Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tài liệu Tục ngữ ca dao Việt Nam tinh hoa đạo đức pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 46 trang )

Tục ngữ ca dao Việt Nam
tinh hoa đạo đức



Lời nói đầu

Con người ta thực chất cũng là một động vật, nhưng là một động vật cao cấp.
Người ta hơn các động vật khác là nhờ có trí khôn và đạo đức. Nếu bỏ đi đạo đức,
thời con người còn có khác gì là loài muông thú, và sẽ còn nguy hiểm hơn cả
muông thú ở chỗ con người có trí khôn, trí khôn sẽ tạo ra những mưu mẹo. Hại
người bằng mưu mẹo thời sẽ gây ra những tai họa không thể nào lường hết được.
Vì vậy giá trị chủ yếu của mỗi con người là ở Đạo đức.
Nhưng đạo đức của con người không phải tự nhiên mà có được. Đó phải là do sự
hấp thụ giáo dục của gia đình - chủ yếu là của gia đình - và ngoài xã hội; giáo dục
của xã hội cũng có khi có tác dụng quyết định, nếu có tác động thật sự mạnh mẽ.
Trong quá trình giáo dục ấy thời những tinh hoa đạo đức truyền thống, hòa hợp với
đạo đức chân chính của thời đại mới, giữ một vai trò quyết định.
Đó là những chuẩn mực, những định hướng cho mọi người trong cộng đồng, cùng
nhau xây dựng một cuộc sống yên vui hạnh phúc. Nếu xa rời những chuẩn mực ấy,
mỗi người đi một hướng thời sẽ sinh ra mất đoàn kết, mất đoàn kết ở gia đình,
cũng như xã hội.
Con người có đạo đức, mới là con người tốt, có con người tốt, mới có được gia
đình tốt, cũng từ đấy mới có được những xóm làng, khu phố, rộng ra là có cả được
một đất nước tươi vui, văn minh, thịnh vượng.
Vì vậy cuốn sách này cần thiết và hữu ích, nhất là cho lớp người trẻ tuổi, những
người sẽ quyết định vận mệnh tương lai của đất nước. Những con người ấy cần có
một tâm hồn và phẩm chất Việt Nam, nhất là lúc tâm hồn và phẩm giá ấy lại đang
chịu những thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, trước những thiện và
ác của cuộc đời.
Nhà xuất bản Hà Nội xin giới thiệu cuốn sách rất đáng trân trọng này của nhà văn,


nhà giáo lão thành Bùi Ngọc Sơn với bạn đọc.
LỜI GIỚI THIỆU

Tục ngữ ca dao thấm đậm hồn Việt Nam

Tục ngữ ca dao cùng với những thành phần khác trong văn học dân gian Việt Nam
được coi là nền văn học khởi nguồn. Cũng giống như Kinh Thi và văn học cổ
Trung Hoa, không những khởi nguồn cho riêng văn học mà còn là khởi nguồn cho
cả các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhất là cho việc nghiên cứu về đạo đức,
nhân văn.
Nếu nói dân tộc Việt Nam đã có 4000 năm lịch sử, thời tục ngữ ca dao Việt Nam
cũng đã có 4000 năm tuổi.
Tục ngữ ca dao phản ảnh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam, qua quá
trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy mầu sắc Việt Nam.
Tục ngữ ca dao đã thể hiện được một cách sâu sắc rực rỡ thế giới quan, nhân sinh
quan của nhân dân Việt Nam từ thượng cổ cho đến sau này.
“Tục ngữ ca dao đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động” (1).

1- Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người.
2- Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm
lược.
3- Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ.
4- Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày.
5- Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làm người.

Sở dĩ người xưa dùng tục ngữ ca dao làm lợi khí sáng tác là vì:
a) Tục ngữ, ca dao, nhất là tục ngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác, dễ nhớ và dễ truyền
miệng.
b) Ngôn ngữ hàm súc, ít lời nhưng nhiều ý.

c) Có hình ảnh phong phú.
d) Có vần nhịp.
e) Có nhạc điệu.

Tục ngữ là những kinh nghiệm sống có tính trí tuệ, thiên về lý tính. Tục ngữ
thường có nghĩa đen, nghĩa bóng, giá trị chủ yếu là ở nghĩa bóng, bởi nghĩa bóng
mới có sức hàm chứa được nhiều ý và mới nâng cao được tác dụng giáo dục. Ca
dao cũng làm nhiệm vụ như tục ngữ, nhưng thiên về trữ tình. Ca dao thường giàu
hình ảnh, nhạc điệu. Ca dao không phải chỉ có hai câu mà thường là thành bài. Nhờ
vậy, ca dao có khả năng diễn đạt không những có tính hiện thực sâu mà lại còn có
tính lãng mạn cao. Nhiều bài tình cảm được mở rộng, khiến cho ý tình như được
chắp cánh bay lên - Nhiều bài đạt được trình độ nghệ thuật mẫu mực, có giá trị như
thơ ca cổ điển:

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,
Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng cao.
Muốn sang thời bắc Cầu Kiều,
Muốn con hay chữ, thời yêu lấy thầy.

Người xưa đã dùng tục ngữ ca dao để truyền bá lối sống, đạo đức. Những lời răn
dạy ấy ân cần tha thiết yêu thương như tiếng nói của một người mẹ hiền. Người mẹ
hiền Tổ quốc:

1- Đó là những lời răn dạy về cách ăn ở trong gia tộc.
2- Những lời răn dạy về nói năng giao tiếp.
3- Những lời răn dạy về nhân đức.
4- Những lời răn dạy về việc học hành.
5- Những lời răn dạy về đức hạnh người con gái.
6- Những răn dạy về giữ gìn tình nghĩa vợ chồng.
7- Những răn dạy về tu thân lập nghiệp.

8- Những răn dạy về đoàn kết, tương thân tương ái.
9- Thế thái nhân tình.
10- Nêu gương yêu nước, chống áp bức bóc lột xâm lược.
11- Và những điều cần phải tránh.

Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú đa dạng, những
chuẩn mực về lối sống và nhân cách Việt Nam, đậm đà bản sắc Việt Nam.
Đó là một cuốn sách giáo khoa có giá trị vào loại bậc nhất (nếu không nói là độc
nhất vô nhị) về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến khi hấp thu
được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành được những con
người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại. Đó là một mẫu người Việt Nam đẹp
nhất, những con Rồng cháu Tiên xuất hiện dưới thời đại Bác Hồ, sẽ là những người
Việt Nam có tâm hồn đạo đức đẹp nhất từ xưa đến nay. Cái đẹp của người Việt
Nam mới là sự hợp thành bởi hai sắc thái đạo đức Truyền thống và Hiện đại. Hai
yếu tố ấy như là hai phần trong một cơ thể Người - Thiếu đi một phần sẽ trở nên
“bất thành nhân dạng”, không thể nào trở thành được một Con người mới, của
Thời đại mới.

Những lời răn dạy này gần gụi với mọi mặt cuộc sống của con người từ gia đình
tới ngoài xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa người và người. Những lời răn dạy này
thường rất sâu đậm, do đã được kiểm nghiệm qua thời gian, thể hiện một nhãn
quan sáng suốt, nhìn xa trông rộng, nêu ra được chân lý để mọi người vươn tới,
thấy cái xấu phải tránh và tốt phải theo, để xây dựng được một tương lai tốt đẹp.
Từng lời răn dạy đều toát lên một tình cảm yêu thương nồng nàn chân thành tha
thiết, chí nghĩa chí tình, chất chứa, thấm đậm một tâm hồn Việt Nam vô cùng cao
xa và nhân hậu.

Nhân dân ta cũng đã từng coi tục ngữ ca dao như là những Luật tục, những khuôn
phép nề nếp, những thuần phong mỹ tục, ca ngợi cái tốt cái thiện, phê phán cái xấu,
cái ác, để hướng hành động cho cộng đồng. Những tình cảm đạo đức này được mô

tả chân thực vì được rút ra từ chính cuộc sống của những người sáng tạo. Vì vậy nó
trở thành chân lý vĩnh cửu, được nhân dân yêu mến thuộc lòng, tâm niệm, phấn
đấu vươn tới, cũng có khi còn dùng nói xen vào cả trong khi đàm luận để khẳng
định điều hay lẽ dở. Ca dao, tục ngữ đã gần gụi thân thiết như máu thịt, như hơi
thở, nếp nghĩ của người dân ta vậy.

Sự xuất hiện của tục ngữ ca dao đạo đức này do người dân đã dùng lặp đi lặp lại
qua thời gian mà thành ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có khi là những bài học
rút ra đã phải trả với một giá đắt, bằng mồ hôi, công sức có khi bằng cả một cuộc
đời. Vì thế những bài học này rất sống động, chính xác và có những ý nghĩa rất
thấm thía.

Dòng sông tục ngữ ca dao Việt Nam bao la bát ngát hương hoa, đem rút ra những
điều về đạo đức, thời đó là những hạt châu báu nhiều hình nhiều vẻ; tất cả những
châu báu ấy chung quy lại đều tập trung tô đậm nổi bật một điều là giá trị thiêng
liêng của con người, vì con người:

Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người phải lấy chữ Nhân làm đầu.

Con người ở đời phải có Đức Nhân.

- Có đức mà lại có tài thời là đại phúc cho gia đình, xã hội.
- Có tài mà không có đức sẽ là một tai họa cho gia đình, xã hội. Những lời răn dạy
của người xưa đã có một giá trị thực tiễn rất sâu xa.

Những tác giả của kho tàng văn hóa đạo đức này là vô danh, họ là những người
dân lao động đã khai phá mở mang tạo dựng nên cả một đất nước, tặng lại cho con
cháu ngày nay. Những người giữ vai trò chủ yếu trong việc sản xuất để nuôi sống
xã hội và cũng là những người giữ vai trò chủ yếu trong đấu tranh giữ nước, trong

suốt cả quá trình lịch sử.

Đọc tục ngữ ca dao cổ ta được đón nhận những sản phẩm tinh thần của cha ông ta
từ ngàn xưa để lại. Những sản phẩm tinh thần ấy toát ra từ những tâm hồn và ý chí
thuần khiết Việt Nam.

Những tinh hoa văn hiến đạo đức này, chắc chắn không những chỉ có giá trị dân
tộc, mà còn có cả giá trị nhân loại.

Tuy vậy do hoàn cảnh lịch sử, tục ngữ ca dao cổ không tránh khỏi những giới hạn
về thế giới quan và nhân sinh quan. Đó là điều tất nhiên, nay ta phải gạn đục khơi
trong, ôn cổ tri tân, nối mạch ngầm kim cổ để xây dựng một nền Đạo đức Việt
Nam, đậm đà bản sắc dân tộc lại văn minh hiện đại. Làm được như vậy là ta đã coi
trọng đạo đức, đạo đức truyền thống không bị lãng quên, đạo đức không phải chỉ
có giá trị trên những ngôn từ trừu tượng mà là thực sự biến ra thành những sức
mạnh thần kỳ.

“Đạo đức, đó là cái để phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và để đoàn kết tất cả
những người lao động chung quanh giai cấp vô sản, đang sáng tạo ra xã hội mới,
xã hội cộng sản.”
V.I. Lênin

Truyện cổ dân gian Việt Nam - Một kho tàng về đạo đức

Bên cạnh văn vần truyền miệng ta còn có cả một kho tàng văn xuôi truyền miệng.
Đó là những truyện mô tả cuộc sống cổ xưa nhất của người Việt Nam. Truyện đời
xưa gồm có:

- Những truyện thần thoại: phản ảnh quan niệm và sự lý giải về thiên nhiên, vũ trụ:
Thần Trụ Trời, Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Những truyền thuyết lịch sử: được giải thích dưới hình thức huyền thoại, hoang
đường về công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm: Thánh Gióng, Thần Kim Quy
- Những truyện cổ tích gắn với thần thoại: mô tả mối quan hệ giữa người và người,
giữa thiện và ác: Tấm Cám, Thạch Sanh, Con Muỗi, Cây Khế
- Những truyện thần thoại, giải thích dòng dõi người Việt Nam: Con Rồng, cháu
Tiên, giải thích nguồn gốc dân tộc: Kinh và Ba Na là anh em.
- Những truyện mô tả đầy tình ân nghĩa: bè bạn, tình yêu, anh em, vợ chồng: Lưu
Bình Dương Lễ, vợ chàng Trương, Tràu cau, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Chử
Đồng Tử
- Và có cả những truyện cười: Tao bò mặc tao, Tam đại con gà

Truyện cổ dân gian là di sản tinh thần quý báu của người xưa để lại, là những bài
ca về đấu tranh dựng nước và giữ nước, những triết lý về nhân sinh đạo đức được
đúc kết qua cả một quá trình lịch sử lâu dài.

Tuy còn hạn chế, nhưng truyện cổ dân gian văn chương truyền miệng Việt Nam, là
một kho tàng về đạo đức học.

Trong kho tàng đạo đức ấy, có biết bao điều quý giá, nhưng:
“Yêu nước là đạo đức cao quý nhất!”
Hồ Chí Minh

Văn hóa phương Đông với văn hóa Việt Nam

Nói tới văn hóa phương Đông không thể không nhắc đến văn hóa Trung Hoa, và
nói tới văn hóa Trung Hoa là phải nói tới một mốc son kỳ vĩ đó là Nho học. Nho
học đã có ảnh hưởng rộng ra khắp thế giới; với Việt Nam Đạo Nho hay Đạo Khổng
đã có một dấu ấn rất sâu đậm suốt một thời gian dài có tới mấy ngàn năm lịch sử,
từ khi ta lập quốc cho đến sau này.


Việt Nam có trên bốn nghìn năm lịch sử, nhưng thời gian trước thời các vua Hùng,
xã hội ta còn ở trình độ rất thấp. Tiếp đến thời kỳ Bắc thuộc (từ 111 trước Tây
lịch), chữ Hán đã được truyền tới Việt Nam ngày lại càng một nhiều. Tuy cùng với
bước chân của quân xâm lược, nhưng văn hóa vẫn có một đời sống, một sứ mệnh
riêng, khiến cho nước ta từ đấy bắt đầu có việc học hành, có giáo hóa, dần dần
được mở mang về mọi mặt và xã hội từng bước phát triển lên.

Tới thời kỳ vinh quang - Ngô Quyền gây nền độc lập, (939 sau Tây lịch) tiếp theo
là các triều đại Đinh Lê Lý Trần Lê, Việt Nam đã thành một quốc gia độc lập tự
chủ; cho tới mãi triều Nguyễn sau này, tất cả mọi mặt từ chính trị, giáo dục, phong
tục tập quán, đạo đức lối sống, hầu hết vẫn đều theo cách thức Trung Hoa.

Một nền văn hóa tuy là của nước ngoài, nhưng khi hội nhập vào Việt Nam và đã
tồn tại lâu dài tới mấy ngàn năm như thế, đã in đậm dấu ấn vào nền văn hóa Việt
Nam như thế, thời nền văn hóa ấy hiển nhiên đã trở nên là của Việt Nam rồi.

Đây là một hiện tượng kỳ lạ, nói lên sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Dân
tộc Việt Nam chẳng những đã không bị đồng hóa mà lại còn giành lấy chữ viết,
giành lấy văn hóa của người nước ngoài biến ra thành của mình; tạo ra sức mạnh
cho mình, củng cố nền độc lập tự chủ của mình. Phải chăng đây là một hiện tượng
hy hữu trên thế giới!

Ta tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa về nhiều mặt, nhưng chủ
yếu là của Đạo Nho.

“Đạo Nho là một đạo bình thường giản dị, ai cũng có thể noi theo được. Người mà
có Nho học, thì nên một người có nết na, có phép tắc, có lòng nhân ái. Nước mà
dùng Đạo Nho, thì nên một nước có kỷ cương, có thể thống, dễ cho việc cai trị, mà
nhân dân cũng được hưởng hạnh phúc hòa bình.” (2) và:


“Nghiên cứu Nho học hay Nho giáo để thấy cái hay, cái dở, cái thái quá và cái bất
cập, thấy Nho giáo xưa còn lại đến ngày nay, mức độ và màu sắc thế nào. Đó là
điều rất cần thiết để góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng một quốc gia dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh” (3)

Những tinh hoa đạo đức Việt Nam là sự tích cóp những cái cao xa quý giá bậc nhất
của tâm hồn và trí tuệ người Việt Nam từ thời thượng cổ cho đến sau này. Ở đây đã
mở ra một cách sống cho người Việt Nam - Con đường Đạo Lý Việt Nam, để hễ ai
là người Việt Nam đều tự cảm thấy hãnh diện biết ơn và tự hào được đi trên con
đường ấy.

Lịch sử đã ghi nhận rằng: Người Việt Nam đã làm được biết bao những sự tích
thần kỳ. Sở dĩ được như vậy vì người Việt Nam đã mang trên mình những sức
mạnh của các giá trị truyền thống. Nếu không biết các giá trị văn hóa truyền thống
này của Việt Nam, coi như chưa hiểu biết đầy đủ về Việt Nam.

Cuốn sách này mới chỉ đề cập tới văn hóa đạo đức của người Việt, một trong 54
dân tộc anh em trên đât nước Việt Nam. Và cũng chỉ mới nói tới văn hóa Việt
Nam, ảnh hưởng của văn hóa phương Đông vào Việt Nam, chủ yếu là thời thượng
cổ. Vì chúng tôi cho rằng, nền văn hóa đạo đức cổ xưa ấy, chính là nền tảng, là
nguồn mạch, cho sự phát triển mạnh mẽ, thần kỳ, của văn hóa đạo đức Việt Nam
sau này.

Việt Nam thời kỳ sau từ Cận đại, nhất là thời kỳ Hiện đại, là một thời kỳ rạng rỡ
vinh quang nhất của lịch sử dân tộc, tinh thần và đạo đức Việt Nam đã tiến tới một
đỉnh cao chói lọi trong lịch sử loài người. Khiến cho cả thế giới phải ngạc nhiên
trước các kỳ công của người Việt Nam, khiến họ không thể không tìm hiểu để có
một cái nhìn mới về một thế giới đương đại.


Những điều lớn lao này chúng tôi kỳ vọng được gửi gấm vào trong tập sách này.
Biên soạn về Việt Nam - tinh hoa đạo đức, là đề cập tới một vấn đề rất rộng lớn,
tuy rằng vô cùng mong mỏi thiết tha, nhưng lực bất tòng tâm, nên biết rằng có
nhiều khiếm khuyết, xin được quý độc giả chỉ bảo và lượng thứ.
Trong khi biên soạn, tôi nghĩ rằng dù cuốn sách này còn thiếu sót, nhưng các bậc
tiền nhân chắc sẽ vui lòng, vì rằng: Đây là một tấm lòng ngưỡng vọng, tri ân của
người hậu thế với các bậc tiền bối.
Phần thứ nhất
TỤC NGỮ CA DAO CỔ VIỆT NAM - TINH HOA ĐẠO ĐỨC

1 - NHỮNG RĂN DẠY VỀ CÁCH ĂN Ở TRONG GIA TỘC

1.1 - Với cội nguồn:

Uống nước, nhớ nguồn.

Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Con chim có tổ, con người có tông.

Con chim tìm tổ, con người tìm tông.

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Ăn cây nào, vào cây ấy.

Ăn cây nào, rào cây ấy.

Ăn của Bụt, thắp hương thờ Bụt.

Ăn oản, thời phải thờ Phật.
Ăn oản, phải giữ lấy chùa.

Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật.

Ta về, ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Cáo chết ba năm, còn quay đầu về núi.

1.2- Đạo làm con

Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.

Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.

Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.

Lên non, mới biết non cao,
Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.
Con mẹ thương mẹ lắm thay,

Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.

Liệu mà thờ mẹ kính cha,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.

Có cha, có mẹ, thì hơn,
Không cha, không mẹ, như đờn đứt giây.

Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương.

Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng, mà nuôi mẹ già.

Mẹ cha như chuối chín cây,
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng.

Cha mẹ ở tấm lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.

Mẹ cha như nước như mây,
Làm con phải ở cho tày lòng son.
Con có làm ra của vạn tiền trăm,
Con ơi, hãy nhớ lúc con nằm trong nôi.


Trâu dê chết để tế ruồi,
Sao bằng lúc sống, ngọt bùi là hơn.

Lúc sống, thời chẳng cho ăn,
Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi.

Sống thì chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.

Dạy con, con nhớ lấy lời,
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

Con giữ cha, gà giữ ổ.

Dâu hiền hơn gái, rể hiền hơn trai.

Trai mà chi, gái mà chi,
Cốt sao có nghĩa, có nghì là hơn.

Con ở đâu, cha mẹ đấy,
Cháu con ở đâu, tổ tiên ở đấy.

Trẻ đeo hoa, già đeo tật.

Già sinh tật, đất sinh cỏ.

Lụ khụ, như ông cụ bảy mươi.
Bảy mươi chưa đui, chưa què, chớ khoe là giỏi.


Một già, một trẻ như nhau.

Kính lão, đắc thọ.

Thương già, già để tuổi cho.

Cá không ăn muối, cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

Nói con, con chẳng nghe lời,
Con nghe ông huyểnh, ông hoảng, hết đời nhà con.

Cha mẹ đánh cửa trước, vào cửa sau. (1)

Một mẹ, nuôi được mười con,
Mười con, không nuôi được một mẹ.

Con bà, có thương bà đâu,
Để cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.

Cha mẹ nuôi con, bằng trời bằng bể,
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.

Mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày.

Mẹ già hết gạo treo niêu,

Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.

Mẹ lá rau, lá má,
Con đầy rá, đầy mâm.

Mẹ sớm chiều, ngược xuôi tất tưởi,
Con đẫy ngày, đám dưới đám trên.

Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng.

Bình phong khảm ốc xà cừ,
Vợ hư thời bỏ, chớ từ mẹ cha.

Bất hiếu chi tử? (2)

Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái.

Mẹ chồng nàng dâu,
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ.

Thật thà, cũng thể lái trâu,
Yêu nhau, cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết,
Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.

Chồng dữ, thời em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.

Chưa làm dâu, đã hay đâu làm mẹ chồng.


Tứ thân phụ mẫu.

Thông gia, là bà con.

Thông gia, hai nhà như một.

Sống vì mồ vì mả,
Không ai vì cả bát cơm.

Mồ mả làm cho người ta khá.

Giữ như giữ mả tổ.

Sống Tết, chết Giỗ.

Trưởng bại, hại ông vải.

Trưởng nam bại, ông vải vong.
Con cháu mà dại, thời hại cha ông.

Con hơn cha, là nhà có phúc.

Con khôn, nở mặt mẹ cha.

Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

Làm anh, làm ả, phải ngả mặt lên.

Một người làm nên, cả họ được cậy,

Một người làm bậy, cả họ mất nhờ.

Một người làm xấu, cả bậu mang dơ.

Một người làm quan,
Thời sang cả họ.

Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó.

Tột cùng Thiện, không gì hơn hiếu,
Tột cùng Ác, không gì hơn bất hiếu.

Kính cha, tấm lụa tấm là,
Trọng cha, đồng quà tấm bánh.
Sáng thăm, tối viếng. Cơm nặng áo dày.
Sáng cơm, trưa cháo, chiều trà,
Chăm cha, chăm mẹ, tuổi già xa xăm. (3)

Trẻ cậy cha, già cậy con,
Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng.

Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,
Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.

Xin người hiếu tử gắng khuyên,
Kịp thời nuôi nấng, cho tuyền đạo con,
Kẻo khi sông cạn đá mòn,
Thơ ca ngâm đọc, có còn thấy chi.

Công cha như núi Thái Sơn, (4)

Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là Đạo con.

Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ, những ngày ước ao.

Thờ cha kính mẹ hết lòng,
Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường
Thảo thơm, sau trước nhịn nhường,
Nhường anh nhường chị, lẫn nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ, lấy nền con em.

Ba năm bú mớm con thơ,
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào.
Dạy rằng chín chữ cù lao, (5)
Bể sâu không ví, trời cao không bì.

Chú thích:
(1) Ý nói không bao giờ được phép giận hờn cha mẹ, giận hờn cha mẹ là thất hiếu.
(2) Kẻ bất hiếu coi như đã chết.
(3) Năm câu này nêu lên được lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ khi cha
mẹ còn sống.
(4) Một trái núi rất cao to và đẹp bên Trung Hoa.
(5) Chín chữ cù lao: nói công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dạy con cái.
Mượn điển cố trong Kinh Thi: Ai ai phụ mẫu ngã cù lao Phụ hề sinh ngã. Mẫu hề
cúc ngã, phủ ngã, súc ngã, trưởng ngã, dục ngã, cố ngã, phúc ngã, xuất nhập phục

ngã. Dục báo chi đức, hạo nhiên võng cực. Nghĩa là:
Xót thương cha mẹ ta, sinh ra ta khó nhọc Cha ta sinh ra ta, mẹ ta nâng đỡ ta từ
trong bụng; cha mẹ đã vỗ về nuôi nấng cho ta bú mớm, bồi bổ cho ta khôn lớn, dạy
cho ta lời khôn lẽ phải lo lắng theo dõi khi ta đi đâu, dựa theo tính ta mà khuyên
răn ta, che chở, giữ gìn cho ta. Muốn báo đền ơn đức cha mẹ, công đức đó như trời
rộng không có giới hạn. Người sau nói gọn lại là Chín chữ cù lao (Cửu tự cù lao).
1.3- Cha mẹ với con cái

Con yêu nhỏ bé ngây thơ,
Tập đi, tập nói trầm trồ dễ nghe.

Ngầm ngập như mẹ gặp con,
Lon xon như con gặp mẹ.

Cá chuối, đắm đuối vì con.

Năm con năm nhớ, mười con mười thương.

Yêu con, ngon của.
Thương con, ngon rau.

Đói lòng con, héo hon cha mẹ.

Chim trời, ai dễ đếm lông,
Nuôi con, ai dễ kể công tháng ngày.

Con lúc nhỏ bú mẹ, lớn bú cha.

Con biết nói, mẹ hói đầu.


Con đẹn con sài, chớ hoài bỏ đi.

Hổ chẳng nỡ ăn thịt con.

Có con tội sống, không con tội chết.

Con dại, cái mang.

Lựa được con dâu, sâu con mắt.

Cha muốn cho con hay,
Thầy mong cho trò khá.

Mẹ nào con ấy,
Cha nào con ấy.

Con nhờ đức mẹ. Phúc đức tại mẫu.

Mẹ hiền, dân tốt.

Sẩy cha, ăn cơm với cá,
Sẩy mẹ, liếm lá ngoài chợ.

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính,
Sinh con, há dễ sinh lòng.

Một mẹ già, bằng ba đụn thóc.

Có mẹ già, bằng ba rào giậu.


Có con, chết cũng ra ma,
Không con, chết cũng khiêng ra ngoài đồng.

Con nuôi cha, không bằng bà nuôi ông.

Lệnh ông, không bằng cồng bà.

Nuôi con cho đến vuông tròn,
Mẹ thầy vất vả, xương mòn gối long,
Con ơi, gắng trọn hiếu trung,
Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.


1.4- Cách ăn ở trong anh em họ hàng gia tộc

Chú cũng như cha.

Dì cũng như mẹ.

Cô cũng như cha.

Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú dì.

Dì ruột, thương cháu như con,
Rủi mà không mẹ, cháu còn cậy trông.

Nó lú, có chú nó khôn.

Không cha, có chú, ai ơi,

Thay mặt đổi lời, chú cũng như cha.

Bé, nhưng con nhà bác,
Lớn xác, nhưng con nhà chú.

Con chú, con bác, có khác gì nhau.

Dây mơ, rễ má, con bá, con dì.

Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng.

Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.

Chị em, trên kính dưới nhường,
Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

×