Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài thu hoạch truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.81 KB, 6 trang )

Bài thu hoạch truyện kiều:

Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
quốc hồn quốc túy của dân tộc
I. Đại thi hào Nguyễn Du:
1. Cuộc đời:
Nguyễn Du (1756-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên
Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc quyền quý,
nhiều đời làm quan. Cha ông là Nguyễn Nghiễm - một người từng làm tể tướng trong triều
Lê, anh của ông là Nguyễn Khản, làm chức Tham Tụng trong phủ chúa Trịnh, ngay cả mẹ của
ông là Trần Thị Tần cũng là một người xinh đẹp, thông minh, nết na, sắc sảo. Người xưa cịn
có câu thơ để nói về dòng họ Nguyễn Tiên Điền:
Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan
Trong thời thơ ấu và thanh niên, ơng có một cuộc sống hào hoa, sung túc cùng gia đình ở
kinh thành Thăng Long. Được lớn lên trong một gia đình chức cao vọng trọng, nhiều đời làm
quan lại thêm có truyền thống văn học, thích ca xướng, Nguyễn Du có điều kiện để hiểu về
cuộc sống phong lưu, hào hoa của giới quý tộc.
Nhưng cuộc sống nhung lụa không kéo dài quá lâu, lên 12 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha
lẫn mẹ, phải đến sống cùng người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Khơng lâu sau thì
anh mất chức quan trong triều, gia đình tan tác, cuộc đời xơ đẩy Nguyễn Du vào 10 năm gió
bụi, lưu lạc tha hương. Trong 10 năm đằng đẵng, ông sống 1 cuộc đời nghèo khổ, phong trần,
thiếu thốn, cơ hàn ở Thái Bình. Song, đây cũng là điều kiện để ơng có những vốn sống thực
tế, gần gũi với quần chúng nhân dân, thôi thúc ông suy ngẫm về những kiếp nhân sinh. Từ đó
hiểu được cuộc sống người dân điêu linh, cực khổ, nhân dân đang rơi vào thảm cảnh của lầm
than và đau đớn. Chính ơng cũng đã có những câu thơ mang đầy khổ ải về giai đoạn sóng gió
của cuộc đời:
Tráng chí bạc đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Khi vua Gia Long lên ngôi, ông được cử ra làm quan triều Nguyễn, giữ chức vụ cao và
được cử làm chánh sứ Trung Quốc. Điều này đã giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã


hội, con người, làm ơng thay đổi cách nhìn về nhân sinh quan, thế giới quan vốn lắm góc
cạnh, cũng là giúp ơng có thêm hiểu biết, kiến thức về văn hóa, truyền thống của Trung Hoa.
Đến năm 1920, ơng được vua Minh Mạng cử đi xứ Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì ơng đã
qua đời ở kinh thành Huế.
Có thể nói, Nguyễn Du đã sống một cuộc đời thăng trầm, nhiều biến động, từ đó đã tạo
cho ơng một vốn sống phong phú, một tâm hồn sâu sắc.
2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
a) Những yếu tố kết tinh nên thiên tài văn học Nguyễn Du:
Luận về những yếu tố tạo nên chất văn của đại thi hào Nguyễn Du, có lẽ ta khơng thể
nhắc đến thời đại mà ông sống: cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX. Cuộc đời ông gắn liền với
sự thay đổi của thời đại, với giai đoạn trước ngưỡng sự suy tàn, mục rữa của chế độ phong
kiến. Đó là một thời đại đầy bão táp và giơng gió của lịch sử, những cuộc chiến tranh phi
nghĩa kéo dài liên miên giữa các tập đoàn phong kiến khiến cho cuộc sống nhân dân vốn đã ở
dưới đáy nay thêm điêu đứng, lầm than, số phận con người bi thảm, phải rên xiết dưới gót dày
của giai cấp thống trị. Song song với đó, ơng cịn có 10 năm gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc,


sống trong nghèo khó và cơ cực. Chính vì vậy mà ngịi bút của ơng cũng đã ln phác nên
những con chữ của lịng nhân đạo, những thơng thiết của hiện thực đắng cay, để rồi tạo nên
những tuyệt bút được mệnh danh là đỉnh cao của văn học như “Truyền Kiều”.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, gia đình và quê hương cũng là một yếu tố vô cùng quan
trọng để tạo nên một thiên tài văn học được đời đời ca tụng. Dịng họ Nguyễn Tiên Điền vốn
có gốc gác ở Hà Tĩnh - một mảnh đất địa linh nhân kiệt với những con người cần cù, chăm
chỉ, tài giỏi, mang dáng dấp mộc mạc, dung dị, chân phương, có truyền thống khoa bảng lớn.
Mẹ ơng lại đến từ cái nôi văn học dân gian Bắc Ninh, tạo cho ông một hiểu biết sâu sắc về nét
đẹp văn học dân tộc và một giọng văn ngọt ngào, da diết. Cộng thêm được sinh ra và lớn lên ở
kinh thành Thăng Long “nghìn năm văn hiến”, Nguyễn Du có kiến thức sâu rộng về văn hóa
của dân tộc và góc nhìn sâu sắc về cuộc đời. Và trong những ngày tháng sinh sống ở Thái
Bình – quê hương của người vợ Đồn Thị H, ơng có được vốn kiến thức góp nhặt từ nhiều
vùng miền, khiến cho thơ ơng mang nét đặc trưng của vùng cỏ lúa bạt ngàn, có thể kể đến câu

thơ:
Một vùng cỏ áy bóng tà
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau
Thơ văn Nguyễn Du là sự cộng hưởng từ nhiều văn hóa, vùng miền, tầng lớp, tạo tiền đề cho
cái “tâm” thương người, nhân hậu của ông cất cánh thành cái “tầm” đưa văn học dân tộc lên
tới đỉnh cao.
b) Đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Du:
* Nội dung: Có thể khẳng định rằng, trang văn dưới ngòi bút của Nguyễn Du chính là đỉnh
cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam. Đầu tiên là bởi trong tác phẩm
của ông luôn lấp lánh những yêu thương và cảm thông đối với những con người nhỏ bé, bất
hạnh, bị xã hội coi rẻ. Đồng thời ông đề cập đến thân phận và ngợi ca, trân trọng những người
phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là những người phụ nữ có sắc đẹp và tài văn chương.
Ơng cũng ngợi ca, trân trọng tình u lứa đơi, đưa những mối tình trong sáng đẹp đẽ vượt lên
trên lễ giáo phong kiến, tôn vinh một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội công bằng. Cuối cùng,
ông bày tỏ thái độ căm phẫn, chán ghét đối với xã hội phong kiến bạo tàn, mục nát, bất công.
* Nghệ thuật: Thơ văn chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Du đều là thành công đỉnh cao của
văn học trung đại - điều đã được minh chứng ngay trong những tác phẩm của ơng. Thơ chữ
Hán đạt đến trình độ mẫu mực của loại văn chương bác học. Ngòi bút của ông đã thành công
ghi dấu ấn ở nhiều thể loại: thất ngôn, ngũ ngôn, ca, hành,… bởi những ngôn từ uyên bác,
tinh luyện. Song song với đó, thơ chữ Nôm cũng là thành công xuất sắc của thơ Tiếng Việt về
nhiều mặt: sử dụng thể thơ lục bát, ngôn ngữ trong kể chuyện bằng thơ, tinh tế trong nghệ
thuật tả cảnh ngụ tình, khéo léo đến hồn hảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật phong phú
với những diễn biến tâm trạng có chiều sâu…
Khơng chỉ là một người hiểu sâu biết rộng, Nguyễn Du còn là một người có trái tim
ấm áp, giàu tình u thương, xứng đáng được mệnh danh là một nhà chủ nghĩa nhân đạo lớn,
một tác gia lớn, một danh nhân văn hóa thế giới.
II. Đoạn Trường Tân Thanh – khúc nhạc bất hủ vang lên muôn đời:
1. Nguồn gốc: Truyện Kiều được Nguyễn Du lấy cốt truyện từ bộ văn xuôi “Kim Vân Kiều
Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân - một nhà viết kịch sống tại thời nhà Minh. Ban đầu, tác
phẩm được Nguyễn Du đặt tên là “Đoạn Trường Tân Thanh” – mang nghĩa “tiếng kêu mới về

nỗi đau đứt ruột”, sau đổi thành “Truyện Kiều” . Mặc dù lấy cảm hứng từ bộ Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng sự sáng tạo về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn
Du là vơ cùng lớn, vì vậy đây khơng phải là một đạo phẩm, ngược lại còn là một tuyệt phẩm


của muôn đời.
2. Những giá trị vượt thời gian trong “truyện Kiều”:
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết trong “tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”:
“Nguyễn Du viết Kiều, cả đất nước hóa thành văn”. Quả thật là như vậy, từng câu thơ trong
Truyện Kiều làm vang lên tiếng kêu xé lòng của hiện thực chát chúa, cũng làm vang lên
những khúc nhạc đẹp đẽ của một kiếp người. Cuộc đời trong thơ của Nguyễn Du trọn vẹn về
cả nội dung lẫn nghệ thuật, khiến cho đời đời lưu tâm.
Trước hết, “Truyện Kiều” là một bản cáo trạng đanh thép về quyền sống bị chà đạp, nơi
mà địa vị và vật chất lên ngôi, thống trị và đẩy con người và cảnh khổ đau, bi lụy. Đó là sự
lạm quyền của bọn quan tham, là sự mục rữa trong nhân cách của bọn buôn thịt bán người, là
sự lên ngôi của những đồng tiền bẩn thỉu, nhớp nhúa. Vì của cải, chức sắc mà con ngời đã chà
đạp lên quyền sống của người khác, khiến cho giá trị đạo đức bị dồn ép xuống tận cùng. Đồng
thời, tác phẩm cịn là bài ca cao khiết của tình u đôi lứa, ước mơ công lý và một cuộc sống
công bằng, bác ái, là tiếng khóc cho số phận con người bé nhỏ, mong manh. Nguyễn Du đã
thực sự đồng cảm, sẻ chia trước nỗi đau của con người. Truyện Kiều là một tiếng kêu thương
đứt ruột, là một dòng nước mắt vĩ đại cho những số kiếp đọa đày, điêu linh. Cuối cùng,
Nguyễn Du đã tấu lên khúc ca tơn vinh vẻ đẹp con người, là tiếng nói hiểu đời, hiểu người,
thể hiện một tấm lòng hết mực trân trọng, bao dung đối với viên ngọc sáng trong lòng người.
Khơng dừng lại ở đó, giá trị nghệ thuật trong “Truyện Kiều” cũng là một thành công
vang dội trong kho tàng thơ văn dân tộc. Với số câu thơ lên đến 3254, Nguyễn Du đã thành
công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, từ tuyến chính diện đến tuyến phản diện đều cho
độc giả một cái nhìn rõ nét và sâu sắc. Đồng thời ơng cịn sử dụng nhuần nhuyễn những bút
pháp đặc trưng của văn học trung đại như tả cảnh ngụ tình, vẽ mây nẩy trăng, ước lệ tượng
trưng,.. Nghệ thuật kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm có sự lơi cuốn, là sự đan xen giữa 2
yếu tố tự sự và trữ tình. Ơng đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học với

tinh hoa của ngơn ngữ bình dân trong tác phẩm của mình, đưa ngơn ngữ văn học của dân tộc
trong “truyện Kiều” lên một đỉnh cao chói lọi.
III. “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
1. Chị em Thúy Kiều:
Nhà văn người Nhật Nomura Mizuki từng viết: “nhà văn khơng chỉ là ngưịi kể lại sự
thật, họ cịn là ngời góp nhặt ánh sáng tồn tại trong đó và tạo ra những câu chuyện mới”.
Những ánh sáng mà văn nhân góp nhặt – ánh sáng của văn chương mang một sức mạnh thật
diệu kì. Nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim ng đọc, để lại biết bao rung cảm, suy nghĩ về
cuộc đời. Giữa bản hợp xướng ngơn từ Việt Nam, có một nốt nhạc rất đẹp mang tên “truyện
kiều” đã kết tinh dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du. Đặc biệt, khi đọc tác phẩm, độc
giả khơng thể khơng ấn tượng với đoạn trích “chị em thúy kiều” - mở ra 2 bức chân dung
tuyệt mĩ về Thúy Vân Thúy Kiều.
Đầu tiên, độc giả không khỏi xuýt xoa khi được chứng kiến những nét phác chung
quan về vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Vân Thúy Kiều
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Ngay từ dòng thơ đầu tiên, với ngòi bút tài hoa sắc nét, Nguyễn Du đã giới thiệu về 2 chị
em về thứ bậc, tên gọi và hình hài cốt cách của hai nàng. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng
kết hợp với tiểu đối, ẩn dụ, hiện ra trước mắt ta là hình ảnh “2 ả tố nga” kiều diễm, mĩ lệ. Hai


chị em nhà họ Vương có dung nhan tuyệt trần như thể nàng tiên bước ra từ bức tranh tố nữ
ngày xưa. Họ đẹp một vẻ đẹp rất đỗi hoàn hảo: đẹp từ dung mạo đến phẩm cách. Hai chị em
đều có một cốt cách thanh tao, mềm mại, duyên dáng, mảnh dẻ như cành mai và một tâm hồn
trắng trong, trinh bạch, tinh khôi như tuyết trắng. “Mai” và “tuyết” được đưa lên đầu 2 vế của
câu thơ, từ đó tạo nên một cặp tiểu đối để nhấn mạnh một vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn,
từ ngoồi vào trong một cách trọn vẹn. Vân và Kiều ai cũng mang một vẻ đẹp hoàn mĩ, song
mỗi người lại có một nét đẹp riêng: “mỗi người một vẻ 10 phân vẹn 10”. Thành ngữ mà

Nguyễn Du sử dụng đã thành cơng khẳng định được những khí thái khơng thể lẫn lộn của hai
chị em Kiều và Vân, khiến cho độc giả ngỡ ngàng như đang được bước vào trang sách để tận
mắt ngắm nhìn những đường nét kiều diễm của Thúy Kiều và Thúy Vân.
Tiếp đến, tác giả đã để ngịi bút của mình khắc họa bức chân dung đẹp đẽ của Thúy
Vân.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da
Tác giả thật tinh tế khi dùng những phép liệt kê, ước lệ tượng trưng đặc sắc để đi sâu vào
miêu tả những nét đẹp thanh tú của Thúy Vân, giúp độc giả tuy chỉ có thể cảm nhận vẻ đẹp ấy
qua trang văn nhưng cũng hình dung rõ nét được một khí thái trang trọng, cao sang, đặc biệt,
q phái, khó mà lẫn lộn với một ai khác. Phép ẩn dụ “khuôn trăng đầy đặn” đã gợi ra được
một gương mặt tròn trĩnh, phúc hậu như vầng trăng ngày rằm, lại thêm “nét ngài nở nang” –
chân mày dáng cong, hơi đậm, từ đó giúp cho Vân thêm khí chất, quyến rũ. Ở câu thơ:
“hoa cười ngọc thốt đoan trang
mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa, những chuẩn mực của thiên nhiên để tô đậm cho vẻ
đẹp của nàng, vẻ đẹp của nàng giờ đây đã vươn tới ngưỡng mức ngang tầm với thiên nhiên.
Bởi nàng nở một nụ cười trên môi như hoa tươi nở dưới nắng, lời ăn tiếng nói của nàng duyên
dáng, khéo léo như hạt trân châu kiêu sa rơi trên mâm bạc, tính cách và cốt cách nàng đoan
trang, đài các, trang nghiêm, đứng đắn. Đặc biệt, Nguyễn Du đã phải dùng đến từ “mây thua”
và “tuyết nhường” mới có thể miêu tả được sắc đẹp của nàng Vân, bởi mái tóc của nàng bồng
bềnh, sn mượt, mềm mại hơn cả lản mây trên cao, làn da nàng trắng trẻo, hồng hào khiến
cho bông tuyết kia cũng phải nhường một bước. Tự cổ chí kim, thiên nhiên như đã trở thành
một chuẩn mực của sự đẹp đẽ, thanh thuần, khiết bạch, vậy mà giờ đây sự chuẩn mực ấy phải
chấp nhận nhịn nhường, thua kém nhan sắc của một thiếu nữ phàm trần, chính bởi vẻ đẹp
phúc hậu, hài hịa của nàng là lí tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng Vân
như đang được thiên nhiên nâng đỡ, từ đó ta cịn thấy được trong những ý thơ sự dự báo về
tương lai an n, êm đềm, bình lặng, ít sóng gió của Vân.

Khơng dừng lại ở vẻ đẹp chim sa cá lặn của Thúy Vân, độc giả lại một lần nữa
không khỏi ấn tượng trước dung nhan tuyệt mĩ và tài năng thiên phú của Thúy Kiều.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
….
Nhan sắc của Vân đã chạm đến ngưỡng mĩ lệ, kiêu sa, thì dung nhan của Kiều lại thêm phần


cuốn hút. Tác giả đã đặt 2 từ láy “sắc sảo” và “mặn mà” sau phó từ “càng”, điều này khiến
cho dáng vẻ nàng Kiều nổi bật hơn hẳn trên bức nền của nàng Vân. Nghệ thuật vẽ mây nẩy
trăng đã được tác giả tinh tế sử dụng, để nét đẹp phúc hậu của Thúy Vân làm “lớp màu nền”
cho “gam màu chính” Thúy Kiều nêu bật lên sự quyến rũ, trưởng thành toát lên từ nhan sắc
lẫn chiều sâu tâm hồn. Nếu như lúc tả Vân, tác giả tập trung phác họa nhiều đường nét: mái
tóc, làn da, nụ cười,…, thì đối với Kiều, tác giả chỉ sử dụng nghệ thuật điểm nhãn để nói đến
vẻ đẹp ngoại hình của nàng: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Đôi mắt nàng trong veo, mềm mại,
tĩnh lặng, chứa nhiều bối tâm sự như dòng nước chả mênh mang ngày xử thử, được tô điểm
bởi dáng lông mày thanh tú, gọn gẽ như dáng núi mùa xuân. Chỉ hai đường nét “mắt như thu
thủy, mi như xuân sơn” mà tác giả đã lột tả được một vẻ đẹp thanh tú, tươi tắn, rạng rỡ của
Kiều. Phép nhân hóa: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” khiến ta hiểu được rằng vẻ
đẹp của kiều đã vượt lên trên cả thiên nhiên, khiến cho đóa hoa rực rỡ kia vì ghen tức mà bớt
thắm tươi, hàng liễu mềm mại kia vì hờn tủi mà kém xanh. Tạo hóa giờ đây cũng phari đố khị
và ghen ghét trước nhan sắc của nàng. Đến chính ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du cng đành
bất lực trước vẻ đẹp ấy, đành phải mượn đến thành ngữ:” nghiêng nước nghiêng thành”, đặt
nét đẹp của Kiều ngang với những ý thơ:
Nhất cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc
Kiều giờ đây đã lên ngang hàng với tứ đại mĩ nhân, là một “quốc sắc thiên hương”, 1 trang

“tuyệt thế giai nhân” làm khuynh đảo lòng người. Song, Kiều không chỉ sở hữu một nhan sắc
làm người đời phải lưu tâm, nàng cịn có một tài năng thiên bẩm, thơng tuệ.
Thơng minh vốn sẵn tính trời
….
Nàng sở hữu rất nhiều tài năng: cầm, kì, thi, họa, ca ngâm, soạn nhạc. Bằng biện pháp liệt kê,
tác giả đã cho ta thấy đây là một tài năng thiên phú, đa dạng. Không chỉ dừng lại ở sự thông
thạo, mà đã đặt đến sự chuẩn mực, hoàn hảo, được nhà thơ tán dương bằng những từ ngữ
mang tính tuyệt đối như: “tính trời” “làu bậc”, “ăn đứt”… Đặc biệt, trong đó có khúc đàn “bạc
mệnh” đã mà nàng đã gửi gắm, kí thác những tâm sư, số mệnh và tương lai của mình nên mỗi
lần nàng tấu lên thì khiến người người rơi lệ. Khúc nhạc này cộng hượng với ánh mắt mênh
mang tâm sự như thể phản chiếu lên tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng. Những nét đẹp từ dung
mạo, tài năng, đến tâm hồn nàng đều như đang vận vào nàng một kiếp truân chuyên, bạc
mệnh. Thanh âm từ bản nhạc nàng tấu tựa hồ như thanh âm của đời nàng: não nề và u uất. Có
thể nói, Kiều là sự kết tinh từ nhan sắc mặn mà, tài năng điêu luyện và tâm hồn đa đoan,
nhiều xúc cảm.
Khép lại bài thơ, Nguyễn Du đã để cuộc sống của hai chị em họ Vương làm nét vẽ
cuối cùng cho bức tranh diễm lệ.
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Trong cả 4 câu thơ, tác giả đã sử dụng nhịp thơ giàn trải 2/2/2/2 để gợi lên sự yên ả, bình lặng
trong cuộc sống của hai chị em. Lúc bấy giờ, hai chị em đang sống trong sự bao bọc của mẹ
cha, lớn lên trong một gia đình “phong lưu rất mực hồng quần” nề nếp, khuôn phép, đề cao lễ
giáo. Hai nàng đã đến “tuần cập kê” - tuổi xuân xanh phơi phới, đẹp đẽ nhất, chờ ngày gả
chồng, cưới xin, Câu thành ngữ “trướng rủ màn che” lại thêm khẳng định cho một cuộc sống
êm đềm, nhẹ nhàng của hai nàng Kiều và Vân. Dù ngoài kia người ta đang trăng mây ong


bướm, hẹn hị tíu tít, thì 2 nàng vẫn mặc kệ để sống khép kín theo lễ giáo, khn phép, di

dưỡng một tâm hồn đẹp đẽ, thuần khiết, thanh tao.
Bằng thủ pháp cổ điển như ước lệ tượng trưng, đòn bẩy, thân phận hóa nhân vật, tâm
lý hóa nhân vật, kết hợp với ngơn ngữ biểu cảm, giàu hình ảnh, sức gợi và cách xây dựng
nhân vật tinh tế, đoạn trích đã thể hiện được dung nhan tuyệt mĩ của 2 chị em Thúy Kiều.
Đồng thời bộc lộc được tài năng nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Di, cùng với đó là cảm hứng
nhân đạo của tác giả trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người.
Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ đặc sắc, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy
Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mỹ lệ nhất. Trong từng ý thơ, độc giả như đang cùng
được thăng hoa với ngòi bút của tác giả, để chiêm ngưỡng và thán phục trước những gì tinh
túy nhất được tác giả gửi gắm. Từ đó thêm trân quí, nâng niu những giá trị đẹp đẽ nhất của
con người.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×