1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
NGÔ TUẤN VINH
THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI GHÉP
CÁ THÁT LÁT (Chitala Chitala) TRONG AO ĐẤT TẠI
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
NGÔ TUẤN VINH
THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI GHÉP
CÁ THÁT LÁT (Chitala Chitala) TRONG AO ĐẤT TẠI
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS.DƯƠNG NHỰT LONG
KS.NGUYỄN HOÀNG THANH
2009
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Dương Nhựt Long đã
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến anh Nguyễn Hoàng Thanh đã
tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tác giả xin được gởi lời cám ơn đến các anh chị đi trước, các bạn cùng mảng
đề tài đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Và sau cùng là lòng biết ơn chân thành đến gia đình và những người thân đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tác giả hoàn
thành chương trình học này.
Chân thành cảm ơn!
ii
TÓM TẮT
Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của việc nuôi ghép cá Thát lát trong mô
hình VACB và ao đất, đồng thời nghiên cứu các yếu tố môi trường, sự tăng
trưởng, tỷ lệ sống của cá nuôi ghép trong 2 mô hình. Thiết lập hệ thống nuôi
thuỷ sản kết hợp nhằm thiết lập một hệ thống nuôi thích nghi cao với nguồn tài
nguyên, những nguồn vật liệu rẻ tiền để đầu tư cho hệ thống nuôi và sản xuất
ra những sản phẩm có giá trị và hiệu quả cao.
Các yếu tố môi trường theo dõi ở nghiệm thức I và II trong mô hình VACB và
ao đất như: nhiệt độ (31,9–35
0
C và 28-39
0
C), pH (7–9,1 và 7–9,1), Oxy (2–5
ppm và 4–6ppm), TAN và PO
4
(0.0–10 ppm và 0,0–1 ppm), H
2
S (0,10–0,181
ppm và 0,011–0,49 ppm), NO
2
(0,0–0,5 và 0,0–0,5). Hầu hết các yếu tố này
đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Tuy
nhiên một số yếu tố môi trường như TAN, PO
4
ở nghiệm thức I các yếu tố
này nồng độ rất cao, có thể ảnh hưởng bất lợi đối với cá nuôi, tuy nhiên các
loài nuôi có khả năng chịu đựng cao nên không ảnh hưởng đến sự phát triển.
Ở nghiệm thức I thì tốc độ tăng trưởng của cá Rô phi và Sặc rằn cao hơn so
với nghiệm thức II còn tốc độ tăng trưởng của cá Thát lát ở nghiệm thức I thấp
hơn so cá Thát lát ở nghiệm thức II.
Tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức I nuôi ghép cá Thát lát với cá Rô phi, Sặc rằn
ở nghiệm thức I thì tỉ lệ sống của cá Thát lát (33,9 %)Rô phi (79,19 %) và Sặc
rằn (79 %) cao hơn so với nghiệm thức II nuôi ghép cá Thát lát (81,7 %) với
cá Rô phi (74,2 %), Sặc rằn (76,7 %) trong mô hình ao đất. Tỷ lệ sống của cá
Thát lát (33,9 % và 81,7 %) ở nghiệm thức I thấp hơn so với nghiệm thức
II.Nguyên nhân tỷ lệ sống của cá Thát lát thấp trong mô hình VACB chủ yếu
là do quá trình chăm sóc của một số nông hộ không kỹ làm ảnh hưởng đến tỷ
lệ sống chung của cá Thát lát bị thấp.
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung 2
1.4. Thời gian nghiên cứu 2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Sơ lược về hệ thống VACB và Ao đất 3
2.2. Một số loài cá nuôi trong mô hình 4
2.2.1 Cá Thát lát còm 4
2.2.2 Cá Rô phi 5
2.2.3. Cá Sặc rằn 6
2.3. Các nghiên cứu gần đây 8
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1. Vật liệu nghiên cứu 10
3.2. Phương pháp nghiên cứu 10
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm 10
3.2.2 Bố trí thí nghiệm 10
3.2.3. Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi cá Thát lát còm trong hệ thống kết
hợp 11
3.2.4. Cải tạo ao nuôi 12
3.2.5. Thả cá 12
3.2.6. Cho cá ăn 12
3.2.7. Chăm sóc 12
3.2.8. Thu hoạch 13
3.3. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu 13
3.3.1. Khảo sát các yếu tố về môi trường nước trong hệ thống thực nghiệm 13
3.3.2. Khảo sát sự tăng trưởng của cá Thát lát còm, Rô phi, Sặc rằn nuôi
thương phẩm 13
iv
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 13
3.4.1. Phân tích và thống kê số liệu 14
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ -THẢO LUẬN 15
4.1. Các yếu tố môi trường 15
4.1.1. Nhiệt độ 15
4.1.2. pH 15
4.1.3. Oxy 16
4.1.4 NO
2
-
và NO
3
16
4.1.5 H
2
S 17
4.1.6 PO
4
3-
và TAN 17
4.2. Kết quả tăng trưởng của cá ở nghiệm thức I và II 18
4.2.1 Trọng lượng trung bình (g) 18
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng DWG (g/ngày) của 3 loại cá 19
4.2.3 Sự biến động khối lượng trung bình trong nghiệm thức I và II 20
4.2.4 So sánh tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức I và và nghiệm thức II 21
4.2.5 Tỷ lệ sống 21
CHƯƠNG V KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 23
5.1 Kết luận 23
5.2 Đề xuất 23
CHƯƠNG VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 26
v
DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Nhiệt độ, pH, DO trong các ao nuôi ở nghiệm thức I và II 15
Bảng 2: Bảng 2: Hàm lượng NO
2
và NO
3
ở nghiệm thức I và II 16
Bảng 3: Bảng 3: Hàm lượng H
2
S ở nghiệm thức I và II 17
Bảng 4: Hàm lượng PO
4
3-
và TAN ở nghiệm thức I và II 17
Bảng 5: Tăng trưởng của cá nuôi ở nghiệm thức I và II 18
Bảng 6: Tăng trưởng của cá nuôi ở nghiệm thức I và II ( 56 và 72 ngày) 19
Bảng 7 : Tỷ lệ sống cá nuôi ở nghiệm thức I và II 21
Biểu đồ 1: Sự biến động khối lượng trung bình ở nghiệm thức I 20
Biểu đồ 2: Sự biến động khối lượng trung bình trong nghiệm thức II 20
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức I và nghiệm thức II 21
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Mô hình hệ thống VACB 3
Hình 2: Mô hình nuôi thuỷ sản trong ao đất 3
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Trong những năm qua, thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của cả nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm tăng từ 15-20%,
năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 2,4 tỉ USD (Huỳnh Trường
Giang, 2008). Nghề nuôi không chỉ góp phần làm tăng năng xuất kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của nước ta mà còn có tác động tích cực đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cho nguời nuôi thuỷ sản.
Ở Việt Nam, đặc biệt Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng đất thấp rộng
lớn khoảng 4 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích của đất nước với đặc tính có
hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng rất
lớn về phát triển nông nghiệp và thủy sản .Diện tích có khả năng nuôi trồng
thủy sản trên 1,4 triệu ha, trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng
500.000 ha. Các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tập trung ở một số tỉnh
Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu
Giang Với các mô hình như: canh tác lúa - tôm, canh tác lúa–cá, mương
vườn… Với các loại cá đồng truyền thống cá Lóc, cá Rô, cá Sặc, cá Trê, cá
Thát lát, cá Rô phi, cá mè Vinh (Phạm Đình Đôn, 2009).
Hậu Giang một tỉnh đang có phong trào nuôi thủy sản phát triển, một trong
những loại cá hiện nay nuôi thành công của tỉnh là cá Thát lát, với nhiều mô
hình nuôi được áp dụng như nuôi ghép trong mô hình VAC, mô hình nuôi ao
đất….(Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia, 2009)
Tuy nhiên trong quá trình phát triển mở rộng mô hình nuôi, bên cạnh những
thành công bước đầu về hiệu quả thu nhập, người nuôi cá ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long và đặc biệt là Hậu Giang vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, ảnh
hưởng quan trọng đến sự phát triển của phong trào nuôi đó là: tỉ lệ sống và
năng suất, sản lượng cá nuôi thường không ổn định, mật độ nuôi tăng quá cao,
tỉ lệ sống giảm rất thấp 50–60%, mô hình nuôi chủ yếu nhỏ lẻ và đặc biệt kỹ
thuật chưa có nên quá trình nuôi dễ xảy ra dịch bệnh nếu việc quản lý nguồn
thức ăn và nguồn nước không chủ động… Do vậy, nhằm từng bước khắc phục
những trở ngại như đã đề cập, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào
nuôi cá phát triển thể hiện tính ổn định, hiệu quả. Thiết nghĩ vấn đề thực
nghiệm nghiên cứu thay đổi phương thức nuôi, lựa chọn mô hình nuôi phù
hợp và hiệu quả nhất đối với người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặc
2
biệt là Hậu Giang là giải pháp kỹ thuật rất cần được đầu tư khảo nghiệm và có
giải pháp khắc phục hợp lý.
Do vậy việc thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi ghép cá Thát lát trong ao đất
tại tỉnh Hậu Giang là nhu cầu cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
và nâng cao mức sống cho người dân là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Thực nghiệm thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng những cơ sở dữ liệu về đặc
điểm môi trường nước, tỉ lệ sống, tăng trưởng và năng suất của cá Thát lát cho
việc phân tích và so sánh tính hiệu quả kinh tế mang lại của từ việc nuôi ghép
cá Thát lát trong 2 mô hình VACB và mô hình nuôi thủy sản chuyên canh góp
phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước vào việc nuôi cá ở tỉnh
Hậu Giang nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung.
1.3. Nội dung
Thực nghiệm nuôi cá Thát lát, Rô phi, Sặc rằn trong 2 mô hình VACB và nuôi
thuỷ sản trong ao đất được thực hiện trên cơ sở khảo sát, phân tích và so sánh
những nội dung chính như sau:
- Khảo sát một số yếu tố môi trường nước ao nuôi cá trong 2 mô hình VACB
và nuôi thuỷ sản trong ao đất.
- Khảo sát sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất cá nuôi trong 2 mô hình
VACB và nuôi thuỷ sản trong ao đất.
- Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình cá nuôi trong 2 mô hình
VACB và nuôi thuỷ sản trong ao đất.
1.4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tổ chức nuôi thực nghiệm trong điều kiện gắn liền với hoạt động
thực tiễn sản xuất của nông hộ tại huyện Châu Thành và Long Mỹ tỉnh Hậu
Giang (từ tháng 4–6 năm 2009).
3
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về hệ thống VACB và ao đất
Hệ thống nuôi kết hợp cá trong mô hình VACB là hệ thống nuôi kết hợp
nguồn thải từ hệ thống chuồng nuôi thông qua hệ thống túi ủ, nước thải từ hệ
thống túi ủ giúp tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá nuôi, giảm chi phí cho quá
trình nuôi.
Hình 1: Mô hình hệ thống VACB
Trong các mô hình nuôi cá trong ao đất thì nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn
công nghiệp và thức ăn cá tạp, phù hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển
của cá nuôi.
Hình 2: Mô hình nuôi thuỷ sản trong ao đất
4
2.2.Một số loài cá nuôi trong mô hình
2.2.1 Cá Thát lát còm
a. Tập tính sống:
Cá Thát lát còm thuộc loài cá nước ngọt, tuy nhiên cũng có thể sống ở độ mặn
6%
0
. Cá thích sống ở nước tĩnh , thường chui rúc vào các rặng cây, hốc đá. Cá
thích sống trong môi trường pH giao động từ 5,5–8, nhiệt độ từ 20-32
0
C. Ở
nhiệt độ dưới 15
0
C cá sẽ ngừng ăn và nếu kéo dài cá sẽ mất sức đề kháng và
dễ nhiễm bệnh. Nhờ cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu đựng được môi
trường sống chật hẹp, có hàm lượng Oxy thấp. Tuy nhiên cá mẫn cảm với sự
biến động của chất lượng nước và các loại hoá chất. Do vậy phải thận trọng
trong việc sử dụng hoá chất để xử lý môi trường nước và ngay cả trong điều trị
bệnh (Đoàn Khắc Độ, 2008).
b. Đặc điểm dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa của cá gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Miệng trước rộng,
rạch miệng xiên kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều,
nhọn mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu
cái, lá mía và lưỡi. Ngoài ra, còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ
vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản ngắn, rộng và có vách
hơi dài. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột
già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/Lo = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật
(Dương Nhựt Long, 2004).
Cá Thát lát là loài cá ăn tạp gồm cả thực vật và động vật (cá con, côn trùng,
tép), cá họat động mạnh về đêm. Thức ăn thường là trùng sống, cá mồi, các
lòai cá tạp và thức ăn tự chế biến từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như
rau xanh, bèo hoa dâu, cám, cua, ốc băm nhỏ (Nguyễn Chung, 2006).
Cá ăn phiêu sinh thực vật và thực vật nhưng số lượng ít chỉ chiếm 20-30%
tổng lượng thức ăn. Cá có tập tính tranh giành mồi và đặc biệt có thể tấn công
những con mồi khác, cần lưu ý đến việc cho ăn, không để cá đói, không thay
đổi thức ăn đột ngột làm cho cá dễ bỏ ăn và kiệt sức (Đoàn Khắc Độ, 2008).
c. Đặc điểm sinh trưởng
Thời gian từ khi trứng thụ tinh ấp nở là 7 ngày, cá bột mới nở đến cá con mất
35-40 ngày mới đạt 3-4 cm, cá giống lớn chậm, phải kéo dài thêm 30-40 ngày
mới đạt chiều dài 12-15 cm, cá sẽ lớn nhanh nuôi 6 tháng đạt trọng lượng
400-500 g/con và nuôi 12 tháng có thể đạt trọng lượng 1 kg/con. Cá càng lớn
thì thịt càng thơm và dai.
5
Cá Thát lát còm một năm tuổi trưởng thành nặng 1-1,2 kg, cá thành thục sinh
sản là 2 năm tuổi, nặng khoảng 2 kg (Nguyễn Chung, 2006).
d. Đặc điểm sinh học sinh sản
Bể đẻ chứa 40-60 L và có nhiều thực vật thủy sinh, đá làm giá thể cho cá. Có
thể thiết kế đá như một hang động cho cá vào đẻ. Mức nước sâu khoảng 10 cm
và nhiệt độ cố định khoảng 24,5
o
C. Khó phân biệt cá đực, cá cái. Tới mùa
sinh sản, cá đực trở nên vàng hơn, bơi rất quyến rũ và bắt đầu dùng thân dọn
sạch vùng chuẩn bị đẻ. Trong sinh sản nhân tạo, lúc sinh sản, cá cái bơi đảo
lộn dồn ép thành bụng để đẻ trứng dính vào các giá thể (gạch tàu, chậu hoa).
Trong khi đó con đực bơi cuộn theo và thụ tinh trứng. Khi đẻ trứng xong, con
cái rời khỏi trứng, lúc này nên bắt con cái ra khỏi bể. Con đực sẽ bảo vệ trứng,
dồn trứng vào giữa và quạt nước cung cấp dưỡng khí cho trứng. Số lượng
trong một lần đẻ khoảng 100-150 trứng và đẻ thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng
10-15 trứng.
Trong tự nhiên cá thường đẻ ở vùng nước cạn có thực vật thủy sinh. Tuỳ vào
nhiệt độ, thời gian nở của trứng sẽ khác nhau ờ 24
o
C trứng sẽ nở 5-6 ngày.
Trứng cá thuộc loại trứng lớn và dể bị nấm. Lúc này nên cho vào bể
Methylene Blue với nồng độ 5 ppm. Cá bơi lội tự do và bắt đầu ăn được luân
trùng và ấu trùng artemia sau 2-3 ngày (Dương Nhựt Long, 2004).
2.2.2 Cá Rô phi
a. Nguồn gốc và sự phân bố
Cá Rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược
Perciformes. Cho đến năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá Rô phi,
hiện nay con số đó khoảng 100 loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế.
Những loài được nuôi phổ biến là cá Rô phi vằn, Rô phi xanh, Rô phi đỏ và
Rô phi đen trong đó loài nuôi phổ biên nhất là cá Rô phi vằn.
Ngày nay cá Rô phi không những được nuôi ở châu Phi mà đã được phát tán
và nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Trong vài chục năm trở lại đây, chúng mới thực sự trở thành loài cá
nuôi công nghiệp, sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao.
Cá Rô phi vằn có tên khoa học là Oreochromis niloticus, là loài cá có thịt
ngon, giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác
nhau. Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá Rô phi
hay nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng nhanh và rất ít khi bị bệnh.
Cá Rô phi có khả năng chống chịu tốt với các môi trường sống khác nhau và
cho hiệu quả kinh tế (Thông tin khoa học – kinh tế thuỷ sản, 2005).
6
b. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Dương Nhựt Long (2004) tất cả các loài Rô phi đều có tính ăn tạp, tuy
nhiên thức ăn ưa thích của Rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong
nước. Ngoài ra Rô phi còn có khả năng sữ dụng trực tiếp những loại thức ăn
do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa
dâu). Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá.
c. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá Rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ
thả và kỹ thuật chăm sóc.
Sau một tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2–3 g/con và sau khoảng 2
tháng tuổi có thể đạt 10-12 g/con. Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia
sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá Rô phi
thì cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5 - 6 tháng
nuôi cá Rô phi vằn đực có thể đạt 200–250 g/con và cá cái có thể đạt 150–200
g/con.
d. Đặc điểm sinh sản
Sau khoảng 4-5 tháng tuổi cá Rô phi vằn (O.niloticus) đã tham gia đẻ trứng.
Những loài Rô phi nuôi ở nước ta hiện nay đều có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao
(do con đực làm tổ đẻ). Cá thường chọn những nơi có mực nước từ 0,3-0,6m,
đáy ao có ít bùn để làm tổ. Đường kính tổ đẻ phụ thuộc vào kích cở của con
đực. Sau khi tổ làm xong cá tự ghép đôi và tiến hành đẻ trứng.
Hầu hết các loài Rô phi đều đẻ nhiều lần trong năm. Khoảng cách giữa hai lần
đẻ trứng khoảng 20-30 ngày. Số trứng trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ
cá cái, cá càng lớn số trứng đẻ ra trong một lần càng nhiều và ngược lại. Trung
bình một cá cái có trọng lượng 200-250 g đẻ được 1.000–2.000 trứng.
Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng (cá con được
giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm trứng và nuôi
con cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi trở lại khi đã giải
phóng hết con trong miệng.
2.2.3. Cá Sặc rằn
a. Phân bố
Theo Dương Nhựt Long (2004), cá Sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia,
Việt Nam và được di giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá
Sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ.
7
Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông, cá phân bố tập trung trong
các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh
mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất
hữu cơ. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản
lượng cao hiện nay ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
b. Sự sinh trưởng, phát triển và tính ăn của cá Sặc rằn
Trong điều kiện nhiệt độ 28-30
0
C trứng thụ tinh và nở sau 24-26 giờ. Cá sau
khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2,5-3 ngày. Lúc này cá nổi trên
mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá con di chuyển xuống lớp nước dưới
để kiếm mồi. Cá ương trong ao đạt chiều dài 2-3 cm sau 30-35 ngày. Thức ăn
cho cá con ban đầu là động vật phiêu sinh cỡ nhỏ như luân trùng, các chất hữu
cơ lơ lửng trong nước, tảo phù du. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức
ăn hơn, khi trưởng thành cá ăn thiên về thực vật. Cá có chiều dài tối đa 25 cm.
Cá Sặc rằn chậm lớn, sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng 140g/con. Thức ăn
cho cá thường là mùn bã hữu cơ. Khi nuôi trong ao, ruộng cho ăn bổ sung như
cám, phân động vật, bèo và các phụ phế phẩm khác.
Theo trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia Đồng Tháp thì thức ăn ở
thời kỳ đầu gồm nhiều loại, như phiêu sinh động vật (Ciliata, Rotifera,
Copepoda), động vật (Bacillariophyceae, Cyanophyceae, Chlorophyceae) và
thủy thực vật tan ra.
Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn
tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong
ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm
non thực vật, cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước.
c. Sinh học sinh sản cá Sặc rằn
Cá Sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4-10. Tuy nhiên trong điều kiện
nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng
mùa mưa (tháng 4–8). Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi. Cá đực có
vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có có vây
lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuống vây đuôi. Bụng cá lúc mang
trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông góc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U.
Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh.
Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, ven
bờ và kín đáo. Con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán hay lùm của cây
cỏ. Sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào
trong tổ. Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn. Những trứng rơi vãi ra
8
ngoài được cá đực gom lại và đưa vào tổ. Sau khi cá đẻ xong, cá đực bảo vệ
trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong sinh sản
nhân tạo, cá đẻ thường được kích thích bằng kích dục tố.
2.3. Các nghiên cứu gần đây
Trong quá trình nuôi thương phẩm cá Thát lát, với các nghiệm thức thức ăn
khác nhau, với cùng mật độ ương, kết quả thực nghiệm cho thấy với nghiệm
thức ăn cá tươi cá nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kế đến là là nghiệm
thức ăn thức ăn kết hợp 50% thức ăn viên có chứa 20% protein + 50% thức ăn
cá tươi, sau cùng là nghiệm thức ăn có chứa 30% protein (Lê Ngọc Diện,
2006).
Các mô hình cá - lợn và cá vịt, trong trường hợp cá thả nuôi nhiều hơn 1,6-2
con/m2 hoặc ao nuôi được đầu tư khai thác như một dạng nuôi thâm canh.
Thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp
như cám, tấm, bột cá, cá tạp và vitamine phải được bổ sung ngày 2 lần với
khẩu phần từ 5-8% so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn
này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trưởng của cá nuôi trong
mô hình sau mỗi tháng kiểm tra (Sinh học và Kỹ thuật nuôi một số loài cá
nước ngọt, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật , 2000).
Trong mô hình nuôi kết hợp heo – cá số lượng cá thả nuôi trong mô hình tùy
thuộc nhiều vào số lượng heo nuôi, diện tích mặt nước hiện có. Thông thường
với số heo nuôi 2 con/chuồng sẽ cung cấp lượng phân đủ làm thức ăn cho 1 ao
nuôi cá có diện tích 200m
2
và mật độ thả cá 2 con/m
2
với cỡ cá 2 gam/con
(Dương Nhựt Long, 2004).
Có thể sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi cá Rô phi, nên sử dụng nguồn thức
ăn tại chỗ, rẻ tiền để nuôi cá. Tuy nhiên muốn cá mau lớn, rút ngắn thời gian
nuôi thì hàm lượng protein trong công thức thức ăn phải chiếm 18– 28% cho
cá Rô phi. Tuỳ theo cách nuôi mà có phương pháp cho ăn khác nhau (Dương
Nhựt Long, 2004).
Trong mô hình nuôi kết hợp cá–heo chỉ thích hợp cho vùng khí hậu ấm trên
thế giới. Trong ao nuôi, cá ăn trực tiếp phân chuồng hoặc ăn gián tiếp thông
qua nguồn thức ăn tự nhiên được phát triển nhờ nguồn phân heo. Bản thân
phân chuồng là thức ăn nghèo dinh dưỡng cho cá, nó chứa 25% chất đạm thô
nhưng phân nửa là đạm là dạng cá không tiêu hoá được. Phân chuồng cung
cấp ít năng lượng cho hơn các loại thức ăn khác. Vì thế nếu nuôi cá chỉ sử
dụng duy nhất phân chuồng thì năng xuất sẽ thấp. Tuy nhiên, giá trị dinh
9
dưỡng của nguồn chất thải từ heo sẽ tăng cao nếu tính cả thức ăn rơi, thừa của
heo ( Dương Nhựt Long , 2001).
Mật độ thực vật phù du và động vật phù du có sự khác biệt giữa ao nuôi trong
hệ thống nuôi cá kết hợp phân heo và nuôi thuần nhất sử dụng nước thải
biogas, mật độ thực vật phù du, động vật phù du trong mô hình nuôi cá kết
hợp phân heo cao hơn nhiều so với mô hình thuần nhất nước thải biogas và 2
mô hình này mật độ động thực vật cao hơn so với mô hình nuôi cá ao không
kết hợp.
Trong phân heo quá trình phân huỷ xảy ra mạnh mẽ bởi các vi khuẩn hữu cơ
tạo ra các dạng đạm NH
4
+
, NO
2
và NO
3
-
, 2 trong 3 dạng này phần lớn chỉ 2
dạng thuỷ sinh vật hấp thu được, mô hình nuôi thuần nhất nước thải hầm ủ
biogas thì hàm lượng đạm NO
3
rất thấp (Cao Thanh Vân, 1988).
10
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm có:
10 Ao
Cá thí nghiệm
Dụng cụ đo, test môi trường
Cân, dụng cụ kiểm tra độ tăng trưởng của cá
Chai nút mài thu mẫu nước
Sổ ghi chép…
Và một số dụng cụ có liên quan
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Cá Thát lát còm, Rô phi, Sặc rằn giống khoẻ, có kích thước đồng đều, cơ thể
không bị xây xát, không bị dị tật hay bị nhiễm bệnh. Cá Thát lát giống có
trọng lượng dao động từ 1,0–1,5 g/con, chiều cao thân khoảng 0,6-0,8 cm, cá
Rô phi trọng lượng dao động từ 3-5 g/con, cá Sặc rằn trọng lượng dao động từ
1,2-1,5 g/con.
3.2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí thành 2 nghiệm thức với 5 lần lập lại gồm :
Một nghiệm thức nuôi ghép giữa cá Thát lát, Rô phi, Sặc rằn, theo mật độ thả
3-2-5 con/m
2
, tỷ lệ ghép 30%, 20% và 50%, nuôi ghép trong mô hình VACB
(nghiệm thức I)
Nghiệm thức Tên Hộ Ao Diên tích (m
2
)
Lê Văn Công Ao I 300
Lê Văn Phong Ao II 200
Nguyễn Văn Liêm Ao III 300
Võ Văn Hoàng Ao IV 200
Nghiệm thức I
Lê Văn Ngọt Ao V 500
11
Một nghiệm thức nuôi ghép giữa cá Thát lát, Rô phi, Sặc rằn, theo mật độ thả
3-2-5 con/m
2
, tỷ lệ ghép 30%, 20% và 50%, nuôi ghép trong mô hình ao đất
(nghiệm thức II)
Nghiệm thức Tên Hộ Ao Diên tích (m
2
)
Trần Minh Ngọc Ao I 500
Nguyễn Văn Tới Ao II 200
Huỳnh Văn Mười Ao III 300
Nguyễn Cao Thắng Ao IV 300
Nghiệm thức II
Huỳnh Văn Chính Ao V 300
Tất cả ao nuôi đều qua thời gian cải tạo, khi chất lượng nước trong các ao thí
nghiệm biểu hiện được tính ổn định, điều kiện pH nước dao động từ 6,5 – 8,5
cùng với sự hiện diện của các loại thức ăn tự nhiên (phiêu sinh thực vật và
phiêu sinh động vật) tất cả các ao thí nghiệm này sẽ được thả cá nuôi với mật
độ thả chung cho cả 2 mô hình là 10 con/m
2
. Cá giống cung cấp cho mô hình
nuôi được sản xuất từ Trại thực nghiệm nuôi thuỷ sản, Khoa thuỷ sản
Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn tự nhiên, thức ăn viên công
nghiệp (22–28% protein) và thức ăn tươi sống tự chế với khẩu phần ăn dao
động từ 5–7% khối lượng thân/ngày. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần. Cá thương
phẩm của hoạt động thử nghiệm ở cả 2 mô hình sẽ được thu hoạch sau 6 tháng
nuôi.
3.2.3. Thực nghiệm nuôi cá Thát lát còm trong hệ thống nuôi kết hợp
Đối với cá Thát lát, cá mua về được nuôi trong vèo thời gian khoảng 30 ngày
bằng các thức ăn cá xay có trộn vitamin C, trùn chỉ, sau đó đưa ra ngoài ao,
một số cá lớn chậm hơn sẽ được giữ lại vèo và tiếp tục nuôi lên khoảng 1
tháng, sau đó tiếp tục thả ra ao nuôi, việc nuôi và giữ cá nhỏ lại trong vèo mục
đích giúp cá không bị phân cỡ, đồng đều, không cạnh tranh thức ăn. Đối với
cá Rô phi và cá Sặc rằn tiến hành thả trực tiếp ra ao và việc nuôi ghép sẽ được
thả ngay sau khi thả cá Thát lát từ vèo ra ao nuôi.
Thức ăn cho cá Thát lát còm trong quá trình nuôi thực nghiệm chủ yếu là thức
ăn tươi sống từ nguồn cá tạp nước ngọt hoặc cá biển. Khẩu phần ăn phổ biến
qua các giai đoạn phát triển của cá nuôi dao động từ 3–10% khối lượng/ngày,
đồng thời lượng thức ăn cho cá nuôi được điều chỉnh về số lượng qua các giai
đoạn phát triển. Đối với cá Rô phi và cá Sặc rằn do mật độ nuôi ghép cao nên
có bổ sung thức ăn bằng thức ăn công nghiệp hiệu A Quafeed (protein 30%)
và sau đó giảm dần hàm lượng đạm qua các tháng nuôi. Trong giai đoạn cá
Thát lát còn nhỏ, thức ăn xay hay băm nhuyễn thì cá Rô phi và cá Sặc rằn vẫn
12
có thể cạnh tranh thức ăn với cá Thát lát. Do vậy ta tiến hành cho cá Rô phi và
cá Sặc rằn ăn trước khi cho cá Thát lát ăn.
3.2.4. Cải tạo ao nuôi
Ao nuôi trước khi thả cá được cải tạo cẩn thận có thể được tóm tắt như sau:
+ Tát cạn ao
+ Bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho cá nuôi
+ Vét bớt lớp bùn đáy ao còn khoảng 20–30 cm
+ San bằng nền đáy ao
+ Tu bổ bờ, lấp hang hốc và dọn cỏ quanh bờ ao
+ Rải vôi bột với liều lượng 10–15 kg/100m
2
ao nhằm vệ sinh, khử trùng
ao nuôi, hạn chế dịch bệnh.
Trong mô hình nuôi kết hợp VACB thì ta không bón phân hữu cơ vì trong quá
trình nuôi, chất thải từ hệ thống chuồng có thể đủ cung cấp dinh dưỡng cho
một ao nuôi trong hệ thống sản xuất kết hợp.
3.2.5. Thả cá
Thả vào sáng sớm, trước khi thả cần ngâm bao đựng cá trong ao 15-20 phút để
cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi. Trong ao đặt một
số giá thể cho cá trú và thả cá ở những vị trí này, cá mới thả thường tập trung
quanh giá thể nên dễ quan sát và theo dõi.
3.2.6. Cho cá ăn
Thức ăn của cá Thát lát là cá nhỏ rửa sạch, băm nhỏ, cá tạp có thể xay nhỏ và
trộn với chất kết dính từ 1-2% để thức ăn không bị rã. Thức ăn vò thành viên,
đặt trên sàn để theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Cho cá ăn 2 lần
/ngày. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn 1/3 khẩu
phần, buổi chiều cho ăn 2/3 khẩu phần. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 15-
20% trọng lượng cá lúc 1-3 tháng và 5-10% đối với cá 3-10 tháng. Cá Rô phi
và cá Sặc rằn cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, có điều chỉnh khẩu phần ăn
3.2.7. Chăm sóc
Hàng ngày cần quan sát hoạt động của cá nuôi cũng như tất cả các công trình
liên hệ đến mô hình nuôi.
Tuỳ theo màu nước của ao mà có chế độ thay nước, lượng nước thay mỗi lần
là 1/3. Thường xuyên bổ sung vitamin C và premix cho cá. Thỉnh thoảng trộn
13
tỏi vào thức ăn theo liều lượng 50-100 g/10 kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3
ngày. Kiểm tra tình hình ăn của cá hằng ngày, xem mức độ ăn thức ăn trong
sàn còn dư hay không để điều chỉnh kịp thời. Vệ sinh sàn ăn thường xuyên để
tránh ô nhiễm làm cá mắc bệnh.
3.2.8. Thu hoạch:
Cá nuôi trong mô hình sau khi được 6-7 tháng có thể tiến hành thu hoạch toàn
bộ.
3.3. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu
3.3.1. Khảo sát các yếu tố về môi trường nước trong hệ thống thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm, các yếu tố về môi trường nước ao nuôi được
khảo sát hàng tuần, theo các phương pháp phân tích ứng dụng tại Khoa Thủy
sản, Đại học Cần Thơ bao gồm:
· Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế rượu
· NO
2
đo bằng cách test
· NO
3
đo bằng phương pháp salicilate
· pH nước đo bằng cách test
· PO
4
đo bằng cách test
· NH3 / NH
4
+
đo bằng cách test
· H
2
S bằng phương pháp Iodine
3.3.2. Khảo sát sự tăng trưởng của cá Thát lát còm, Rô phi, Sặc rằn nuôi
thương phẩm
Đối với cá Thát lát còm, cá Rô phi và cá Sặc rằn sự tăng trưởng của cá nuôi
cũng được thu thập và phân tích mỗi tháng 2 lần. Mỗi lần thu từ 20-30 con
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
+ Trọng lượng trung bình (g/con)
W (g) =
n
1
å
=
n
i 1
i
w
Trong đó: W : Trọng lượng trung bình của cá thí nghiệm
n : Số mẫu cá
i
w : Trọng lượng mẫu cá thứ i
+ Tốc độ tăng trưởng ngày DWG (g/ngày)
W2 - W1
14
DWG (g/ngày) =
(t2 - t1)
Trong đó
W1: Trọng lượng trung bình của cá nuôi tại thời điểm t1
W2: Trọng lượng trung bình của cá nuôi tại thời điểm t2
T : Thời gian kiểm tra cá thí nghiệm.
+ Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR (%/ngày)
LnP2 – LnP1
SGR = x 100
t2-t1
W1: Trọng lượng trung bình của cá nuôi tại thời điểm t1
W2: Trọng lượng trung bình của cá nuôi tại thời điểm t2
+ Tỷ lệ sống
Số cá còn lại sau thời gian thí nghiệm
Tỉ lệ sống (%) = x 100
Số cá thả thí nghiệm
Tỷ lệ sống thu tại một thời điểm đượctính bằng phương pháp chài, tính số cá
thu được nhân cho diện tích mỗi lần chài rồi chia cho số cá của diện tích khi
thả của diện tích chài đó.Hặc tính được bằng cách ước lượng lượng thức ăn cá
ăn hằng ngày ta tính được tỷ lệ sống của cá ở thời điểm khảo sát
3.4.1. Phân tích và thống kê số liệu
Tất cả số liệu được thu thập, phân tích, xử lý và so sánh kết quả theo phương
pháp thống kê sinh học với phần mềm Statistica 5.5, SPSS 15.0 và Exce l 6.0
15
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ -THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường
Do động vật thủy sản sống trong môi trường nước nên dễ dàng chịu ảnh
hưởng các yếu tố của môi trường như: nhiệt độ, pH, hàm lượng Oxy hoà tan
(DO),…Vì vậy theo dõi các yếu môi trường trong quá trình thí nghiệm có ý
nghĩa rất quan trọng. Quá trình theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường
được theo dõi thường xuyên hàng tuần. Kết quả được thể hiện qua bảng sau
Bảng 1: Nhiệt độ, pH, DO trong các ao nuôi ở nghiệm thức I và II
Nghiệm thức Nhiệt độ (
o
C) pH DO (mg/L)
Nghiệm thức I
31,19 ± 0.17 7,66 ± 0,17 4,21 ± 0,22
Nghiệm thức II
32,1 ± 0,29 7,50 ± 0,12 4,21± 0,33
Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.
4.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ở các ao nuôi dao động trong khoảng 27–39
o
C. Ở nghiệm thức I
(31,9 ± 0,17) và khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức II (32,1± 0,29)
(P> 0,05). Nhiệt độ trong các nghiệm thức không đồng nhất về nhiệt độ, có
thời điểm nhiệt độ trong ao lên rất cao có lúc xuống thấp. Điều này có thể giải
thích do thời điểm nuôi cá vào từ tháng 4–7 là mùa mưa, vào thời điểm giao
mùa thì nhiệt độ lên rất cao (Vũ Ngọc Út và ctv, 2008 ) và có lúc giảm thấp do
trời mưa nên nhệt độ xuống thấp hơn, nhiệt độ từ 25-32
o
C là lý tưởng trong ao
nuôi cá nước ngọt (Trương Quốc Phú, 2003). Qua kết quả trên thì nhiệt độ ở
các ao nghiên cứu phù hợp với sự phát triển bình thường của cá.
4.1.2. pH
.Qua bảng số liệu (Bảng 1) ta thấy pH nghiệm thức I (7,66 ± 0,17) và nghiệm
thức II ( 7,50 ± 0,12) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05) và đều
nằm trong khoảng thích hợp.Trong điều kiện ao nuôi, pH sẽ biến động nhiều
tùy vào quá trình thay nước (điều kiện chăm sóc). Tại một số ao nuôi pH có
thời điểm tăng lên rất cao ( pH>9) Qua quan sát thực tế một số ao thường có
màu xanh đậm, nhiệt độ một vài ngày khảo sát rất cao. Theo Trương Quốc
Phú (2006) pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9, điểm chết của chúng là pH
< 4, pH > 11. Sự phát triển của tảo được kích thích bởi lượng chất dinh dưỡng
từ quá trình cho ăn và và tảo trong ao thường phát triển rất mạnh, điều này có
16
thể dẫn đến pH rất thấp vào sáng sớm do vậy ảnh hưởng đến quá trình phát
triển của cá.
4.1.3. Oxy
Kết quả (Bảng1) cho thấy hàm lượng Oxy hòa tan ở các ao nghiên cứu biến
động không lớn qua các đợt thu mẫu.Và không có sự khác biệt thống kê (P>
0,05) nghiệm thức I (4,21 ± 0,2 ppm) và nghiệm thức II (4,48 ± 0,33
ppm)
Theo Trương Quốc Phú (2003) khoảng Oxy thích hợp trong nước là >4mg/L
(ppm), hàm lượng Oxy trong ao cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự phát triển của
thực vật phù du, hàm lượng dinh dưỡng trong ao nuôi và biến động theo mùa,
ngày đêm…. Kết quả cho thấy hàm lượng Oxy hoà tan nhìn chung thích hợp
cho sự phát triển của cá nuôi.
Trong một số đợt thu mẫu hàm lượng Oxy trong nghiệm thức I rất thấp 2
mg/L. Điều này có thể giải thích ở nghiệm thức I do hàm lượng dinh dưỡng
trong ao rất cao, quá trính phân huỷ hợp chất hữu cơ làm tiêu hao Oxy trong
môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sự sự sinh trưởng của cá nuôi, tuy nhiên đối
tượng thí nghiệm (Thát lát, Rô phi, Sặc rằn) là những loài cá có khả năng chịu
đựng môi trường khắc nghiệt cuả môi trường rất cao nên việc thiếu Oxy cá
vẫn tồn tại được và phát triển bình thường ( trích bởi Long và ctv, 2004).
4.1.4 NO
2
-
và NO
3
-
Hàm lượng NO
2
ở nghiệm thức I (0,17 ± 0.12)
và nghiệm thức II (0,13 ±
0,10)
khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) và nằm trong khoảng (0,0-0,5) <
1mg/L. Nitrit có trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrit hóa, hay quá
trình phản nitrat hóa. Nitrit là dạng đạm gây độc cho vật nuôi. Giá trị LC
50
- 96
giờ của nitrit đối với các lòai cá là 0,66-2 mg/L (Phú, 2003), Boyd et al (1998)
và Timmons et al (2002) khuyến cáo hàm lượng NO
2
trong ao nuôi thủy sản
phải nhỏ hơn 1,0 mg/L. Theo Schmittou (1993), khi NO
2
ở nồng độ > 0,1
mg/L và pH<7 thì máu cá có thể trở nên có màu nâu do NO
2
kết hợp với
Hemoglobine của máu cá.theo kết quả thì ở hàm lượng này có thể không ảnh
hưởng đến đối tượng nuôi
Bảng 2: Hàm lượng NO
2
và NO
3
ở nghiệm thức I và II
Nghiệm thức NO
2
(mg/L) NO
3
(mg/L)
Nghiệm thức I
0,17 ± 0,12 0,24 ± 0,09
Nghiệm thức II
0,13 ± 0,10 0,12 ± 0,02
Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
17
Hàm lượng NO
3
biến thiên từ 0,05–0,91 mg/L và khác biệt không có ý nghĩa
giữa các ao nuôi trong mô hình VACB (nghiệm thức I)và ao đất (nghiệm thức
II), (P>0,05), dao động từ 0,05–0,36 mg/L trong các ao trong mô hình ao đất.
Theo Trương Quốc Phú (2006) thì nồng độ thích hợp cho sự phát triển tôm cá
là từ 0,1-10 ppm. Hàm lượng NO
3
trên (Bảng 2) nằm trong khoảng thích hợp
chọ sự phát triển cho tôm cá nuôi.
4.1.5 H
2
S
Hàm lượng H
2
S trong 2 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với
giá trị trung bình lần lượt là (0,08 ± 0,02) mg/L và (0,07 ± 0,01) mg/L. Độ độc
của H
2
S đối với cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pH, nhiệt độ của nước
Trương Quốc Phú, 2006) và khoảng thích hợp của H
2
S là < 0.0001 (Trương
Quốc Phú, 2003). Nhìn chung kết quả H
2
S trong các ao nghiên cứu tương đối
cao và vượt mức cho phép.
Bảng 3: Hàm lượng H
2
S ở nghiệm thức I và II
Nghiệm thức H
2
S (mg/L)
Nghiệm thức I
0,08 ± 0,02
Nghiệm thức II
0,07 ± 0,01
Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.
4.1.6 PO4
3-
và TAN
Hàm lượng TAN ở các ao nuôi rất biến động và biến thiên trong khoảng 0,0–
10 mg/L. Khi hàm lượng này vượt mức 2,0 mg/L biểu thị môi trường ao nuôi
giàu dinh dưỡng. Đối với các ao trong nghiệm thức I có hàm lượng TAN
thường lớn hơn 2,0 mg/L và có lúc vượt rất cao 10 mg/L. Qua quan sát thì ở 1
vài ao ở nghiệm thức I có hiện tượng thực vật phù du nở hoa, đối với ao ở
nghiệm thức II hàm lượng TAN ở mức thích hợp < 2,0 mg/L. Như vậy có thể
thấy rằng đối với những ao nuôi ở nghiệm thức I thì giá trị TAN luôn đạt ở
mức cao (3,02±1,71 mg/L). Hàm lượng TAN giữa nghiệm thức I (3,02 ± 1,71)
và nghiệm thức II (0,40 ± 0,16) khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05)
Bảng 4: Hàm lượng PO
4
3-
và TAN ở nghiệm thức I và II
Nghiệm thức TAN (mg/L) PO
4
3-
(mg/L)
Nghiệm thức I
3,02 ± 1,71 3,65 ± 1,36
Nghiệm thức II
0,40 ± 0,16 0,28 ± 0,09
b
Các giá trị trong cùng 1 cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê(P< 0,05).
Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn