập bầu khơng khí tin tưởng bằng cách tạo thoải mái cho
thân chủ, hoan nghênh thân chủ đến, giới thiệu bản thân.


Trong giai đoạn xây dựng mối quan hệ và lòng tin nhà tham vấn sử dụng
nhiều hơn kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng thấu cảm. Nhà tham vấn cần lưu ý
một cách chăm chú, cẩn thận khi thân chủ nói về những khía cạnh xúc cảm, tình
cảm; giữ bình tĩnh, kiên trì khi nét mặt, điệu bộ, cách ngồi, cách dùng từ.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
Ở giai đoạn này nhà tham vấn và thân chủ xem xét sự khám phá đầu tiên về
một hay một số vấn đề. Những vấn đề khác cũng có thể xuất hiện khi nhà tham vấn
khám phá tình trạng của thân chủ. Nhà tham vấn và thân chủ cần được sáng tỏ nội
dung ở giai đoạn này là:
-

Vấn đề xuất hiện ở đâu
Vấn đề tồn tại bao lâu
Ai liên quan đến vấn đề ? Liên quan như thế nào?
Mức độ nghiêm trọng của vấn đề ? Vấn đề có đe dọa đến cuộc sống của bản

-

thân hay người khác không ?
Vấn đề trước mắt của thân chủ muốn giải quyết là gì
Vấn đề đã được giải quyết như thế nào ? Thân chủ đã cố gắng như thế nào

-

trong việc giải quyết ? Có ai giúp đỡ khơng ?
Thân chủ cảm thấy như thế nào ?
Nhà tham vấn có thể tham khảo ý kiến của bất kể nhà chuyên môn nào về

những mặt mà nhà tham vấn chưa biết về thân chủ như hỏi những nguồn thông tin
khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề của khách hàng. Nhưng tham vấn phải tuyệt đối

tránh đăt những người cung cấp thơng tin hay người quen của thân chủ vào tình
huống xung đột với thân chủ. Điều này có nghĩa là khi thu thập thơng tin cần có sự
đồng ý của thân chủ hoặc phải báo trước cho thân chủ về những người quen của
thân chủ mà nhà tham vấn muốn gặp và những vấn đề mà nhà tham vấn sẽ hỏi họ.
Sau khi thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau nhà tham vấn đánh giá
các vấn đề của thân chủ theo nhận định ban đàu của mình. Sẽ có những vấn đề mà
2


thân chủ không nhận thức đầy đủ. Đây là lúc mà nhà tham vấn giúp thân chủ cải
thiện suy nghĩ về bản thân và về vấn đề của mình. Để làm rõ vấn đề của thân chủ,
nhà tham vấn có thể mơ hình hóa các mối quan hệ của thân chủ để giúp cho nhà
tham vấn lượng giá được vấn đề của thân chủ và đưa ra được chiến lược can thiệp
nhằm cải thiện mối quan hệ của thân chủ với những người trong gia đình, cũng như
xem xét sự hỗ trợ các dịch vụ xã hội mà thân chủ có thể được hưởng nhằm cải
thiện tình trạng của thân chủ.
Tiếp đến là nhà tham vấn cùng thảo luận về các giải pháp và xây dựng kế
hoạch thực hiện. Với thân chủ là trẻ em, nhà tham vấn khi đưa ra các giải pháp cần
có ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
Nhà tham vấn không nên đưa ra các giải pháp cho thân chủ. Trong trường
hợp thân chủ đủ khả năng đưa ra giải pháp thực hiện, nhà tham vấn gợi ý cho thân
chủ lựa chọn giải pháp qua việc cung cấp thông tin, hoặc giúp thân chủ xác định
các nguồn hỗ trợ và những giới hạn để có được giải pháp phù hợp.
Sau khi thân chủ xác định một giải pháp nào đó, nhà tham vấn cùng thân chủ
phân tích thế mạnh và măt hạn chế của giải pháp. Nhà tham vấn cần tôn trọng lựa
chọn của thân chủ. Giúp thân chủ hiểu và phân tích được những thuận lợi và hạn
chế của từng giải pháp.
Tiếp theo, từ cơ sở lựa chọn các giải pháp phù hợp, nhà tham vấn cùng thân
chủ đưa ra kế hoạch thực hiện ; cùng thân chủ xây dựng các mục đích, mục tiêu

của kế hoạch hành động.
Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện và giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn thân chủ hành động để thay đổi thực trạng vấn đề của mình.
Thân chủ bắt đầu giải quyết những vấn đề đã được khám phá ở giai đoạn trước.
Thân chủ cần hiều rõ trách nhiệm của mình là tích cực tham gia giải quyết vấn đề
của mình, bằng cách thực hiện kế hoạch đặt ra. Ở giai đoạn này, nhà tham vấn cần
3


sử dụng các kỹ năng cần có để thách thức, thôi thúc thân chủ, nhà tham vấn như
một người kiểm tra, theo dõi, động viên, hỗ trợ, điều chỉnh những khó khăn của
thân chủ gặp phải trong q trình hành động.
Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc
Lượng giá bao gồm lượng giá thường xuyên và lượng giá khi kết thúc.
Lượng giá thường xuyên được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình tham
vấn, nhằm xác định kết quả đạt được sau mỗi giai đoạn. Lượng giá thường xuyên
giúp cho thân chủ đi đúng vấn đề, tránh lan man, giúp cho nhà tham vấn nắm ý
chính của vấn đề, kịp thời điều chỉnh, thay đổi giúp thân chủ cản nhận tốt hơn các
tình huống của mình, cũng như một sự kiểm tra lại xem nhà tham vấn và thân chủ
có hiểu ý nhau khơng.
Lượng giá kết thúc khi q trình tham vấn đến giai đoạn kết thúc. Nhà tham
vấn nên lưu ý đến những tiến bộ của thân chủ đã đạt được để củng cố và tăng
cường niềm tin nơi thân chủ, sẽ hỗ trợ, giúp đỡ họ khi cần thiết.
Kết thúc quá trình tham vấn là kết thúc mối quan hệ tham vấn giữa nhà tham
vấn và thân chủ. Thơng thường kết thúc diễn ra khi q trình làm việc đạt được
mục tiêu đầu ra và những biểu hiện cho thấy thân chủ không cần sự hỗ trợ từ phía
nhà tham vấn, hoặc q trình tham vấn khơng làm thay đổi các vấn đề của thân
chủ, nếu tiếp tục sẽ gây hại cho thân chủ hoặc nhà tham vấn bị đe dọa bởi thân chủ.
Hoặc có những lý do khác mà thân chủ chủ động kết thúc quá trịnh làm việc.
Kết thúc là một quá trình, đầu tiên là điều chỉnh lịch hựn theo hướng giãn

dần ra và thưa dần. Trong quá trình này nhà tham vấn cần nhấn mạnh những mục
tiêu đạt được trong thời gian làm việc giúp thân chủ nhận thấy những thay đổi tích
cực của bản thân. Nhà tham vấn lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của
thân chủ và thảo luận những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai và cách ứng
phó với chúng giú cho thân chủ sử dụng những nguồn hỗ trợ một cách hiệu quả.

4


Cuối cùng nhà tham vấn tóm tắt q trình làm việc, điểm lại những gì đã đạt được
cũng như củng cố thêm niềm tin của thân chủ đối với bản thân.
Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc
Thông thường, nhà tham vấn vẫn giữ liên hệ với thân chủ sau quá trình kết
thúc để theo dõi tình trạng của họ. Thời gian theo dõi có thể kéo dài từ 3 tháng đến
1 năm. Trong thời gian theo dõi, thân chủ cũng có thể gặp gỡ nhà tham vấn cũng
có thể gặp gỡ thân chủ theo một lịch trình nhất định để thảo luận về vấn đề của
mình. Việc theo dõi thân chủ sau quá trình làm việc giúp cho nhà tham vấn đánh
giá hiệu quả quá trình làm việc của mình và đánh giá tình trạng vấn đề của thân
chủ. Nhà tham vấn có thể tạo dựng mối quan hệ xã hội với thân chủ sau khi chấm
dứt quan hệ tham vấn và cần đảm bảo các nguyên tắc và quy điều đạo đức.
Phần 2: Phân tích tiến trình một ca tham vấn chi tiết.
1. Thông tin cá nhân:
Họ và tên: Trần H.A
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 02/07/2009
Thân chủ là con một trong gia đình có bố mẹ ly hơn, hiện tại đang sống cùng mẹ
Trình độ văn hóa: Đang học lớp 8 tại một Trường Trung học cơ sở NVT
2. Vấn đề hiện tại: Em H.A được mẹ đưa đến phịng tham vấn khi thấy tình
trạng của em ngày càng xấu đi, mặc dù được mẹ khuyên giải rất nhiều. Trong
khoảng sáu tháng nay, em có nhiều biểu hiện khác lạ so với trước đây. Về cảm xúc,

em ln cảm thấy bồn chồn, khó chịu trong người. Em rất khó kiểm sốt cảm xúc,
lúc nào cũng muốn hét lên, bùng nổ. Về mặt hành vi, em có nhiều hành vi hung
tính như la hét, đập phá đồ đạc, chửi bới người khác. Em đã chửi mẹ nhiều lần và
5


cảm thấy rất có lỗi và hối hận. Trong thời gian nghỉ hè (tiệm cận với thời gian thăm
khám lần đầu) em hay cáu gắt với mọi người, ngủ ít, chơi điện tử nhiều và dành
nhiều thời gian xem đoạn phim trên mạng về chủ đề phim ảnh hành động, viễn
tưởng và ảo thuật
3. Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và thân chủ
Khi đến gặp nhà tham vấn H.A có mẹ em đi theo cùng. Trong thời gian đầu
nói chuyện có cả mẹ ngồi cạnh, em hay đánh mắt về phía mẹ với chút ngại ngùng.
Khi nhà tham vấn mời mẹ ra ngoài chờ để trao đổi với một mình em, thì em tỏ vẻ
hài lòng và thoải mái hơn. H.A là một cậu bé có dáng người nhỏ nhắn, hơi gầy,
nhanh nhẹn, ban đầu em tỏ ra khá trầm và khuôn mặt buồn, nhưng khi được nhà
tham vấn hỏi thì em khá chủ động chia sẻ vấn đề của mình. Em chủ yếu nói câu
ngắn. Nhiều lúc cảm xúc bùng nổ làm em có một số biểu hiện như nói nhanh, vấp,
nói lắp, hay vung chân tay để diễn đạt cảm xúc hay những điều mình muốn chia sẻ.
Em mặc quần áo gọn gàng nhưng hơi cũ và có một vài điểm rách theo phong cách
thời trang thanh thiếu niên hiện tại. Sau khi được nhà tham vấn chia sẻ về tên tuổi,
công việc và các nguyên tắc bảo mật và tạo bầu khơng khí cởi mở thì thân chủ đã
tin tưởng và cởi mở hơn với nhà tham vấn trong buổi trò chuyện đầu tiên, và các
buổi tham vấn sau.
4. Thu thập thông tin và xác định vấn đề của thân chủ
Em H.A là con một sinh ra trong một gia đình có bố bán sơn sau đó chuyển
thành thầy thuốc đơng y, viết sách và xem bói, mẹ làm nghề lao công tại các bệnh
viện và trường học ở thành phố. Năm em một tuổi bố mẹ cãi nhau dẫn đến ly hơn,
hồi đó em cịn q nhỏ để ý thức được mọi chuyện, nên chỉ nghe bà kể lại như vậy.
Tuổi thơ của em phải chứng kiến nhiều cảnh bố mẹ mắng chửi thậm chí là

đánh nhau. Có thời gian lúc em 3 tuổi bố mẹ có quay lại sống chung với nhau và từ
6


đó em liên tục phải chứng kiến cảnh bố mẹ đánh nhau và đánh cả em nữa. Em nhớ
nhất là lúc 3 – 5 tuổi em thấy bố mẹ đánh nhau. Em kể: “Em chỉ biết đứng nhìn
khóc mà khơng làm gì được và cảm thấy bất lực. Em rất thương mẹ, sau này lớn
hơn một chút em mới hiểu lúc đó em cịn q bé để giải quyết những chuyện người
lớn và bảo vệ mẹ”. Nhiều lần mẹ luôn bị bố chửi mắng thậm tệ vì bố vu khống cho
mẹ nói xấu bố với em. Em biết được điều này nhưng mẹ khơng hề nói với em, chỉ
là bản thân em tự nhận thức được điều đó nên em có quyền được ghét được yêu.
Năm em 7 tuổi, em khuyên mẹ và bố nên ở cùng nhau. Theo lời em kể, em
muốn bố mẹ “cho nhau cơ hội” vì em muốn bố mẹ hạnh phúc và bản thân có được
một gia đình đầy đủ có cả bố và mẹ. Nhưng bố tính vẫn vậy khơng thay đổi gì nên
em lại khuyên mẹ ra ở riêng. Lần này thì em với mẹ “đi hẳn” – lời em chia sẻ. Em
cũng vẫn đến nhà bà nội thăm bà thường xuyên nhưng không bao giờ gặp bố dù bố
ở nhà.
Với em, bố từng là một người khá vui tính, hồi nhỏ có đưa em đi chơi công
viên và ăn kem, em cảm thấy vui và hạnh phúc, nhưng những lần đó rất ít. Hiện tại
em khơng muốn nhìn mặt bố vì bố càng ngày càng trở nên lập dị và khác thường.
Chỗ ở của bố rất bẩn và hôi, bố trở nên lười biếng khơng làm việc gì, chỉ ở nhà viết
sách và đọc sách. Bố em ln có nhiều suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, phê phán và
định kiến với mọi chuyện. Đối với em, bố cũng có thái độ và cách ứng xử mang
tính bạo lực. Khi em làm gì sai hoặc khơng theo ý bố là bố ln dùng vũ lực để
giải quyết mọi chuyện. Cách đây hai năm, một lần đi học tiếng Anh, em về muộn,
bố đến tận trung tâm tiếng Anh chửi em, chửi thầy giáo và chửi cả mọi người. “Lúc
đó em chỉ muốn chạy tới và xông vào đánh cho ông ấy một trận.” – lời em chia sẻ.
Trong quá trình làm việc với nhà trị liệu, em dùng nhiều từ ngữ tiêu cực để gọi bố
như “thằng chó”, “lão già”, “đồ khốn nạn”… Em chia sẻ hiện tại những suy nghĩ
tiêu cực về bố ln thường trực trong tâm trí của em.


7


Mối quan hệ của em với mẹ lại ngược lại, Với em, mẹ là người chăm chỉ
làm việc, đôi khi hơi kiên định với suy nghĩ, quan điểm của mình. Mẹ là người
mạnh mẽ luôn là chỗ dựa tinh thần cho em. Theo chia sẻ của mẹ, từ nhỏ em tỏ ra
chín chắn hơn tuổi đã phải chứng kiến những mâu thuẫn giữa bố và mẹ, và chứng
kiến cảnh mẹ vất vả lam lũ kiếm tiền, thậm chí là vay mượn khắp nơi để em có tiền
ăn học cịn bố thì cứ ngồi lì trong nhà, nên em rất thương mẹ.
Về mối quan hệ bạn bè ở lớp, theo như lời em chia sẻ, em thích học và ham
học vì em nghĩ em cần học giỏi để sau này kiếm tiền mua nhà cho hai mẹ con ở.
Em tự nhận thấy mình học đều các mơn và đứng nhóm đầu của lớp và luôn đạt
danh hiệu học sinh giỏi. Dù học giỏi nhưng em khơng thích chơi với nhiều bạn
trong lớp. Em có hai người bạn thân là con trai. Đặc biệt, em rất ghét các bạn nữ vì
các bạn nữ cao lớn hơn mình và tỏ ra người lớn hơn mình.
Khi nhà tham vấn hỏi tại sao em khơng chơi hòa đồng cùng với các bạn, em
trả lời do em không tin tưởng các bạn và các bạn cũng khơng chung sở thích đam
mê như em. Em chia sẻ: “Các bạn ấy chỉ có mấy trị chơi trẻ con bình thường”.
Việc học tập trong thời gian gần đây cũng có nhiều biểu hiện suy giảm. Em
cảm thấy khó tập trung chú ý hoặc trí nhớ trống rỗng khi trên lớp học. Em hay nhìn
ra cửa sổ và suy nghĩ vẩn vơ. Dẫn đến kết quả học tập dạo gần đây có giảm sút
đáng kể, Hiện tại dù đang nghỉ hè, không phải đi học nhưng em luôn cảm thấy uể
oải, mệt mỏi.
Theo lời kể của mẹ thân chủ, nửa năm gần đây em có những hành động và
lời nói kì quặc, được cho là “ mất dậy” khi ở nhà. Mẹ thường nghe thấy con ngồi
nói bậy hoặc chửi một mình, thậm chí là đập phá đồ đạc. Khi mẹ hỏi thì em cáu gắt
và cãi lại lời của mẹ. Ở nhà thân chủ không làm các việc nhà như trước đây từng
giúp mẹ mà cứ thích nằm xem điện thoại cả ngày. Nếu mẹ có thu điện thoại thì cáu
gắt, đập phá thậm chí là chửi cả mẹ. Tuy nhiên sau đó em biết lỗi và biết mình làm

8


thế là sai, nhưng khơng hiểu sao lúc đó em lại làm như vậy và khơng kiểm sốt
được hành vi và lời nói của mình.
Trước kia dù có bị mẹ trách mắng nhưng em chỉ phản biện lại nhưng giờ em
cáu gắt đến mất kiểm soát. Nhiều lúc em muốn hét lên kể cả ở một mình hay chỗ
đơng người.
Theo như lời thân chủ và mẹ của thân chủ chia sẻ thì em là một người khá
già dặn trong suy nghĩ của mình, là một người hay nghĩ và nghĩ tiêu cực, là người
sống tình cảm với mẹ và bà nội. Chỉ duy nhất bố là người khiến em không muốn
nhắc và nghĩ tới mỗi khi được hỏi.
Trong đầu em cũng ln có những suy nghĩ miên man về tương lai, em lo
lắng sợ mình khơng lo được cho mẹ khi mẹ về già, nhỡ không may mẹ bị ốm thì
khơng biết lấy tiền đâu ra để nộp học.
Với bản thân em có niềm đam mê về làm phim ảnh, em có những sở thích về
đạo diễn hoặc dựng phim. Em muốn mua một quyển sách từ lâu em rất thích nhưng
em khơng dám bảo mẹ mua vì giá của nó rất đắt.
Khi chia sẻ với nhà tham vấn, thân chủ ln hỏi em bị vấn đề gì và rất mong
muốn được cải thiện cảm xúc và hành động của mình vì khơng muốn làm tổn
thương đến mẹ, khơng muốn mẹ phải buồn và suy nghĩ về vấn đề của mình. Nên
em đã nhờ mẹ đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
Danh sách vấn đề của thân chủ:
ST
T
1

Các biểu

Mô tả


hiện
Triệu chứng - Hay mệt mỏi và không muốn làm gì trong suốt thời gian
về cơ thể

khoảng 6 tháng gần đây.
- Giảm năng lượng: cả ngày nằm ở nhà chơi và xem điện
thoại, không muốn đi học thêm hay làm việc nhà giúp mẹ
nữa.
9


- Tiết nhiều mồ hơi (thân chủ nói ngắt qng, thở gấp và
2

khô miệng, liên tục phải uống nước)
Cảm xúc tiêu -Dễ cáu gắt, thậm chí mẹ chỉ cần nói nhẹ là em khùng lên
cực

và đập phá đồ đạc, có khi chửi cả mẹ. Lúc nào cũng thấy
buồn bực với mọi người và nhất là nhắc đến bố.
- Khó kiểm sốt được cảm xúc khi ở chỗ đơng người, ln
lo lắng rằng mình làm vậy nhỡ may ảnh hưởng đến người
khác hoặc ai đó.
-Lo lắng nếu như nhà mình nghèo như vậỵ khơng theo
đuổi đam mê và sở thích của mình.
-Lo lắng bản thân bị rối loạn đa nhân cách và phải chữa trị
ngay vì đọc báo thấy nhiều vụ giết người vì những người
đó rối loạn đa nhân cách và sợ mình giống họ.
-Khơng thích kết nhiều bạn vì lo nhà mình nghèo khơng


3

Nhận
tiêu cực

được như các bạn và sẽ bị tẩy chay khỏi nhóm
thức - Mình là người kém cỏi, mọi thứ xảy ra không theo ý kiến
của mình.
- Bố là một người tồi tệ, lập dị, bạo lực.
- Bạn bè trong lớp khơng thích, khơng hiểu mình, không
thể chơi cùng. Đặc biệt, nhận thức tiêu cực về bạn khác
giới.
-Tương lai xấu có thể xảy ra (bản thân khơng giỏi, khơng
thành cơng; mẹ bị ốm bệnh khơng có tiền sinh hoạt, học

4

tập).
Hành vi kém - Chỉ cần một tác động nhỏ là cảm thấy chân tay co cứng
thích ứng và và thường xuyên hét lên thật to hoặc đôi khi là chửi bậy.
hành vi tự gây - Liên tục diễn đạt bằng cả hành động như: khua tay múa
hại

chân
10


5


Các hoạt động - Ngủ ít, giấc ngủ kém, thức dậy muộn.
chức năng

-Uể oải, thiếu năng lượng, động lực khi thức dậy, lười
biếng hơn
-Lệ thuộc vào phim ảnh, youtube, game trên mạng
-Sa sút trong học tập.
-Giảm giao tiếp và tương tác với bạn bè.
-Chất lượng các mối quan hệ suy giảm.

5. Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
(a)Giảm các triệu chứng rối loạn lo âu:
-

Giảm các triệu chứng về tâm lý như cảm giác lo âu, khó chịu, tăng giá trị

-

bản thân, hình thành tư duy tích cực.
Tổ chức lại lịch sinh hoạt hàng ngày cho hợp lý
Quản lý thời gian chơi game
Thay đổi niềm tin sai lệch
Kích hoạt hành vi (có thể là thay thế một phần thời gian chơi game bằng
hoạt động khác)

(b) Cải thiện các mối quan hệ với những người xung quanh
-

Tăng cường các nguồn hỗ trợ xã hội cho bản thân
Cải thiện mối quan hệ với bố

Cải thiện mối quan hệ với các bạn

(c) Cải thiện kĩ năng ứng phó với cảm xúc, trạng thái tiêu cực.
-

Học các kĩ năng mới để có những chiến lược ứng phó tích cực cho những

-

tình huống, cảm xúc tiêu cưc trong cuộc sống
Luyện tập kỹ năng quản lý cảm xúc.
Tạo tâm thế sẵn sàng đương đầu. ý thức quý trọng và bảo vệ sức khoẻ
tâm thần cho bản thân.

11


Trong giai đoạn này nhà tham vấn có sự trao đổi thống nhất về giải pháp với mẹ
của thân chủ.
6. Triển khai và thực hiện giải quyết vấn đề
Thông qua các kỹ năng tham vấn như: kỹ năng hỏi chuyện, kỹ năng đặt câu hỏi,
kỹ năng thấu cảm, kỹ năng tóm lược, kỹ thuật đánh giá cảm xúc, kỹ thuật đánh giá
cảm xúc, kỹ thuật giáo dục tâm lý nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức được vấn
đề hiện tại. Ngoài ra, nhà tham vấn hướng dẫn thân chủ luyện tập kỹ thuật dãn cơ
tuần tiến để thư giãn và giảm thiểu những biểu hiện thể lý của lo âu. Thân chủ cũng
được yêu cầu viết nhật kí “theo dõi lại” những cảm xúc, hành động mà “con quỷ lo
âu” chi phối trong ngày. Nhà tham vấn dặn dò thân chủ về việc thực hiện những
bài tập thư giãn đã học mỗi khi “con quỷ” xuất hiện và ghi lại kết quả để trao đổi
trong lần gặp tiếp theo.
Nhà tham vấn cùng thân chủ liệt kê những công việc hàng ngày mà trước kia

làm và chọn ra những hoạt động yêu thích và hoạt động mang tính trách nhiệm cần
làm để giúp mẹ. Ngoài ra trong giai đoạn này nhà tham vấn thông qua các kỹ thuật
giúp thân chủ hình thành kỹ năng tư duy tích cực, giúp thân chủ kế hoạch lại cuộc
sống, lịch sinh hoạt, tạo động lực thay đổi và cố gắng.
Để thân chủ thay đổi và thốt ra khỏi hồn cảnh cụ thể, nhà tham vấn cũng
giúp thân chủ nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thông qua việc sử
dụng “Cửa sổ Johari”, giáo dục tâm lý về tầm quan trọng của các ngồn hỗ trợ xã
hội, luyện tập các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. Thân chủ nghiêm túc thực
hiện và có hiệu quả nhất định. Các vấn đề của thân chủ dần dần được cải thiện và
tiến hành kết thúc với việc đánh giá lại các vấn đề của thân chủ.
Ngồi ra trong q trình này, được sự trao đổi và thỏa thuận từ phía thân chủ
và mẹ nhà tham vấn có sự trao đổi với cơ giáo chủ nhiệm và hai bạn thân của thân
12


chủ. Nhà tham vấn có trao đổi về các khó khăn của thân chủ mong sự hỗ trợ từ
phía cơ giáo trong các hoạt động ở lớp và cô giáo đã đồng ý hỗ trợ thân chủ thông
qua các hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khóa, các giờ lên lớp. Còn với hai bạn
của thân chủ, giúp hai em hiểu hơn về vấn đề của thân chủ tránh những hiểu lầm
khơng đáng có xuất phát từ những khó khăn của thân chủ. Và nhờ sự trợ giúp của
các bạn để thân chủ mở rộng các mối quan hệ bạn bè.
7. Lượng giá và kết thúc
Lượng giá thường xuyên thông qua các hoạt động sau mỗi buổi tham vấn
như sử dụng các thang kế cảm xúc để đánh giá sự thay đổi cảm xúc của thân chủ
sau mỗi lần tham vấn. Bên cạnh đó, kiểm tra các hoạt động, bài tập về nhà (nói
chuyện và kết bạn ở lớp) được giao cho thân chủ nhằm theo dõi sự thay đổi và cố
gắng của thân chủ, đưa ra điều chỉnh kịp thời như kiểm tra nhiệm vụ về nhà về việc
thực hiện kế hoạch, thực hiện cửa sổ Johari với người thân,…
Quá trình tham vấn kết thúc với việc đánh giá lại cảm xúc của thân chủ và sự
đồng thuận từ phía thân chủ và mẹ thân chủ khi cả nhà tham vấn và mẹ đều nhận

thấy thân chủ có những thay đổi tích cực, thân chủ có sự ổn định lại trong cảm xúc,
hành vi trong thời gian gần đây. Và tiến hành kết thúc như mong muốn từ phía thân
chủ và mẹ.
Thân chủ thực hiện lại các bài trắc nghiệm lo âu và trầm cảm cho kết quả ở
mức bình thường.
Thang đo

Kết quả

Thang đánh giá lo âu và trầm cảm Khơng có thang đo nào ở mức bất
trẻ em và thanh thiếu niên

thường

Lo âu tổng quát dành cho trẻ em

6 điểm: Mức độ lo âu thấp

Trầm cảm trẻ em và thanh thiếu niên 5 điểm: Không trầm cảm
(CDI)

13


8. Theo dõi sau khi kết thúc
Theo dõi sau trị liệu tới sẽ nhằm đánh giá khả năng duy trì và sự cam kết của
thân chủ về những hoạt động sau tham vấn và điều chỉnh những vấn đề nguy cơ
phát sinh sau tham vấn.
Sau tiến trình làm việc nhà tham vấn gặp những khó khăn nhất định trong
việc ứng dụng các kỹ năng tham vấn cũng như áp dụng các quy trình tham vấn vào

thực hành ca. Đặc biệt đối với những thân chủ là trẻ em, thì việc phân tích, diễn
giải giúp thân chủ nhận diện vấn đề cũng gặp những hạn chế nhất định. Và hơn nữa
việc thuyết phục sự đồng thuận, hỗ trợ từ phía người lớn cũng gặp những khó khăn
nhất định như việc đưa ra những thỏa thuận và giải pháp, lấy ý kiến từ bố mẹ thân
chủ. Do đó, khi làm việc với trẻ em cần có nhiều điều cần lưu ý và có sự cân nhắc
giữa việc đáp ứng các nguyên tắc làm việc và quy điều đạo đức.

Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXBĐHQGHN
2. Nguyễn Thị Minh Hằng (2016), Giáo trình tâm lý học lâm sàng, NXB ĐHQG
HN
3. Phạm Văn Tư, Hoàng Anh Phước, Nguyễn Thị Mai Hương (2019), Tham vấn
trường học, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Unicef (2005), Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng

14



×