BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ
BIẾN ĐỂ ƯƠNG NUÔI NÒNG NỌC ẾCH
THÁI LAN (Rana tigerina tigrina)
NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NIÊN KHÓA: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM TRÍ HẢO
NGUYỄN HUỲNH KHÁNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 09 / 2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ĐỂ
ƯƠNG NUÔI NÒNG NỌC ẾCH THÁI LAN
(Rana tigerina tigrina)
Thực hiện bởi:
Phạm Trí Hảo
Nguyễn Huỳnh Kháng
Luận văn được đệ trình để yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thanh Hùng
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
ii
TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên Cứu Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Để Ương Nuôi Nòng
Nọc Ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina)” được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong đề tài này ba thí nghiệm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn ở
các giai đoạn nòng nọc 2 ngày tuổi và 16 ngày tuổi.
- Thí nghiệm 1: Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác đònh thời điểm nòng
nọc bắt đầu sử dụng hiệu quả thứa ăn chế biến (TACB). Thí nghiệm có 8 nghiệm
thức (NT) và được lặp lại 3 lần. Gồm NT cho ăn trùn chỉ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày, sau
thời gian cho ăn trùn chỉ nòng nọc được cho ăn bằng TACB dạng ướt. Thí nghiệm
được thực hiện trong 14 ngày, kết quả cho thấy nòng nọc sử dụng hiệu quả TACB sau
3 ngày ăn thức ăn tươi sống (tương ứng với NT3). Điều này phù hợp với kết quả phân
tích mô học về sự phát triển ống tiêu hóa của nòng nọc được tiến hành song song, sau
3 ngày ăn thức ăn tươi sống nòng nọc có cấu tạo cơ quan tiêu hoá phát triển hoàn
thiện về mô học.
- Thí nghiệm 2: Thí nghiệm được thực hiện nhằm khảo sát việc sử dụng một
số loại thức ăn khác nhau lên sự tăng trọng và tỷ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan
2 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trong 14 ngày, gồm 5 nghiệm thức thức ăn:
trùn chỉ, trùn chỉ + TACB dạng ướt, trùn chỉ + TACB dạng khô, TACB dạng ướt,
TACB dạng khô, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Sau 14 ngày nuôi, nòng nọc ăn trùn chỉ đạt tỷ lệ sống cao nhất (87%).
Nghiệm thức trùn chỉ + TACB dạng ướt và trùn chỉ + TACB dạng khô có tỷ lệ sống
tương đương (84,7% và 87,7%); thấp nhất là nghiệm thức sử dụng TACB dạng ướt và
TACB dạng khô (73% và 73,7%).
Nòng nọc cho ăn trùn chỉ cũng có tăng trọng cao nhất với trọng lượng trung
bình là 2,64g. So sánh TACB thì TACB dạng ướt tăng trọng cao hơn TACB dạng khô
(1,49g và 1,17g), mặc dù cả hai loại thức ăn này có cùng nguyên liệu.
- Thí nghiệm 3: Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá việc chuyển đổi
thức ăn (từ những loại thức ăn ban đầu khác nhau sang thức ăn viên công nghiệp) ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan 15 ngày tuổi. Thí
nghiệm thực hiện trong 14 ngày, gồm 4 nghiệm thức khác nhau về nguồn gốc thức ăn
ban đầu: Trùn chỉ, trùn chỉ + TACB dạng ướt, Trùn chỉ + TACB dạng khô, TACB
dạng ướt; mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-iii-
Sau 14 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức không có sự chênh
lệch lớn. Nghiệm thức ban đầu sử dụng thức ăn là trùn chỉ có tốc độ tăng trưởng cao
nhất (3,12 %/ngày). Các nghiệm thức ban đầu sử dụng thức ăn như: trùn chỉ + TACB
dạng ướt, trùn chỉ + TACB dạng khô, TACB dạng ướt có tốc độ tăng trưởng lần lượt
là 2,81; 2,84; 2,82 %/ngày.
Về mặt tỷ lệ sống ở các nghiệm thức cũng không có sự chênh lệch lớn. Cao
nhất là nghiệm thức trùn chỉ + TACB dạng ướt đạt 90%. Thấp nhất là nghiệm thức
TACB dạng ướt 82,2%. Hai nghiệm thức ban đầu sử dụng thức ăn là trùn chỉ và trùn
chỉ + TACB dạng khô có tỷ lệ sống tương đương (88,9% và 86,6%).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-iv-
ABSTRACT
The subject: “ Study on using formulated feed for larval rearing of tadpoles
Thai frog (Rana tigerina tigrina)”. There were three experiments were conducted at
Nong Lam University evaluate the effect of formulated feed to 2 days old and 16
days old of tadpoles.
The first experiment: The experiment was conducted to determine the
suitable time that tadpoles can use the fomulated feed effectively. The two days old
tadpoles were used to exame. There were eight treatments (T) including: feeding
tadpoles by tubifex in 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 days, and then feeding wet formulated
feed; and three replicates. The experiment lasted for 14 days. In the result, the
tadpoles used formulated feed effective when they were feed tubifex in 3 days (T4).
The second experiment: The experiment was conducted to exame the effect
of using different feeds on the weight gain and survival rate of two days old tadpoles
of Thai frog. There were five treatments including: tubifex (T1), tubifex + wet
formulated feed (T2), tubifex + dry formulated feed (T3), wet feed (T4) and dry
formulated feed (T5); and three replicates. The experiment lasted for 14 days. In the
result, after 14 days feeding, the tadpoles that feed by tubifex had the highest
survival rate 87%. Treatment 2 and 3 had the same survival rate to treatment 1
(84,7%) and 87,7% for T2 and T3 respectively. In treatment 4 and 5, the suevival
rate was the lowest with 73%, respectively.
The tadpoles in treatment 1 also had the highest weight gain of 2,64g.
Although wet and dry formulated feeds were made by the same material, the wet
one had higher weight gain (1,49g) than the dry one (1,17g).
The third experiment: the experiment was conducted to evaluate the effect
of change from the initial feeds to pellet feed on weight gain and survival rate of 16
days old tadpoles of Thai frog. There were four treatment including feeding by
tubifex (T2), tubifex + wet formulated feed (T3) and wet formulated feed (T4) in 16
initial days, then they were feed by pellet feed for 14 days.
In the result, there was no different in growth rate between treatment.
Treatment 1 had the highest rate of 3,12%/day. Treatment 2, 3 and 4 had the growth
rate of 2,81; 2,84; 2,82%/day, respectively.
There was no big different in survival rate between treatment. Treatment 2
had the highest survival rate of 90%. Treatment 1 and 3 had similar rate of 88,9%
and 86,6%, respectively.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-v-
CẢM TẠ
Chúng con xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ! Những người đã sinh
thành, dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng con ăn học đến ngày hôm nay.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông
Lâm, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng quý thầy cô trong và ngoài Khoa Thủy
Sản đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian chúng tôi học
tập tại trường cho chúng tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Chúng tôi xin biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình dạy bảo,
tạo mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt những kiến thức quý giá để chúng tôi hoàn
thành tốt cuốn luận văn này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm, cùng các bạn sinh viên trong và ngoài lớp Nuôi Trồng
Thủy Sản 27 đã động viên giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi sai sót, chúng
tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-vi-
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TÊN ĐỀ TÀI i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iv
CẢM TẠ v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH xi
I. GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Ếch 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Phân bố – Môi trường sống 3
2.1.3 Đặc điểm về hình thái của ếch 4
2.1.4 Cơ quan hô hấp 5
2.1.5 Hệ bài tiết 5
2.1.6 Hệ tiêu hóa và tính ăn 6
2.1.7 Hệ sinh dục 6
2.1.8 Sinh sản 7
2.1.9 Sinh trưởng 7
2.1.10 Vòng đời của ếch 7
2.2 Nhu Cầu Protein của Ếch 8
2.3 Tình Hình Nuôi Ếch trên Thế Giới và Việt Nam 8
2.3.1 Tình hình nuôi ếch trên thế giới 8
2.3.2 Tình hình nuôi ếch ở việt nam 9
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 10
3.1 Thời Gian và Đòa Điểm 10
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu 10
3.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bò 10
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-vii-
3.4 Phân Tích Mô Học 10
3.4.1 Cách lấy mẫu và cố đònh mẫu 10
3.4.2 Quy trình làm tiêu bản hiển vi 11
3.5 Bố Trí Thí Nghiệm 13
3.5.1 Thí nghiệm 1: Xác đònh thời điểm nòng nọc ếch thái lan sử dụng
hiệu quả thức ăn chế biến 13
3.5.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của một số loại thức ăn khác nhau lên
sự tăng trọng và tỷ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan 2 ngày tuổi14
3.5.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng việc chuyển đổi thức ăn đến sự
tăng trưởng và tỷ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan 16 ngày tuổi 14
3.6 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 15
3.7 Chuẩn Bò Thức Ăn 16
3.8 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi 17
3.9 Xử Lý Kết Quả 18
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Kết Quả Phân Tích Mô Học về Sự Phát Triển Ống Tiêu Hóa
của Nòng Nọc 19
4.2 Thí Nghiệm 1: Xác Đònh Thời Điểm Nòng Nọc Ếch Thái Lan
Sử Dụng Hiệu Quả Thức Ăn Chế Biến 21
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 21
4.2.2 Tỷ lệ sống của nòng nọc trong thí nghiệm 24
4.2.3 Tăng trọng của nòng nọc trong thí nghiệm 27
4.3 Thí Nghiệm 2: Khảo Sát Sự Ảnh Hưởng của Một Số Loại Thức Ăn
Khác Nhau lên Sự Tăng Trọng và Tỷ Lệ Sống của Nòng Nọc
Ếch Thái Lan 2 Ngày Tuổi 32
4.3.1 Các yếu tố môi trường 32
4.3.2 Sự tăng trọng của nòng nọc trong thí nghiệm 34
4.3.3 Tỷ lệ sống của nòng nọc trong thí nghiệm 37
4.3
Thí Nghiệm 3: Khảo Sát Sự Ảnh Hưởng của Việc Chuyển Đổi
Thức Ăn đến Sự Tăng Trưởng và Tỷ Lệ Sống của Nòng Nọc
Ếch Thái Lan 16 Ngày Tuổi 38
4.4.1 Các yếu tố môi trường 39
4.4.2 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR của nòng nọc trong thí nghiệm 39
4.4.3 Tỷ lệ sống của nòng nọc trong thí nghiệm 41
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1 Kết Luận 44
5.2 Đề Nghò 45
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-viii-
TAỉI LIEU THAM KHAO
PHUẽ LUẽC
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
-ix-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn 16
Bảng 4.1 Yếu tố nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 1 22
Bảng 4.2 Yếu tố pH trong thí nghiệm 1 23
Bảng 4.3 Yếu tố DO trong thí nghiệm 1 23
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của nòng nọc trong thí nghiệm 1 24
Bảng 4.5 Trọng lượng của nòng nọc trong thí nghiệm 1 27
Bảng 4.6 Yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm 2 32
Bảng 4.7 Yếu tố pH trong thí nghiệm 2 33
Bảng 4.8 Yếu tố DO trong thí nghiệm 2 33
Bảng 4.9 Trọng lượng của nòng nọc trong thí nghiệm 2 34
Bảng 4.10 Tỷ lệ sống của nòng nọc trong thí nghiệm 2 37
Bảng 4.11 Các yếu môi trường trong thí nghiệm 3 39
Bảng 4.12 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt sgr của nòng nọc trong
thí nghiệm 3 40
Bảng 4.13 Tỷ lệ sống của nòng nọc sau 7 và 14 ngày nuôi 41
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-x-
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG
Đồ thò 4.1 Tỷ lệ sống của nòng nọc trong 7 mgày đầu của thí nghiệm 24
Đồ thò 4.2 Tỷ lệ sống của nòng nọc sau 14 ngày của thí nghiệm 26
Đồ thò 4.3 Tăng trọng của nòng nọc sau 7 ngày nuôi 28
Đồ thò 4.4 Mức tăng trọng hàng ngày của nòng nọc từ ngày 1-7 29
Đồ thò 4.5 Tăng trọng của nòng nọc sau 14 ngày nuôi 30
Đồ thò 4.6 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR
7-14
của nòng nọc thí nghiệm 1 31
Đồ thò 4.7 Sự tăng trọng của nòng nọc sau 7 và 14 ngày nuôi 35
Đồ thò 4.8 Tỷ lệ sống của nòng nọc sau 7 và 14 ngày nuôi 37
Đồ thò 4.9 Tốc độ tăng trưởng của nòng nọc sau 7 và 14 ngày nuôi 40
Đồ thò 4.10 Tỷ lệ sống của nòng nọc sau 7 và 14 ngày nuôi 42
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-xi-
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH NỘI DUNG TRANG
Hình 2.1 Ếch Thái Lan 3
Hình 2.2 Hình thái của ếch Thái Lan 4
Hình 3.1 Cách lấy mẫu và cố đònh mẫu 11
Hình 3.2 Hệ thống xô nhựa dùng trong thí nghiệm 1, 2, 3 13
Hình 4.1 Ống tiêu hóa nòng nọc 1 ngày tuổi 19
Hình 4.2 Ống tiêu hóa nòng nọc 2 ngày tuổi 19
Hình 4.3 Ống tiêu hóa nòng nọc 3 ngày tuổi 20
Hình 4.4 Ống tiêu hóa nòng nọc 4 ngày tuổi 20
Hình 4.5 Ống tiêu hóa nòng nọc 5 ngày tuổi 21
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành phát triển ở Việt Nam hiện
nay. Nó góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước trong những năm
qua. Để góp phần phát triển hơn nữa thì ngoài một số đối tượng nuôi phổ biến hiện
nay như: tôm, cua, cá…. Ngành thủy sản cần nghiên cứu và phát triển thêm một số đối
tượng nuôi mới, có giá trò kinh tế cao. Một trong những đối tượng nuôi đang được
quan tâm đầu tư hiện nay là ếch.
Thòt ếch không xa lạ gì với nhân dân ta từ xưa đến nay, là một món ăn ngon,
thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Hiện nay ở một số nhà hàng,
quán ăn thòt ếch được xem như là một món ăn đặc sản, cũng như thòt cá sấu, ba ba
hay đà điểu.
Nghề nuôi ếch cũng là nghề quen thuộc với nông dân ta. Từ xưa nhân dân ta
đã nuôi ếch với loài ếch bản đòa Rana rugulosa (hay còn gọi ếch đồng). Nhưng nhìn
chung phương pháp nuôi vẫn còn lạc hậu, chủ yếu nuôi theo phương pháp thủ công
dân gian. Con giống được bắt từ tự nhiên đem về nuôi trong ao đất hay lồng lưới, thức
ăn là các loại côn trùng như: châu chấu, bươm bướm và gây nuôi một số đối tượng
làm thức ăn cho ếch như: trùn quế…Vì vậy số lượng ếch nuôi không lớn và khó phát
triển với diện tích rộng đồng thời hiệu quả kinh tế không cao.
Trong khi đó một số nước trên thế giới như: Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan…
nghề nuôi ếch đã phát triển từ lâu. Đặc biệt Thái Lan một nước gần chúng ta cũng đã
có nghề nuôi ếch phát triển từ những năm đầu thập kỷ 90. Ở Thái Lan hai loài ếch
bản đòa Rana tigerina tigrina và Rana rugulosa được nuôi theo quy mô công nghiệp,
ếch nuôi trong các bể xi măng, hoặc lồng lưới dưới ao với mật độ tương đối cao 60-80
con/m
2
, thức ăn sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp. Năng suất thu
được sau mỗi vụ (4-5 tháng) đạt từ 10-15kg/m
2
/vụ, tỷ lệ hao hụt thấp, hiệu quả kinh
tế cao.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu của người dân cũng tăng.
Trong đó nhu cầu về thòt ếch trong bữa ăn gia đình ngày một cao. Bên cạnh đó nhu
cầu về thòt ếch để cung cấp cho thò trường xuất khẩu cũng tăng lên. Để đáp ứng cầu
tăng thì cung phải tăng, nhưng với nguồn ếch giống cũng như ếch thòt ngoài tự nhiên
ngày một cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con người và môi trường sống của ếch
đang bò đe dọa bởi hoạt động của con người. Nên khó có thể đáp ứng tốt các nhu cầu
trên trong thời gian ngắn cũng như thời gian dài.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2
Nắm bắt được vấn đề này ngành thủy sản đang đầu tư nghiên cứu để phát
triển nghề nuôi ếch theo quy mô công nghiệp. Vì vậy, gần đây ở nước ta đã nhập
thêm một số loài ếch mới có trọng lượng cao hơn so với ếch đồng hiện nay như: ếch
bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana), ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina). Bước đầu cho
thấy ếch Thái Lan có sự thích nghi tốt, năng suất cao. Hiện nay trên thò trường đang
có nhu cầu về giống ếch Thái Lan tương đối lớn. Nhưng số lượng cung cấp giống
chưa được nhiều do nguồn ếch bố mẹ ít, quá trình ương giống chưa đạt hiệu quả cao,
con giống thích nghi chưa tốt với điều kiện nuôi công nghiệp. Vì trong quá trình sản
xuất giống người ta sử dụng phần lớn thức ăn ương nuôi là trùn chỉ nhưng trùn chỉ dễ
lây mầm bệnh, giá thành cao, khó áp dụng cho quá trình ương nuôi với quy mô lớn.
Để giải quyết vấn đề này đồng thời được sự chấp thuận của Ban Chủ Nhiệm Khoa
Thủy Sản và dưới sự hướng dẫn của Thầy Lê Thanh Hùng chúng tôi thực hiện đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ĐỂ ƯƠNG NUÔI NÒNG NỌC
ẾCH THÁI LAN (Rana tigerina tigrina).”
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của nòng nọc dưới khía cạnh mô học.
Nhằm xác đònh thời điểm cơ quan tiêu hóa hoàn thiện về mặt chức năng.
Xác đònh thời điểm nòng nọc ếch Thái Lan sử dụng hiệu quả thức ăn chế
biến.
Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thức ăn khác nhau lên sự
tăng trưởng và tỷ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan 2 ngày tuổi.
Khảo sát ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn lên sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của nòng nọc ếch Thái Lan 16 ngày tuổi.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 3-
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Ếch
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Craniea
Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglossa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana tigerina tigrina (ếch Thái Lan)
Hình 2.1 Ếch Thái Lan
2.1.2
Phân bố – Môi trường sống
2.1.2.1 Phân bố
Trên thế giới nhóm ếch nhái có khoảng 2000 loài (Phạm Trang – Phạm
Báu, 1999). Họ ếch là một trong những họ lớn nhất của lớp ếch nhái, gồm 46 giống
và 555 loài (Ngô Trọng Lư, 1999). Chúng phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới như: Thái
Lan, Đài Loan, Cu Ba, Mỹ, Camaroon…
Việt Nam có nguồn lợi ếch nhái hết sức phong phú, có khoảng 82 loài ếch
nhái như: ếch đồng, ếch gai, ếch cốm, ếch xanh, ếch giun…. Trong đó ếch đồng chiếm
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 4-
đa số và là loài có giá trò cao nhất. Ếch thường tập trung ở miền Nam, nơi có khí hậu
thích hợp cho sự phát triển của chúng.
Ở Thái Lan ếch phân bố khắp cả nước. Trong đó hai loài Rana tigerina
tigrina và Rana rugulosa được nuôi phổ biến
Gần đây ở Việt Nam còn nhập thêm hai loài Rana tigerina tigrina (còn gọi
là ếch Thái Lan) và Rana catesbeiana (còn gọi là ếch bò Nam Mỹ) về nuôi. Bước đầu
cho thấy loài ếch Thái Lan có sự thích nghi và phát triển tốt
2.1.2.2 Môi trường sống
Ếch là loài máu lạnh, chúng có khả năng hô hấp bằng phổi và bằng da. Do
đó chúng có thể sống ở hai môi trường trên cạn và dưới nước.
Ếch sống ở khắp ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng… , những nơi
ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 25-30
0
C, độ
mặn không quá 5
‰
‰
, pH nước khoảng 6,5-8,5.
2.1.3 Đặc điểm về hình thái của ếch
Hình 2.2 Hình thái của ếch Thái Lan
Đặc điểm chung
Ếch có kích cỡ tương đối lớn, trọng lượng trung bình từ 200-400g. Ếch có
thân ngắn và rộng, cổ không rõ ràng, chân sau dài hơn chân trước, đùi to khỏe. Nhìn
chung cơ thể ếch có thể chia làm ba phần
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 5-
Phần đầu: đầu tương đối dẹp nhưng có miệng rộng, miệng là một khe rộng
đến mang tai nên ếch có thể đớp và giữ mồi một cách dễ dàng. Trước đầu mõm ở mặt
lưng có một đôi lỗ mũi ngoài, mắt lớn và lồi ra gồm có ba mí trong đó mí trên là phát
triển nhất có thể cử động được, còn mí dưới không cử động, mí thứ ba là một màng
nhày ở góc mắt rất linh hoạt có thể phủ kín cả mắt, sau mắt là màng nhó tròn (Trần
Kiên, 1996).
Phần thân: toàn thân ếch phủ da trần thường xuyên ẩm ướt, da ếch không
dính liền với lớp cơ, da chỉ gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài đường nên tạo thành
những xoang chứa đầy bạch huyết góp phần làm cho da ếch ẩm ướt thích ứng với sự
vận chuyển và hô hấp. Cuối thân có một lỗ gọi là lỗ huyệt là nơi bài tiết phân và
nước tiểu (Trần Kiên, 1996).
Phần chi: chi trước có bốn ngón, chi sau có năm ngón, góc ngón thứ nhất
của chi trước có một mấu thòt lồi ra, hơi nhám được gọi là “chai sinh dục”, chai sinh
dục phát triển to trong mùa sinh sản, giúp con đực bấu chặt vào con cái khi thực hiện
giao phối. Các ngón chi sau được nối với nhau bởi một màng bơi phát triển, nhờ đó
ếch bơi lội giỏi trong nước (Trần Kiên, 1996).
2.1.4 Cơ quan hô hấp
Ếch vừa sống được dưới nước vừa sống được trên cạn. Phổi ếch là cơ quan
hô hấp khi ếch ở trên cạn, còn da giúp cho ếch thở trong nước hoặc môi trường ẩm
ướt. Da ếch có nhiều tuyến nhày nên da luôn ẩm ướt, tuyến nhày có khả năng hòa tan
được O
2
trong môi trường nước cũng như môi trường cạn. Trong lớp biểu bì của da có
nhiều mao mạch giúp cho sự hô hấp bằng da được thuận lợi. Dưới da ếch có nhiều túi
bạch huyết là nơi cung cấp nước cho da, làm da luôn ẩm ướt. Da ếch đóng vai trò
quan trọng trong hô hấp, nó có khả năng vận chuyển 51% O
2
và 86% CO
2
(Trần
Kiên, 1996).
2.1.5 Hệ bài tiết
Ếch có nhu cầu nước rất lớn, do đó sự hấp thụ và bài tiết rất nhanh. Thận bài
tiết nước tiểu qua ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi vào bóng đái. Bóng đái là một
túi lớn, mỏng đổ thẳng vào xoang huyệt. Lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ có khi
bằng ½ trọng lượng cơ thể. Khi gặp nguy hiểm ếch có khảû năng phóng nước tiểu ra
ngoài để cơ thể nhẹ hơn, di chuyển nhanh lẹ.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 6-
2.1.6 Hệ tiêu hóa và tính ăn
2.1.6.1 Hệ tiêu hóa
Ếch đồng có khe miệng rộng dẫn đến khoang miệng lớn giúp con vật có thể
đớp được con mồi to. Răng ếch nhỏ hình nón có đỉnh hướng về phía sau và gắn vào
xương hàm trên, hàm dưới và xương lá mía ở vòm miệng. Chúng giúp giữ con mồi
không tuột ra khỏi miệng.
Lưỡi ếch có phần trước dính vào thềm miệng và phần sau tự do hướng lưỡi
vào phía trong họng. Do đó lưỡi ếch có thể lật ra ngoài để bắt mồi. Mặt trên của lưỡi
có chất dính do lưỡi tiết ra.
Dạ dày ếch có thành cơ dày. Ruột ngắn song có các tuyến tiêu hóa phát
triển. Ở gan ếch có chất dự trữ đặc biệt glucogen và mỡ được tích nhiều vào mùa hè,
là nguồn năng lượng dự trữ cho ếch trong mùa trú đông. Phân được đổ vào xoang
miệng rồi mới đổ ra ngoài qua hố nguyệt nằm ở cuối lưng.
2.1.6.2 Tính ăn
Nòng nọc mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng. Sau ba ngày tuổi nòng nọc bắt
đầu ăn được thức ăn bên ngoài gồm động vật phù du như: Daphnia. sp, moina, trùn
chỉ và một số thủy sinh động vật khác. Khi nòng nọc biến thái thành ếch con chúng
có thể ăn mồi là động vật sống: giun, tép, ốc, tôm, cua, cá nhỏ…. Trong ương nuôi nếu
thiếu thức ăn thì nòng nọc và ếch con có thể ăn lẫn nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp.
Ếch trưởng thành là động vật ăn tạp thiên về động vật. Ếch bắt mồi thụ
động, thường ngồi một chỗ quan sát con mồi di chuyển, khi con mồi ở gần ếch phóng
lưỡi ra rất nhanh để lưỡi cuộn lấy con mồi rồi nuốt chửng. Do miệng rộng nên ếch có
thể ăn được những con mồi khá to như cua, cá… (Trần Kiên, 1996).
2.1.7 Hệ sinh dục
Sự thụ tinh của ếch là thụ tinh ngoài do đó ếch đực không có cơ quan giao
cấu. Ếch đực có một đôi tinh hoàn nhỏ hình bầu dục, ếch cái có hai buồng trứng. Tinh
dòch được đổ vào ống dẫn niệu rồi vào xoang huyệt. Trứng rơi vào ống dẫn trứng rồi
rơi xuống xoang huyệt. Bám trên tinh hoàn và buồng trứng là thể mỡ màu vàng, cần
thiết cho sự phát triển của tinh hoàn và trứng (Trần Kiên,1996).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 7-
2.1.8 Sinh sản
Phân biệt đực, cái: ếch đực có túi âm thanh dưới cằm thông với xoang
miệng, túi âm thanh nằm dưới hai cằm, là một nếp nhăn có màu vàng đen. Ngoài ra ở
ngón chân thứ nhất chi trước của ếch đực có một mấu lồi ra hơi nhám gọi là “chai
sinh dục”, nó giúp con đực bấu chặt con cái khi giao cấu. Con cái có bụng tròn to, da
hai bên bụng hơi nhám hơn con đực trong mùa sinh sản.
Thời vụ sinh sản của ếch thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm lòch, ếch
đẻ hai đến ba lứa trong năm. Chúng thường đẻ ở các thủy vực nước cạn, sau những
cơn mưa rào, khi nhiệt độ nước thấp hơn bình thường (25-30
0
C)
Sự sinh sản thường xảy ra vào những cơn mưa đầu mùa, con đực sẽ dùng
tiếng kêu để thu hút con cái. Khi ếch bắt cặp thì con đực sẽ leo lên lưng con cái và
bám chặt nhờ chai sinh dục. Sự thụ tinh là thụ tinh ngoài, con đực phóng tinh trùng
vào trứng con cái vừa đẻ ra. Sau khi thụ tinh trứng rơi xuống và trương to dính vào
nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước. Trứng có dạng hình tròn gồm hai phần
đen và trắng rõ rệt, phân nữa hình cầu màu đen gọi là cực động vật, phân nữa hình
cầu màu trắng gọi là cực thực vật (Trần Kiên, 1996).
2.1.9 Sinh trưởng
Trứng ếch khi thụ tinh sẽ nở sau 18-38 giờ. Sau ba tuần thì nòng nọc có thể
biến thái thành ếch con, sau một tháng thì thành ếch giống với trọng lượng từ 1,5-
2,5g. Ếch thương phẩm sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt từ 200-400g (Putsatee và ctv,
1995).
2.1.10 Vòng đời của ếch
Ếch bố mẹ trứng (7-8 giờ) Nòng nọc mang ngoài (2-6 ngày)
Ếch trưởng thành Nòng nọc mang trong (8-11 ngày)
Ếch con Nòng nọc hai chân sau (4-8 ngày)
Nòng nọc hai chân trước (4-8 ngày)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 8-
2.2 Nhu Cầu Protein Của Ếch
Mỗi một loài sinh vật đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng thích hợp để duy trì sự
sống cũng như tăng trưởng và phát triển. Nhu cầu dinh dưỡng cho ếch càng phù hợp
thì sự tăng trưởng và tỷ lệ sống càng cao. Đặc biệt trong giai đoạn nòng nọc cần cung
cấp đầy đủ dinh dưỡng trong đó quan trọng nhất là protein để nòng nọc phát triển tốt,
tỷ lệ sống cao, rút ngắn thời gian biến thái.
Theo Claudia carmona-Osalde, Miguel-Rodriguez-Serna, Alejandro Flres-
Floses-Nava, 1995. Nhu cầu sử dụng protein hiệu quả nhất là 45% (p45). Cũng theo
nhóm tác giả trên hàm lượng protein trong khẩu phần thức ăn cho nòng nọc ếch có
ảnh hưởng đến quá trình biến thái của nòng nọc. Việc sử dụng 6 mức độ protein (p30,
p35, p40, p45, p50, p55, p60) nhằm tìm ra nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho giai đoạn
ương nuôi nòng nọc. Trong đó ba loại thức ăn với mức độ protein 45%, 50%, 55%
(p45, p50, p55) đạt tỷ lệ biến thái 50% ở tuần thứ 6 và thức ăn với hàm lượng protein
40% (p40) đạt tỷ lệ biến thái 50% ở tuần thứ 7, còn thức ăn với hàm lượng protein
30%, 35% (p30, p35) đạt tỷ lệ biến thái 50% ở tuần 10. Như vậy cho thấy hàm lượng
dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng cho nhu cầu tăng trưởng và giảm thời gian biến
thái của nòng nọc thành ếch con.
2.3 Tình Hình Nuôi Ếch trên Thế Giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình nuôi ếch trên thế giới
Ếch bò (Rana catesbeina) được nuôi ở Mỹ tập trung nhiều ở phía Đông và
vùng núi Rockey. Ngoài Mỹ còn có một số nước nuôi ếch bò phổ biến như Mexico,
Canada, Brazil, Ecudo. Ếch được nuôi trong các bể xi măng với phương pháp ướt hay
phương pháp khô và sử dụng thức ăn viên. Năng suất đạt từ 4-6 kg/m
2
/vụ cho phương
pháp bể khô, 10-15 kg/m
2
/vụ cho phương pháp bể ướt. Gần đây một số nước nhập
khẩu và nuôi hiệu quả ếch bò như Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ và một số nước
phía đông Châu Á (John Backer, 1998).
Ở Đài Loan đã phát triển nghề nuôi ếch công nghiệp từ năm 1990. Với loài
ếch bản đòa Rana tigrina pan therina, Figzinger. Người ta thu gom ếch bố mẹ trưởng
thành từ tự nhiên về nuôi vỗ và cho sinh sản. Nòng nọc nở ra được tập cho ăn thức ăn
chế biến đến khi thành ếch giống. Ếch giống bán ra được nuôi trong bể xi măng hay
ao đất có lưới bao quanh. Thức ăn được sử dụng là thức ăn viên dạng nổi với hàm
lượng protein 30-35%, lipid 3% được sử dụng nuôi đến thu hoạch. Hệ số sử dụng thức
ăn là 1,5-2,0 (Lo Chen, 1990). Ngoài ra Đài Loan còn nhập giống ếch bò Nam Mỹ
(Rana catesbeiana) để nuôi. Nhưng do khí hậu mùa đông thấp không thích hợp cho sự
phát triển của ếch nên chỉ có thể nuôi được 8-9 tháng trong năm.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 9-
Thái Lan cũng phát triển nghề nuôi ếch trong những năm qua với 2 loài bản
đòa Rana tigerina tigrina, Rana rugulosa. Gần đây Thái Lan cũng nhập thêm giống
ếch bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana) nuôi thử nghiệm. Năm 1995, Thái Lan có trên
300 trại nuôi ếch quy mô công nghiệp. Ếch được nuôi chủ yếu trong các bể xi măng
với kích cỡ 3x4x1,2m, mức nước 20-30 cm. Trong các bể có đặt giá thể để ếch nhảy
lên khỏi mặt nước và cũng là nơi cho ếch ăn. Mật độ nuôi 60-80 con/m
2
, nòng nọc và
ếch thòt đều được cho ăn bằng thức ăn viên với hàm lượng protein dao động từ 40-
28%. Trọng lượng 300-400g cho loài ếch bò sau khi nuôi 4-5 tháng, còn với ếch bản
đòa thì phải mất 6-8 tháng nuôi (Putsatee và ctv, 1996).
2.3.2 Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam
Ở Việt Nam loài ếch bản đòa Rana rugulosa (hay còn gọi ếch đồng) được
nuôi từ lâu ở một số đòa phương miền Bắc như: Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hà, Yên
Phong (Hà Bắc), Tử Lộc (Hải Hưng), Thanh Tất (Hà Tây). Theo Trần Kiên (1996) có
một số hộ nông dân nuôi ếch thành công như: ông Lại Văn Trung ở Đông Anh (Hà
Nội), ông Phan Bá Thìn ở Hiệp Hà (Hà Bắc), ông Phan Ngọc Xứng ở Tứ Lộc (Hải
Hưng). Gần đây một số nơi vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long cũng bắt đầu nuôi ếch đồng và ếch Thái Lan.
Nhưng nhìn chung hình thức nuôi còn theo phương pháp thủ công dân gian.
Giống ếch được thu bắt từ tự nhiên đem về nuôi chủ yếu trong ao đất, thức ăn sử
dụng là côn trùng và cá tạp. Với phương pháp nuôi này thì năng suất thấp, tỷ lệ hao
hụt cao, hiệu quả kinh tế chưa tốt. Mặt khác, con giống nuôi còn phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên, nhưng với mức độ khai thác ếch thòt như hiện nay thì nguồn giống ngày
càng cạn kiệt, khan hiếm.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 10-
III.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/03/2005 đến 15/08/2005 tại Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Nòng nọc ếch Thái Lan (Rana tigrina) 2 ngày tuổi và 16 ngày tuổi.
3.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bò Nghiên Cứu
Dụng cụ nghiên cứu gồm
Hệ thống xô nhựa (80L) dùng cho các thí nghiệm 1, 2, 3
Thau nhựa, vợt vớt nòng nọc, ống nhựa
Cân điện tử 2 số lẻ
Nhiệt kế thủy ngân
Máy sục khí
Máy đo DO và O
2
test kit
NH
4
+
/NH
3
test kit
Máy đo pH và pH test kit
Kính hiển vi quang học
Máy ảnh
Thức ăn cho nòng nọc trong thí nghiệm
Trùn chỉ
Thức ăn chế biến dạng ướt
Thức ăn chế biến dạng khô
Thức ăn viên công nghiệp
3.4 Phân Tích Mô Học
3.4.1 Cách lấy mẫu và cố đònh mẫu
Mẫu được lấy sau khi nòng nọc được nở ra, cụ thể vào các ngày: N1, N2,
N3, N4, N5 (N: ngày tuổi), mỗi mẫu lấy 10 con.
Mẫu lấy xong được cố đònh ngay trong dung dòch formol trung tính 10%.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 11-
a. Dụng cụ dùng
Kính hiển vi, máy ảnh
b. Hóa chất
Dung dòch cố đònh mẫu Fomalin trung tính: 10%
Fomalin nguyên chất bão hòa (40%): 100ml
Nước cất: 900ml
Carbonate de calcium: 10gr
Formol trung tính 10% để cố đònh mẫu trong phân tích mô học.
Hình 3.1 Thu mẫu và cố đònh mẫu
3.4.2 Quy trình làm tiêu bản hiển vi
Mẫu sau khi được cố đònh trong dung dòch Formalin sẽ qua giai đoạn ngấm
mô rồi được đúc trong khối parafin. Sau đó nòng nọc trong khối sẽ được cắt dọc và
ngang cơ quan tiêu hóa với bề dày khoảng 5 micromet và được dán trên lammelle.
Mỗi lammelle khoảng 3 con nòng nọc. Sau đó mẫu được nhuộm trong HE
(Heamattoxilin và Eosin).
Toàn bộ các mẫu ở tất cả các thời điểm được cắt và nhuộm ở Bệnh Viện Phụ
Sản Từ Dũ. Dưới đây là quy trình ngấm mô và quy trình nhuộm
A.
Quy trình ngấm mô: gồm 11 bước
1. Mô cắt dọc xong, cho vào cassette đựng trong hai giờ
2.
Ngâm mô qua: Alcol 70
0
3.
Alcol 80
0
4. Alcol 90
0
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 12-
5. Alcol 95
0
6.
Alcol 95
0
7.
Alcol 100
0
8. Alcol 100
0
9. Xylen
10. Sáp
11. Sáp
Mỗi giai đoạn ngấm mô trong 1 giờ.
B.
Quy trình nhuộm HE (Heamottoxilin và Eosin)
Thuốc nhuộm HE gồm các thành phần sau
Heamatoxyline crystals: 2,5gr
Alcol 100
0
: 25ml
Ammonium potassium alum: 50gr
Nước cất: 500ml
Mercuric oxide (đỏ): 1,25gr
Quy trình nhuộm gồm các bước sau
1. Mô cắt xong được cho vào tủ sấy cho chảy sáp 10 phút
2. Tẩy sáp qua xilen 15 phút
3.
Tẩy sáp qua xilen 25 phút
4.
Tẩy xilen bằng Alcol 100
0
1 phút
5. Alcol 95
0
1 phút
6. Alcol 80
0
1 phút
7. Rửa nước để thời gian 1 phút
8. Nhuộm heamatoxyline 3-5 phút
9.
Rửa nước 5 phút
10.
HCl tẩy heamatoxyline thừa 2 nhúng (díp)
11. Amoniac trung hòa 5 nhúng
12. Rửa nước 5 phút
13. Alcol 70
0
1 phút
14. Eosin 3-5 phút
15. Alcol 95
0
15 nhúng
16. Alcol 100
0
15 nhúng
17. Alcol 100
0
1 phút
18. Alcol 100
0
2 phút
19. Alcol 100
0
1 phút
20. Xylen hoặc Toluen 1 phút
21. Xylen 1 phút
22. Để khô
Phủ lammelle bằng keo permount.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 13-
3.5 Bố Trí Thí Nghiệm
Hình 3.2 Hệ thống xô nhựa dùng trong thí nghiệm 1, 2, 3
3.5.1 Thí nghiệm 1: Xác đònh thời điểm nòng nọc ếch Thái Lan (Rana tigerina
tigrina) sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (TACB)
Thí nghiệm được tiến hành trong các xô nhựa có thể tích 80 lít/xô. Nòng nọc
3 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 50 con/xô, mực nước trong xô 30-35
cm. Thời gian bố trí thí nghiệm là 14 ngày. Thí nghiệm có 8 nghiệm thức (NT), mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT0
1
NT1
1
NT2
1
NT3
1
NT4
1
NT5
1
NT6
1
NT7
1
NT0
2
NT1
2
NT2
2
NT3
2
NT4
2
NT5
2
NT6
2
NT7
2
NT0
3
NT1
3
NT2
3
NT3
3
NT4
3
NT5
3
NT6
3
NT7
3
NT0: cho nòng nọc ăn 0 ngày trùn chỉ (nòng nọc 2 ngày tuổi)
NT1: cho nòng nọc ăn 1 ngày trùn chỉ (nòng nọc 3 ngày tuổi)
NT2: cho nòng nọc ăn 2 ngày trùn chỉ (nòng nọc 4 ngày tuổi)
NT3: cho nòng nọc ăn 3 ngày trùn chỉ (nòng nọc 5 ngày tuổi)
NT4: cho nòng nọc ăn 4 ngày trùn chỉ (nòng nọc 6 ngày tuổi)
NT5: cho nòng nọc ăn 5 ngày trùn chỉ (nòng nọc 7 ngày tuổi)
NT6: cho nòng nọc ăn 6 ngày trùn chỉ (nòng nọc 8 ngày tuổi)
NT7: cho nòng nọc ăn 7 ngày trùn chỉ (nòng nọc 9 ngày tuổi)
Các nghiệm thức sau thời gian cho ăn trùn chỉ đều được cho ăn bằng thức ăn
chế biến. TACB được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn chế biến dạng ướt. Trong
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.