Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN GIÁN ĐOẠN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.64 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ TIỂU MI

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN GIÁN ĐOẠN
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA
( Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009

1


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Phương và chị Nguyễn Hương
Thùy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và hồn
thành báo cáo.
Xin cảm ơn q Thầy Cơ, Cán bộ Khoa Thuỷ sản, Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế
Biến Thủy Sản đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các anh chị và các bạn đã tạo mọi
điều kiện để em có thể hoàn thành tốt đề tài.

Lê Thị Tiểu Mi
Xin chân thành cảm ơn!

2



TĨM TẮT

Thí nghiệm đựơc tiến hành trong thời gian 12 tuần, nghiên cứu ảnh hư
sự cho ăn gián đọan lên tăng trưởng của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus
Trong suốt thời gian thí nghiệm cho ăn gián đọan, ở nghiệm thức đối chứng (NT1)
ăn theo nhu cầu (ăn đên no) với chế độ 2lần/ngày. Các nghiệm thức còn lại cho ăn v
độ: cho ăn 7 ngày: gián đọan 2 ngày (NT2); cho ăn 7ngày: gián đọan 3ngày (NT3); cho ăn
7ngày: gián đọan 4 ngày (NT4). Tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn giống như nghi
thức đối chứng (ăn đến no, 2lần/ngày, cho ăn 3-5% trọng lượng thân).
Kết thúc thí nghiệm, cá được cho ăn gián đọan ở chế độ cho ăn 7 ngày: gián
đọan 3 ngày (NT3) có trọng luợng cơ thể cao hơn (67,13± 4,8) và FCR nhỏ hơn
(1,32±0,07) cá đựơc cho ăn hàng ngày (65,08±5,94 và 1,62± 0,14) (NT1), và sự khác bi
này có nghĩa thống kê (p>0,05). Khơng có sự khác biệt về thành phần hóa học củ
cá như độ ẩm, tro, lipid, NFE, Prorein, năng lượng giữa các nghiệm thức (p>0,05).

3


MỤC LỤC
Trang
Phần 1.................................................................................................................. 1
Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ...................................................................................................................2
1. 3. Nôi dung thực hiện..................................................................................................2
1.4. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................2
1.5. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................2

Phần 2.................................................................................................................. 3

Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 3
2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển và việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ...........................................................................3
2.2. Đặc điểm sinh học cá tra ..........................................................................................4
2.2.1. Hệ thống phân loại ...............................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm phân bố .................................................................................................5
2.2.3. Đăc điểm dinh dưỡng............................................................................................5
2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng............................................................................................5
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá.....................................................................................6
2.3.1. Nhu cầu về protein (Nhu cầu về chất đạm)...........................................................6
2.3.2. Nhu cầu về năng lượng .........................................................................................6
2.3.3. Nhu cầu về lipid ....................................................................................................7
2.3.4. Nhu cầu về carbohydrate ......................................................................................7
2.4. Một số nghiên cứu về phương thức cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá ..............7

Phần 3................................................................................................................ 12
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị thí nghiệm...............................................................................................12
3.1.1. Cá thí nghiệm ......................................................................................................12
3.1.2. Q trình thuần hóa trước thí nghiệm .................................................................12
3.1.3. Bể thí nghiệm ......................................................................................................12
3.1.4. Thức ăn thí nghiệm .............................................................................................13
3.1.5. Các vật liệu thí nghiệm khác...............................................................................13
3.2. Bố trí thí nhiệm ......................................................................................................14
3.3. Chăm sóc theo dõi..................................................................................................14
3.4. Phương pháp thu mẫu và ghi nhận kết quả ............................................................15
3.5. Tính tóan một số chỉ tiêu .......................................................................................16
3.6. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................16

Phần 4................................................................................................................ 17

Kết quả và thảo luận........................................................................................ 17
4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi trường................................................................17
4.2 Tỷ lệ sống (SR) .......................................................................................................17
4.3 Tăng trưởng của cá .................................................................................................18
4


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Ngành thủy sản Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn so với các
ngành kinh tế khác. Mỗi năm ngành thủy sản đem lại thu nhập cho nền kinh tế với
giá trị rất cao. Thực vậy, tại nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ
IX một lần nữa khẳng định thủy sản là một trong những mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2020. Nghị Quyết nêu “Phát huy lợi
thế lớn của ngành thủy sản tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn lên
hàng đầu trong khu vực”
Chính vì vậy mà sản lượng và diện tích ni thủy sản tăng liên tục trong
những năm qua. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những lịai
cá da trơn góp phần làm tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Theo VASEP, trong
7 tháng đầu năm 2008, giá trị xuất khẩu cá tra mới đạt khoảng trên dưới 750 triệu
USD. Dự kiến trong 5 tháng còn lại của năm 2008, mỗi tháng ngành thủy sản sẽ
xuất khẩu được khỏang 100 triệu USD cá tra. Như vậy năm 2008, kim ngạch xuất
khẩu cá tra đạt 1,2 tỷ USD cao hơn 200 triệu USD so với năm 2007
(www.kinhtenongthon.com.vn).
Cá tra được nuôi từ lâu và rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bởi
những ưu điểm như lớn nhanh, nuôi được ở mật độ cao và nuôi ở nhiều loại hình
mặt nước khác nhau. Đặc biệt là chất lượng thịt ngon, tỷ lệ fillet cao, đang được
thị trường thế giới ưa chuộng.
Nghề nuôi cá tra thâm canh đã gây khơng ít những khó khăn cho các hộ

ni cá tra, mà nhất là về thức ăn. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2004),
trong điều kiện nuôi thủy sản nói chung, thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi
phí chung (50–75%). Tuy nhiên, cho cá ăn với khối lượng thức ăn nhiều hay tần
số cho ăn quá dày trong ngày không đồng nghĩa với vịêc cá sẽ tăng trọng nhanh,
ngược lại khi cá ăn một khối lượng lớn thức ăn cá sẽ tiêu hóa chậm, thức ăn
khơng sử dụng triệt để và làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2004). Bên cạnh đó, thức ăn khơng được cá sử dụng hết sẽ dẫn đến
ô nhiểm môi trường và kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm xảy ra, mang lại hiệu quả
kinh tế thấp. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, đề tài “Ảnh hưởng của cho
ăn gián đọan lên tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalms) gi
ống” được thực hiện.

5


1.2. Mục tiêu
Nhằm tìm ra phương pháp cho ăn hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng thức
ăn và giảm chi phí thức ăn trong ni cá tra thâm canh.
1. 3. Nôi dung thực hiện
So sánh tăng trưởng, tỉ lệ sống, thành phần hóa học,.. của cá khi cho ăn
gián đọan khác nhau. Bên cạnh, theo dõi các chỉ tiêu về môi trường trong hệ
thống bể nuôi.
1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009.
1.5. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ

6



Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển và việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá
tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển mạnh.
ĐBSCL là nơi đóng góp một sản lượng thủy sản lớn trong tổng sản lượng cả
nước. Chỉ riêng với nghề cá da trơn diện tích lên trên 3.600 ha gấp đơi so với
cách đây 5 năm, với sản lượng mỗi năm đạt nửa triệu tấn cá thương phẩm phục
vụ chế biến xuất khẩu (www.thuonghieunongsan.org.vn). Cuối tháng 10 năm
2008, ĐBSCL có 5.102 ha diện tích ni, tăng 11% so với năm 2007, với sản
lượng trên 1 triệu tấn, xuất khẩu trên 535.000 tấn qua 117 Quốc Gia, kim ngạch
xuất khẩu đạt 1250 tỷ USD (www.agriviet.com ).
Nghề nuôi cá tra phát triển mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng. Trong vịng
10 năm từ 1997 đến 2006, diện tích cá tra tăng 7 lần, năng suất tăng 3,6 lần từ
225000 tấn đến 825000 tấn (VASHEP, 2007). Theo hiệp hội chế biến và xuất
khẩu Việt Nam (Vashep) cá tra là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2
của thủy sản Việt Nam sau mặt hang tôm, và đến cuối năm 2007 xuất khẩu cá tra,
cá basa đạt kỷ lục 1 tỷ USD (www.hptrad.com.vn).
ĐBSCL có truyền thống ni cá tra phổ biến trong bè, nuôi cá bè chiếm
phân nửa số tỉnh của vùng nhưng tập trung nhất ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp,
chiếm tới 60% số bè nuôi. Nghề nuôi cá tra hiện đã chủ động hòan tòan về con
giống, 100% giống cá tra cung cấp cho nuôi là từ sinh sản nhân tạo. Với sự phát
triển lâu đời và ngày càng phổ biến, kỹ thuật nuôi cá tra, ba sa rất đa dạng và
khơng ngừng được cải tiến để thích ứng với thực tế sản xuất. Loại thức ăn sử
dụng, phương pháp cho ăn và quản lý thức ăn cũng thay đổi nhiều tùy theo điều
kiện nuôi ở các vùng khác nhau.
Ni cá ao thì khoảng 76% số hộ ni ao ở khu vực Cần Thơ – Vĩnh Long
sử dụng thức ăn viên công nghiệp, cao hơn hơn kết quả báo cáo của Trương Quốc
Phú và Trần Thị Thanh Hiền (2003) với khoảng 46% hộ nuôi ao ở Cần Thơ sử
dụng thức ăn viên công nghiệp. Điều này cho thấy thức ăn viên ngày càng được

áp dụng rộng rãi hơn trong nuôi ao cá tra, basa. Sự khác biệt trong sử dụng thức
ăn giữa 2 hình thức ni được thể hiện rất rõ ở Long Xun. Ở hình thức ni ao,
tỷ lệ hộ nuôi sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn viên công nghiệp là tương đương.
Trong khi đó, thức ăn tự chế với phương thức cho ăn phối hợp được áp dụng hết
sức phổ biến trong nuôi cá. Mặc dù thức ăn viên công nghiệp được chứng minh là
có những ưu điểm và được khuyến cáo sử dụng trong nuôi cá bè, thức ăn tự chế
7


sử dụng các nguyên liệu tươi sống vẫn đang là loại thức ăn phổ biến nhất ở
ĐBSCL. Việc sử dụng rộng rãi thức ăn loại thức ăn tự chế này đã và đang gây ra
những hậu quả nhất định cho mơi trường ni và do đó cũng ảnh hưởng đến
chính điều kiện nuôi cá của người dân.
Khi ương nuôi cá tra thâm canh thì mật độ khỏang 60– 80 con/m2/ao, từ
100- 150 con/m3/lồng bè. Năng suất đạt rất cao, từ 80- 100 tấn/ha/ao, nuôi trong
lồng bè đạt tới 100–300kg/m3. Theo công ty Cửu Long feed, khi nuôi cá tra nếu
sử dụng thức ăn tự chế 5–8%, thì thức ăn viên chỉ cần 2–3% trọng lượng thân
(cùng hàm lượng đạm 30%) , sau 6–7 tháng nuôi cá đạt 1–1,5 kg/con. Thức ăn tự
chế được sử dụng rất phổ biến ở khu vực Long Xuyên và Châu Đốc. Ở khu vực
Cần Thơ – Vĩnh Long thì hầu hết hộ ni sử dụng thức ăn viên cơng nghiệp, một
số ít hộ ni cá ao (khoảng 24%) vẫn đang sử dụng thức ăn tự chế. Tuy nhiên, dù
sử dụng thức ăn tự chế là chính, người ni vẫn sử dụng thức ăn viên cơng nghiệp
trong 1–1,5 tháng đầu khi cá cịn nhỏ. Ngồi ra, một số hộ cịn sử dụng thức ăn
viên cơng nghiệp trong khoảng thời gian 1 tháng cuối vụ nuôi nhằm cải thiện chất
lượng sản phẩm. Tỷ lệ người dân áp dụng phương thức phối hợp cho ăn này khá
cao, đặc biệt là những hộ nuôi bè ở Châu Đốc và Long Xun. Đối với hình thức
ni, loại thức ăn sử dụng cho hình thức ni bè và ni ao khác nhau rõ rệt.
Trong khi thức ăn tự chế được sử dụng rộng rãi trong ni cá bè thì thức ăn viên
cơng nghiệp là loại thức ăn chính trong bè (86,7%).
Tương tự, 100% hộ nuôi bè ở Châu Đốc sử dụng thức ăn tự chế trong đó

93% số hộ áp dụng phương thức cho ăn phối hợp. Như vậy, thức ăn tự chế đóng
vai trị chủ đạo trong ni cá tra, basa trong bè. Thức ăn viên ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong nuôi cá ao. Thức ăn viên cũng quan trọng trong sử dụng thức
ăn tự chế theo phương thức phối hợp.
Tóm lại thức ăn viên được sử dụng rộng rãi hơn trong nuôi cá tra trong ao.
Hầu hết người dân sử dụng thức ăn tự chế theo hướng phối hợp. Sử dụng thức ăn
viên trong tháng đầu, thức ăn tự chế trong các tháng giữa vụ và có thể bổ sung
thức ăn tự chế vào tháng cuối vụ. FCR trong nuôi cá ao nằm trong khoảng 2,0 –
3,5 nếu thức ăn tự chế và 1,5 – 1,7 nếu sử dụng thức ăn viên (Lê Thanh Hùng và
Hùynh Phạm Việt Huy, 2006).
2.2. Đặc điểm sinh học cá tra
2.2.1. Hệ thống phân loại
Theo W.Rainboth () cá tra thuộc:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichtheyes
Bộ:

Siluriformes
8


Họ:

Pangasiidae

Giống: Pangasianodon
Lòai: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).
2.2.2. Đặc điểm phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sơng Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt
Nam, Capuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông

Hậu và nhiều nhất là vùng hạ lưu. Theo Nguyễn Văn Trọng và ctv., (1992) cho
biết trong bộ cá da trơn có 72 lịai, nhưng Phạm Văn Khánh (1996) cho biết riêng
họ Pangasiidae ở Châu Á có 2 giống và 21 lồi. Riêng giống cá Tra có 19 lồi
trong đó 9 loài phát hiện ở Việt Nam. Cacot (1999), cho biết ở hạ lưu sơng Cửu
Long có 11 lồi chủ yếu thuộc giống Pangasius trong đó có 2 lồi ni rất phổ
biến ở ĐBSCL là cá tra và cá basa.
2.2.3. Đăc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên cá có thể ăn được mùn bã hữu cơ, rể
cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử sụng
được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn nguyên, cám, tấm, rau
muống,…Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn.
Tính ăn của cá ổn định khi cá có hình dạng và cấu tạo như cá trưởng thành
(khỏang 3 tuần tuổi). Hệ tiêu hóa của cá đã hịan chỉnh, dạ dày đã có đủ các hệ
men tiêu hóa do đó cá sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng những
lọai thức ăn có nguồn gốc động vật vẫn đươc cá ưa thích hơn, đặc biệt những lọai
thức ăn là các xác chết động vật đang thối rữa.
Tuy nhiên, những lọai thức ăn có nguồn gốc thực vật như các lọai bèo, rau
muống cá vẫn có khả năng sử dụng tốt nhưng sinh trưởng của cá chậm hơn so với
những cá sử dụng thức ăn có sử dụng thức ăn có nguồn gốc động vật. Ngòai ra, cá
tra còn sử dụng rất tốt những loại thức ăn do con người cung cấp.
2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ
khi đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của cá tra phụ thuộc nhiều vào
điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi, đặc biệt là chất lượng của thức ăn sử dụng
(theo Dương Nhựt Long, 2003).
Cá lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau một năm nuôi cá đạt trọng lượng 1 –
1,5kg /con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá ni trong ao có thể đạt
đến 25kg/con ở cá mười tuổi. Sau khỏang 3 – 4 năm ni cá có thể đạt tới trọng
lượng 2,5 – 3,5 kg/con. Và lúc này sự sinh trưởng về chiều dài có sự giảm xuống
do cá bắt đầu có sự tích lũy cho quá trình thành thục sinh dục.


9


Một điều khá đặc biệt ở cá tra là hầu như cá khơng có hiện tượng bị chai,
tức là cịi. Trong trường hợp cá có thể trọng nhỏ do thiếu thức ăn trong thời gian
dài, nhưng nếu cung cấp thức ăn đủ trở lại cá vẫn sinh trưởng bình thường
(Nguyễn Văn Kiểm, 1999).
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá
2.3.1. Nhu cầu về chất đạm (protein)
Chất đạm là chất dinh dưỡng được đặc biệt chú ý trong thức ăn. Nó là
thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật.
Chất đạm là một chất hữu cơ chính chiếm khoảng 65-75% khối lượng khơ
của cơ thể (Halver, 1989, trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Nhiệm vụ
chính của chất đạm chính là xây dựng cấu trúc cơ thể. Chất đạm trong thức ăn
cung cấp các amino acid qua quá trình tiêu hóa và thủy phân. Trong ống tiêu hóa,
các amino acid được hấp thụ vào máu và đi đến các mơ, cơ quan, tham gia vào
q trình sinh tổng hợp chất đạm của cơ thể phục vụ cho quá trình sinh trưởng,
sinh sản và duy trì cơ thể. Nếu thức ăn không cung cấp đầy đủ nhu cầu chất đạm
cá sẽ chậm hoặc ngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm khối lượng. Mặt khác,
nếu hàm lượng chất đạm trong thức ăn vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử
dụng để tạo thành chất đạm mới, phần cịn lại sẽ được chuyển hóa dạng năng
lượng, điều này làm giá thành thức ăn tăng lên là không cần thiết (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2004)
Nhu cầu chất đạm là lượng chất đạm tối thiểu có trong thức ăn nhằm
thỏa mãn nhu yêu cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa (NRC, 1993).
Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004 cá tra giống (2 – 3 gam) nhu cầu chất
đạm tối ưu là 38%.
2.3.2. Nhu cầu về năng lượng (energy)
Mọi họat động sống của một động vật đều cần năng lượng. Nhu cầu năng

lượng thực sự của cá rất khó xác định mà người ta dựa vào tỷ lệ và chất đạm tối
ưu. Tỷ lệ tối ưu này rất quan trọng bởi vì thức ăn vượt quá nhu cầu năng lượng sẽ
giảm sự bắt mồi của cá, ngược lại nếu thức ăn thiếu năng lượng thì chất đạm
trước tiên sẽ được dùng để cung cấp năng lượng thỏa mản nhu cầu của cơ thể
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2003).
Nhu cầu năng lượng (thô) trong thức ăn cho cá Trơn là 2750 – 3100
kcal/kg. Ở cá Trơn, 1kg thức ăn cho 12,2 Mj thì cho cá tăng trọng 22,7 Mj (Trần
Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).

10


2.3.3. Nhu cầu về chất béo (lipid)
Chất béo là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật
thủy sản. Việc bổ sung chất béo thích hợp sẽ giảm nhu cầu cầu chất đạm. Ngòai
ra, chất béo còn tham gia vào cấu trúc của màng tế bào, cung cấp các acid béo
thiết yếu. Đối với cá, hàm lượng chất béo thay đổi theo lòai, tuy nhiên mức độ đề
nghị từ 6 – 10%. Ở cá tra, mức độ sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn là 4 – 8%
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
2.3.4. Nhu cầu về chất bột đường (carbohydrate)
Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền
nhất cho động vật thủy sản. Carbohydrate chiếm tỷ lệ trên 75% ở thực vật trong
khi ở động vật hiện diện với số lượng nhỏ và tồn tại chủ yếu dưới dạng glucogen
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Ở cá da trơn, trong việc phối chế thức ăn thì carbohydrat được sử dụng để
làm nguồn cung cấp năng lượng và bổ sung một tỷ lệ nhỏ chất béo vừa cung cấp
năng lượng vừa cung cấp axit béo thiết yếu (Trần Thanh Hùng, 2000).
Theo Hùynh Thị Tú và Nguyễn Thanh Phương (2000), thức ăn chứa 26%
chất bột đường cho sinh trưởng tốt nhất ở cá tra bần (Pansasius kynyit), còn cá
basa (Pangasius bocourti) là 35,5%. Đối với cá tra (2,9g) thì khả năng sử dụng

chất bột đường nằm trong khỏang 30-45% thì cho tăng trưởng tốt (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2004).
2.4. Một số nghiên cứu về phương pháp cho ăn và tăng trưởng của cá
Thức ăn là vật chất cơ bản cung cấp năng lượng giúp cho động vật nuôi
sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nhưng quyết định năng suất và hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá phần lớn
phụ thuộc vào kỹ thuật cho ăn có hợp lý hay khơng. Cách cho ăn hợp lý tức là
trong các điều kiện ngọai cảnh khác nhau, vừa thỏa mản đều đặn nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi vừa đạt được sự chuyển hóa thức ăn cao nhất.
Theo Võ Thị Cúc Hoa (1997), nhiều kinh nghiệm cho thấy nếu cho cá ăn
với số lượng bằng 13,5% trọng lượng thân, sau đó nếu đột nhiên giảm thấp cịn
10% thì thể trọng cá giảm không giữ được trọng lượng như trước. Điều đó cho
thấy thể trọng của cá thay đổi theo sự biến động của số lượng thức ăn.
Đặng Đình Tám (1995) đã nghiên cứu về nhịp cho ăn của cá bống tượng
(Oxyeleotris marmoratus), thí nghiệm được tiến hành với nhịp cho ăn như sau:
cho cá ăn từ 6 đến 18 giờ, 18giờ đến 8 giờ sáng hôm sau, cho cá ăn cả ngày và
đêm. Kết quả cho thấy cá ăn cả ngày và đêm cho tăng trưởng cao nhất.

11


Phạm Văn Huy (1996) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên
sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá basa giống (Pangasius bocourti)
với bố trí với 5 nghịêm thức tương đương với các khẩu phần ăn theo trọng lượng
thân 1%, 3%, 6%, 9%, 12%. Kết quả là cá tăng trưởng cao nhất với khẩu phần
9%.
Trần Bình Tuyên (2000), nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các phương
thức và tần số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá tra bần (Pangasius kunyit). Về
phương pháp cho ăn, thí nghiệm được bố trí như sau: cá được cho ăn theo ban
ngày (từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều cùng ngày), ban đêm (từ 18 giờ chiều đến 6

giờ sáng hôm sau), cả ngày và đêm. Kết quả cho thấy, phương thức cho ăn ban
đêm và ngày đêm cho cá tăng trưởng cao nhất. Về tần số cho ăn với nhịp 2, 3 và 4
lần/ngày cho kết quả nghiệm thức 3 lần/ngày cho cá tăng trưởng cao nhất.
Nguyễn Kim Thùy (2008) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tần số cho
ăn lên sự tăng trọng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đọan giống,
thí nghịệm được tiến hành với 4 nghiệm thức với tần số cho ăn 2, 3, 4, 8 lần/ngày.
Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức 3lần/ngày. Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức cho ăn 2 và 3 lần/ngày khơng có ý nghĩa
về mặt thống kê, vì vậy cho ăn 2 lần/ ngày có hiệu quả kinh tế nhất.
Cá được cho ăn dưới nước. Nếu thức ăn không được sử dụng trong một
khỏang thời gian nào đó khơng chỉ có nghĩa là hao tốn chi phí mà cịn giảm chất
lượng nước (Tom Levell, 1989). Vì vậy, khẩu phần ăn, phương thức cho ăn là
những yếu tố mà người nuôi cần chú ý để đầu tư thức ăn đúng mức mang lại hiệu
quả kinh tế, góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường. Hiện nay, đã có nhiều
nghiên cứu về tần số cho ăn, khẩu phần ăn theo trọng lượng. Nhưng phương pháp
cho ăn gián đọan chưa được nghiên cứu nhiều.
Theo Davies el at., (2006) tần số cho ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thành phần filê. Cho ăn tối ưu ở một tần số
nhất định sẽ tiết kiệm được chi phí. Chi phí thức ăn chiếm 30-70% tổng chi phí
điều hành của một doanh nghiệp, khi cho ăn quá mức sẽ không mang lại hiệu quả
kinh tế, còn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Xác định tần xuất cho ăn thích
hợp là cần thiết để tối ưu cho tăng trưởng, và tỷ lệ sống tốt hơn. Giảm mức độ cho
ăn nhưng v ẫn đãm bảo tốc độ tăng trưởng của cá điều đó chỉ thực hiện ở việc cho
ăn gián đọan.
Theo Lê Thanh Hùng (2008), số lần cho ăn trong ngày ảnh hưởng đến
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Để đạt tăng trưởng tối ưu, số lần cho ăn
thay đổi theo giống lồi thủy sản, trọng lượng cá, mơi trường ni và chất lượng
thức ăn. Và khi cho cá ăn gián đoạn trong khoảng thời gian giới hạn, liệu có ảnh
hưởng đến tăng trưởng và sự thay đổi thành phần hoá học bên trong cơ thể cá.


12


Theo Wootton, (2003), khi cho cá ăn gián đọan thì tốc độ tăng trưởng
của cá sẽ có 4 khả năng xảy ra. Một là tăng trưởng của cá có thể phục hồi lại đầy
đủ như tăng trưởng bình thường. Hai là tăng trưởng của cá có thể tăng trưởng
nhanh hơn tăng trưởng lúc đầu. Ba là tăng trưởng của cá chỉ phục hồi lại một
phần so với tăng trưởng lúc đầu. Và cuối cùng là cá khơng có khả năng phục hồi
tăng trưởng khi cho ăn gián đọan một thời gian.
Theo Amin et al,. (2005) trọng lượng mất đi trong khỏang thời gian
gián đọan đó sẽ tăng cân trở lại hay có khả năng phục hồi tăng trưởng sau khi
bị giới hạn nguồn thức ăn ăn vào.
Singh and Balange (2005) thí nghiệm trong 8 tuần trên cá chép Ấn Độ
(Cirrhinus mrigala) ở giai đoạn giống, so sánh tăng trưởng và thành phần cơ thể
của cá giữa các chế độ cho ăn: cá được cho ăn hằng ngày (2 lần) và cá cho ăn
gián đoạn 1, 2 hoặc 4 tuần sau đó được cho ăn trở lại theo nhu cầu của cá. Kết quả
cho thấy, cá cho ăn gián đoạn 2 tuần có trọng lượng cơ thể cao hơn và FCR thấp
hơn cá được cho ăn hằng ngày. Các thành phần chất đạm, chất béo, tro, độ ẩm sau
khi kết thúc thí nghiệm khơng có sự khác nhau giữa các chế độ cho ăn (trừ thành
phần chất đạm trong cá cho ăn gián đoạn 4 tuần thì thấp hơn).
Theo kết quả nghiên cứu của Wang et al., (2008) khi nghiên cứu cho ăn
gián đọan ở cá rơ phi (Oreochromis niloticus) có trọng lượng trung bình 6,6g sau
12 tuần thí nghiệm cá được cho ăn 2 lần một ngày ở các chế độ cho ăn: 1 tuần
không cho cá ăn: 2 tuần cho ăn trở lại, 2 tuần không cho cá ăn: 4 tuần cho ăn trở
lại, 4 tuần không cho cá ăn: 8 tuần cho ăn trở lại thì trọng lượng cơ thể thấp hơn
cá được cho ăn hằng ngày nhưng có SGR cao hơn. Khơng có sự khác biệt về hiệu
quả sử dụng chất đạm và thành phần hóa học trong cơ thể cá giữa các chế độ cho
ăn so với các được cho ăn hằng ngày.
Nghiên cứu về cho cá ăn gián đoạn trên bể được thực hiện bởi Chatakondi
et al ., (2001) với cá nheo Mỹ (I. punctatus) giai đoạn giống, cá được cho ăn hằng

ngày (đối chứng) theo nhu cầu và so sánh tăng trưởng với cá được cho ăn gián
đoạn 1, 2 và 3 ngày sau đó cho ăn trở lại thì tiêu thụ thức ăn cao hơn cá được cho
ăn hằng ngày. Sau 10 tuần thí nghiệm, nhịp độ tăng trưởng trung bình của cá ở
các nghiệm thức cho ăn gián đoạn là 40%, 180% và 191% tương ứng với các
nghiệm thức cho ăn gián đoạn 1, 2 và 3 ngày, cao hơn cá trong nghiệm thức đối
chứng. Hơn nữa, khối lượng cuối của cá chu kì gián đoạn cho ăn 3 ngày cao hơn
so với các nghiệm thức khác và các nghiệm thức có hiệu quả sử dụng thức ăn cao
hơn nghiệm thức đối chứng. Như vậy, thí nghiệm cho cá ăn gián đoạn trong ao
làm gia tăng sản lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng thì người ni cá có thể
giảm chi phí thức ăn và những vấn đề về chất lượng nước.
Wu et al., (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cho cá nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus) trong ao đất, cá được ăn 1 lần/ngày, 2 lần/ ngày, cho ăn 1
13


lần/ ngày liên tục 6 ngày sau đó bỏ đói cá 1 ngày, khẩu phần ăn là 5% khối lượng
thân thì sau 5 tháng kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn, tỉ lệ sống
khơng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
Kim and Lovell (1995) khi nghiên cứu trên cá nheo Mỹ (I. punctatus) thì
khi không cho cá ăn 0, 3, 6, 9 tuần sau đó tiếp tục cho cá ăn trở lại hằng ngày theo
nhu cầu thì sau 18 tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức không cho ăn 3 tuần cho kết
quả khối lượng như cá ở nghiệm thức được cho ăn hằng ngày và tăng trưởng cao
hơn các nghiệm thức còn lại.
Nghiên cứu của Li et al., (2005) cho thấy khơng có sự khác nhau về năng
suất nuôi cá nheo Mỹ (I. punctatus) giai đoạn giống giữa các chế độ cho ăn theo
chu kì 1: 6, 1: 4 và 2:5 (ngày khơng cho cá ăn: ngày cho cá ăn) so với cá đối
chứng được cho ăn hằng ngày thì thấy khơng có sự khác biệt về các thông số môi
trường nước giữa các nghiệm thức và điều này cho thấy cho ăn gián đoạn khơng
ảnh hưởng đến tăng trưởng và góp phần giảm chi phí sản xuất và ơ nhiễm mơi
trường.

Ali el at.,(2006) thí nghiệm trên cá Labeo rohita giống trong thời gian 90
ngày với chế độ cho ăn như sau cho ăn hàng ngày (1lần/1ngày, với 3% trọng
lượng thân); 5 ngày cho ăn: 5 ngày không cho ăn; 10 ngày cho ăn và 10 ngày
không cho ăn. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt về thành phần hóa học của
cơ thể cá giữa các chế độ cho ăn khác nhau. Nghiên cứu này khẳng định có sự
phục hồi trăng trưởng ở cá Labeo rohita.
Thí nghiệm của Amin et al., (2005) kéo dài 18 tuần được thực hiện trên cá
tra (Pangasius hypophthalmus). So sánh tăng trưởng, nhu cầu thức ăn hằng ngày,
hệ số thức ăn của cá được cho ăn hằng ngày theo nhu cầu với nhóm cá được cho
ăn gián đoạn theo chu kì: 1 ngày cho ăn:1 ngày không cho ăn, 2 ngày cho ăn:2
ngày không cho ăn, 5 ngày cho ăn/5 ngày không cho ăn. Kết quả cho thấy trọng
lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng của cá ở chế độ cho ăn 1 ngày cho ăn:1 ngày
khơng cho ăn khơng có khác biệt so với cá được cho ăn hằng ngày và lớn hơn các
chế độ cho ăn cịn lại trong thí nghiệm. Hơn nửa, cá được cho ăn hằng ngày có
FCR lớn nhất. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy ni cá tra có thể giảm được chi
phí thức ăn với chế độ cho ăn 1 ngày cho ăn:1 ngày không cho ăn nhưng vẫn đảm
bảo tăng trưởng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu của Eroldogan et al., (2008) về ảnh hưởng của các chế độ cho
ăn khác nhau trên cá Trác vàng (Sparus aurata) giai đoạn giống. Sau 48 ngày thí
nghiệm kết quả cho thấy với các chế độ cho cá ăn như: cho cá ăn 2 ngày:nghỉ 1
ngày, giảm 50% lượng thức ăn 2 ngày:2 ngày cho ăn bình thường theo nhu cầu,
giảm 50% lượng thức ăn 6 ngày:6 ngày cho ăn bình thường theo nhu cầu thì tăng
trưởng và tốc độ tăng trưởng đặt biệt của cá thấp hơn cá được cho ăn hằng ngày
theo nhu cầu. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng chất đạm và hệ số thức ăn của cá được
14


cho ăn giảm 50% lượng thức ăn 2 ngày:2 ngày cho ăn bình thường là tốt nhất.
Thành phần chất đạm của cá cho ăn chế độ giảm 50% lượng thức ăn 6 ngày:6
ngày cho ăn bình thường, ít hơn các chế độ cho ăn khác, trong khi các thành phần

lipit, tro, độ ẩm khơng có sự khác nhau giữa các chế độ cho ăn so với đối chứng.
Theo báo cáo của Li và Robinson (2006) trong mùa vụ sinh trưởng của cá
nheo Mỹ Ictalurus punctatus, người nuôi cá cho cá ăn 7 ngày trong tuần, nhưng
cũng có một số người họ thường cho cá ăn 6 ngày (ngày chủ nhật cá không được
cho ăn) hoặc 5 ngày trong tuần (ngày thứ 7 và ngày chủ nhật cá không được cho
ăn). Những tài liệu cho thấy, cá được cho ăn 6 ngày một tuần giảm 3,3% sản
lượng, và cá được ăn 5 ngày một tuần giảm 6,9% sản lượng so với cá được cho ăn
7 ngày một tuần trong mùa vụ tăng trưởng. Hệ số thức ăn giảm 4,8% và 7,9%
tương ứng cho cá được cho ăn 6 ngày và 5 ngày mỗi tuần so với cá được cho ăn
7 ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, sản lượng cá cho ăn gián đoạn 1, 2 ngày/tuần và 1
ngày không cho ăn/5 ngày cho ăn khơng có sự khác nhau so với cá được cho ăn
hằng ngày. Tương tự khi tác giả thí nghiệm trên bể với các chế độ cho cá ăn gián
đoạn 0, 1, 2, 3, 4 ngày/tuần, 1:4, 3:7 (không cho ăn: cho ăn), cho thấy cá không
được cho ăn 1 ngày trong tuần tăng trưởng như cá được cho ăn hằng ngày, FCR
thấp nhất khi cá được cho ăn gián đoạn 2 ngày trong tuần. Kết quả này cho thấy
ni cá nheo Mỹ có thể cho cá ăn 5 hoặc 6 ngày trong tuần nhất là trong giai đoạn
kinh tế khó khăn có thể giảm được chi phi sản xuất.
Với những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, phương thức cho ăn gián
đọan làm tăng hiệu quả khả năng sử dụng thức ăn, có sự đền bù hay phục hồi tăng
trưởng sau một khỏang thời gian ngắn gián đọan, góp phần giảm chi phí thức ăn
trong sản xuất và giảm sự biến động chất lượng nước môi trường ao nuôi.

15


Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Chuẩn bị thí nghiệm
3.1.1. Cá thí nghiệm
Cá thí nghiệm có nguồn gốc sinh sản nhân tạo. Kích cỡ cá được chọn đồng

đều với khối lượng ban đầu 26-27 (g/con). Các khơng có dấu hiệu nhiễm bệnh
hay dị tật, xây xát,....

Hình 3.1. Cá tra thí nghiệm.
3.1.2. Thuần cá trước thí nghiệm
Cá được thuần trong bể thí nghiệm một tuần trước khi thí nghiệm chính
thức được tiến hành để cá quen với mơi trường sống mới. Trước khi thí nghiệm
thì xác định lại trọng lượng cá thí nghiệm.
3.1.3. Bể thí nghiệm
Bể thí nghiệm là 12 bể nhựa có thể tích tổng là 500 lít/bể, mỗi bể chứa 400
lít nước với chiều cao cột nước là 700 cm. Các bể được đánh số từ 1 đến 12 để bố
trí thí nghiệm và tiện theo dõi. Trước thí nghiệm bể được vệ sinh sạch bằng
chlorine và xà phòng rồi rửa lại bằng nước sạch. Bể sau đó được lắp đặt sục khí
16


và cho nước vào và sục khí liên tục một tuần cho bay hết chlorine. Nước cấp cho
bể là nước giếng.

3.1.4. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên nổi phổ hiệu Cargill, đây
là một trong những lọai thức ăn được sử dụng phổ biến trong ni cá tra. Thức ăn
có kích cỡ viên là 2li.
Bảng 3.1. Thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm (theo nhà sản xuất).
Chỉ tiêu

Thành phần hố học

Ẩm độ
Tro

Đạm
Chất béo

Năng lượng (KJ/kg)

11
2,5
30
2,5
6
2.800

Hình 3.3. Thức ăn thí nghiệm (trên) và hệ thống bể thí nghiệm (dưới).

17


3.1.5. Các vật liệu thí nghiệm khác
 Máy đo oxy, nhịêt độ, pH.....
 Các hóa chất: chlorine, formon,....
 Hệ thống bơm và sục khí.
 Tủ nung, tủ sấy, tủ đơng,...
 Dụng cụ phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm.
 Dụng cụ dùng trong thí nghiệm: vợt, xơ,...
3.2.

Bố trí thí nhiệm

Thí nghiệm được bố trí hịan tịan ngẫu nhiên với 3 lần lập lại cho mỗi
nghiệm thức (NT). Thí nghiệm được bố trí như sau:

 Nghiệm thức 1 (đối chứng): cá được cho ăn hàng ngày
 Nghiệm thức 2: cho cá ăn hàng ngày và liên tục 7 ngày sau đó không
cho ăn 2 ngày rồi tiếp tục cho ăn lại liên tục 7 ngày.
 Nghiệm thức 3: cho cá ăn hàng ngày và liên tục 7 ngày sau đó gián
đoạn 3 ngày.
 Nghiệm thức 4: cho cá ăn hàng ngày và liên tục 7 ngày sau đó gián
đoạn 4 ngày.
Khi cho ăn thì cho cá ăn 5-7%, nhưng theo dõi khi cá ăn no thì dừng lại
(cho ăn đến no). Mật độ cá bố trí là 50 con/bể và tổng thời gian thí nghiệm là 12
tuần.
3.3. Chăm sóc theo dõi
Trong q trình thí nghiệm, cá được cho ăn 2 lần/ngày (sáng 9 giờ, chiều 17 giờ).
Lượng thức ăn cho cá với các khẩu phần định sẵn từ 5-7% và còn căn cứ thêm
vào khả năng sử dụng của cá. Hàng ngày theo dõi họat động của cá và đặc bịêt là
quản lí chặt chẽ thức ăn để tính chính xác lượng thức ăn mà cá sử dụng. Thức ăn
thừa được vớt ra khỏi bể và đếm số viên thức ăn. Xác định khối lượng bình quân
của 1 viên thức ăn bằng cách cân 30-50 viên thức ăn khơ để tính ra khối lượng
trung bình của 1 viên thức ăn.
Mơi trường: nhiệt độ đo 2 ngày/ lần và pH và Oxy thì đo hàng tuần.
Thay nước: nước trong bể được thay 20-30% hàng ngày bằng phương pháp
chảy tràn trước khi cho cá ăn vào buổi sáng và trước khi cho ăn vào buổi chiều.

18


Định kỳ (2-3 ngày) vệ sinh đáy bể thí nghiệm bằng cách dùng ống siphone cặn ở
đáy bể.

3.4. Phương pháp thu mẫu và ghi nhận kết quả
Sinh trưởng: thu mẫu mỗi 30 ngày. Khối lượng cá được xác định bằng cân

điện tử và chiều dài được xác định bằng thước đo, giấy kẻ mỗi ơ 1 mm. Chiều dài
được tính là chiều dài chuẩn (từ chóp mõm đến cuống đi).
Thành phần hóa học: trước khi bố trí thí nghiệm bắt ngẫu nhiên 10 con cá
để phân tích thành phần sinh hóa. Sau khi thí nghiệm thu 5-7 con/bể để phân tích
thành phần sinh hóa. Mẫu cá được giữ đơng lạnh và và bảo quản ở nhiệt độ (200C) cho đến khi phân tích.
Thành phần hóa học của cơ thể cá và thức ăn thí nghiệm được phân tích
theo phuơng pháp AOAC (2000) gồm ẩm độ, chất đạm, chất béo, tro và năng
lượng.
Ẩm độ: xác định bằng cách sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C khoảng
4- 5giờ (đối với mẫu khô), 24 giờ (mẫu tươi).
Tro: xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt độ
560 C trong 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng hoặc màu xám.
0

Chất đạm: xác định theo phương pháp Kjieldah qua 3 công đọan gồm,
công phá, chưng cất và chuẩn độ. Mẫu được công phá đạm trong 1,5 giờ ở nhiều
mức độ 110–3700 nhờ xúc tác H202 và H2S04 đđ. Sau khi cơng phá mẫu được
chưng cất giải phóng N2 trong dung dịch kiềm (Na0H) và hấp thu trong dung dịch
acid boric có sự hiện diện của chất chỉ thị metyl red. Sau đó chuẩn độ để xác định
hàm lượng đạm trong mẫu bằng H2S04 0,1N.
Chất xơ: được xác định bằng dung dịch thủy phân trong dung dịch axid và
bazơ, xơ thơ là phần cịn lại trong 2 dung dịch này.
Chất béo: xác định bằng phương pháp thủy phân trong hệ thống Soxlet
với dung môi là chloroform. Chất béo trong mẫu được chiết xuất nhờ q trình
rửa tuần hịan của chloroform (nóng).
Carbohydrate ( NFE): NFE = 100 – (đạm + chất béo + xơ + tro + độ ẩm).
Năng lượng: đo bằng máy đo năng lượng Parr.
3.5.

Tính tóan một số chỉ tiêu

19


Tỷ lệ sống (%) (survival rate - SR)
SR (%) = 100 x (số cá thu họach/số cá ban đầu).
Tăng khối lượng (weight gain - WG)
WG (g/con) = Khối lượng cuối (g/con) – Khối lượng đầu (g/con).
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (daily weight gain - DWG)
DWG (g/ngày) = (W2–W1)/T
Trong đó:

W1: Khối lượng trung bìng của cá ban đầu.
W2: Khối lượng trung bình của cá kết thúc thí nghiệm.
T: ngày thí nghiệm

Hệ số thức ăn (feed conversion rate - FCR)
FCR = Lượng thức ăn sử dụng (kg)/tăng trọng của cá (kg).
Hiệu quả sử dụng thức ăn (feed conversion efficiency – FCE)
F = 1/FCR
Hiệu quả sử dụng đạm (protein efficiency ratio - PER)
PER = (W2 – W1)/đạm ăn vào.
Trong đó:

W1: Khối lượng cá trước thí nghiệm
W2: Khối lượng trung bình của cá kết thúc thí nghiệm.

Hệ số lấy thức ăn (Food intake - FI)
FI = Lượng thức ăn sử dụng/số ngày thí nghiệm
3.6.


Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lí bằng chương trình Excel version 5.0 và Statistica. So
sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích ANOVA và phép thử
DUNCAN.

20


21


Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu mơi trường
Trong thời gian thí nghiệm các yếu tố mơi trường khá ổn định và khơng có
sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là
27,9oC và cao nhất là 29,9oC, dao động nhiệt độ trong ngày dưới 2oC. pH ít thay
đổi, từ 8,27-8,46. Trong điều kiện có sục khí thì oxy ln >5 mg/L. Các yếu tố
mơi trường của thí nghiệm rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá
tra.
Bảng 4.1. Sự biến động của yếu tố mơi trường trong q trình thí nghiệm
Nghiệm
thức
Ăn liên tục
GĐ 2 ngày
GĐ 3 ngày
GĐ 4 ngày

Nhiệt độ

(oC)

Oxy
(ppm)

pH

S

C

S

C

S

C

28,2±0,80
27,9±0,91

29,8±1,14
29,4±1,35

5,92±0,80
6,20±0,91

6,43±0,91
6,23±1,12


8,27±1,14
8,27±1,35

8,40±0,28
8,34±0,29

28,2±0,86
28,2±0,99

29,7±1,05
29,9±1,14

6,31±0,86
6,14±0,99

6,28±1,32
6,16±1,43

8,34±1,05
8,31±1,14

8,46±0,28
8,41±0,30

Ghi chú: GĐ: Gián đọan
- Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.

4.2 Tỷ lệ sống (SR)
Sau 84 ngày thí nghiệm thì tỷ lệ sống của cá đạt cao, dao động từ 88,799,3%. Trong đó, tỷ lệ sống ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn 3 ngày là cao nhất

(99,3%) và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn 2 ngày (88,7%). Tuy nhiên,
qua phân tích thống kê thì sự khác biệt về tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức
khơng có ý nghĩa (p>0,05). Như vậy, tỷ lệ sống của cá tra trong thí nghiệm này
không bị ảnh hưởng bởi sự cho ăn gián đoạn.
Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Nghiệm thức
Ăn liên tục (đối chứng)
Gián đọan 2 ngày
Gián đọan 3 ngày
Gián đọan 4 ngày

SR(%)
93,3±1,16a
88,7±6,43a
99,3±1,15a
98,7±1,15a

Ghi chú:
- Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Số liệu cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt khơng có ý nghiã thống kê (p>0.05).

22


4.3

Tăng trưởng của cá

Khối lượng ban đầu của cá ở các nghiệm thức không chênh lệch nhiều
(26-27g/con), sau 84 ngày ni thì khối lượng cá dao động trong khoảng 52,567,1 g/con. Khối lượng cá cao nhất ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn 3 ngày

(67,1g) và thấp nhất ở nghiệm thức gián đoạn 4 ngày (52,5g). Tăng trọng cá thể
và tăng trưởng theo ngày của nghiệm thức cho ăn gián đoạn 3 ngày cao nhất (lần
lượt là 39,8g/con và 0,47g/con/ngày) và thấp nhất là ở nghiệm thức gián đoạn 4
ngày (tương tự là 25,1g/con và 0,3g/con/ngày). Kết quả phân tích thống kê thấy
khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức gián đoạn 4 ngày với các nghiệm thức còn
lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cá tra có khả năng phục hồi tăng trưởng sau
khi gián đoạn cho cá ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là mức độ phục hồi tăng
trưởng có sự khác nhau theo số ngày gián đoạn. Nghiệm thức cho ăn gián đoạn 3
ngày (cho ăn 7 ngày và ngừng cho ăn 3 ngày) có sự phục hồi tăng trưởng cao nhất
so cả với nghiệm thức được cho ăn hàng ngày. Tốc độ tăng trưởng được đền bù
trong khỏang thời gian thiếu nguồn dinh dưỡng cung cấp và khả năng này có thực
hiện hồn chỉnh khơng là cịn phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng, thời gian
gián đọan, độ tuổi cá hoặc các kiểu gián đoạn áp dụng (theo Greeff et al.,1986
trích bởi Ali et al., 2006). Ali et al., (2006) cho rằng một số lòai cá có khả năng
chịu đựng gián đọan trong một khoảng thời gian kéo dài với nguồn dự trữ năng
lượng trong cơ thể, chủ yếu là dạng béo (lipid) được sử dụng như là nguyên liệu
để chuyển hóa.
Kim and Lovell (1995) quan sát thấy ngưỡng dành cho cá da trơn trưởng
thành được ni trong ao có thể bồi thường mất mát sau thời gian gián đọan
nguồn cung cấp thức ăn và đạt được khối lượng cuối cùng tương đương với cho
ăn hàng ngày. Cá được ăn no sau khi gián đọan cho ăn 3 tuần và sau đó cho ăn lại
3 tuần nhưng tăng lượng thức ăn ăn vào và cá đạt khối lượng như cá được cho ăn
với chế độ bình thường.
Bảng 4.3.

Khối lượng ban đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tăng khối
lượng (WG), tăng trọng ngày (DWG).

Nghiệm thức

Ăn liên tục

Wi(g)
26,7±0,46

Wf(G)
65,1±5,94a

WG(g)
38,4±6,02a

DWG (g/ngày)
0,46±0,07a

Gián đọan 2 ngày

27,1±0,61

58,4±1,67ab

31,4±1,49ab

0,37±0,02ab

Gián đọan 3 ngày

27,3±0,46

67,1±4,80a


39,8±5,03a

0,47±0.06a

Gián đọan 4 ngày

27,5±0,23

52,5±5,79b

25,1±5,66b

0,30±0,07b

Ghi chú:
- Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Giá trị cùng cột có cùng chữ thì khác biệt khơng có ý nghiã thống kê (p>0.05).

23


80,00
Khối lượng(g/con)

70,00
60,00
50,00
40,00
30,00
20,00

10,00
0,00
NT1

NT2

NT3

NT4

Nghiệ m thức
0

30 ngày

60 ngày

84 ngày

Hình 4.1. Khối lượng của cá thí nghiệm (NT1: cho ăn liên tục; NT2 gián
đoạn 2 ngày, NT3: gián đoạn 3 ngày và NT4: gián đoạn 4 ngày).
Ở 30 ngày đầu thí nghiệm thì khối lượng ở các nghiệm thức đều tăng đáng
kể. Tăng cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (ăn liên tục), kế đến là nghiệm thức
gián đoạn 3 ngày và khác biệt khơng có nghĩa thống kê giữa hai nghiệm thức.
Nghiệm thức đối chứng (ăn liên tục) và nghiệm thức gián đoạn 3 ngày khác biệt
có ý nghĩa với nghiệm thức gián đoạn 2 ngày và gián đoạn 4 ngày về tăng trọng.
Từ ngày 60 thì thấy rõ sự sai khác về tăng khối lượng ở các nghiệm thức. Cao
nhất theo thứ tự các nghiệm thức (NT) 1, 3, 4 và 2 (Hình 4.1). Tuy nhiên, sự khác
biệt này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết thúc thí nghiệm (84 ngày) thì
nghiệm thức cho ăn gián đọan 3 ngày có khối lượng cao nhất so với các nghiệm

thức cịn lại, nhưng sự khác biệt này khơng có nghĩa về mặt thống kê (trừ nghiệm
thức 4 cho tăng trọng thấp nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
nghiệm thức 1 và 3).
Như vậy, cá tra có khả năng phục hồi tăng trưởng sau một thời gian gián
đoạn nhất định, khả năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nuôi trồng thủy
sản. Sự đền bù tăng trưởng là một giai đọan tăng trưởng nhanh chóng của cá, tăng
trưởng nhanh hơn tăng trưởng bình thường hoặc tăng trưởng ngang bằng với tăng
trưởng bình thường, sau khi cho ăn đầy đủ lại thức ăn sau một khỏang thời gian
không cung cấp nguồn thức ăn (Weatherley and Gill, 1981). Khả năng thích nghi
đó như là một tiềm năng vốn có trong vịng đời của động vật, rất nhiều sinh vật có
sự phục hồi tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng từ việc cho ăn gián đoạn
sau một thời gian rồi cho ăn lại hàng ngày. Khi thức ăn được cung cấp trở lại sau
khoảng thời gian gián đoạn thì cá có thể tăng trưởng trở lại, thường được gọi là

24


đuổi kịp tốc độ tăng trưởng hay sự phục hồi tăng trưởng (Bulow,1970; Dodson
and Holmes,1984; Weatherley and Gill, 1981).
Tốc độ tăng trưởng đền bù của cá cho ăn gián đọan 3 ngày đã đuổi kịp với
tốc độ tăng trưởng của cá được cho ăn hàng ngày, và có thể cho tăng trưởng tối
ưu hơn cá được cho ăn bình thường. Một vài nghiên cứu cho thấy cá được cho ăn
hàng ngày có tốc độ tăng trưởng tối ưu nhất với các chế độ cho ăn khác nhau
nhưng vẫn không tách rời nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày. Nguyễn Kim Thùy
(2008), khi nghiên cứu ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống (18g), kết quả cho thấy cho cá tra ăn 2
lần/ngày (3-5% trọng lượng thân, đạm 35,2%) cho tốc độ tăng trưởng là 0,34
g/ngày. Đào Thanh Phú (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng
khác nhau lên sinh trưởng cá basa (Pangasius bocourti) giống (16-17g/con), thức
ăn có hàm lượng đạm 28% cho tốc độ tăng trưởng là 0,94 g/ng ày. Cá basa có

trọng lượng từ 25-27g với hàm lượng đạm là 42% thì tốc độ tăng trưởng là
0,95g/ngày (Trần Minh Đức, 1996). Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tân Định
(2000), ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng khác nhau lên sinh trưởng cá tra bần
(Pangasius kunyit) giống (14-15g) thì thức ăn có hàm lượng đạm 30% ; 35%
tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 0,19 g/ngày; 0,21 g/ngày.
Tóm lại, cùng một thời gian ni, cùng điều kiện môi trường sống, cá được
cho ăn gián đọan 3 ngày và cá được cho ăn hàng ngày có sự tăng khối lượng và
tốc độ tăng trưởng như nhau mặc dù nguồn thức ăn cung cấp cho cá ăn hàng ngày
lớn hơn rất nhiều so với cá cho ăn gián đọan 3 ngày. Từ đó, nên cân nhắc lại
phương pháp cho ăn và các yếu tố khác mà lựa chon phương pháp cho ăn hữu
hiệu nhất để đạt tăng trưởng tối ưu mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
4.4

Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng thức ăn (PCE) và thức ăn ăn
vào (FI).

Hệ số thức ăn (FCR) là chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng thức
ăn. Khi FCR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao và chất lượng thải
ra mơi trường ít.
Kết quả nghiên cứu cho thấy FCR dao động trong khỏang 1,32-1,68. FCR
cao nhất được tìm thấy ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn 2 ngày (1,68) và thấp
nhất ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn 3 ngày (1,32). Bảng 4.5 cho thấy nghiệm
thức cho ăn gián đoạn 3 có FCR thấp nhất, đồng thời hiệu quả sử dụng thức ăn là
cao nhất so với các nghiệm thức còn lại và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy khoảng cách giữa chế độ cho ăn
: gián đoạn cho ăn : cho ăn lại có ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn.
Nghiệm thức cho ăn gián đọan 2 ngày thì khoảng cách đó khơng có ý nghĩa so
với nghiệm thức cho ăn hàng ngày, vẫn lãng phí nguồn thức ăn cho ăn. Tuy
nhiên, ở chế độ gián đoạn 4 ngày thì khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức cho
25



×