Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chọn người tài cho doanh nghiệp: Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.19 KB, 4 trang )




Chọn người tài cho
doanh nghiệp: "Đọc kỹ
hướng dẫn trước khi
dùng"
Khi tuyển chọn người tài cho DN của mình, hãy "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
trước khi dùng". Đó là một trong số những lời khuyến cáo khá ấn tượng của
vị khách mời Trần Hữu Đức - GĐ nhân sự Cty TNHH G7 tại diễn đàn khởi
nghiệp ngày 22.7.

Chọn tài có nên chấp nhận tật?
Khi đã chủ định chọn người tài, đôi khi chủ DN cần phải chấp nhận một số
tật nhỏ của họ chẳng hạn như hay đi làm trễ, không đúng hẹn, kiêu căng
Nhưng chủ DN cũng cần phải nhìn sâu vào bên trong họ. Những người có
tài thường có cá tính rất mạnh, họ có ước vọng cháy bỏng, hoài bão, khi đã
làm là bất chấp người khác nghĩ gì về mình. Đây là quan điểm của ông
Nguyễn Hữu Đức.
Ông Phạm Mạnh Khôi, GĐ nhân sự Cty APL VN bổ sung "Nói người tài
thường có tật, nhưng đừng ai nghĩ ngược lại người có nhiều tật sẽ trở thành
người tài ". Ông Khôi kể một câu chuyện thực tế, từng xảy ra ở công ty cũ
của ông: Một vị trưởng phòng công nghệ thông tin rất có tài, thông minh,
nhiều kinh nghiệm, nhưng lại có tật kiêu căng, hay đi trễ, thiếu tôn trọng
đồng nghiệp.
Vì một số tật đó, mà vị ấy đã không trụ được lâu ở công ty. "Theo tôi, môi
trường làm việc ở VN, vẫn còn mang tính tập thể cao, tính tập thể nhiều khi
còn quan trọng hơn nhân tố giỏi. Người có tài, nếu bỏ được những tật ấy thì
mới tồn tại lâu được".
Hút người tài từ Cty nước ngoài - Cẩn thận


Nhiều Cty trong nước hiện nay đang sử dụng "chiêu" thu hút nhân tài bằng
cách "dụ" những nhân sự giỏi từ các công ty nước ngoài. Nhiều chủ DN
quan niệm, những người tài này sẽ đem kinh nghiệm, công nghệ của nước
ngoài về cho mình. Hoặc có người còn cho rằng, hút người giỏi ở đó, là xem
như "rinh" nguyên quy trình làm việc về, khỏi nhọc công thiết lập quy trình
mới Thực tế không phải như vậy - ông Khôi cảnh báo.
Thường những người đó chỉ làm việc ở Cty nước ngoài từ 1 đến 2 năm mà
thôi, trong khi quy trình của các Cty đó đã có vài chục năm. Ông Đức cũng
bổ sung thêm, khái niệm về người tài, đang làm việc ở các Cty nước ngoài
cũng cần phải xem lại. Thực ra, cần phải tách tài năng của họ ra hai khía
cạnh: Họ được "thảy" vào một guồng máy đã có sẵn, buộc họ phải chạy, nên
họ giỏi; còn xét về yếu tố cá nhân - phải xem họ có đóng góp, thay đổi, cải
tiến gì cho guồng máy đó, lúc đó mới khẳng định họ có phải người tài hay
không? Vì vậy, khi chọn những người này, chủ DN cần "đọc kỹ hướng dẫn
sử dụng trước khi dùng"
"Chiêu" tuyển
Khi chủ DN là nhà tuyển dụng, cần có một số kỹ thuật phỏng vấn để tìm ra
người tài như hỏi những câu từ khái quát đến cụ thể: Ước mơ của bạn là gì?
Bạn đã làm gì với ước mơ ấy? Bạn thích gì nhất? Động lực nào giúp bạn
thực hiện được ước mơ ấy? Bạn hãy trả lời lại: Ước mơ của bạn là gì? Đây
là chia sẻ của ông Trần Hữu Đức.
Vì sao phải lặp lại câu trả lời này, theo ông Đức, nếu ứng viên đã xác định
ước mơ của mình, họ sẽ lặp lại giống phiên bản trước và một khi đã có ước
mơ, họ sẽ tư duy về nó, đầu tư chăm chút, thực hiện nó với tất cả niềm đam
mê. Nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng hãy lắng nghe ước mơ của họ xem có
khớp với mục tiêu của doanh nghiệp mình không. Nếu khớp, có thể chọn họ
và giao cho họ những dự án nho nhỏ để họ có cơ hội thể hiện mình.
GĐ nhân sự Cty APL VN Phạm Mạnh Khôi, cũng phản biện thêm khá thú
vị: "Các bạn cũng cần lưu ý, có nhiều trường hợp, người trả lời phỏng vấn là
người tài nhưng người phỏng vấn lại không phải là người tài". Theo ông,

người tài là do người chủ DN tự cảm nhận.

×