Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG LÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐÌNH LÀNG VIỆT BẮC BỘ (CÓ HÌNH ẢNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 19 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Mơn: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

Đề tài: Tín ngưỡng Thành hồng và đặc điểm kiến trúc
đình làng Việt ở Bắc Bộ

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2021.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
1. Tín ngưỡng Thành hồng...............................................................................1
1.1. Cội nguồn của tín ngưỡng Thành hồng ở Việt Nam..............................1
1.2. Đặc điểm tín ngưỡng Thành hồng Việt Nam.........................................2
1.3. Ý nghĩa, vai trị của tín ngưỡng Thành hồng.........................................4
2. Đặc điểm kiến trúc đình làng Việt ở Bắc Bộ.................................................6
2.1. Khái quát chung về đình làng Việt ở Bắc Bộ..........................................6
2.2. Vị trí và hướng xây đình làng..................................................................7
2.3. Cảnh quan và bố cục mặt bằng của đình làng.........................................7
2.4. Kết cấu bộ khung đình làng.....................................................................9
2.5. Kết cấu mái đình làng............................................................................10
2.6. Nghệ thuật chạm khắc trong đình làng..................................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................13
PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA.................................................................14

0



MỞ ĐẦU
“Người trước bắc cầu, người sau theo dõi
Người thì xơng khói, lời nói xơng nhang
Chùa nát thì có Bụt vàng
Tuy rằng miếu đổ, Thành hoàng vẫn thiêng”
Thờ Thành hoàng là tín ngưỡng dân gian độc đáo, là truyền thống văn hóa
đầy bản sắc của người Việt Nam. Trải qua nhiều biến động của thời đại, thời
cuộc, truyền thống ấy vẫn luôn ăn sâu bám rễ và khẳng định vị trí quan trọng
của mình trong đời sống tâm linh. Tín ngưỡng thờ Thành hồng phổ biến từ Bắc
chí Nam, đặc biệt ở vùng châu thổ Bắc Bộ, in đậm trong nếp nghĩ, nếp sinh hoạt
và cả trong lối kiến trúc đình làng. Trong phạm vi tiểu luận này, em xin được
trình bày những hiểu biết của mình về nội dung “Tín ngưỡng Thành hồng và
đặc điểm kiến trúc đình làng Việt ở Bắc Bộ”.
NỘI DUNG
1. Tín ngưỡng Thành hồng
1.1. Cội nguồn của tín ngưỡng Thành hồng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về đề tài này đều chỉ ra rằng, tín ngưỡng Thành hồng vốn
có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa và du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc.
“Xét về cái tục thờ Thần hoàng này từ trước đời Tam Quốc trở về trước vẫn
đã có, nhưng ngày xưa nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế
mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làm tướng, mới bắt đầu lập miếu Thần
hoàng ở Thành đô; kế đến nhà Tống, nhà Minh, thiên hạ đâu đâu cũng có lập
miếu thờ. Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên
này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi”1.
Như vậy, tục thờ Thành hoàng ở Việt Nam bắt nguồn từ ảnh hưởng văn hóa
Trung Hoa. Xét về ngữ nghĩa, “Thành hồng” là từ Hán, có thể hiểu là thành
hào, hào có nước gọi là trì, khơng có nước gọi là hồng. Hào bao quanh thành để
1 Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.78-79.

1



che chắn cho thành được vững chãi, cũng theo nghĩa vậy mà Thành hoàng là vị
thần chở che cho cư dân trong thành quách được hạnh phúc, bình yên.
Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa rằng tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở
Việt Nam là hoàn toàn du nhập từ Trung Quốc. Từ xa xưa, người Việt đã có tục
thờ thần: thờ thần núi thần sông, thờ trung thần nghĩa sĩ, các miếu, đền là do
triều đình lập nên cho người dân tiện ở đâu thì hành lễ ở đấy. Trên nền tảng tâm
linh đó, tín ngưỡng thờ Thành hồng đi vào đời sống người dân Việt như một lẽ
tự nhiên, ngày càng phát triển và phổ biến. “Đất có thổ cơng, sơng có hà bá” thì
làng nào cũng có Thành hoàng của riêng làng ấy, được xem là vị thần hộ mệnh
để bảo vệ, che chở cho nhân dân trong phạm vi cai quản của mình.
1.2. Đặc điểm tín ngưỡng Thành hồng Việt Nam
Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Thành hồng ở Việt Nam có hai dịng chảy riêng
biệt: một dịng là hệ thống Thành hồng của cả thành, tỉnh, huyện như mơ hình
Trung Quốc thời Đường - , một dịng là Thành hồng - làng của riêng mỗi làng.2
Với tư cách là thần bảo vệ thành trì, theo sử sách chép lại và các kết quả
nghiên cứu, có thể kết luận rằng vị thần Thành hoàng đầu tiên ở nước Việt ta là
thần sông Tô Lịch do Lý Nguyên Gia lập miếu thờ, có nhiệm vụ bảo vệ thành
Đại La; thời nhà Trần có thần Long Đỗ và thần Thổ địa; thời nhà Lê có Đơ đại
Thành hồng của Kinh đô Thăng Long; thời nhà Nguyễn, bên cạnh thờ Đơ
Thành hồng ở kinh đơ Huế, các vua Nguyễn cịn lập miếu thờ Thành hoàng ở
các thành, trấn, tỉnh, huyện trong cả nước…
Dòng chảy thứ hai, được xem là dòng chảy thể hiện rõ nét riêng trong tư
duy tín ngưỡng của người Việt, nổi bật và phổ biến hơn cả, là thờ Thành hồng
làng.
Khác với tín ngưỡng thờ Thành hồng theo mơ hình Trung Quốc là vị thần
cai quản chung cho cả một thành trì thì Thành hồng làng ở Việt Nam là vị thần
của riêng mỗi làng, được địa phương hóa, có quyền năng trơng coi, bảo vệ cho
cư dân trong phạm vi làng. Nếu tín ngưỡng thờ Thành hồng của Trung Quốc

mang tính thị tứ, là văn hóa của thị dân (bên ngồi thành khơng thờ Thành
hồng) thì tín ngưỡng thờ Thành hồng của Việt Nam là văn hóa làng xã.
2 Nguyễn Duy Hinh, Tín ngưỡng Thành hồng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr.97.

2


Có thể nói, văn hóa làng xã phần nào được thể hiện rõ nét qua việc thờ
Thành hoàng làng, và ngược lại, tín ngưỡng thờ Thành hồng làng cũng làm cho
văn hóa làng xã càng trở nên sâu sắc. Chính vì thế mà dân gian có câu “Trống
làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”.
Thứ hai, nguồn gốc Thành hồng rất đa dạng phong phú, có thể là nhiên
thần hoặc nhân thần, đồng thời được người dân lịch sử hóa, thần thánh hóa thành
những biểu tượng đầy quyền năng, uy nghiêm.
Nhiên thần là những vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên như: thần núi, thần
sông, thần đá, thần động vật… Nhiên thần được phụng thờ phổ biến ở các làng
ven sông nước, núi đồi: sơn thần có Tản Viên, Quý Minh, Cao Sơn, Tam Điệp
Sơn…; thạch thần có Bạch Thạch, Thạch Khanh,…; thủy thần có Đơng Hải
Long Vương, Nam Hải Đại Vương, Ngọc Thủy Tinh Công Chúa…; thần động
vật có Linh Lang, Cá Ơng…
Bên cạnh Nhiên thần, chiếm số lượng không nhỏ là các vị Nhân thần. Đó là
những nhân vật lịch sử - văn hóa có thật, được người dân nể trọng, tơn vinh và
phong lên bậc thánh thần. Nhân thần có thể là những vị anh hùng có cơng đánh
giặc, dẹp loạn như Đinh Bộ Lĩnh, Hưng Đạo Vương, Đăng Dung…; người khai
canh, khai khẩn lập làng như Trần Vu, Ngô Miễn, Phạm Thanh…; người tài hoa
đỗ đạt như Phạm Bảo, Phạm Đạo Phú…; đặc biệt ở các làng nghề thủ cơng
truyền thống cịn thờ các Tổ nghề như Tổ nghề khảm trai Lương Cơng Thành –
Thành hồng làng Chn Ngọ (Phú Xun), Tổ nghề thêu Lê Đại Hành – Thành
hoàng làng Quất Động (Thường Tín)…
Có thể xem là nhân vật “đặc định”, riêng có, là niềm tự hào của mỗi làng,

nên người dân có xu hướng lịch sử hóa, thần thoại hóa các Thành hồng, gán
vào đó sức mạnh phi thường và làm cho biểu tượng đó trở nên hồn hảo nhất.
Mặt khác, một nhân vật muốn trở thành Thành hồng làng thì đa số phải
được vua sắc phong. Muốn được vua sắc phong, nhân vật đó phải có một “tiểu
sử” xứng đáng. “Với các vương triều, vị Thành hoàng làng được xem như một
“viên chức” thay mặt triều đình, nhà vua coi sóc, chăm nom một làng quê cụ
thể, bởi “viên chức” này do nhà vua đưa về các làng quê bằng một quyết định
cụ thể: sắc phong”3. Nhà vua thường phong các thần được thờ tự ở các làng
3 Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr.98.

3


thành 3 cấp: Thượng đẳng thần ( gồm các Thiên thần, Nhiên thần có sự tích linh
dị, Nhân thần có chiến công hiển hách giúp vua giúp nước), Trung đẳng thần
(gồm các vị thần dân đã thờ lâu nhưng không rõ công trạng, quan tước không rõ
họ tên, các thần có chút hiển linh ứng nghiệm), Hạ đẳng thần (chánh thần do dân
thờ phụng nhưng khơng rõ sự tích), được gọi chung là phúc thần.
Ngồi ra, có những vùng cịn thờ phụng cả tà thần như: thần tà dâm, thần
chết nghẹn, thần bán lợn, thần gắp phân… Có câu chuyện rằng để mong được
vua sắc phong Thành hoàng làng, người dân làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã dựng
lên “lí lịch giả” Thiên Chương Đế cho vị thần lâu nay dân làng thờ, vốn là thần
gắp phân với chiếc giành tre mạ vàng.4
Thứ ba, Thành hoàng làng được người dân thờ phụng ở đình làng và miếu
làng (về sau các làng thường xây một đình lớn và trong đình có miếu). Hoạt
động thờ cúng Thành hồng được diễn ra tại đình thông qua việc thắp hương,
đốt đèn hàng ngày; cúng bái vào dịp lễ tết hoặc khi người dân có cơng việc quan
trọng muốn xin phước, ban lành; đặc biệt là tế thần – hội làng.
Thứ tư, tín ngưỡng Thành hồng làng gắn liền với các sinh hoạt văn hóa đặc
trưng của làng. Biểu hiện rõ nhất của đặc điểm này là hội làng – ngày tưởng

niệm vị thần của làng, hay còn được gọi là ngày Thần kỵ. Trong ngày này, dân
làng tổ chức tế lễ rất lớn với cả phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang
trọng, uy nghiêm bằng một loạt các nghi thức truyền thống, thể hiện lịng biết
ơn, tơn kính của dân làng với Thành hồng. Phần hội diễn ra sơi nổi với các trò
chơi dân gian thú vị, nhằm ca ngợi vẻ đẹp của làng, tái hiện chiến tích của
Thành hồng và kết nối dân làng thêm đồn kết, gắn bó.
1.3. Ý nghĩa, vai trị của tín ngưỡng Thành hồng
Tín ngưỡng thờ Thành hồng, cụ thể là thờ Thành hồng làng, có ý nghĩa vô
cùng linh thiêng, quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt.
Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Thành hoàng thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý
uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của nhân dân ta. Đây được xem là “dấu gạch nối”
giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 5: nếu tục
4 Nguyễn Minh Tường, Tín ngưỡng Thành hồng, Tạp chí Xưa và Nay, số 456, tháng 2/2015, tr.34.
5 Nguyễn Thị Hà Giang, Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đến đời sống tinh thần của cư dân
ngoại thành Hà Nội hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2020, tr.01.

4


thờ cúng tổ tiên thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dịng họ; tục
thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng biết ơn đối với các vị khai sinh, dựng nước
thì tục thờ phụng Thành hồng thể hiện lịng tơn kính của nhân dân với các bậc
chánh thần, hiền nhân có cơng lao to lớn với làng xã, quê hương. Hơn thế nữa,
“dường như sự ngưỡng mộ Thành hồng của người dân khơng kém gì sự
ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ, ở cấp độ cao hơn Tổ nhà, Tổ họ vì đây là Tổ
làng”6.
Thứ hai, Thành hoàng là điểm tựa tinh thần vững chắc, là nơi để người dân
bày tỏ, gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của mình, cũng là hiện thân của bình
đẳng, công lý.

Tâm lý của người Việt vốn thiên về duy tâm, mọi phúc – tai xảy ra trong
cuộc sống do nhân định thì ít mà thiên định thì nhiều, vậy nên thờ phụng, cầu
cúng để xin phúc, tránh họa là việc làm thường xuyên trong văn hóa tâm linh.
Mặt khác, làng quê Việt Nam có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp truyền
thống, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên Thành hoàng cũng là nơi
để dân làng cầu cho q hương được mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, đời
sống ấm no.
Thờ Thành hoàng, về sâu xa, cũng chính là tơn thờ những quy tắc, luật lệ,
phong tục của làng. Trong tâm niệm của người làng, Thành hồng ln hiển linh
và quan sát tất cả mọi hoạt động diễn ra trong làng. Người không chỉ che chở
cho dân làng, ban phước cho kẻ chánh tâm, mà cịn trừng phạt cả kẻ tà tâm. Do
đó, đức tin vào Thành hồng góp phần củng cố ý thức giữ gìn lề thói gia phong
của làng xã và cách sống thiện lương, đức đạo của con người.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sợi dây kết nối, gắn chặt tình đồn
kết trong cộng đồng làng xã. Nếu thờ cúng tổ tiên giúp gắn kết các thành viên
cùng huyết thống trong gia đình, dịng họ thì thờ phụng Thành hoàng, ở phạm vi
lớn hơn, giúp gắn kết các thành viên tuy không cùng huyết thống nhưng chung
sống trong cùng một làng xã. Khi cùng chung sự ngưỡng vọng vào một Thành
hồng, mọi người thêm tự hào, tự tơn về q hương mình đang sống và có nhu
cầu gắn bó, nương tựa vào nhau như một gia đình lớn, từ đó tạo nên sức mạnh
tập thể vững vàng. Do vậy mà chúng ta thường hay nhắc đến tâm lý “người
6 Nguyễn Thị Thọ (Chủ biên), Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2017, tr.95.

5


làng” như một nét đặc biệt trong văn hóa ứng xử của người thơn q. Dù đi đâu,
làm gì, chỉ cần biết là người cùng làng, cùng xã thì rất tự nhiên nảy sinh sự gắn
kết, thân thiết vơ hình.

Như vậy, có thể thấy rằng, Thành hồng là biểu tượng tâm linh thiêng liêng
mang tính địa phương hóa và tín ngưỡng thờ Thành hồng là truyền thống văn
hóa tâm linh tốt đẹp, lâu đời trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Sự
bền vững của tín ngưỡng Thành hồng gắn liền với sự duy trì, bảo tồn phong tục
tập quán, và là nơi “nương náu” của văn hóa dân gian dân tộc. Dù có bao nhiêu
thế hệ nối tiếp nhau sinh ra, dù có trải qua bao thăng trầm chìm nổi thì Thành
hồng vẫn cịn trường tồn mãi trong tâm thức của người dân làng quê Việt Nam,
luôn là vị thần hộ mệnh chở che, nâng đỡ cho các thế hệ người làng.
2. Đặc điểm kiến trúc đình làng Việt ở Bắc Bộ
2.1. Khái quát chung về đình làng Việt ở Bắc Bộ
Nhắc đến miền quê Bắc Bộ Việt Nam là ta nhớ đến hình ảnh đặc trưng quen
thuộc “cây đa, bến nước, sân đình”. Đình làng là nơi thờ phụng Thành hoàng,
đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng của dân làng. Đây được xem là một không
gian văn hóa vơ cùng đặc biệt, có tính chất đa dụng “cả về tôn giáo lẫn xã hội,
hành pháp, tư pháp, lập pháp, du hí, kinh tế, quan hơn, tang tế… mà chỉ Việt
Nam mới có”7.
Về mặt lịch sử, có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm xuất hiện đình
làng. Trong đó đa số đồng ý rằng đình làng ở nước ta xuất hiện lần đầu vào thời
Lê sơ như quan điểm của tác giả Nguyễn Duy Hinh: “Việc lập đình, ban sắc
Thành hồng có thể diễn ra đầu thời Lê, nhưng tư liệu chắc chắn đã biết thì
thuộc thời Lê Thánh Tông”8 hoặc theo quan điểm của tác giả Đinh Khắc Thuân:
Đình làng xuất hiện sớm nhất vào thời Lê sơ thế kỉ XV, khi làng xã đã phát triển
và định hình là một đơn vị hành chính độc lập, nhằm đáp ứng nhu cầu thờ cúng
thần linh và hội hè của làng xã.
Với vai trò đặc biệt đó, đình làng Việt nói chung và đình làng ở Bắc Bộ nói
riêng có những đặc điểm kiến trúc rất độc đáo, vừa giản dị, trang nhã, vừa tinh
tế, ấn tượng.
7 Trần Đăng Sinh (Chủ biên), Đạo lý uống nước nhớ nguồn – cơ sở triết học và giá trị trong lịch sử dân tộc,
NXB Giáo dục Hà Nội, 2017, tr.279.
8 Nguyễn Duy Hinh, Tín ngưỡng Thành hồng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr.380.


6


Hiện nay, nhiều đình làng ở khu vực Bắc Bộ vẫn cịn được người dân gìn
giữ khá ngun vẹn như một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng, thu hút khách
du lịch bốn phương, có thể kể đến như: đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), đình
Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), đình Mơng Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây), đình
Thụy Phiêu (Ba Vì), đình Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội)…
2.2. Vị trí và hướng xây đình làng
Đình làng ở Bắc Bộ thường được xây dựng ở vị trí trung tâm của làng, gần
khu dân cư, thuận đường đi lại, điều này bắt nguồn từ vai trị của đình làng là
nơi tập trung dân làng, thờ tự Thành hoàng, tổ chức tế lễ, hội hè.
Mặt trước đình nhìn ra sơng hồ tự nhiên hoặc nhân tạo theo nguyên tắc “tụ
thủy”, bởi theo phong thủy và quan niệm của người dân, phía trước có nước là
điềm thịnh mãn, phúc khí cho làng. Ở các làng ven sơng, đình làng thường quay
mặt ra bờ lõm của khúc sông cong, bên bồi của dịng chảy. Ở các làng khơng có
điều kiện thiên nhiên sơng nước thì người dân cũng lí tưởng hóa quan điểm
phong thủy bằng cách xây hồ nhân tạo, đào giếng khơi…
Đình thường được xây về hướng Nam vì đây là hướng tránh được nắng phía
Tây vào mùa hạ và gió lạnh Đông Bắc vào mùa đông. Mặt khác, về phong thủy,
hướng Nam còn là hướng “hai dương, một âm”, tượng trưng cho điều tốt, điều
lành.
Vị trí và hướng xây đình làng tạo nên thế đất tụ linh, tụ phúc, nơi lưu giữ những
giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của ngôi làng.
2.3. Cảnh quan và bố cục mặt bằng của đình làng
Về cảnh quan, đình làng có khơng gian rộng rãi, thống đãng; trong sân
đình thường trồng các loại cây thân gỗ tán rộng như cây đa, cây si, cây gạo, vừa
tạo bóng mát cho sân đình, vừa làm tăng sự bề thế cho ngơi đình. Mặc dù là
cơng trình có quy mơ lớn nhất trong làng nhưng đình làng khơng phá vỡ đi

khơng gian xung quanh mà có sự hài hòa, cân bằng, vừa là nơi linh thiêng,
ngưỡng vọng, vừa tạo cảm giác gần gũi, đồng điệu với con người.
Về bố cục, đình làng thường được xây dựng theo bố cục đối xứng qua trục
chính chạy dài, thể hiện dưới dạng chữ Nhất, kết cấu mặt bằng ba gian hai chái,
7


ví dụ như đình Thụy Phiêu (Ba Vì), đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hịa, Bắc Giang), đình
Là (Thường Tín, Hà Nội)… Một ngơi đình với cấu trúc đầy đủ thường có hồ bán
nguyệt, nghi mơn tứ trụ, bình phong, sân đình, đại đình, nhà tiền tế, hậu cung, tả
hữu vu… Bình phong thường xuất hiện nhiều hơn ở các ngơi đình vùng Trung
và Nam Bộ, ít thấy hơn ở Bắc Bộ.
Trước cửa đình là hồ nước nhiên tạo hoặc nhân tạo, có dạng hình trịn hoặc
bán nguyệt. Trong hồ trồng hoa sen, hoa súng, soi bóng ngơi đình và cây cối rợp
mát xung quanh.
Cổng đình thường được thiết kết theo kiến trúc cổng tam quan. Sân đình là
khoảng khơng gian rộng rãi giới hạn từ cổng ngõ đến tịa đại đình, được lát gạch
đỏ. Đây là nơi tập trung dân làng tổ chức cúng bái, lễ hội, có nơi cịn là địa điểm
để dân làng phơi thóc lúa khi vào mùa như ở sân đình Mơng Phụ thuộc làng cổ
Đường Lâm (Hà Nội).
Đại đình là tịa có diện tích lớn nhất, là bộ phận trung tâm, trọng yếu của
kiến trúc đình làng. Đại đình thường chia thành 5 hoặc 7 gian có chái hoặc
khơng chái, được bức bàn bưng kín hoặc theo hướng mở với các lan can và cột
đơn giản. Ban đầu Đại đình có dạng hình chữ Nhất, sau này khi hậu cung được
xây dựng phổ biến thì tạo thành hình chữ Đinh, chữ Cơng.
Nhà Tiền tế là bộ phận tiếp nối giữa đình làng và ngoại cảnh tổng quan, có
diện tích nhỏ hơn Đại đình, mặt bằng hình vng hoặc hình chữ nhật, đa số
khơng có cửa vách bao quanh.
Hậu cung là nơi thờ Thành hoàng, lưu giữ các vật thiêng, có khơng gian vừa
phải và được bao vách xung quanh rất kín đáo, trang nghiêm. Trong hậu cung có

sập thờ để đỡ bài vị của Thành hồng, chứa các đồ thợ tự liên quan như bát
hương, nến, mâm đồng, bàn tròn thái cực… hoặc cả những đồ dùng nghi trượng
gắn với hội đình như kiệu, chiếu mâm,, bát đĩa… Ban đầu, hậu cung nằm ở gian
chính giữa, ngay sau cột quan và cột cái của đình, sau này lại được xây lồi ra
phía sau theo dạng chi vồ tạo thành hình chữ Đinh hoặc nối với Đại đình bằng
một nhà cầu gọi là ống muống tạo thành chữ Cơng. Có thể kể đến đình Hữu
Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) là một điển hình về hậu cung dạng chi vồ ở Bắc
Bộ, đình có kết cấu mặt bằng bình chữ Đinh và kết cấu mái hình chữ Cơng.

8


Tả hữu vu, tức nhà hành lang hai bên, là khơng gian mở khơng có mái và tường
bao xung quanh (nếu có thì mặt chính vẫn để hở), được sử dụng như là nơi nghỉ
ngơi, tiếp khách và chuẩn bị áo quần, đồ lễ trước khi vào tế lễ trong Đại đình.
Cách thức sắp xếp bố cục đình làng khơng phải ngẫu nhiên mà đều hàm chứa ý
nghĩa sâu xa của nó. Có thể tưởng tượng Đại đình là đầu Hổ phù, Tả hữu vu như
hai cánh tay hổ, hồ bán nguyệt là biểu tượng cho mặt trăng. Theo quan niệm
của người xưa, nếu Hổ phù nuốt mất mặt trăng thì năm đó đói khổ, chiến tranh,
cịn nếu khơng nuốt được mà nhả ra thì năm đó dân được mùa lớn, cuộc sống an
bình. Do vậy, trong kiến trúc, “với đại đình, tả hữu vu và hồ bán nguyệt đã
mang ý nghĩa Hổ phù nhả mặt trăng ra, như một gợi ý nhắc nhở với thần linh
rằng: hãy theo gợi ý của con người mà tác động đến đất đai, cây trồng, để trần
gian tràn đầy hạnh phúc”.9
2.4. Kết cấu bộ khung đình làng
Vật liệu chính để dựng nên đình làng là gỗ, gạch đất nung, ngói đất nung,… Nổi
bật nhất là gỗ, thường là các loại gỗ thân to, vững chãi như gỗ lim, gỗ mít.
Hệ khung gỗ là kết cấu chịu lực chính của ngơi đình, cấu tạo bởi các kiện gỗ lắp
ráp với nhau bằng liên kết mộng rất linh hoạt, có thể tháo dỡ, lắp đặt lại khi cần.
Các bộ vì cơ bản gồm: vì giá chiêng (kết cấu bốn hàng chân cột bằng gỗ nâng đỡ

phía trên), vì chồng rường (gồm những con rường dài ngắn khác nhau, kê trên
nhau qua những đấu vng thót đáy, mỏng, thấp), vì ván mê (gồm những tấm
ván cùng độ dày, soi mộng, được lồng giữa hai kẻ cùng quá giang)…10
Trong kết cấu bộ vì, cột là bộ phận rất quan trọng, là thành phần duy nhất chịu
lực theo phương thẳng đứng trong khung chịu lực, làm bằng gỗ ngun khối, có
tiết diện trịn hoặc vng, gồm cột hiên, cột quân, cột cái (cột cái lớn nhất).
Các loại hình kết cấu mộng cơ bản gồm : mộng sập (cấu kiện lắp ghép với
nhau theo kiểu hạ sập từ trên xuống), mộng xuyên (cấu kiện nọ đâm xuyên vào
cấu kiện kia), mộng chốt (dùng chốt hoặc con xỏ để liên kết các cấu kiện với
nhau), mộng áp (đấu kết các cấu kiện gỗ cùng loại), mộng hèm (ghép ván, ván
nong vào khung, liên kết các chi tiết trang trí)…
9 Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ), NXB Thế giới, Hà Nội, 2014, tr.61.
10 Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ), NXB Thế giới, Hà Nội, 2014, tr.76-83.

9


Các kiểu xà cơ bản gồm: xà giằng cột, xà giằng vì, xà nách, xà cửa, xà ngưỡng,
xà ngạch…
Có thể thấy, đặc điểm lớn nhất của bộ khung kết cấu đình làng là tính đơn giản
mà thống nhất, tất cả các bộ phận đều có sự kết nối chuẩn chỉnh với nhau, nâng
đỡ nhau, rất khoa học và thẩm mỹ, thể hiện trí tuệ và bàn tay khéo léo của người
xưa.
2.5. Kết cấu mái đình làng
Mái đình có kích thước lớn, thường có 4 hoặc 2 mái xịe rộng, thường
chiếm đến 2/3 chiều cao ngơi đình, phủ kín lên khơng gian phía trong. Kết cấu
dàn mái gồm có: thượng lương, hoành mái, tầu mái, rui mái, lá mái, diềm mái…
Bờ nóc của mái đình hơi võng xuống, hai đầu lại nhơ cao, vút cong ra ngồi
như hình con thuyền lớn rất duyên dáng, bề thế. Giữa đầu nóc là biểu tượng
lưỡng long chầu nguyệt. Men theo độ dốc của mái, chạy thẳng từ bờ nóc xuống

là bờ chảy, thường đắp con xô, con phượng. Bờ chảy chạy đến giữa lưng chừng
mái sẽ chạy chéo ra góc mái, tạo thành bờ guột, tại điểm giao nhau giữa bờ chảy
và bờ guột (khúc nghuỷnh) thường gắn một con lân trong tư thế nhìn xuống.
Góc mái có hai đầu là đầu đao (đầu trong) và đầu guột (đầu ngồi). Đầu
đao thường đắp hình đầu rồng, đầu phượng hoặc cụm mây, đầu guột thường đắp
hình lân hoặc hồi long, hồi lân. Đầu đao ln cao hơn đầu guột để tránh hiện
tượng “đồng rồng ngang mông lân”, thể hiện tôn ti trật tự trong tâm linh.
Mái đình được lợp bằng ngói. Tùy từng thời kì và cơng trình mà có nhiều
loại ngói khác nhau được sử dụng như: ngói mũi hài, ngói giọt gianh, ngói vẩy
rồng, vẩy hến… Màu ngói theo chiều dài thời gian phủ lên lớp rêu phong, cổ
kính. Ở nhiều đình làng có thêm lớp ngói lót hình chữ nhật bên dưới lớp ngói
lợp để tăng tính thẩm mỹ của ngơi đình khi nhìn từ dưới lên.
Mái đình được xem là kiến trúc đặc sắc nhất của đình làng. Thơ ca dân gian
cũng thường lấy hình ảnh mái đình để bày tỏ tình u nam nữ: “Qua đình ngả
nón trơng đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
2.6. Nghệ thuật chạm khắc trong đình làng

10


Gắn liền với kiến trúc và làm gia tăng tính nghệ thuật của kiến trúc đình
làng chính là nhờ vào nghệ thuật chạm khắc. Hầu như các cấu kiện, bộ phận của
ngơi đình đều được chạm khắc trang trí rất đa dạng, thể hiện nhiều nhất trên chất
liệu gỗ.
Chủ đề chạm khắc chủ yếu là các linh vật như: rồng, lân, phượng, voi;
những hình ảnh, hoạt cảnh dân gian quen thuộc của làng quê như: uống rượu,
đánh cờ, đi thuyền hái hoa, trai gái tình tự, mẹ gánh con… Ở nhiều đình làng có
những hình ảnh điêu khắc đặc biệt như: mơ tả quy trình khép kín cuộc sống của
người Việt cổ ở đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), người đàn bà dạng hai chân
nâng con rắn về phía trước ở đình làng Thổ Hà (Bắc Giang), nam nữ làm chuyện

thầm kín ở đình Phù Lão (Bắc Giang)…
Kĩ thuật chạm khắc khá đa dạng và phát triển theo các thời kì như: chạm
nổi, chạm chìm, chạm lộng, bong kênh… Cách tạo hình điêu khắc mang tính
tượng trưng và ước lệ, không quá tinh xảo, điêu luyện hay tập trung vào tiểu tiết
mà có sự hài hịa về đường nét, hình khối, bố cục. Do đó, đặc trưng chung của
các tác phẩm điêu khắc tại đình làng là mang vẻ đẹp mộc mạc, hồn nhiên, chân
thực, có tính khái qt và tính nhân bản.
Nghệ thuật chạm khắc làm giảm đi sự thơ cứng, tạo nét thanh thốt cho các
cấu kiện dựng nên đình làng. Đồng thời thể hiện tư duy nghệ thuật, tư duy tín
ngưỡng cũng như những tình cảm, nguyện vọng mà nhân dân muốn gửi gắm.
Như vậy, có thể thấy, đình làng Bắc Bộ là một cơng trình kiến trúc truyền
thống độc đáo, mang đậm tính dân tộc lẫn sắc thái dân gian. Qua từng thời kì
lịch sử, mặc dù có những đổi thay, phát triển nhưng kiến trúc đình làng vẫn
thống nhất ở những đặc trung chung về kết cấu, tạo hình, chất liệu… đồng thời
thể hiện sâu sắc thế giới quan, nét duy tâm cũng như trí tuệ, tài hoa của người
đương thời.

KẾT LUẬN
Tín ngưỡng Thành hồng là một loại hình văn hóa tâm linh tốt đẹp, độc đáo
trong đời sống của người dân Việt, thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ
nguồn, niềm mong mỏi vào cuộc sống hạnh phúc, bình an và là điểm tựa tinh
11


thần vững chắc cho con người vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc
sống. Sự ra đời, phát triển của tín ngưỡng Thành hồng gắn liền với hình ảnh
đình làng – nơi thờ phụng Thành hồng - là cơng trình kiến trúc đặc sắc đầy tính
nghệ thuật, một biểu tượng không thể thiếu ở các làng quê truyền thống Việt
Nam. Có thể nói, tín ngưỡng Thành hồng và kiến trúc đình làng là nơi “nương
náu”, lưu giữ văn hóa dân tộc. Do đó, việc bảo tồn, gìn giữ đình làng cũng như

duy trì, phát triển tín ngưỡng thờ Thành hồng là việc làm có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng, thiết thực trong công cuộc hội nhập đi đôi với kế thừa, phát huy bản
sắc dân tộc hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, 2013.
12


2. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.
3. Nguyễn Duy Hinh, Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1996.
4. Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ), NXB Thế giới, Hà Nội,
2014.
5. Trần Đăng Sinh (Chủ biên), Đạo lý uống nước nhớ nguồn – cơ sở triết học và
giá trị trong lịch sử dân tộc, NXB Giáo dục Hà Nội, 2017.
6. Nguyễn Thị Thọ (Chủ biên), Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện
nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017.
7. Nguyễn Minh Tường, Tín ngưỡng Thành hồng, Tạp chí Xưa và Nay, số 456,
tháng 2/2015.
8. Nguyễn Thị Hà Giang, Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thành hồng làng đến
đời sống tinh thần của cư dân ngoại thành Hà Nội hiện nay, Luận án tiến sĩ
chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2020.
9. Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Phương Hà, Giá trị trong tín ngưỡng thờ Thành
hoàng của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ, truy cập ngày 30/5/2021.
10.

Hữu

Trúc,
Đình
làng
Bắc
Bộ,
truy cập
ngày 30/5/2021.
11.

Thị
Ngọc
Anh,
Kiến
trúc
đình
làng
Việt,
truy cập ngày 30/5/2021.

HÌNH ẢNH MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG VIỆT Ở BẮC BỘ

13


Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)

Đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

14



Họa tiết chạm khắc rồng, phượng, đình Thổ Hà (Bắc Giang)

Chạm khắc chủ đề “Uống rượu”, đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc)

15


Đình An Tiêm (Thái Thụy, Thái Bình)

Đình làng Mơng Phụ (làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội)

16


Trên đây là tồn bộ phần trình bày của em về đề tài kết thúc học phần Thầy đã
giao. Do kiến thức và trình độ hiểu biết cịn rất hạn hẹp nên bài tiểu luận cịn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự phê bình của Thầy để bài làm được
tốt hơn ạ.
Em xin cảm ơn Thầy./.

17



×