Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thử nghiệm sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá lóc môi trề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.59 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



ĐỀ TÀI:


THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ
BIẾN ĐỂ ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC MÔI TRỀ
(Channa sp.)







NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HOÀNG THANH










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 08/2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
i
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ
BIẾN ĐỂ ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC MÔI TRỀ
(Channa sp.)



Thực hiện bởi


Nguyễn Thò Hoàng Thanh






Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thuỷ Sản








Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lê Thanh Hùng











Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
ii
TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá Lóc môi trề
(Channa sp.)” được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Thủy sản, Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 17/4/2005 đến ngày 19/6/2005.
Thí nghiệm 1 được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của thức ăn chế biến
lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Lóc môi trề ở giai đoạn bột. Thí nghiệm

được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức (NT): NT1 (cho ăn TĂCB),
NT2 (cho ăn Trùn chỉ – TĂCB), NT3 (cho ăn Trùn chỉ – Cá tạp), mỗi nghiệm thức
được lập lại 3 lần. Cá thí nghiệm có trọng lượng trung bình 0,033g, mật độ nuôi 150
con/bể. Sau 21 ngày nuôi, kết quả cho thấy cá bột cá Lóc môi trề có thể sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến vào ngày thứ 14 sau khi nở.
Thí nghiệm 2 được tiến hành để so sánh tốc độ tăng trưởng của giống cá Lóc
môi trề và cá Lóc đen khi sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi. Sự tăng trưởng của
2 giống cá được khảo sát trong bể kính với mật độ 30 con/bể. Cá thí nghiệm được cho
ăn TĂCB. Mỗi giống cá là một nghiệm thức và được lặp lại 2 lần. Cá được nuôi trong
khoảng thời gian 14 ngày. Kết quả cho thấy giống cá Lóc môi trề có tăng trọng cao
hơn nhưng cá Lóc đen lại có khuynh hướng tăng nhanh về chiều dài.





















Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
iii
ABSTRACT

The tiltle of the study “Study on the use of antificial diet to culture larvae of
snakehead fish (Channa sp.)” was carried out in the Exprimental Station of the
Fisherry Faculty in The University of Agriculture and Forestry, Ho Chi Minh city
from 17
th
April to 19
th
Jun in 2005. The study has 2 experiments.
The first experiment was set up to examine the effect of antificial diet to
growth speed and survival rate of snakehead larvea. The experiment was set up
random, consits of three treatments: NT1 (was fed antificial diet), NT2 (was fed
Tubifex – antificial diet), NT3 (waseach treatment was repeated 3 times. The
snakeheah fish of experiment weigh 0.033g, density of nourishing was 150 fish per
aquaria. After 21 days, the result showed that snakehead fish larvae can be fed
antificial diet at the 14
th
after hatching.
The second experiment was establish to compare growth rate of 2 generic
snakehead fish when they was fed antificial deit. The growth of 2 generic snakehead
fish were investigated in aquaria with density of 30 fish per aquaria. Fish of
experiment was fed antificial deit . Each generic was one treatment which was
repeated 2 times. Fish was cultured for 14 days. The result showed that the weight of
Moi Tre grows faster than Loc Den but the length of Loc Den increase than Moi Tre.





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
iv
LỜI CẢM TẠ

 Xin chân thành cảm tạ:


Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.


Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh.


Quý thầy cô trong và ngoài khoa đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ tôi trong
suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường.
 Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Hùng đã dạy dỗ, tận tình hướng dẫn
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
 Chân thành cảm ơn các anh, chò ở trại thực nghiệm Thuỷ sản – Khoa Thủy
sản trường Đại họa Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các bạn sinh viên trong
và ngoài lớp NTTS 27 đã giúp đỡ, động viên tôi trong trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với kiến thức còn hạn chế, nên luận
văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh. Rất mong nhận được
những đóng góp từ phía quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên để đề tài ngày càng
hoàn thiện hơn.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
v
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
TRANG ĐỀ TÀI i
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii
TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH iii
LỜI CẢM TẠ iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH ix

I. GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2
Mục Tiêu Đề Tài 1

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lóc 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Phân bố 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 4
2.1.7 Môi trường sống của cá Lóc 5
2.1.7.1
Nhiệt độ 5
2.1.7.2
Ôxy hòa tan 6
2.1.7.3 Độ pH 6
2.1.7.4
Độ mặn 6
2.1.7.5 Ammonia 6
2.2
Thức Ăn Và Tập Tính n Của Cá Lóc 7
2.2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu dinh dưỡng của cá Lóc 7
2.2.1.1 Sự lựa chọn thức ăn của cá bột cá Lóc đen 7
2.2.1.2 Khả năng sử dụng các loại thức ăn khác nhau ở cá Lóc đen bột 7
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
vi
2.2.1.3 Khả năng sử dụng thức ăn chế biến ở cá Lóc bột 8
2.2.2 Một số loại thức ăn cho cá thí nghiệm 8
2.2.2.1 Trùn chỉ 8
2.2.2.2 Thức ăn chế biến 10
2.2.2.3
Thức ăn cá tạp 10

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm Nghiên Cứu 11
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu 11

3.3 Vật Liệu Và Trang Thiết Bò 11
3.4 Nguồn Nước 11
3.5 Thức n Cho Cá Thí Nghiệm 11
3.6 Bố Trí Thí Nghiệm 12
3.6.1
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn chế biến (TĂCB) lên
tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Lóc môi trề ở giai đoạn cá bột 12
3.6.2
Thí nghiệm 2 : So sánh tốc độ tăng trưởng của giống cá Lóc môi trề và cá
Lóc đen khi sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi 13
3.7 Chuẩn Bò Thức n Và Phương Pháp Cho n 13
3.8 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 14
3.8.1 Thí nghiệm 1 14
3.8.2 Thí nghiệm 2 14
3.9 Các Yếu Tố Thủy Lý Hóa Của Nước Trong Bể 14
3.10 Các chỉ tiêu tính toán 14
3.11
Phương Pháp Xử Lý Thống Kê 15

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Thí Nghiệm 1: Khảo Sát nh Hưởng Của Thức n Chế Biến Lên Tốc Độ
Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống Của Cá Lóc Môi Trề Giai Đoạn Cá Bột 16
4.1.1 Các yếu tố môi trường 16
4.1.1.1 Nhiệt độ 16
4.1.1.2 Độ pH 17
4.1.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) 17
4.1.1.4 Hàm lượng Ammonia tổng số (mg/l) 17
4.1.2 Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm 18
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
vii
4.1.3 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 18
4.1.3.1 Tỷ lệ sống 19
4.1.3.2 Sự phân đàn 21
4.1.3.3 Sự tăng trưởng 24
4.2
Thí nghiệm 2 So Sánh Tốc Độ Tăng Trưởng Của Giống Cá Lóc Môi Trề Và
Cá Lóc Đen Khi Sử Dụng Thức n Chế Biến Để Ương Nuôi 28
4.2.1 Trọng lượng 28
4.2.2 Chiều dài 29
4.2.3
Tỷ lệ sống 30

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31

5.1 Kết Luận 31
5.2 Đề Nghò 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG


BẢNG NỘI DUNG TRANG

Bảng 2.1 Thí nghiệm của Qin và ctv. 1997 7

Bảng 4.1 Yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm 16
Bảng 4.2 Yếu tố pH trong thí nghiệm 17
Bảng 4.3 Yếu tố oxy hòa tan trong thí nghiệm 17
Bảng 4.4 Hàm lượng Ammonia 17
Bảng 4.5 Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm 18
Bảng 4.6 Sơ lược tiến trình thí nghiệm 18
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống (%) của cá thí nghiệm 19
Bảng 4.8 Tỷ lệ cá bò ăn lẫn nhau trong quá trình thí nghiệm (%) 20
Bảng 4.9 Sự phân đàn của cá thí nghiệm sau 21 ngày nuôi 22
Bảng 4.10 Bảng phân bố tần số về trọng lượng của cá thí nghiệm sau 21
ngày nuôi 22
Bảng 4.11 Tăng trọng của cá thí nghiệm 24
Bảng 4.12 Tăng trưởng của cá thí nghiệm 24
Bảng 4.13 Tăng trưởng về trọng lượng của hai giống cá 28
Bảng 4.14 Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) của hai giống cá 28
Bảng 4.15 Tăng trưởng về chiều dài của của hai giống cá 29
Bảng 4.16 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) của hai giống cá 29

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
ix
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG

Đồ thò 4.1 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 20
Đồ thò 4.2 Sự phân đàn của cá thí nghiệm 23
Đồ thò 4.3 Sự tăng trưởng của cá thí nghiệm 25
Đồ thò 4.4 Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) của cá thí nghiệm 26
Đồ thò 4.5 Tỷ lệ tăng trọng tương đối của hai giống cá 28

Đồ thò 4.6 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối 30

HÌNH NỘI DUNG TRANG

Hình 2.1 Hệ thống bể nuôi thí nghiệm 12
Hình 4.1 Cá Lóc môi trề ở các nghiệm thức sau 21 ngày nuôi 27
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 1 -

I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Thủy sản là tặng phẩm của thiên nhiên dành cho con người. Việc khai thác và
bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên này là hết sức cần thiết. Vì vậy bên cạnh việc khai
thác nguồn thủy sản từ sông biển cần phải có những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất
giống, ương nuôi để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như để bù đắp cho lượng
thủy sản đánh bắt mỗi năm từ tự nhiên.
Cá là nguồn thực phẩm có giá trò dinh dưỡng cao, chứa các loại axit amin thiết
yếu, các axit béo không no cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của con
người. Những người sử dụng cá thường xuyên trong bữa ăn sẽ có tuổi thọ trung bình
cao hơn so với những người sử dụng thực phẩm từ thòt.
Trong khi các loại cá da trơn như cá Tra, cá Basa chủ yếu nhằm xuất khẩu thì
cá Lóc lại đáp ứng cho nhu cầu nội đòa. Từ những người có thu nhập thấp, trung bình
đến cao đều có thể sử dụng cá Lóc làm nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
Cá Lóc môi trề (Channa sp.) là loài phân bố rộng và sống được ở nhiều loại
hình mặt nước khác nhau nhờ khả năng chòu đựng tốt với điều kiện môi trường.
Chúng là loài mắn đẻ và đẻ nhiều lần trong năm do đó chúng có khả năng khôi phục
quần đàn khá nhanh. Vào những năm 95 – 97, một số hộ thuộc khu vực thuộc tỉnh
Đồng Tháp và An Giang đã tiến hành nuôi cá Lóc và đã phát triển thành phong trào.
Hình thức nuôi thường đi đôi với vấn đề giải quyết thức ăn cũng như biện pháp phòng

trò bệnh cho cá. Trong tự nhiên, cá Lóc là loài cá chuyên ăn mồi sống cho nên muốn
nuôi cá Lóc trong ao với mật độ cao như hiện nay thì vấn đề nghiên cứu loại thức ăn
thay thế hoàn toàn hay một phần cá tạp là rất cần thiết. Trong những năm qua đã có
rất nhiều nghiên cứu trên các loài cá Lóc và vấn đề đặt ra là làm sao để tăng được
năng suất ương và nuôi. Một trong những hướng nghiên cứu cho mục tiêu này là tìm
hiểu về đặc điểm ăn của cá trong giai đoạn bột và hương để chế biến thức ăn phù
hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Thử nghiệm sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá Lóc môi trề
(Channa sp.)’’. Việc sử dụng thức ăn chế biến thay thế cho thức ăn tươi sống để ương
nuôi cá Lóc phải đảm bảo dinh dưỡng và nhằm hạn chế mầm bệnh khi ương nuôi
bằng thức ăn tự nhiên và chủ động hơn khi nuôi thương phẩm.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
 Xác đònh thời điểm cá Lóc môi trề bột sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 2 -

 Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Lóc môi trề ở giai đoạn bột.
 So sánh tốc độ tăng trưởng của giống cá Lóc môi trề và cá Lóc đen khi sử
dụng thức ăn chế biến để ương nuôi.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 3 -

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lóc môi trề

2.1.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterigii
Bộ: Channiformes
Họ: Channidae
Giống: Channa sp.
Tên Việt Nam: cá Lóc môi trề
Tên tiếng Anh: Striped snake head fish (Smith, 1945; trích bởi Nguyễn Văn
Hải, 1997).
2.1.2 Phân bố
Cá Lóc có vùng phân bố rộng như: n Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Miến
Điện, Philippine. Việt Nam, cá Lóc có vùng phân bố từ Bắc đến Nam. Đặc biệt ở
các loại hình thủy vực nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long như ao, hồ, kênh
rạch, đồng ruộng…
Tuy nhiên, việc mở rộng khai thác các vùng đất thấp ngập nước để sản xuất
Nông nghiệp và việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã làm thu hẹp vùng phân bố của
chúng (Red Data book of Viet Nam - voll, Animals), (trích bởi Nguyễn Văn Hải,
1997).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá Lóc có thân dài, hình trụ tròn, phần dưới hơi dẹp bên. Toàn thân cá và đầu
được phủ kín bằng vảy lược. Đầu lớn đỉnh đầu rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn hơi hướng
lên, miệng rộng. Mặt lưng có màu xanh đen đến đen, nhạt dần hai bên. Mặt bụng
màu trắng sữa. Vây lưng, vây hậu môn không có tia gai cứng và kéo dài về phía sau
tới gần gốc vây đuôi. Vây đuôi tròn, một thùy. Hai bên thân có các sọc đen.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 4 -

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Lóc là loài cá dữ, miệng rộng, răng sắc, phàm ăn. Giai đoạn ấu trùng mới

nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàn trong khoảng 3 – 5 ngày. Sau khi hết noãn hoàn
chúng chuyển sang thức ăn bên ngoài có kích cỡ nhỏ như các loài động vật phù du
(luân trùng, giáp xác chân chèo, …) vừa cỡ miệng. Khi dài khoảng 5 - 6 cm, cá thường
săn mồi và bắt mồi chủ động, chúng thể bắt các loài tép nhỏ. Khi cơ thể đạt chiều dài
trên 10 cm, cá có tập tính ăn như cá trưởng thành (Ngô Trọng Lư, 1994).
Cá Lóc thích ăn các loại thức ăn là động vật tươi sống như cá nhỏ, tôm tép,
cua, bọ gạo,…. Khi phân tích thức ăn trong dạ dày cho thấy thức ăn chủ yếu của cá
Lóc là động vật gồm: cá nhỏ (46,7%), tôm tép (20,12%), cua (18,9%), thực vật thủy
sinh thượng đẳng và động phiêu sinh (14,26%) (Nguyễn Thò Cẩm Vân, 1994; trích
bởi Nguyễn Thò Thanh, 2005).
các vùng nước, cá có tốc độ bơi nhanh, con mồi cỡ nhỏ thường không thoát
khỏi miệng cá, cá Lóc có thể đớp con mồi dài bằng nửa thân của nó. Chúng ăn mạnh
vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12
o
C cá ngừng kiếm ăn (Ngô Trọng Lư,
2001).
Tính ăn thòt lẫn nhau của cá Lóc giống được dựa trên kích thước, hình thái của
độ rộng miệng, độ rộng đầu và chiều dài cơ thể (chiều dài con mồi tối đa (mm) đối
với chiều dài con vật ăn thòt). Sự khác nhau về kích cỡ làm tăng tỷ lệ ăn nhau, nhưng
tỷ số giữa chiều dài vật mồi/vật săn mồi giảm khi tăng chiều dài vật săn mồi. Tỷ lệ
ăn nhau là 100% (suốt 5 ngày thí nghiệm) khi tỷ lệ giữa cá nhỏ hơn so với cá lớn hơn
là 0,35 nhưng tỷ lệ ăn lẫn nhau giảm đến 43% khi tỷ lệ chiều dài cá nhỏ hơn so với
cá lớn hơn tăng đến 0,64. Việc gia tăng thức ăn chế biếùn cũng làm giảm tính ăn lẫn
nhau là 83% nhưng đã giảm đến 43% khi cho ăn hàng ngày với tỷ lệ 15% trọng lượng
cơ thể. Tuy nhiên, hiện tượng ăn lẫn nhau là không thể tránh khỏi ở loài này nhưng
có thể giảm rất nhiều bằng cách phân cỡ và cho ăn tùy ý (tối đa) (Qin JianGuang và
ctv, 1996; trích bởi Nguyễn Thò Ngọc Lan).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng làsự gia tăng về kích thước và trọng lượng của cơ thể trong đời
sống. Một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá là

thức ăn. Cùng một loài cá nhưng sống trong các thủy vực có chế độ dinh dưỡng khác
nhau thì tốc độ sinh trưởng khác nhau.
Sự sinh trưởng của cá Lóc lúc còn nhỏ chủ yếu tăng trưởng về chiều dài
(Phạm Văn Khánh, 2000; trích bởi Nguyễn Thò Thanh, 2005).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 5 -

Cá Lóc 1 tuổi thân dài 15,8 cm nặng 137g, cá lớn nhanh vào mùa xuân hè. Cá
lớn 19 – 39 cm, nặng 100 – 750g. Cá 2 tuổi thân dài 38 – 45cm, nặng 600 – 1.400g.
Cá 3 tuổi thân dài 45 – 49cm, nặng 1.200 – 2.000g.
Cá có thể sống trên 10 năm, dài 67 – 85cm, nặng 7.000 – 8.000g.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, cá thành thục sinh dục vào năm thứ 2 của đời sống (Lo - Chai
Chen, 1990; trích bởi Nguyễn Văn Hải, 1997). Tuy nhiên theo Mai Đình Yên, cá có
thể thành thục sớm hơn, khoảng 1 tuổi với kích cỡ cá là 25cm, nặng 0,3kg.
Cá cỡ lớn 1 – 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng. Trong 1 năm có thể đẻ 5 lần, mỗi lần đẻ
cách nhau khoảng 15 ngày, sau khi đẻ nếu vớt hết trứng đem ương chỗ khác thì
khoảng cách giữa 2 đợt đẻ có thể rút ngắn lại (Ngô Trọng Lư, 2001). Sau mỗi lần đẻ,
cá bố mẹ bảo vệ các con khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lần khác. Số lượng trứng
trong mỗi lần sinh sản của cá khoảng 5.000 – 10.000 trứng. Một cá Lóc dài cỡ 35cm
đẻ được khoảng 10.000 trứng. Như vậy, so với các loài cá khác như : cá Chép, cá Mè
Trắng, cá Trắm Cỏ… thì sức sinh sản của cá Lóc rất thấp. Tuy nhiên điều này phù hợp
với quy luật sinh thái: cá có tập tính bảo vệ con thì sức sinh sản thấp và tỷ lệ sống cao
(Nguyễn Văn Hải, 1997).
Sức sinh sản phụ thuộc vào trọng lượng cá bố mẹ, bình quân dao động trong
khoảng từ 10.000 – 15.000 trứng/tổ ở cá có trọng lượng từ 1,0 – 1,5kg và 5.000 –
10.000 trứng/tổ đối với cá có trọng lượng 0,5 – 0,8kg (Nguyễn Văn Kiểm và ctv,
1999)
Mùa đẻ ở miền Bắc từ tháng 4 – 8, đẻ rộ vào tháng 4 – 5. Cá thường đẻ ở nơi

yên tónh có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm, sau mỗi trận mưa rào 1
– 2 ngày. Trước lúc đẻ, cá dùng miệng thu những cây rong, cỏ nước làm tổ hình tròn,
đường kính tổ khoảng 40 – 50cm. Sau khi đẻ, cá bố mẹ bảo vệ tổ đẻ đến lúc trứng nở
thành con mới thôi. nhiệt độ 20 – 35
o
C sau 3 ngày trứng nở thành con (Ngô Trọng
Lư, 2001).
Mùa vụ sinh sản trong tự nhiên chủ yếu từ tháng 5 – 7. Chúng thường đẻ sau
những cơn mưa lớn, hệ số thành thục của cá Lóc trong thời gian này đạt khoảng 0,5-
1,5% (Phạm Văn Khánh, 2000)
Trong môi trường tự nhiên, 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàn. Khi còn nhỏ cá
sống thành từng đàn ở tầng mặt, cá con thân dài 5 – 4cm bắt đầu tách khỏi đàn sống
độc lập.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 6 -

2.1.7 Môi trường sống của cá Lóc
2.1.7.1 Nhiệt độ
Cá Lóc có thể sống và phát triển tốt trong những thủy vực nông cạn như ruộng
lúa, kênh mương tưới tiêu, hầm hố nhờ vào cơ quan hô hấp phụ trên mang (Mohsin
và Ambak, 1983). Cá thích sống ở nơi có rong đuôi chó, cỏ dừa, tóc tiên vì nơi này
chúng dễ ẩn mình để rình mồi. Vào mùa hè, cá thường sống tầng mặt, vào mùa đông
khi nhiệt độ xuống dưới 8
o
C, chúng thường xuống sâu hơn. nhiệt độ 6
o
C cá ít hoạt
động .
Nhiệt độ nước trong ao hồ tương đối ổn đònh và điều hòa hơn ở trên cạn, có

thể nhận thấy rõ ở mùa đông càng xuống sâu càng ấm, về mùa hè nước ở sâu mát
hơn trên tầng mặt. những hồ lớn, nhiệt độ nước vào mùa đông khoảng 12
o
C trong
khi đó nhiệt độ không khí có thể xuống 7 – 8
o
C. Mùa hè nhiệt độ không khí lên đến
36 – 37
o
C nhưng trong nước chỉ 33 - 34
o
C. Nhiệt độ nước ban ngày nóng hơn ban
đêm khoảng 1 – 3
o
C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tiêu hoá, sự sinh sản của
cá. Nhiệt độ nước thích hợp cho các loài thủy sản nuôi là 26 – 32
o
C. Nếu nhiệt độ
thấp hơn hoặc cao hơn, phát triển của thủy sản không bình thường. Khi nhiệt độ thay
đổi đột ngột 3 – 4
o
C có thể làm tôm, cá chết.
Cá Lóc thích nghi rộng với biên độ nhiệt, khi nhiệt độ nước từ 11 – 40
o
C cá
vẫn sống. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 – 30
o
C.
2.1.7.2 Ôxy hòa tan
Các loài thủy sản đều cần có ôxy từ 3 – 8mg/l để phát triển bình thường. Khi

ôxy hòa tan còn 2mg/l, cá sẽ nổi đầu, xuống đến 0,4mg/l cá sẽ chết ngạt. Tuy nhiên,
một số loài thủy sản có cơ quan hô hấp phụ thở được khí trời như Rô đồng, cá Lóc,
Lươn… có thể sống được ở môi trường có hàm lượng ôxy thấp, DO bằng không.
Hàm lượng ôxy trong các ao nhỏ thường thấp, ở tầng mặt (0 – 0,5m) từ 7,5
đến 8,5mg/l, càng xuống sâu ôxy giảm dần. Thường cá con có ngưỡng ôxy cao hơn cá
trưởng thành và các loài cá sống ở tầng mặt có ngưỡng ôxy cao hơn cá sống ở tầng
đáy. Cá Lóc con có tập tính sống thành đàn ở tầng mặt và tập tính này mất dần khi cá
lớn, cá lớn sống riêng lẻ ở tầng đáy săn mồi tích cực.
Cơ quan hô hấp phụ của cá Lóc nằm ở một đầu trên xương cung mang thứ
nhất gọi là cơ quan trên mang. Cơ quan trên mang là một lớp biểu bì có nhiều mao
mạch giúp cá sống được ở môi trường cạn một khoảng thời gian (Trương Thủ Khoa
và Trần Thò Thu Hương, 1993; trích bởi Nguyễn Thò Thanh, 2005).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 7 -

2.1.7.3 Độ pH
Các loài thủy sản cần có pH thích hợp 6,5 – 8,5, thích hợp nhất là 7,3 – 8,3.
pH trên 9 và dưới 6,5 một số đối tượng thủy sản vẫn sống được nhưng phát triển
chậm. Một số loài cá có thể sống ở độ pH = 5 như cá Sặc rằn, Rô đồng, cá Tra… song
chúng phát triển chậm.
Cá Lóc thích nghi được với pH từ 4,3 – 9,4.
2.1.7.4 Độ mặn
Cá Lóc có thể sống ở độ mặn từ 10 – 12
o
/
oo
2.1.7.5 Ammonia
NH
3

gây độc đối với cá từ 0,6 – 2mg/l. Nếu lượng NH
3
quá thấp kéo dài sẽ
thiệt hại mô mang, ở nồng độ 0,06 – 0,34mg/l cá sẽ phát triển chậm, ở nồng độ nhỏ
hơn 0,02mg/l sẽ làm cá bò dò hình. Nồng độ NH
3
thích hợp nhất khoảng 0,1mg/l.
2.2 Thức Ăn Và Tập Tính n Của Cá Lóc
2.2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu dinh dưỡng của cá Lóc
2.2.1.1 Sự lựa chọn thức ăn của cá bột cá Lóc đen
Kết quả nghiên cứu của Qin JianGuang và ctv.(1997), trích bởi Nguyễn Thò
Ngọc Lan đã mô tả khá chi tiết về sự chọn lựa thức ăn của cá Lóc đen. Nhóm tác giả
này cho rằng trong điều kiện phòng thí nghiệm thì cá bột cá Lóc đen có chiều dài 6 -
7mm, độ mở của miệng là 0,55mm sẽ chọn thức ăn là ấu trùng Artemia và không ăn
thức ăn chế biến, cá bắt đầu ăn thức ăn chế biến khi được 12mm chiều dài và cỡ
miệng mở rộng tới 1mm. Trong phòng thí nghiệm và trên ruộng, thức ăn của cá thay
đổi khi kích cỡ cá tăng. Đối với cá dài 15 – 20mm thì nhóm giáp xác râu ngành và
giáp xác chân chèo chiếm 96% lượng thức ăn. Cá dài 30 – 40mm, thức ăn là động vật
nổi giảm đáng kể và tăng ăn động vật đáy. Các tác giả cũng lý giải rằng việc chuyển
đổi tự động vật nổi sang động vật không xương sống đáy không phải do việc giản
động vật nổi có sẵn trong môi trường mà nó liên quan đến sự thay đổi cấu trúc lược
mang của cá. Mật độ động vật không xương sống đáy thấp trong những thí nghiệm
trên ruộng đã làm giảm tỷ lệ sinh trưởng ở cá khi cá thay đổi thức ăn tư øđộng vật nổi
sang động vật đáy.
2.2.1.2 Khả năng sử dụng các loại thức ăn khác nhau ở cá Lóc đen bột
Qin và ctv.,1997, (trích bởi Nguyễn Thò Ngọc Lan, 2004) ương cá Lóc đen bột
ở ba giai đoạn bằng các loại thức ăn khác nhau, giai đoạn 1 cho ăn 6 loại thức ăn như
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 8 -


ở bảng 2.1 trong 30 ngày, giai đoạn 2 chuyển dần cho cá ăn thức ăn chế biến trong 7
– 10 ngày và sang giai đoạn 3 chỉ cho ăn thức ăn chế biến. Kết quả cho thấy ở giai
đoạn 1, khi cho ăn thức ăn thứ 4, cá đạt chiều dài và khối lượng cao hơn cá ở các
nghiệm thức khác. Cá ăn thức ăn thứ 3 thì có tỷ lệ chết (không do ăn nhau) lớn hơn cá
ở các nghiệm thức còn lại. Cá ăn thức ăn thứ 6 có khối lượng cao nhất. Nhóm tác giả
này kết luận rằng có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến theo phương pháp sau: (i) cho
cá ăn ấu trùng Artemia bổ sung thức ăn chế biến trong 30 ngày, sau đó loại bỏ dần ấu
trùng Artemia trong giai đoạn 7 – 10 ngày. (ii) chỉ cho ăn ấu trùng Artemia sống
trong 30 ngày, 7 – 10 ngày tiếp theo cho ăn hỗn hợp cả Artemia sống và thức ăn chế
biến và sau cùng chuyển hoàn toàn sang thức ăn chế biến.
Bảng 2.1 Thí nghiệm của Qin và ctv. 1997

Nghiệm thức thức ăn Tỉ lệ sống (%)
1. Không ăn
2. Chỉ cho ăn thức ăn chế biến
3. u trùng Artemia sống vàtrứng bào xác của Artemia
4. Chỉ cho ăn trứng bào xác của Artemia tẩy vỏ
5. Thức ăn chế biến và ấu trùng Artemia sống
6. Thức ăn chế biến và trứng bào xác Artemia
0
0
78
30
82
46
2.2.1.3 Khả năng sử dụng thức ăn chế biến ở cá bột:
Việc sử dụng thức ăn chế biến ở giai đoạn cá bột đã được nghiên cứu trên
nhiều loài và đem lại kết quả khả quan như ở cá Clarias gariepinus (Verreth và Van
Tongeren, 1989), Heterobranchus longifilis (Kerdchuen and Legendre,1994). Đối với

cá ăn động thì nghiên cứu này còn nhiều hạn chế. Theo một số tác giả thì việc sử
dụng thức ăn chế biến ở giai đoạn sớm của cá bột thường dẫn đến tình trạng cá tăng
trưởng kém và tỷ lệ sống thấp (Person- Le Ruyet và ctv., 1993). Nguyên nhân do ở
giai đoạn này cá chưa có dạ dày và thiếu men tiêu hoá (Munilla - Murán và ctv.,
1990) hoặc do thức ăn chế biến không kích thích sự bắt mồi của cá làm giảm lượng
thức ăn cá ăn vào (Person - Le Ruyet và ctv., 1993).
Thời gian cá bột sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến khác nhau tùy loài. cá
chẽm (Dicentrarchus labrax) là 20 ngày sau khi nở (Zambonino Infante và ctv.,
1997), cá Clarias gariepinus và Clarias macrocephalus là 4 ngày sau khi nở (Verreth
và Tongeren, 1989; Fermin và Bolivar, 1991; trích bởi Nguyễn Thò Ngọc Lan, 2004).
2.2.2 Một số loại thức ăn cho cá thí nghiệm.
2.2.2.1 Trùn chỉ:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 9 -

Đây là loại thức ăn tự nhiên rất tốt trong việc ương nuôi các loại cá vì nó đảm
bảo nhu cầu dinh dưỡng và đa số các loài cá đều thích bắt mồi di động hơn là bắt mồi
tónh.
Phân loại (Võ Văn Chi, 1993 )
Ngành giun đốt: Annelides
Lớp giun ít tơ: Oligochaeta
Họ: Tubificidae
Giống: Tubifex
Tên thường gọi: Trùn chỉ, trùn máu
Trong tự nhiên, chúng hiện diện ở đáy kênh rạch, cống rãnh, ở chỗ nước nông
của đầm hồ, nơi có nhiều chất hữu cơ. Loài này sống tụ thành đám, khi có động thì
rút vào bùn. Thân có hình ống, màu đỏ, dài từ 1,5 – 3cm, phần đầu cắm vào bùn để
ăn mùn bã hữu cơ, phần đuôi di động theo dòng nước (Trần Công Tam, Nguyễn Diệp
Sơn, 1985). Chính vì nơi sống ô nhiễm như vậy nên cần phải làm sạch trước khi cho

cá ăn bằng cách xử lý trong dung dòch muối loãng 0,1%. Tuy nhiên cách này sẽ
không hiệu quả nếu số lượng trùn quá lớn, thời gian xử lý như thế nào để gọi là sạch
(cũng chỉ sạch ở bên ngoài mà không thể ở bên trong cơ thể trùn). Hơn nữa, do tụ
thành đám nên chúng khó tách ra khỏi chất bẩn theo một số tác giả như Axelrod
(1956), Mc Inerny (1966) thì trùn chỉ nên được đạt trong một lọ dười vòi nước chảy
nhỏ giọt liên tục nhưng cũng không thể làm sạch một cách hoàn hảo được nên vẫn
đưa vào bể những vi khuẩn có hại. Ngoài ra, trùn chỉ còn là ký chủ trung gian của
một số bào tử trùng ký sinh như Myxobollus, Henneguya ký sinh ở da, vây, mang,
đường tiêu hóa. Nếu số lïng quá nhiều sẽ gây hoại tử ở những sợi mang, cản trở hô
hấp, ở cá nhỏ thì bò suy nhược (Andrews, 1988).
Mặc dù vậy trùn chỉ vẫn là dạng thức ăn được các người nuôi cá thích sử dụng
. Theo Yakupitiyage (1994), những dạng sinh vật đáy đã được sử dụng thành công để
thay thế bột cá trong khầu phần thức ăn cho các loài cá khác nhau như cá Rô phi
(Orecchromis niloticus), cá Trê (Clarias spp). Cũng theo tác giả trên, nếu cá tiêu thụ
một số lượng đáng kể thức ăn tự nhiên thì hầu hết nhu cầu vitamin của cá sẽ được
cung cấp đầy đủ.
Thành phần dinh dưỡng trong giun ít tơ (%) theo Dorokhop, Pakhomop,
Poliacop (1968 , 1975; trích bởi Trần Văn Vỹ, 1982, trang 38) như sau:

Proteins : 6.8

Lipid : 0.6
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 10 -


Glucid : 1.2

Tro : 1.1


Nước : 88.0
Nếu tính theo phần trăm (%) trọng lượng khô thì có giá trò dinh dưỡng rất cao:
proteins 56,67, glucid 10,0, lipid 5,0 ; tro 9,17.
Điều này càng khẳng đònh rằng trùn chỉ là nguồn thức ăn giàu prôtêin được sử
dụng phỗ biến trong ương nuôi một số cá nước ngọt.
Theo Đào (1999 ; trích bởi Nguyễn Thò Thanh, 2005) thì trùn chỉ còn là thức
ăn cho các loài cá cảnh : cá vàng, cá dóa, cá ông tiên…và là thức ăn cho cá bố mẹ
trong thời gian sinh sản, vì trong thời gian này cá bố mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng.
 Ưu điểm


Là loại mồi sống phù hợp với tính ăn của cá


Hàm lượng dinh dưỡng cao.


Khi cá ăn không hết, trùn chỉ vẫn sống, tập trung thành đám
trên nền đáy và tiếp tục làm thức ăn cho cá.
 Nhược điểm


Do sống trong môi trường nước rất bẩn nên trùn chỉ là nguồn
thức ăn mang mầm bệnh cho cá trong quá trình nuôi.


Lấy trực tiếp oxy trong không khí nên ít nhiều làm ảnh hưởng
đến lượng oxy hòa tan trong nước.



Nguồn cung cấp trùn chỉ không ổn đònh.
2.2.2.2 Thức ăn chế biến
Thức ăn cho tôm cá do phải cho ăn trong môi trường nước nên nó cần có
những yêu cầu chế biến đặc biệt để đáp ứng với điều kiện cho ăn này. Về thành phần
dinh dưỡng, chúng cũng cần chủ yếu là proteins, glucid, lipid, vitamin và các chất
khoáng. Những thành phần bổ sung cũng sử dụng như khi cho gia súc gia cầm: một số
vitamin, một số axit amin, một số chất khoáng vi lượng, một số chất kích thích tiêu
hóa. Vì vậy sự khác biệt giữa thức ăn thủy sản với thức ăn gia súc, gia cầm là ở công
nghệ chế biến. Nó thường phải ở dạng viên hay dạng sợi khó tan trong nước, tạo độ
kết dính các phần tử nguyên liệu trong thức ăn để thức ăn không tan trong nước trong
một thời gian nhất đònh cho tôm cá kòp ăn hết. Nếu thức ăn bò tan rã, tôm cá không ăn
được sẽ gây lãng phí lớn, chất lắng động tích lũy ở đáy gây ô nhiễm môi trường nước
và độc hại cho tôm cá nuôi.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 11 -

Việc sản xuất thức ăn nhân tạo cho cá đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để không
những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho cá mà còn phải phù hợp với tập tính
bắt mồi, cỡ miệng cá, độ cứng, độ tan của thức ăn trong nước.
Thức ăn chế biến dạng ướt.
Các nguyên liệu tươi, nguyên liệu khô, có bổ sung premix khoáng, vitamin
theo sự hướng dẫn. Thức ăn này thường có độ ẩm từ 35 – 45%.
 Ưu điểm


Mùi vò hấp dẫn tôm cá



Các chất dinh dưỡng không bò tổn thất do không phải qua khâu
xử ý nhiệt.
 Nhược điểm:


Không bảo quản được lâu.


Khi cho ăn thừa, thức ăn sẽ bò hư và chìm dần xuống đáy gây ô
nhiễm nước và sinh sản nhiều vi khuẩn.
2.2.2.3 Thức ăn cá tạp
Cá tạp là nguồn cung cấp đạm động vật dùng làm thức ăn cho cá Lóc, Lóc
bông, Trê lai. Cá có thể để nguyên hay xay nhuyễn ra. Thành phần dinh dưỡng của
cá tạp thay đỗi tùy theo giống loài, cách bảo quản. Cá tạp có hàm lượng prôtêin thay
đổi từ 50 – 80% trọng lượng khô.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 12 -

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm Nghiên Cứu
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản
Trừơng Đại Học Nông Lâm,Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện đề tài được tiến hành từ ngày17/4/2005 đến ngày
19/6/2005.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Cá Lóc môi trề (channa sp.) 7 ngày tuổi.

3.3 Vật Liệu Và Trang Thiết Bò

Hệ thống các bể kính

Hệ thống sục khí, ống siphon

Thau nhựa, vợt vớt cá

Các nguyên liệu làm thức ăn

Máy xay thức ăn

Cân điện tử hai số lẻ để xác đònh trọng lượng cá mỗi đợït kiển tra

Máy đo DO

NH
4
+
/NH
3
Test Kit

Máy đo pH

Máy đo nhiệt độ
3.4 Nguồn Nước
Nước sử dụng cho thí nghiệm là nguồn nước máy. Trước khi đưa vào sử dụng,
nước được bơm vào bể tròn bằng ximăng cho khí Clo bay hơi sau đó mới được cấp
vào hệ thống bể kính.

3.5 Thức n Cho Cá Thí Nghiệm

Thức ăn chế biến dạng ướt

Trùn chỉ

Cá tạp xay
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 13 -

3.6 Bố Trí Thí Nghiệm
3.6.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn chế biến (TĂCB) lên tốc
độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Lóc môi trề ở giai đoạn cá bột.
Thí nghiệm được tiến hành trong 9 bể kính thể tích (0,4 x 0,6 x 0,5)m gồm 3
nghiệm thức (NT) về thức ăn. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần và được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Bể kính sau khi được rửa sạch, cho nước vào với thể tích
50 lít. Cá được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 150 con/bể.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

NT 1 NT 3 NT 1 NT 1 NT 2

NT 2 NT 3 NT 2 NT 3












Hình 4.1 Hệ thống bể nuôi thí nghiệm
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 14 -

Thí nghiệm được cho ăn với 3 loại thức ăn khác nhau:


Nghiệm thức 1: cho cá ăn thức ăn chế biến (TĂCB) vào ngày đầu tiên sau khi
bố trí thí nghiệm (cá 7 ngày tuổi).


Nghiệm thức 2: trong 7 ngày đầu cho cá ăn trùn chỉ, sau đó loại bỏ dần thức
ăn trùn và thay thế hoàn toàn bằng thức ăn chế biến (TĂCB) vào tuần thứ 2.


Nghiệm thức 3: trong 7 ngày đầu cho cá ăn trùn, sau đó loại bỏ dần thức ăn
trùn chỉ và thay thế hoàn toàn bằng cá tạp xay vào tuần thứ 2.
* Chăm sóc và quản lý
Cá được cho ăn với khẩu phần từ 10 – 30% trọng lượng thân (cho ăn theo nhu
cầu). Cho ăn mỗi ngày 4 lần lúc 7 : 00 giờ , 10 : 30 giờ, 14 :00 giờ và 17 : 30 giờ.
Theo dõi và ghi nhận về hoạt động ăn, bơi lội, bắt mồi của cá và đếm số cá chết.
Thức ăn thừa, phân cá được siphon 2 lần/ ngày. Các bể thí nghiệm được sục khí liên
tục.
3.6.2 Thí nghiệm 2 : So sánh tốc độ tăng trưởng giữa cá Lóc môi trề và cá Lóc
đen khi sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi.

Thí nghiệm được bố trí trong 4 bể kính có thể tích 50lít/bể. Mật độ cá thí
nghiệm là 30 con/bể. Thời gian thí nghiệm là 14 ngày. Thí nghiệm có 1 yếu tố (yếu
tố giống cá) gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 2 lần. Các điều kiện
môi trường được giữ như nhau.


Nghiệm thức 1 : cá Lóc môi trề. Nguồn cá được lấy từ thí nghiệm 1 ở những
nghiệm thức đã được tập cho ăn thức ăn chế biến. Sau khi thí nghiệm 1 hoàn tất, cá
con được chọn lại cho đều cỡ, đếm và cân để xác đònh trọng lượng ban đầu.


Nghiệm thức 2 : cá Lóc đen tương đương độ tuổi và đã được cho ăn thức ăn
chế biến từ nhỏ.
* Chăm sóc và quản lý
Mỗi ngày cho cá ăn 4 lần vào lúc 7 :00 giờ, 10 : 30 giờ,14 : 00 giờ, 17 : 30 giờ.
Cho ăn đến khi cá không ăn nữa thì dừng lại (cho ăn thoã mãn). Mỗi ngày thay nước
1 lần vào buổi sáng. Số cá chết, thức ăn thừa phân cá được siphon mỗi ngày.
3.7 Chuẩn Bò Thức n Và Phương Pháp Cho n
Thí nghiệm 1 và 2 dùng công thức thức ăn chế biến dạng ướt gồm các thành
phần cơ bản: cá xay (200g), sữa không béo (100g), lòng đỏ trứng gà (10 cái), dầu gan
mực (3%), vitamin (1 – 2%), premix (1 – 2%). Các nguyên liệu này được xay đều,
hấp chín và trữ trong tủ đông, khi cho ăn thì ray nhỏ cho cá ăn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 15 -

3.8 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
3.8.1 Thí nghiệm 1
Khi bố trí thí nghiệm cá được cân ngẫu nhiên để xác đònh trọng lượng ban
đầu. Trong quá trình thí nghiệm đònh kỳ 7 ngày thu mẫu 1 lần bằng cách cân ngẫu

nhiên 30 con ở mỗi bể thí nghiệm.
3.8.2 Thí nghiệm 2
Xác đònh trọng lượng ban đầu bằng cách cân toàn bộ số cá ở mỗi bể. Mỗi tuần
thu mẫu 1 lần. Những ngày cân trọng lượng sẽ không cho ăn vào buổi sáng để tránh
gây sốc cá.
3.9 Các Yếu Tố Thủy Lý Hóa Của Nước Trong Bể :

Nhiệt độ đo bằng máy đo nhiệt độ (2 lần/ ngày lúc 7 giờ sáng và 14 giờ
chiều).

Oxy hòa tan đo bằng máy đo D (1 tuần/ lần).

pH đo bằng bộ test pH (1 tuần/ lần).

NH
3
đo bằng Test Ammonia (1 tuần/ lần).
3.10 Các chỉ tiêu tính toán
Thí nghiệm 1:

Tỷ lệ sống (%) – Survival Rate
TLS( %) =100 *(số cá ngày thứ i/số cá ban đầu)
Trong đó : i là ngày thu mẫu

Tăng trọng ( g) – Weight Gain
WG = W
t
– W
o


Trong đó :
Wt : trọng lượng cá sau thí nghiệm (g)
Wo : trọng lượng cá ban đầu (g)

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ ngày) – Specific Growth Rate
SGR = 100 * (ln W
t
– ln W
o
)/ t
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×