Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài giảng Ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp - Chương 4: Các vấn đề đạo đức và pháp luật trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.19 KB, 9 trang )

HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

Chương 4
Các vấn đề đạo đức và pháp luật
trong thương mại điện tử
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nội dung chương 4
4.1. Các vấn đề đạo đức trong thương mại điện tử
◦ 4.1.1. Tổng quan đạo đức kinh doanh
◦ 4.1.2. Vấn đề đạo đức kinh doanh trực tuyến

4.2. Các vấn đề pháp luật trong thương mại điện tử
◦ 4.2.1. Các quyền riêng tư
◦ 4.2.2. Quyền sở hữu tài sản trí tuệ
◦ 4.2.3. Bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tuyến

4.3. Nghiên cứu tình huống

BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

57


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021


4.1. Các vấn đề đạo đức trong thương mại điện tử
4.1.1. Tổng quan đạo đức kinh doanh
 Đạo đức là trọng tâm của các cuộc tranh luận xã hội và chính trị về Internet. Đạo đức
là nghiên cứu các nguyên tắc mà các cá nhân và tổ chức có thể sử dụng để xác định
hành vi đúng và sai.
 Trong đạo đức, người ta cho rằng các cá nhân là những tác nhân đạo đức tự do
những người có quyền lựa chọn. Khi đối mặt với các hướng hành động thay thế, sự lựa
chọn đạo đức chính xác là gì?
 Mở rộng đạo đức từ các cá nhân đến các công ty kinh doanh và thậm chí tồn bộ xã
hội có thể khó khăn, nhưng khơng phải là khơng thể. Miễn là có cơ quan hoặc cá nhân
ra quyết định (chẳng hạn như hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành trong một
doanh nghiệp công ty, hoặc cơ quan chính phủ trong xã hội), các quyết định của họ có
thể được đánh giá dựa trên nhiều nguyên tắc đạo đức

4.1. Các vấn đề đạo đức trong thương mại điện tử
4.1.1. Vấn đề đạo đức kinh doanh trực tuyến
 Nếu bạn hiểu một số nguyên tắc đạo đức cơ bản, khả năng suy luận của bạn
về các cuộc tranh luận xã hội và chính trị lớn hơn sẽ được cải thiện. Trong văn
hóa phương Tây, có bốn nguyên tắc cơ bản mà tất cả các trường phái tư tưởng
về đạo đức đều chia sẻ: trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm pháp lý
và quy trình tố tụng (responsibility, accountability, liability, and due process).
 Trách nhiệm có nghĩa là với tư cách là tác nhân đạo đức tự do, các cá nhân,
tổ chức và xã hội phải chịu trách nhiệm về những hành động họ thực hiện.
 Trách nhiệm giải trình có nghĩa là các cá nhân, tổ chức và xã hội phải chịu
trách nhiệm trước những người khác về hậu quả của hành động của họ.

BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

58



HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

Trách nhiệm pháp lý
 Theo nghĩa rộng, trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ, chức trách phải làm theo quy định
của pháp luật, còn theo nghĩa hẹp, đó là hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do
hành vi vi phạm pháp luật.
 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý:
 Thứ nhất, là một loại trách nhiệm do luật pháp quy định;
 Thứ hai, luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được Nhà nước quy định trong phần chế
tài của các quy phạm pháp luật;
 Thứ ba, là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể, nó thể hiện rõ qua việc chủ thể phải chịu
những thiệt hại về vật chất, tinh thần do vi phạm pháp luật;
 Thứ tư, phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra.

Phân loại trách nhiệm pháp lý
 Dựa vào tính chất của trách nhiệm, có các loại: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân
sự, trách nhiệm hành chính, và trách nhiệm kỷ luật.
 Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý do toà án áp dụng đối với người có hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
 Trách nhiệm hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước
áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính.
 Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp luật do toà án hoặc các chủ thể khác áp
dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự.
 Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, tổ chức của nhà
nước áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức của mình khi
họ vi phạm pháp luật.


BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

59


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

4.1. Các vấn đề đạo đức trong thương mại điện tử
4.1.1. Vấn đề đạo đức kinh doanh trực tuyến
 Nguyên tắc thứ ba - trách nhiệm pháp lý - mở rộng các khái niệm về trách
nhiệm và trách nhiệm giải trình sang lĩnh vực luật pháp. Trách nhiệm pháp lý là
một đặc điểm của hệ thống chính trị trong đó có cơ quan pháp luật cho phép
các cá nhân khôi phục những thiệt hại do các tác nhân, hệ thống hoặc tổ chức
khác gây ra cho họ.
 Quy trình tố tụng là một đặc điểm của các xã hội có pháp luật và đề cập đến
một quy trình trong đó các luật được biết và hiểu, và có khả năng khiếu nại lên
các cơ quan cấp cao hơn để đảm bảo rằng các luật đã được áp dụng một cách
chính xác.

Tiến thối lưỡng nan (Dilemmas)
Tình huống tiến thối lưỡng nan là một tình huống trong đó có ít nhất hai hành
động hồn tồn trái ngược nhau, mỗi cái đều hỗ trợ một kết quả mong muốn.
Khi đối mặt với một tình huống lưỡng nan - một tình huống khó xử về đạo đức,
làm thế nào có thể xử lý? Sau đây là quy trình năm bước:
• Xác định và mơ tả rõ ràng các sự kiện
• Xác định các xung đột và xác định các giá trị bậc cao hơn bị liên lụy.
• Xác định các bên liên quan.
• Xác định các tùy chọn mà bạn có thể thực hiện một cách hợp lý.

• Xác định hậu quả tiềm ẩn của các tùy chọn của bạn

BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

60


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

Các nguyên tắc đạo đức
1. Quy tắc vàng: Hãy làm với người khác như cách bạn làm với họ.
2. Chủ nghĩa phổ quát: Nếu một hành động khơng đúng cho mọi tình huống, thì nó
khơng đúng cho bất kỳ tình huống cụ thể
3. Độ dốc trơn trượt: Nếu một hành động không thể được thực hiện liên tục, thì điều đó
là khơng đúng ở tất cả. Một hành động có thể hoạt động trong một trường hợp để
giải quyết vấn đề, nhưng nếu lặp lại, sẽ dẫn đến một kết quả tiêu cực.
4. Nguyên tắc bất lợi tập thể: Thực hiện hành động để đạt được giá trị lớn hơn cho tất
cả xã hội. Quy tắc này giả định rằng bạn có thể ưu tiên các giá trị theo thứ tự xếp
hạng và hiểu hậu quả của các quá trình hành động khác nhau.
5. Lo ngại rủi ro: Thực hiện hành động ít gây hại nhất.

4.2. Các vấn đề pháp luật trong thương mại điện tử
4.2.1. Các quyền riêng tư
Quyền riêng tư (Privacy): Quyền nhân thân của các cá nhân được độc lập một
mình khơng bị giám sát hoặc can thiệp từ khác cá nhân hoặc tổ chức, bao gồm
cả nhà nước.
Quyền bảo vệ thông tin cá nhân (Information Privacy): bảo mật thông tin riêng
tư bao gồm quyền cá nhân yêu cầu chính phủ hoặc các công ty kinh doanh

không nên thu thập các thông tin cụ thể và quyền cá nhân kiểm soát việc sử
dụng thông tin đã thu thập về họ.
Quyền được lãng quên (Right to be forgotten): Quyền của các cá nhân yêu cầu
chỉnh sửa và xóa thơng tin cá nhân trực tuyến

BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

61


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

4.2. Các vấn đề pháp luật trong thương mại điện tử
4.2.2. Quyền sở hữu tài sản trí tuệ
 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi 2009
 Luật nhãn hiệu Đức
 Đạo luật Lanham của Hoa Kỳ

Ví dụ: Án lệ Tiffany kiện SGD Ebay
 Năm 2003, sau khi phát hiện ra một số lượng đáng kể hàng giả nhãn hiệu Tiffany đang
được bán trên eBay, Tiffany đã liên hệ với eBay trong một nỗ lực để hạn chế việc bán
các mặt hàng đó.
 Tuy nhiên, Tiffany khơng hài lịng với những nỗ lực của eBay đối với việc khắc phục
vấn đề hàng giả và đã gửi đơn kiện eBay, khẳng định eBay đã tạo điều kiện cho việc
quảng cáo và bán hàng giả nhãn hiệu Tiffany trên sàn.
 Trong đơn kiện lần đầu năm 2004, Tiffany đã khiếu kiện sàn eBay có hành vi vi phạm
nhãn hiệu có tính chất góp phần, quảng cáo sai sự thật vì nó đã tạo điều kiện và quảng
cáo đồ trang sức Tiffany giả trên sàn eBay, và yêu cầu bồi thường.


BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

62


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

4.2. Các vấn đề pháp luật trong thương mại điện tử
4.2.3. Bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trực
tuyến
 Hàng giả:
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế , các sản phẩm làm giả bao gồm các mặt
hàng bắt chước rất giống vẻ ngồi của các sản phẩm thương hiệu chính gốc để đánh
lừa khách hàng. Các sản phẩm giả còn gồm các loại hàng hóa và việc phân phối hàng
hóa đó chưa được kiểm định và được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, như quyền
tác giả, các nhãn hiệu và thương hiệu.
Theo Đạo luật Lanham của Hoa Kỳ, hàng giả là hàng hóa vi phạm bằng sáng chế, vi
phạm quyền tác giả và vi phạm nhãn hiệu. Hàng giả là hàng có nhãn hiệu giống hệt
hoặc về cơ bản không thể phân biệt được từ một nhãn hiệu đang được sử dụng và đã
đăng ký. Khách hàng mua hàng giả nhưng có thể bị nhầm lẫn rằng họ mua hàng chính
hãng

Hàng giả
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, luật sửa đổi năm 2009, “Hàng giả” gồm:
1) Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ, bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả
mạo chỉ dẫn địa lý;
2) Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hố, bao bì của hàng hố có gắn nhãn hiệu,

dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng
cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ
chức quản lý chỉ dẫn địa lý;
3) Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể
quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

63


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

4.3. Nghiên cứu tình huống
Lazada bị First News - Trí Việt kiện vì bán sách giả 'Muôn kiếp nhân sinh', 'Đắc nhân tâm'...

/>Yêu cầu Lazada tháo gỡ sách giả, chặn bán sách giả
Trong đơn kiện, bên ngun u cầu Lazada "tháo gỡ ngay tồn bộ thơng tin liên quan của các gian
hàng bán sách giả bị phát hiện; có biện pháp quản lý, kiểm sốt và ngăn chặn tình trạng bn bán sách
giả trên sàn thương mại điện tử Lazada và buộc các nhà sách, gian hàng bán sách phải chứng minh
được nguồn gốc hợp pháp của các quyển sách đang được mua bán".

Cứ 19 cuốn sách bán ra thì có 18 cuốn sách giả
Trong nhiều năm đấu tranh chống sách giả, First
News - Trí Việt thống kê: "Cứ 19 cuốn sách được
bán ra thì có 18 cuốn sách giả, kém chất lượng".
Kết luận này là do cơng ty phát hiện có đến 18 nơi
in lậu những đầu sách bán chạy như Đắc nhân tâm,

Quẳng gánh lo đi và vui sống, bộ 16 cuốn Hạt giống
tâm hồn, Đi tìm lẽ sống, Bí mật may mắn, Hành
trình về phương Đông...
/>
BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

64


HỌ VÀ TÊN CHV: .............................

7/29/2021

Câu hỏi ôn tập
1)

Nêu các vấn đề đạo đức kinh doanh trực tuyến. Sự phát triển của TMĐT có tác động
như thế nào vào đạo đức kinh doanh?

2)

Phân biệt các thuật ngữ: nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế theo luật sở hữu trí
tuệ.

3)

Phân biệt vi phạm nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế.

4)


Xử lý vi phạm nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, lấy ví dụ minh họa.

5) Trình bày quan điểm về giải quyết vấn đề Trí Việt kiện Lazada – tham chiếu Nghị
định 52 năm 2013 của CP.

BG UD TMĐT TRONG DN@BMTMĐT_TMU

65



×