Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Di tích quốc gia: chùa Sùng Quang (chùa Phúc Tằng) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.13 KB, 4 trang )

Di tích quốc gia: chùa Sùng Quang
(chùa Phúc Tằng)
Chùa Phúc Tằng còn được gọi là Sùng Quang tự thuộc thôn Phúc Tằng, xã Tăng
Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Năm 2003, chùa Sùng Quang đã được UBND
tỉnh xếp hạng là di tích Kiến trúc – nghệ thuật. Năm 2011, chùa được Bộ
VH,TT&DL xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Ngày 11 – 2 – 2012, chính quyền và nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ đón
bằng công nhận di tích cấp Quốc gia.
Về dự và trao bằng có ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL và đại diện các cơ
quan ban ngành, đoàn thể của tỉnh Bắc Giang, huyện Việt Yên và khách thập phương về
dự trong không khí vui tươi và thành tâm lễ Phật cầu an.

Chùa Sùng Quang
Chùa Sùng Quang toạ lạc trên một khu đất rộng nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng
8km về phía Nam, nằm tại trung tâm xã Tăng Tiến gần chợ Phúc Tằng, trung tâm UBND
xã, trường học và Trạn y tế xã.
Chùa Sùng Quang ngoảnh mặt về hướng Nam ghé Tây, đây là hướng nhà Phật, đây được
coi là hướng đẹp, mang nhiều ý nghĩa tốt lành.
Tổng thể ngôi chùa gồm: sân chùa, toà tiền đường và thượng điện.
Từ đường liên thôn bước qua cổng xây bằng gạch là vào tới khuôn viên chùa, phía trước
chùa là đường liên thôn, toà tiền đường chùa Sùng Quang được dựng gồm 5 gian 2 chái,
kết cấu hai tầng theo kiểu chầng diêm, nhìn bao quát toàn bộ toà tiền đường thấy đây là
một ngôi chùa có hình dáng bề thế và cổ kính.
Thượng điện của chùa Sùng Quang được xây sát ngay phía sau vuông góc với toà tiền
đường, tạo ra bình đồ kiến trúc kiểu chuôi vồ – hình chữ đinh (J), bên trong thượng điện
các đồ thờ tự và hệ thống tượng Phật được bài trí dàn trải trên các bục (bệ) được xây bằng
gạch chỉ phủ vữa, quét vôi trắng và hệ thống bệ tượng làm bằng gỗ được tạo tác rất công
phu…
Di tích chùa Sùng Quang được xây dựng từ lâu đời. đây là một công trình văn hoá tôn
giáo có giá trị về mặt niên đại xây dựng kiến trúc. Theo tấm bia đá hiện còn được lưu giữ
lại tại chùa được biết, chùa Sùng Quang được tạo dựng vào triều vua Lê Thần Tông, niên


hiệu Đức Long thứ 3 (năm 1631), trong bia có đoạn viết: “Phúc Long đẳng xã có chùa
Sùng Quang là nơi cổ tích danh lam, phía trước có dãy núi lớn chu tước hình thể đệp đẽ,
phía sau huyền vũ có núi xanh xanh uốn lượn. Tả thanh long dẫn dòng nước đăng khoa
như dải hoa bạc bao quanh. Hữu bạch hổ dãy núi xanh như hình giá bút ngọc chầu về, ở
giữa mở ra một khu đất Phật cao sáng, thiêng liêng, là nơi quốc dân thường đến cầu khẩn
từ lâu rất linh thiêng ứng nghiệm…”.

Chùa Sùng Quang
Vào Canh Thìn (năm 1630) chúa Thanh Vương Trịnh Tráng đứng đầu hưng công cùng
các quan đại thần đầu triều và nhân dân địa phương đã đồng tâm dựng chùa vào ngày 15
tháng 12 khởi công, đến ngày 10 tháng 7 năm Tân Mùi (năm 1631) thì hoàn thành việc
trùng tu ngôi chùa cổ Sùng Quang.
Trải qua thời gian, do sự tác động của điều kiện tự nhiên cùng diễn biến thăng trầm của
lịch sử chùa Sùng Quang không còn được nguyên vẹn như xưa. Mặc dù trải qua nhiều lần
tu bổ, tôn tạo nhưng chùa Sùng Quang vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị của di tích cổ
xưa như: 01 tấm bia đá tạo vào triều vua Lê Thần Tông, niên hiệu Đức Long thứ 3 (năm
1631), 01 tấm bia tạo vào năm Vĩnh Hựu thứ 3 (năm 1737), 03 bức chạm gỗ tinh tế và hệ
thống tượng Phật cổ, quý…
Về nghệ thuật chạm khắc của chùa Sùng Quang được thể hiện khá rõ nét và tinh tế tại ba
bức chạm trang trí ở vì kèo tại thượng điện. Bức thứ nhất được tạo tịa vì giữa có chạm
khắc hình tiên cưỡi rồng ẩn, hiện trong mây xen lẫn những hoạ tiết chim muông, hoa lá
cách điệu.
Bức chạm thứ hai trang trí bên phảI toà thượng điện, được tạo rất đẹp và tinh tế với
những hình thú như: hoạ tiết hình chim và hình hoa sen cách điệu…đây là những đề tài
trang trí rất sống động, thể hiện sự tinh sảo, mang tính chất dời thường.
Bức chạm khắc bên trái cũng được chạm khắc rất đẹp và hoàn hảo với các đề tài trang trí:
hình hổ, chim muông, dơi, cá và hoa lá cách điệu…hình cá tạo theo kiểu đề tài “lý ngư
vọng nguyệt”, hổ tạo tư thế rình mồi, chim đang ấp trứng, dơi đang ngủ…
Toàn bộ ba bức chạm khắc này là một tác phẩm nghệ thật rất đặc sắc và có tính thẩm mỹ
cao.

Nét độc đáo của kiến trúc chùa Sùng Quang là được thiết kế theo kiểu chồng diêm, kiểu
thức kiến trúc ít bắt gặp trong các công trình kiến trúc của huyện Việt Yên nói riêng và
của tỉnh Bắc Giang nói chung.

×