Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.24 KB, 14 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

381
PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN
TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN (Channa striata)
Trần Thị Thanh Hiền
1
, Ngô Minh Dung
1
, Bùi Minh Tâm
1

ABSTRACT
Study on artificial food weaning for snakehead murrel (Channa striata) larvae
was conducted with 2 experiments. The first experiment was set up to
determine the period of time and methods for effectively weaning artificial food
in rearing snakehead murrel larvae. The experiment was set up with 7 diet
treatments. In the control treatment using live food (Moina and trash fish). In
the other diet treatments differed from the time weaning artificial food (10, 17
and 24 after hatching day) and weaning methods (10% or 20% amount of
artificial food increase per day). After 5 weeks, the results showed that the best
survival and specific growth rate of fry fish were achieved for those weaned
artificial food at 17 after hatching day with the replacing method which
increased 10% amount of artificial food per day (64,7% and 8,89%/day). The
second experiment included 4 diet treatments. The control treatment, fish was
fed feed without attractant supplementation. The treatments (2, 3 and 4) were
fed diets adding 2% fish protein hydrolysate, 2% squid liver oil or 2%
earthworm liquid, respectively. Results after 4 weeks experiment showed that
fish protein hydrolysate supplied as attractants had significantly higher
survival rate (79,3%) and specific growth rate (8,89%/ngày) compared to the
other diet treatments.


Keywords: Channa striata, artificial food, attractant
Title: Weaning methods for artificial food in rearing snakehead murrel
(Channa striata) larvae
TÓM TẮT
Nghiên cứu về phương thức tập ăn thức ăn thức ăn chế biến trong ương cá lóc
đen được thực hiện ở 2 thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất nhằm xác định thời
điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen bột
gồm 7 nghiệm thức (3 lần lặp lại). Nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn
thức ăn tự nhiên. Các nghiệm thức còn lại khác nhau về thời gian bắt đầu tập
ăn thức ăn chế biến (10, 17 và 24 ngày tuổi) và phương thức tập ăn (tăng dần
10% hoặc 20% thức ăn chế biến/ngày). Kết quả cho thấy, sau 5 tuần thí
nghiệm, tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá đạt tốt nhất khi tập ăn thức ăn chế
bi
ến ở 17 ngày tuổi với phương thức thay thế 10% thức ăn chế biến/ngày

1
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

382
(64,7% và 9,64%/ngày). Thí nghiệm 2, các nghiệm thức thức ăn có bổ sung các
chất dẫn dụ khác nhau nhằm so sánh ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác
nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá bột. Thí nghiệm gồm 4
nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất dẫn dụ, các nghiệm
thức còn lại lần lượt được bổ sung 2% dịch cá thủy phân, 2% dầu gan mực
hoặc 2% dịch trùn quế. Kết quả sau 4 tuần thí nghiệm cho thấy dịch cá thuỷ
phân là chất dẫn dụ kích thích bắt mồi hiệu quả nhất, cho tỉ lệ sống (79,3%) và
tăng trưởng (8,89%/ngày) cao nhất.
Từ khóa: cá lóc đen, thức ăn chế biến, chất dẫn dụ
1 GIỚI THIỆU

Cá lóc đen (Channa striata) là loài cá dữ, ăn thịt, phân bố tự nhiên trên sông,
kênh, rạch, đồng ruộng… Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cá lóc đen
có thể nuôi thâm canh trong ao và bè đều đạt năng suất cao. Ngoài tự nhiên cá
lóc đen ăn các động vật sống như cá, tép, nhái… nhưng khi nuôi trong ao và bè
chúng có thể sử dụng được các loại thức ăn như tấm, cám, thức ăn viên, cá
tạp… Hiện nay, cá lóc đen chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tươi sống (cá tạp
nguyên con hay xay nhỏ). Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá nước ngọt,
đặc biệt là các loài cá dữ, chất lượng thịt ngon đang phát triển mạnh đã làm gia
tăng đáng kể nhu cầu cá tạp. Năm 2008 riêng tỉnh An Giang lượng cá tạp sử
dụng trong nuôi cá lóc đã là 67.056 tấn, có 38 loài cá nước ngọt được sử dụng,
trong đó hơn 50% là các loài cá kinh tế (Phan Hồng Cương, 2009). Việc sử
dụng chủ yếu cá tạp trong nuôi cá lóc dẫn đến việc phụ thuộc của nghề nuôi
vào nguồn cá tạp, chất lượng cá tạp, giá cá tạp cung cấp.

Ở Việt Nam, cá lóc nói chung và cá lóc đen nói riêng khi nuôi trong ao bè đều
có khả năng sử dụng thức ăn chế biến. Trong nghiên cứu cũng như ngoài thực
tế, việc chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn nhân tạo được thực hiện càng
sớm càng tốt nếu nó không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá bột.
Nếu cá sử dụng tốt thức ăn nhân tạo thì sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm qua
thức ăn tự nhiên, giảm chi phí và chủ động được nguồn thức ăn trong ương
nuôi (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008). Tuy nhiên thời điểm và phương thức
tập ăn thức ăn chế biến của cá bột cũng khác nhau tuỳ theo loài. Do vậy mục
tiêu của nghiên cứu này là tìm thời điểm và phương thức thích hợp khi chuyể
n
đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến cho cá lóc đen bột nhằm góp
phần hạn chế việc sử dụng cá tạp trong ương nuôi cá lóc đen.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phương thức tập ăn thức ăn chế biến cho cá lóc bột được tiến hành
tại trai thực nghiệm – Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu
được thực hiện với 2 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể

composit thể tích 100 lít/bể, mật độ 100 con/bể.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

383
2.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả
thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột
Nghiên cứu được thực hiện trên cá lóc đen bột 10 ngày tuổi. Thời gian thí
nghiệm là 5 tuần. Gồm 7 nghiệm thức (3 lần lặp lại): nghiệm thức đối chứng
cho ăn hoàn toàn thức ăn tươi sống (Moina và cá tạp); Các nghiệm th
ức còn lại
khác nhau về thời gian bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến (10, 17 và 24 ngày tuổi)
và phương thức tập ăn (thay thế tăng dần Moina (cá tạp) bằng thức ăn chế biến,
tỉ lệ 10% hoặc 20% TACB/ngày). Các nghiệm thức chưa đến thời điểm cho ăn
thức ăn chế biến sẽ được cho ăn như nghiệm thức đối chứ
ng. Thức ăn chế biến
có hàm lượng protein là 50%, lipid 12% được phới chế từ các nguồn nguyên
liệu tinh như: bột cá, bột đậu nành, cám, bột mì và các chất bổ sung khác, được
phối chế thành viên mảnh 0,1-0,2 mm













Ghi chú:
Hình 1: Thời điểm và phương thức tập ăn của các nghiệm thức trong thí nghiệm 1
2.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau
lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột
Cá bột được tập ăn thức ăn chế biến ở thời điểm thích hợp và phương thức hiệu
quả nhất (kết quả của thí nghiệm 1) với các nghiệm thức thức ă
n chế biến có bổ
Ngày tuổi 5 10 17 24 31 38 45
10 ngày tuổi
10% TĂCB/ngày
10 ngày tuổi
20% TĂCB/ngày
17 ngày tuổi
10% TĂCB/ngày
17 ngày tuổi
20% TĂCB/ngày
24 ngày tuổi
10% TĂCB/ngày
24 ngày tuổi
20% TĂCB/ngày
Đối chứng
Nghiệm thức
Moina Cá tạp Thức ăn chế biến
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

384
sung các chất dẫn dụ khác nhau. Thời gian thí nghiệm là 4 tuần. Thí nghiệm
gồm 4 nghiệm thức (3 lần lặp lại). Nghiệm thức thức ăn đối chứng không bổ
sung chất dẫn dụ, các nghiệm thức thức ăn còn lại lần lượt được bổ sung 2%
dịch cá thủy phân, 2% dầu gan mực hoặc 2% dịch trùn quế.

2.3 Quản lý thí nghiệm và ghi nhận kết quả
Cá được cho ăn theo nhu cầu, 4 lần/ngày. Hằng ngày theo dõi, ghi nhận các
hoạt động ăn, bơi lội, bắt mồi của cá và đếm số cá chết. Thức ăn thừa và phân
cá được siphon 2 lần/ngày. Các bể thí nghiệm có sục khí và nước chảy tràn liên
tục. Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường đều được duy trì
phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cá. Mẫu cá được cân 100 con ngẫu nhiên
để xác định trọng lượng ban đầu. Thu mẫu cuối đợt thí nghiệm bằng cách cân
từng con. Ghi nhận khối lượng và tỉ lệ sống của cá ở mỗi bể thí nghiệm.
Các chỉ tiêu thành phần hóa học của thức ăn gồm ẩm độ, đạm thô, chất béo thô,
bột đường, chất tro được phân tích trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp
của AOAC (2000). Khối lượng cá ban đầu (Wi) được xác định khi bố trí thí
nghiệm. Tỷ lệ sống (SR), khối lượng cuối (Wf), khối lượng gia tăng (Wg), tăng
trưởng tuyệt đối DWG (g/ngày), được tính toán giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn và phân tích Anova, tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức
bằng phép thử Duncan sử dụng phần mềm SPSS.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế
biến của cá lóc đen giai đoạn bột
3.1.1 Tỉ lệ sống
Sau 5 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá có sự khác nhau theo ngày tuổi tập ăn
lẫn phương thức tập ăn của các nghiệm thức (Hình 2).
0
10
20
30
40
50
60
70
80

10 ngà y tuổ i 17 ngà y tuổ i 24 ngà y tuổ i
Thờ i điể m tậ p ăn
Ti ̉ lệ số ng - SR (%)
Đố i chứ ng
10% TĂCB/ngà y
20% TĂCB/ngà y
a
c
d
aa
ab
b
a
a

Hình 2: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời
điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

385
Nghiệm thức 10 ngày tuổi có tỉ lệ sống thấp nhất (15,3% và 2,33%) và thấp
hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Thời gian cá sử dụng
hiệu quả thức ăn chế biến chịu ảnh hưởng lớn vào sự hoàn thiện của ống tiêu
hóa cũng như sự phát triển chức năng sinh lý của ống tiêu hóa ở giai đoạn cá
bột (Cuvier-Péres và Kestemont, 2002). Kết quả thí nghiệm cho thấy
ở thời
điểm 10 ngày tuổi hệ thống tiêu hóa của cá lóc đen bột chưa thể sử dụng thức
ăn chế biến. Điều này tương tự như báo cáo của Bùi Minh Tâm et al., (2004)
trên cá lóc đen khi tập ăn ở 15 ngày tuổi có tỉ lệ sống chỉ 10%. Tỉ lệ sống ở các
nghiệm thức tập ăn thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 17 (63,7% và 64,7%) và

24 (56,7% và 47,7%) là khá cao. Trong đó nghiệm thức 17 ngày tuổi có tỉ lệ
sống đạt cao nhất (63,7% và 64,7%), cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với
nghiệm thức 10 ngày tuổi và khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với đối
chứng (64,7%). Theo Walford và Lam (1993) cá bột có hoạt tính men tiêu hóa
thấp ở những ngày đầu ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu
trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác. Vì vậy ở hầu hết các loài cá bột,
khi bắt đầu ăn thức
ăn ngoài, chúng đòi hỏi có thời gian nhất định để phát triển
khả năng thích nghi với thức ăn chế biến. Như vậy ở ngày tuổi thứ 17 hệ tiêu
hóa của cá lóc đen bột đã có sẵn sàng cho việc sử dụng thức ăn chế biến, tương
tự với kết quả khi ương cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng thức ăn chế biến
ở ngày tuổi thứ 20 (74%) (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy,
2008). Trong giai đoạn cho ăn kết hợp (gồm thức ăn tươi và thức ăn chế biến)
với tỉ lệ thay thế thấp (10% TĂCB/ngày) và trong thời gian dài hơn sẽ giúp cá
chấp nhận thức ăn chế biến tốt hơn.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
10 ngà y tuổ i 17 ngà y tuổ i 24 ngà y tuổ i
Thờ i điể m tậ p ăn
Tỉ lệ ăn nhau (%
)

Đố i chứ ng
10% TĂCB/ngà y
20% TĂCB/ngà y
d
b
a
d
c
c
d
c
c
Hình 3: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời
điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm
Kết quả theo dõi thí nghiêm cho thấy, tỉ lệ ăn nhau thấp nhất ở nghiệm thức đối
chứng (2,67%) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức sử
dụng thức ăn chế biến (Hình 3). Có thể thấy ở nghiệm thức này sử dụng thức
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

386
ăn là cá tạp, đây là loại thức ăn thích hợp với loài nên hiện tượng ăn nhau xảy
ra ít hơn so với những nghiệm thức còn lại.
Tập ăn ở ngày tuổi thứ 10 cho tỉ lệ ăn nhau cao nhất (79% và 93,3%) và cao
hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Theo Victor và
Akpocha (1992) khi cá được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng thấp hoặc thức
ăn được cung cấp không thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên thì chúng
sẽ thể hiện tính ăn nhau rất lớn. Kết quả này tương tự với thí nghiệm không cho
cá lóc đen ăn có tỉ lệ ăn nhau là 83% (Quin và Fast, 1996). Tuy nhiên tỉ lệ ăn
nhau của loài cá lóc đen lại cao hơn một số loài cá khác như cá basa
(Pangasius bocourti) tập ăn ở ngày tuổi thứ 2 là 10,4% (Le Thanh Hung et al.,

2002) và cá vược măng (Sander lucioperca) tập ăn từ 12 ngày tuổi là 13,8%
(Kestemont et al., 2007).
Các nghiệm thức ở ngày tuổi thứ 17 và 24 có tỉ lệ ăn nhau trong khoảng 16,2-
21,33% và khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức này.
Có thể thấy tại thời điểm 17 và 24 ngày tuổi, cá bột được cho ăn cá tạp xay từ
1-2 tuần trước khi tập ăn thức ăn chế biến, cá tạp là thức ăn phù hợp của loài
trong giai đoạn này nên cá có thể tiêu hóa dễ dàng đồng thời trong thời gian
này hệ thống tiêu hóa của cá cũng hoàn thiện hơn để sẵn sàng chấp nhận thức
ăn chế biến, từ đó sẽ hạn chế được hiện tượng ăn nhau trong quá trình tập ăn
thức ăn chế biến. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng thức
ăn chế biến chỉ được cá bột chấp nhận sau vài tuần sử dụng thức ăn tươi sống
(Person-Lê Ruyet et al., 1993; Fernandez-Diaz và Yufera, 1997).
Các nghiệm thức được tập ăn thức ăn chế biến trong cùng một thời điểm thì
phương thức thay thế 20% TĂCB/ngày luôn có tỉ lệ ăn nhau cao hơn so với tỉ
lệ 10% TĂCB/ngày. Điều này cho thấy tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày giúp cá
tập dần với thức ăn chế biến tốt hơn từ đó khả năng sử dụng và chấp nhận thức
ăn cũng cao hơn do đó sẽ hạn chế được hiện tượng ăn nhau giữa các cá thể
trong đàn. Ngược lại tập ăn ở giai đoạn sớm đồng thời với phương thức chuyển
đổi nhanh sẽ càng làm gia tăng tỉ lệ ăn nhau.
3.1.2 Tăng trưởng
Tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức tập ăn lúc 10 ngày tuổi-20%
TĂCB/ngày (3,18 g; 0,091 g/ngày và 12,4%/ngày) và cao hơn có ý nghĩa
(p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức còn lại (kể cả
nghiệm thức đối chứng) đều có tăng trọng và tăng trưởng DWG khác biệt
không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau (Bảng 1). Kết quả này cho thấy tăng
trưởng của cá bột khi sử dụng thức ăn chế biến không bị ảnh hưởng so với sử
dụng cá tạp.

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ


387
Bảng 1: Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở
các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau trước và sau 5 tuần thí
nghiệm
Nghiệm thức W
i
(g) W
f
(g) WG (g) DWG
(g/ngày)
SGR
(%/ngày)
Đối chứng 0,04 1,36±0,47
b
1,32±0,47
b
0,038±0,01
b
9,97±0,92
b
10 ngày tuổi-10% TĂCB 0,04 1,43±0,66
b
1,39±0,66
b
0,04±0,02
b
10,04±1,23
b
10 ngày tuổi-20% TĂCB 0,04 3,22±1,27
a

3,18±1,27
a
0,091±0,04
a
12,4±1,13
a
17 ngày tuổi-10% TĂCB 0,04 1,17±0,07
b
1,13±0,07
b
0,032±0
b
9,64±0,17
bc
17 ngày tuổi-20% TĂCB 0,04 0,73±0,18
b
0,69±0,18
b
0,02±0,01
b
8,24±0,68
c
24 ngày tuổi-10% TĂCB 0,04 1,25±0,3
b
1,21±0,3
b
0,035±0,01
b
9,79±0,67
b

24 ngày tuổi-20% TĂCB 0,04 1,26±0,07
b
1,22±0,07
b
0,035±0
b
9,85±0,17
b
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.
So với một số nghiên cứu khác, tăng trưởng SGR của cá lóc đen trong thí
nghiệm cao hơn so với thí nghiệm của Bùi Minh Tâm et al. (2004) trên cùng
đối tượng đã có SGR là 6,1%/ngày khi tập ăn ở 15 ngày tuổi và cũng cao hơn
so với cá móp (Centropomus parallelus) khi tập ăn từ ngày tuổi thứ 35 nhưng
SGR chỉ đạt 5,53%/ngày (Alves et al., 2006).
Qua các kết quả về tăng trưởng, tỉ lệ sống và tỉ lệ ăn nhau có thể thấy rằng
nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày có thời điểm tập ăn sớm nhất và tỉ
lệ thay thế TĂCB/ngày cao đã có tỉ lệ sống thấp nhất và tỉ lệ ăn nhau cao nhất
nhưng lại có tăng trưởng cao nhất và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các
nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày với tỉ lệ sống
chỉ 2,33% và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại đã
cho thấy cá lóc đen bột không thể sử dụng tốt thức ăn chế biến ở thời điểm 10
ngày tuổi. Cá lóc đen với đặc tính là loài cá dữ nên trong điều kiện thức ăn
không thích hợp, cá bột ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày đã thể
hiện tính ăn nhau rất cao (93,3%). Ngoài ra, khi con mồi là những cá thể nhỏ
trong quần đ
àn thì sẽ dễ bị phát hiện và kích thích thị giác hơn so với thức ăn
được cung cấp, đồng thời chúng cũng mang lại cho cá săn mồi nhiều năng
lượng hơn/con mồi (Quin và Fast, 1996). Như vậy ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-
20% TĂCB/ngày cá bột tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng lại có tỉ lệ

sống thấp nhất và tỉ lệ ăn nhau cao nhất, điều này cho thấy sự tăng trưởng của
cá bột ở nghiệm thức này chủ yếu là do sự ăn lẫn nhau chứ không phải từ việc
sử dụng thức ăn chế biến.
Kết quả nghiên cứu thể hiện việc thay thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn chế
biến trong những ngày đầu ăn ngoài sẽ không mang lại kết quả khả quan. Bên
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

388
cạnh đó trong thời gian cho ăn kết hợp việc tăng dần TĂCB/ngày với tỉ lệ thấp
(10% TĂCB/ngày) sẽ giúp cá bột thích nghi với thức ăn chế biến tốt hơn. Cá
lóc đen bột trong thí nghiệm có thể sử dụng thức ăn chế biến ở thời điểm 17
ngày tuổi với phương thức thay thế 10% TĂCB/ngày mà không ảnh hưởng đến
tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá. Thời điểm này là sớm hơn so với báo cáo của
Quin et al. (1997) cũng trên cá lóc đen là 30 ngày tuổi. Tuy nhiên khi so sánh
với các loài cá nước ngọt khác, cá lóc đen có thời điểm tập ăn muộn hơn so với
cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá kết (Micronema bleekeri) là 7 ngày
tuổi (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004; Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008), trên cá trê
phi (Clarias gariepinus) và cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là 4 ngày tuổi
(Verreth và Tongeren, 1989; Fermin và Bolivar, 1991; Olurin và Oluwo, 2010)
và cá basa (Pangasius bocourti) là 5 ngày tuổi (Le Thanh Hung et al., 2002).
Điều này cho thấy cá lóc đen phát triển chức năng hệ tiêu hóa muộn hơn so với
các loài trên, đây là một trong những lý do giải thích tại sao loài này có thời
điểm tập ăn muộn hơn so với một số loài cá nước ngọt khác.
3.2 Ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức
ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột
3.2.1 Tỉ lệ s
ống
Sau 4 tuần thí nghiệm, nghiệm thức đối chứng (không bổ sung chất dẫn dụ) có
tỉ lệ sống thấp nhất (61%) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các
nghiệm thức còn lại (Hình 4).

Ở các nghiệm thức có bổ sung chất dẫn dụ (dịch cá thủy phân, dầu gan mực và
dịch trùn quế) lần lượt có tỉ lệ sống 79,3%, 73,7% và 71,3%, giữa các nghiệm
thức này không có sự khác biệt (p>0,05) với nhau và cao h
ơn có ý nghĩa
(p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó nghiệm thức bổ sung dịch cá
cho tỉ lệ sống cao nhất (79,3%). Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chất
dẫn dụ vào thức ăn đã cải thiện tỉ lệ sống của cá bột.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt
mồi vì không kích thích thị giác cá (Appelbaum và Damme, 1988). Cá rất khó
bắt mồ
i là thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết (Person Le
Ruy et al., 1993). Quan sát cá sử dụng thức ăn trong thời gian thí nghiệm cho
thấy ở các nghiệm thức được bổ sung chất dẫn dụ cá chủ động bắt mồi rất
nhanh đã hạn chế sự hòa tan của thức ăn chế biến trong khi cho cá ăn và tăng
lượng thức ăn cá ăn vào, điều này thể hiện rõ ở nghiệm thức có bổ sung dịch cá
thủy phân. Trái lại, ở nghiệm thức đối chứng thì cá bắt mồi chậm và yếu hơn.
Kết quả này tương tự trên cá hồi (Salmo salar), chất dẫn dụ đã cải thiện được
tình trạng giảm ăn khi chuyển cá từ môi trường nước ngọt sang nước mặn
(Toften et al., 2003).

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

389
0
10
20
30
40
50
60

70
80
90
Đố i chứ ng Dị ch cá Dầ u mự cDịch trù n quế
Nghiệ m thứ c
Ti ̉ lệ sống - SR (%)
b
a
a
a

Hình 4: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung các
chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm.
Ở các nghiệm thức sử dụng chất dẫn dụ thì dịch cá thủy phân cho tỉ lệ sống cao
nhất (79,3%). Theo Kotzamanis et al., (2007) việc bổ sung protein thủy phân
vào khẩu phần ăn ngoài việc đóng vai trò như chất dẫn dụ, protein thủy phân
cũng bổ sung thêm các acid amin thiết yếu cho cá bột nhất là ở giai đoạn tập ăn
thức ăn nhân tạo, các acid amin này có thể thay thế các acid amin có trong thức
ăn tươi sống của loài. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh rằng việc đưa
dịch cá thủy phân vào thức ăn nhân tạo còn được xem là phương pháp khắc
phục khả năng tiêu hoá kém của cá bột (Dabrowski, 1984; Govoni et al., 1986).
Kết quả của thí nghiệm tương tự với các nghiên cứu trên cá bơn (Solea solea)
(Day et al., 2008) và cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Kotzamanis et al., 2007)
đều có tỉ lệ sống được cải thiện khi bổ sung dịch cá thủy phân vào khẩu phần
ăn của cá.
3.2.2 Tăng trưởng
Bảng 2 : Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến
có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau trước và sau 4 tuần thí nghiệm
Nghiệm thức W
i

(g) W
f
(g) WG (g) DWG (g/ngày) SGR
(%/ngày)
Đối chứng 0,16 1,15±0,04
d
0,99±0,04
d
0,035±0,001
d
7,03±0,11
d
Dịch cá thủy phân 0,16 1,98±0,03
a
1,82±0,03
a
0,065±0,001
a
8,98±0,05
a
Dầu gan mực 0,16 1,76±0,03
b
1,60±0,03
b
0,057±0,001
b
8,56±0,06
b
Dịch trùn quế 0,16 1,67±0,03
c

1,51±0,03
c
0,054±0,001
c
8,38±0,07
c
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

390
Kết quả về tăng trưởng cho thấy nghiệm thức đối chứng có tăng trọng (WG) và
tăng trưởng SGR thấp nhất (lần lượt là 0,99 g và 7,03%/ngày) và thấp hơn có ý
nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Bên cạnh đó, các nghiệm thức
có bổ sung chất dẫn dụ có tăng trọng và SGR khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với
nhau. Nghiệm thức bổ sung dịch cá có tăng trưởng cao nhất (1,82 g và
8,98%/ngày) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Như vậy việc bổ sung chất dẫn dụ vào thức ăn cũng góp phần cải thiện tăng
trưởng của cá bột. Một vài nghiên cứu trước đã chứng minh chất dẫn dụ có tác
dụng nâng cao vị ngon của thức ăn, chính vì vậy lượng thức ăn cá sử dụng tăng
lên từ đó đã có tác động tích cực đến tăng trưởng của cá (Oliva-Teles et al.,
1999; Takii et al., 1986; Gomes et al., 1997).
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy dịch cá thủy phân có khả năng cải thiện tăng
trưởng tốt nhất (1,82 g và 8,98%/ngày). Dịch cá thủy phân ngoài việc cải thiện
khả năng tiêu thụ thức ăn còn cải thiện mùi của thức ăn (Berge và Storebakken,
1996). Bên cạnh đó hàm lượng các acid amin trong thức ăn có bổ sung dịch cá
cao hơn so với thức ăn không bổ sung, từ đó việc sử dụng protein sẽ hiệu quả
hơn và cá tăng trưởng nhanh hơn (Refstiea et al., 2004). Báo cáo trên nhiều
loài cá khác như cá hồi (Salmon salar) (Berge và Storebakken, 1996; Refstiea
et al., 2004; Espe et al., 1999), cá bơn (Scophthalamus maximus) (Oliva-Teles

et al., 1999), cá tuyết (Gadus morhua) (Aksnes et al., 2006), cá chẽm
(Dicentrarchus labrax) (Kotzamanis et al., 2007) và cá mú Nhật Bản
(Lateolabrax japonicus) (Liang et al., 2006) cũng chứng minh dịch cá thủy
phân có tác dụng như chất kích thích bắt mồi hiệu quả đồng thời cải thiện đáng
kể đến tăng trưởng của cá.
Thí nghiệm này có tỉ lệ ăn nhau khá thấp dao động trong khoảng (6,67-
22,33%). Kết quả này là do thí nghiệm đã sử dụng thời điểm tập ăn (17 ngày
tuổi) và phương thức tập ăn (10% TĂCB/ngày) thích hợp nên cá bột đã có thể
sử dụng tốt thức ăn chế biến được cung cấp.
Sau 4 tuần thí nghiệm, tỉ lệ ăn nhau cao nhất ở nghiệm thức không sử dụng
chất dẫn dụ (đối chứng) là 22,33% và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các
nghiệm thức còn lại. Ở các nghiệm thức bổ sung chất dẫn dụ thì nghiệm thức
dịch cá thủy phân cho tỉ lệ ăn nhau thấp nhất (6,67%), khác nhau không có ý
nghĩa (p>0,05) so với sử dụng dầu mực (11,33%), nhưng thấp hơn có ý nghĩa
(p<0,05) so với nghiệm thức dịch trùn quế (14%). Tỉ lệ
ăn nhau khác nhau
không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 2 nghiệm thức dầu mực và dịch trùn quế.

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

391
0
5
10
15
20
25
30
Đố i chứ ng Dị ch cá Dầ u mự cDị ch trù n quế
Nghiệ m thứ c

Tỉ lệ ăn nhau (
%)
a
c
bc
b

Hình 5: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung
các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm
Cá lóc là loài cá dữ, nếu thức ăn không hấp dẫn được cá thì chúng sẽ tấn công
những cá thể nhỏ hơn trong quần đàn. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ
sung chất dẫn dụ đã hạn chế được hiện tượng ăn nhau trong quần đàn, trong đó
dịch cá thủy phân thể hiện khả năng nâng cao tính hấp dẫn của thức ăn tốt nhất.
Theo Papatryphon và Soares (2000), chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng trong
giai đoạn sử dụng thức ăn nhân tạo cho cá bột và trong khẩu phần ăn có vị
ngon kém. Sử dụng chất dẫn dụ có thể làm tăng vị ngon của thức ăn khi thức
ăn không thể kích thích khả năng bắt mồi của cá (Xue và Cui, 2001). Một số
báo cáo khác cũng có kết luận tương tự như trên cá chẽm (Dicentrarchus
labrax) dịch cá thủy phân đã tạo điều kiện cho quá trình tập ăn của cá được dễ
dàng hơn (Cahu et al., 1999), trên cá vàng (Carassius auratus gibelio) (Xue và
Cui, 2001) và trên cá hồi (Salmo salar) (Toften et al., 1995) dầu gan mực có
tác dụng kích thích khả năng bắt mồi mạnh mẽ.
4 KẾT LUẬN
Thức ăn chế biến có thể sử dụng ương cá lóc đen từ ngày tuổi thứ 17. Tập ăn
cho cá bột bằng cách cho ăn kết hợp với tỉ lệ tăng dần 10% TĂCB/ngày cho
hiệu quả cao hơn so với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Thức ăn chế biến có bổ sung
các chất dẫn dụ sẽ cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng cho cá bột, trong đó dịch
cá thủy phân là chất dẫn dụ hiệu quả nhất trong thời gian tập ăn thức ăn chế
biến của cá lóc đen bột.


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

392
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aksnes, A., B. Hope, O. Hostmark and S. Albrektsen, 2006. Inclusion of size
fractionated fish hydrolysate in high plant protein diets for Atlantic cod,
Gadus morhua. Aquaculture, 261: 1102-1110.
Alves Jr., T. T, V. R. Cerqueira and J. A. Brown, 2006. Early weaning of fatsnook
(Centropomus parallelus Poey 1864) larvae. Aquaculture, 253: 334-342.
Appelbaum, S and P. Van Damme, 1988. The feasibility of using exclusively
artificial fry feed for the rearing of Israeli Clarias gariepinus (Burchell, 1822)
larvae and fry. J. Appl. Ichthyol, 4: 105-110.
Berge, G. M. and T. Storebakken, 1996. Fish protein hydrolyzate in starter diets
for Atlantic salmon (Salmo salar) fry. Aquaculture, 145: 205-212.
Bui Minh Tam, A. B. Abol-Munafi, M. A. Ambak and P. Ismail, 2004. Effect of
different diets on growth and survival rates of snakehead (Channa striata,
Bloch 1797) larvae. Korean J Biol Sci, 8: 313-317.
Cahu, C. L., J.L. Z. Infante, P. Quazuguel and M.M. L. Gall, 1999. Protein
hydrolysate vs. fish meal in compound diets for 10-day old sea bass
Dicentrarchus labrax larvae. Aquaculture, 171: 109-119.
Cuvier-Péres, A. and P. Kestemont, 2002. Development of sovme digestive
enzymes in Eurasian perch larvae Perca fluviatilis. Fish Physiology and
Biochemistry, 24 : 279-285.
Dabrowski, K., 1984. The feeding of fish larvae: present state of the art and
perspectives. Reprod. Nutr. Dév, 24: 807-833.
Day, O.J., B.R. Howell and D.A. Jones, 2008. The effect of dietary hydrolyzed
fish protein concentrate on the survival and growth of juvenile Dover sole,
Solea solea (L.), during and after weaning. Aquaculture Research, 28: 911-
921.
Espe, M., H. Sveier, I. Hogoy and E. Lied, 1999. Nutrient absorption and growth

of Atlantic salmon (Salmo salar L.) fed fish protein concentrate. Aquaculture,
174: 119–137
Fermin, A.C. and M.E.C. Bolivar, 1991. Larvae rearing of the Philippine
freshwater catfish, Clarias macrocephalus (alternative Gunther) fed live
zooplankton and artificial diet: a preliminary study. Bamidgeh, 43: 87-94.
Fernandez-Diaz, C. and M. Yufera, 1997. Detecting growth in gilthead seabream
Sparus aurata L. larvae fed microcapsules. Aquaculture, 134: 269-278.
Gomes, E., J. Dias and S.J. Kaushik, 1997. Improvement of feed intake through
supplementation with an attractant mix in European sea bass fed plant protein
rich diets. Aquat. Living Resour, 10: 385–389.
Govoni, J.J., G.W. Boehlert, and Y. Watanabe, 1986. The physiology of digestion
in fish larvae. Environmental Biology of Fishes, 16: 59–77.
Kestemont, P., X. Xueliang, N. Hamza, J. Maboudou and I. I. Toko, 2007. Effect
of weaning age and diet on pikeperch larviculture. Aquaculture, 264: 197 –
204.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

393
Kotzamanis, Y. P., E. Gisbert, F. J. Gatesoupe, J. Z. Infante and C. Cahu, 2007.
Effects of different dietary levels of fish protein hydrolysates on growth,
digestive enzymes, gut microbiota, and resistance to Vibrio anguillarum in
European sea bass (Dicentrarchus labrax) larvae. Comparative Biochemistry
and Physiology, part A 147: 205–214
Le Thanh Hung, Nguyen Anh Tuan, P. Cacot and J. Lazard, 2002. Larval rearing
of the Asian Catfish, Pangasius bocourti (Siluroidei, Pangasiidae): alternative
feeds and weaning time. Aquaculture, 212: 115–127.
Liang, M., J. Wang, Q. Chang and K. Mai, 2006. Effects of different levels of fish
protein hydrolysate in the diet on the nonspecific immunity of Japanese sea
bass, Lateolabrax japonicus (Cuvieret Valenciennes, 1928). Aquaculture
Research, 37: 102–106.

Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi
cá lóc bông (Channa micropeltes). Luận văn Thạc sĩ. Khoa Thủy sản. Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Văn Triều, Dương Nhật Long và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu
ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loạ
i thức ăn khác nhau. Tạp
chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2008 (2): 67-75.
Oliva-Teles, A., A.L. Cerqueira and P. Gonc-alves, 1999. The utilization of diets
containing high levels of fish protein hydrolysate by turbot (Scophthalamus
maximus) juveniles. Aquaculture, 179: 195-201.
Olurin, K.B. and A.B. Oluwo, 2010. Growth and Survival of African Catfish
(Clarias gariepinus) Larvae Fed Decapsulated Artemia, Live Daphnia, or
Commercial Starter Diet. The Israeli Journal of Aquaculture-Bamidgeh, 62:
50-55
Papatryphon, E and J. H. Soares, 2000. The effect of dietary feeding stimulants on
growth performance of striped bass, Morone saxatilis, fed-a-plant feedstuff-
based diet. Aquaculture, 185: 329-338
Person Le Ruyet, J., J.C. Alexandre, L. Thebaud and C. Mugnier, 1993. Marine
fish larvae: feeding formulated diets or live preys? J. World Aquac. Soc., 24:
211-224.
Phan Hồng Cương, 2009. Tình hình sử dụng cá tạp và khả năng sử dụng bột đậu
nành trong phối chế thức ăn chế biến nuôi cá lóc (Channa striata). Luận văn
Thạc sĩ. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Qin, J.G., A.W. Fast., D.DeAnda. and R.P. Weidenbach, 1997. Growth and
survival of larval snakehead (Channa striatus) fed different diets.
Aquaculture, 148: 105-113.
Quin, J.G. and A.W.Fast, 1996. Size and feed dependent cannibalism with
juvenile snakehead Channa striatus. Aquaculture, 144: 313-320
Refstiea, S., J. J. Ollic and H. Standald, 2004. Feed intake, growth, and protein
utilisation by post-smolt Atlantic salmon (Salmo salar) in response to graded

levels of fish protein hydrolysate in the diet. Aquaculture, 239: 331-349.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ

394
Takii, K., S. Shimeno and M. Takeda, 1986. The effect of feeding stimulants in
diet on some hepatic enzyme activities of eel. Bulletin of the Japanese Society
of Scientific Fisheries, 52: 2131-2134.
Toften, H, A. M. Arnesen and M. Jobling, 2003. Feed intake, growth and
ionoregulation in Atlantic salmon (Salmo salar L.) smolts in relation to
dietaryaddition of a feeding stimulant and time of seawater transfer.
Aquaculture, 217: 647-662.
Toften, H., E.H. Jorgensen and M. Jobling, 1995. The study of feeding preference
using radiography: oxytetracy cline as a feeding deterrent and squid extract as
a feeding stimulant in diets for salmon. Aquaculture Nutrition, 1: 145-149.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008. Khả năng sử dụng thức ăn
chế biến của cá còm (Chitala chitala) giai đoạn bột lên giống. Tạp chí Khoa
học 2008, 1:134-140. Trường Đại học Cần Thơ.
Verreth, J. and M.V. Tongeren, 1989. Weaning time in Clarias gariepinus
(Burchell) larvae. Aquaculture, 83: 81-88.
Victor., R and B. O. Akapocha, 1992. The biology of snakehead, Channa obscura
(Gunther), in a Nigerian pond under monoculture. Aquaculture, 101: 17-24
Walford, J. and T. J. Lam, 1993. Deveplopment of digestive tract and proteolytic
enzyme activity in seabass (Lates calcarifer). Aquaculture, 109: 187-205.
Xue. M and Y. Cui, 2001. Effect of several feeding stimulants on diet preference
by juvenile gibel carp (Carassius auratus gibelio), fed diets with or without
partial replacement of fish meal by meat and bone meal. Aquaculture, 198:
281–292.



×