Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông: Khuyến mại nhiều, nhưng khách hàng vẫn không được quan tâm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 3 trang )




Cạnh tranh trong lĩnh
vực viễn thông: Khuyến
mại nhiều, nhưng khách
hàng vẫn không được
quan tâm
Trên thị trường thông tin di động hiện nay, hình thức cạnh tranh mà các
doanh nghiệp đang áp dụng chủ yếu thông qua giá cước và khuyến mại, hầu
như tất cả đều ít quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng
dịch vụ.

Ngoài ra, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện. Chẳng
hạn, một số khu chung cư chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ được lắp đặt
internet, khách hàng dù muốn chuyển sang nhà cung cấp khác cũng không
được… Đó là một số ý kiến được đưa ra tại cuộc tọa đàm về thực trạng hoạt
động cạnh tranh trên thị trường viễn thông do Cục quản lý cạnh tranh – Bộ
Công thương tổ chức sáng 26.10 tại Hà Nội.
Theo ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin Bưu điện (Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam), hiện nay phạm vi cạnh tranh mới chỉ
dừng lại ở những dịch vụ có lợi nhuận cao như di động, internet ADSL và
VoIP, đặc biệt là VoIP quốc tế chiều về; trong khi các dịch vụ mang tính
công ích như điện thoại cố định thì mức độ cạnh tranh diễn ra chậm chạp
hơn do tốn kém về chi phí đầu tư, nhất là ở khu vực vùng sâu vùng xa.
Cũng theo ông Bùi Quốc Việt, việc các doanh nghiệp đua nhau hạ giá cước
và tung ra các chương trình khuyến mại có giá trị lên tới cả chục tỷ đồng sẽ
có tác động không nhỏ tới lợi nhuận chung của ngành viễn thông và doanh
thu tính trên một thuê bao, đồng thời đã tạo ra một số lượng thuê bao ảo và
một lớp khách hàng “nhảy mạng” lớn, gây khó khăn cho công tác quản lý và
lãng phí tài nguyên kho số.


Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban dự án VDCA (Công ty Điện toán
và truyền số liệu), vấn đề cạnh tranh tại Việt Nam cần được nhanh chóng đặt
trong môi trường quốc tế với các quy tắc thương mại, thông lệ, điều ước
quốc tế, đặc biệt là quy tắc đối xử không phân biệt để các doanh nghiệp
trong nước có thể sớm thích nghi với môi trường cạnh tranh trong tương lai,
khi các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực hùng hậu “đổ bộ” vào Việt
Nam.
Ông Tuấn cũng đề nghị sớm thành lập hệ thống kỹ thuật giám sát cạnh tranh
và mời các tập đoàn tư vấn lớn của nước ngoài tham gia vào việc xây dựng
hệ thống pháp luật về cạnh tranh.
Đại diện của EVN Telecom, một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực viễn
thông bức xúc cho biết họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết nối với
các nhà cung cấp dịch vụ khác. Ví dụ như sau khi hoàn thành ký kết thỏa
thuận kết nối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) thì EVN Telecom
vẫn phải tiếp tục ký thỏa thuận kết nối với các đơn vị thành viên khác của
VNPT. Trong đó, riêng tại Bắc Giang phải 3 năm EVN Telecom mới triển
khai kết nối được.
Nhận xét về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thanh Hà (Công ty Luật Vietbid)
cho biết, mặc dù đã được nói đến từ rất lâu và đã được đưa vào một số văn
bản pháp luật có liên quan nhưng thực tế vấn đề kết nối giữa các doanh
nghiệp viễn thông hiện vẫn còn nhiều tồn tại. Ông Hà đề nghị các cơ quan
quản lý cần nhanh chóng giúp Nhà nước đưa ra các biện pháp, quy định mới
để giải quyết vấn đề này nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
tương lai.

×