TỨ THƯ BÌNH GIẢI
四書評解
LUẬN NGỮ - MẠNH TỬ - ĐẠI HỌC - TRUNG DUNG
LÝ MINH TUẤN biên soạn
NGUYỄN MINH TIẾN hiệu đính
NHÀ XUẤT BẢN TƠN GIÁO
Phát hành theo thỏa thuận giữa Cơng ty Văn hóa Hương Trang và tác giả.
Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà khơng có sự cho phép bằng văn bản của
chúng tôi.
KHXB số 888-2010/CXB/45-139/TG QĐXB số 864/QĐ-TG
In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Bình
416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP. HCM, Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
LUẬN NGỮ
CHƯƠNG I. HỌC NHI
CHƯƠNG II. VI CHÍNH
CHƯƠNG III. BÁT DẬT
CHƯƠNG IV. LÝ NHÂN
CHƯƠNG V. CƠNG DÃ TRÀNG
CHƯƠNG VI. UNG DÃ
CHƯƠNG VII. THUẬT NHI
CHƯƠNG VIII. THÁI BÁ
CHƯƠNG IX. TỬ HÃN
CHƯƠNG X. HƯƠNG ĐẢNG
CHƯƠNG XI. TIÊN TIẾN
CHƯƠNG XII. NHAN UYÊN
CHƯƠNG XIII. TỬ LỘ
CHƯƠNG XIV. HIẾN VẤN
CHƯƠNG XV. VỆ LINH CƠNG
CHƯƠNG XVI. Q THỊ
CHƯƠNG XVII. DƯƠNG HỐ
CHƯƠNG XVIII: VI TỬ
CHƯƠNG XIX. TỬ TRƯƠNG
CHƯƠNG XX. NGHIÊU VIẾT
MẠNH TỬ
CHƯƠNG I. LƯƠNG HUỆ VƯƠNG THƯỢNG
CHƯƠNG II. LƯƠNG HUỆ VƯƠNG HẠ
CHƯƠNG III. CÔNG TÔN SỬU THƯỢNG
CHƯƠNG IV. CÔNG TÔN SỬU HẠ
CHƯƠNG V. ĐẰNG VĂN CÔNG THƯỢNG
CHƯƠNG VI. ĐẰNG VĂN CÔNG HẠ
CHƯƠNG VII. LY LÂU THƯỢNG
CHƯƠNG VIII. LY LÂU HẠ
CHƯƠNG IX. VẠN CHƯƠNG THƯỢNG
CHƯƠNG X. VẠN CHƯƠNG HẠ
CHƯƠNG XI. CÁO TỬ THƯỢNG
CHƯƠNG XII. CÁO TỬ HẠ
CHƯƠNG XIII. TẬN TÂM THƯỢNG
CHƯƠNG XIV. TẬN TÂM HẠ
ĐẠI HỌC
CHU HY CHƯƠNG CÚ
CHƯƠNG I. MINH MINH ĐỨC
CHƯƠNG II. TÂN DÂN
CHƯƠNG III. CHỈ Ư CHÍ THIỆN
CHƯƠNG IV. BẢN MẠT
CHƯƠNG V. CÁCH VẬT TRÍ TRI
CHƯƠNG VI. THÀNH Ý
CHƯƠNG VII. CHÍNH TÂM, TU THÂN
CHƯƠNG VIII. TU THÂN TỀ GIA
CHƯƠNG IX. TỀ GIA TRỊ QUỐC
CHƯƠNG X. TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ
TỔNG LUẬN
TRUNG DUNG
CHU HY CHƯƠNG CÚ
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
CHƯƠNG XIII
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XIX
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXV
CHƯƠNG XXVI
CHƯƠNG XXVII
CHƯƠNG XXVIII
CHƯƠNG XXIX
CHƯƠNG XXX
CHƯƠNG XXXI
CHƯƠNG XXXII
CHƯƠNG XXXIII
BẢNG TRA CỨU TỪ VỰNG
TRA CỨU TỪ VỰNG THEO SÁCH VÀ CHƯƠNG
TRA CỨU TỪ VỰNG THEO VẦN ABC
o0o
LỜI GIỚI THIỆU
Từ khoảng cuối thế kỷ 19, sau hàng nghìn năm ngự trị trong nền văn hố Á Đơng, Nho giáo đã
hầu như suy sụp hoàn toàn trước sự tấn công ồ ạt của nền văn minh phương Tây. Nhà thơ Tú
Xương, một trong số những “ông tú, ông nghè” hiếm hoi cịn sót lại trong xã hội thời ấy đã phải
ai oán kêu lên:
Cái học nhà Nho đã hỏng rồi, Mười người đi học chín người thơi!
Một nền học thuật dù cao siêu đến đâu mà khơng cịn ai theo đuổi thì tự nó đã tỏ rõ dấu hiệu diệt
vong, bởi ý nghĩa của một nền học thuật là gì nếu khơng phải là mang đến cho người học những
giá trị đích thực của nó? Khi người ta đã từ chối khơng theo học thì mọi giá trị cao siêu ắt sẽ
khơng cịn điều kiện để phát huy được nữa. Nhìn thấu ý nghĩa đó, cụ Trần Trọng Kim đã viết trong
lời tựa sách Nho giáo như sau:
“...thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới,
không ai nghĩ đến cái nhà cổ ấy nữa...”
“Cái nhà cổ” mà cụ Trần nhắc đến ở đây chính là căn nhà Nho giáo mà cụ đang ra công “giữ lấy
di tích” vì e rằng sẽ đến lúc nó triệt tiêu hồn tồn trong lịng người. Dù vậy, bộ sách Nho giáo
mà cụ Trần đã dày công biên soạn, được xuất bản vào khoảng đầu những năm 1930, dường như
ngày nay cũng chẳng cịn mấy ai tìm đọc!
Và đã gần một thế kỷ đã qua đi kể từ khi những đại biểu cuối cùng của Nho giáo chấp nhận buông
xuôi trong cuộc giằng co “cũ - mới”, bởi những nhu cầu thực tiễn của một xã hội văn minh hiện
đại không ngừng phát triển hầu như không thể được đáp ứng trong khn khổ của những gì mà
Nho giáo mang đến cho người học.
Thế nhưng, nền văn minh hiện đại cũng không phải là cây đũa thần mang đến cho nhân loại tất
cả. Với một khuynh hướng đã, đang và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị vật chất,
nền văn minh hiện đại đã không lưu tâm nhiều đến những giá trị tinh thần trong cuộc sống, và đây
chính là lý do khiến cho nhiều người sớm nhận ra rằng khơng ít những giá trị tinh túy của Nho
giáo giờ đây lại trở thành cái mà con người cần đến để tạo sự quân bình trong cuộc sống hiện đại.
Hơn thế nữa, xét cho cùng thì những giá trị ấy thật ra là chưa từng mất đi mà vẫn được âm thầm
truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua sự giáo dục dựa trên nền tảng gia đình và luân lý
đạo đức xã hội Việt Nam, vốn có phần đóng góp rất lớn của Nho giáo từ nhiều thế kỷ qua.
Và như vậy, khi quay nhìn lại cội nguồn phát xuất của nhiều lý tưởng cao đẹp trong đời sống như
lòng nhân ái, đức khoan dung, tinh thần vị tha, cũng như những đức tính căn bản mà ai ai cũng
cần đến và trân trọng như nhân nghĩa, hiếu đễ, thành tín... hẳn chúng ta khơng khỏi lấy làm ngạc
nhiên khi thấy rằng trí tuệ của người xưa đã vô cùng sâu sắc khi nhận ra được những giá trị và ý
nghĩa thực sự của đời sống vốn khơng phụ thuộc hồn tồn vào vật chất, mà quan trọng hơn lại
chính là sự hàm dưỡng một tâm hồn cao đẹp. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ càng ngạc nhiên hơn khi
nghe người xưa mô tả về những đức tính cần có của một nhà lãnh đạo để có thể được xem là thực
lịng lo cho dân cho nước. Những chuẩn mực lý tưởng này nếu chỉ được áp dụng một phần nào
thôi, chắc chắn cũng sẽ xoá bỏ được rất nhiều những tệ nạn mà xã hội văn minh hiện đại của
chúng ta đang đối mặt.
Tất cả những giá trị tinh túy đó của Nho giáo được gói gọn trong một bộ sách được người xưa
trân trọng và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng là nền tảng học thuật của Nho gia
từ những điều cơ bản nhất cho đến những gì uyên áo nhất. Bộ sách này gồm 4 quyển sách quý
được gọi chung là Tứ thư. Đó là các sách: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung. Quyển
sách mà quý vị đang cầm trên tay chính là được biên soạn từ bộ Tứ thư, đặc biệt bao gồm cả
nguyên bản Hán văn, bản Việt dịch cũng như các phần chú thích và bình giải của soạn giả Lý
Minh Tuấn.
Ơng Lý Minh Tuấn khơng phải là người đầu tiên dịch và bình chú bộ sách Tứ thư. Trước đây đã
từng có các học giả nổi tiếng như Đồn Trung Cịn, Nguyễn Hiến Lê... cũng đã làm cơng việc này.
Tuy nhiên, khi nhận lời đọc lại bản thảo bộ Tứ thư bình giải này trước khi in, tơi đã nhận ra ngay
là cách làm của soạn giả hoàn toàn không giống như những người đi trước. Với kinh nghiệm nhiều
năm giảng dạy bộ sách này, ông Lý Minh Tuấn đã có được sự am hiểu nhất định về phương thức
truyền đạt những tư tưởng, triết lý của người xưa đến với những độc giả của thời hiện đại. Đây
chính là lý do tạo nên sự khác biệt của sách này. Thay vì lặp lại những gì người đi trước đã nói,
soạn giả đặc biệt đã cố gắng vận dụng những kiến thức gần gũi nhất mà người đọc hiện có để
giảng giải về những hàm ý trong lời dạy của cổ nhân. Hơn thế nữa, ông cũng nêu ra và so sánh
những mối quan hệ giữa Nho giáo với nhiều hệ thống tư tưởng triết học và tôn giáo, đặc biệt là
Cơng giáo. Thơng qua đó, người đọc có thể dễ dàng hơn trong sự tiếp thu những tư tưởng sâu xa
của bộ sách này.
Cách làm này của soạn giả tất nhiên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nếu xét từ góc
độ nghiên cứu học thuật, phương thức này có thể khơng thực sự khách quan và chuẩn xác, bởi nó
phụ thuộc vào những nhận thức cũng như luận giải chủ quan của người viết. Yếu tố chủ quan càng
bộc lộ rõ hơn khi người viết cố sử dụng những luận cứ trong một hệ thống tư tưởng này để giải
thích hay nhận xét về một ý tưởng nào đó vốn thuộc về một hệ thống tư tưởng khác. Tuy nhiên, nếu
xét từ góc độ giáo dục thì lại khác, bởi nền tảng chung của các hệ thống tư tưởng, tôn giáo mà
soạn giả sử dụng ở đây đều là hướng đến việc giáo dục, rèn luyện con người trở nên tốt đẹp, hướng
thiện. Dựa trên điểm tương đồng đó, việc so sánh các tư tưởng có liên quan nhằm mục đích giáo
dục là một ý tưởng hợp lý, vì hiệu quả của một phương thức giáo dục chính là mức độ tiếp thu,
nhận hiểu của người học. Và nếu xét riêng từ yếu tố này thì sách Tứ thư bình giải rất có thể sẽ
mang đến cho người đọc một cách tiếp cận mới dễ dàng hơn với kho tàng tư tưởng Nho giáo. Hơn
nữa, xét cho cùng thì sách này ra đời khơng phải như một cơng trình nghiên cứu khoa học, mà là
sự hệ thống hoá các bài giảng trong thực tế của soạn giả từ nhiều năm qua. Vì thế, mục đích chính
của nó là cung cấp cho người đọc những hiểu biết nhất định về tư tưởng Nho giáo, nhằm khơi dậy
những giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp đã phần nào bị lãng quên qua thời gian cũng như đã ít
nhiều bị che mờ đi bởi nhịp sống bon chen hối hả của xã hội văn minh vật chất trong hiện tại. Với
mục đích như thế, tơi tin là soạn giả đã hoàn toàn hợp lý khi chọn phương thức bình giải như trong
sách này.
Thật ra, các sách Đại học và Trung dung với lời bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn đã được
xuất bản trước đây như những tác phẩm riêng lẻ với tựa đề Đại học thuyết minh (NXB Văn hố
thơng tin, 2004) và Trung dung thuyết minh (NXB Văn hố thơng tin, 2002). Trong lần xuất bản
này, các sách Luận ngữ và Mạnh tử đã được hoàn tất và sắp xếp in chung trọn bộ với nội dung và
hình thức đã được chỉnh sửa nhất quán. Ngoài ra, bản in lần này cũng được bổ sung đầy đủ phần
Hán văn, rất thuận tiện cho những ai muốn đối chiếu so sánh hoặc nghiên cứu sâu hơn. Cuối sách
có thêm phần tra khảo từ vựng, được sắp xếp theo chương mục cũng như theo vần ABC để tiện
việc tra khảo cho người đọc.
Về trật tự sắp xếp trong sách này, chúng tơi cũng khơng dựa theo thói quen truyền thống, mà chú
ý nhiều hơn đến sự thuận tiện cho người đọc để có thể tiếp nhận các nội dung theo một trình tự
hợp lý. Sách Luận ngữ được trình bày trước nhất vì sách này tập trung những lời dạy thể hiện tư
tưởng của Khổng tử một cách rõ nét và đầy đủ nhất. Hầu hết các tác phẩm của Nho gia đời sau
đều trích lại lời của Khổng tử từ đây. Tiếp theo là sách Mạnh tử, ghi lại những lời của Mạnh tử,
có thể xem là nhân vật thứ hai trong Nho giáo, sau Khổng tử. Sách Mạnh tử giúp người đọc hiểu
rõ hơn và sâu rộng hơn những tư tưởng ban đầu của Khổng tử, đồng thời cũng tiếp cận được với
khơng ít những tư tưởng do chính Mạnh tử phát triển dựa trên nền tảng những điều Khổng tử đã
nêu ra trước đó. Hai quyển Đại học và Trung dung được xếp sau cùng vì mức độ sâu xa uyên áo
của chúng, hầu như chỉ có thể tiếp cận sau khi người đọc đã được trang bị đầy đủ những kiến thức
cơ bản trong hệ thống tư tưởng Nho giáo. Mặc dù vậy, xét chung thì cả bốn quyển sách này vẫn
là một tổng thể thống nhất, bổ sung cho nhau để thể hiện được toàn bộ hệ tư tưởng của Nho giáo
một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất; trong đó có cả những nền tảng cơ bản nhất của việc đối nhân
xử thế, cho đến những ý nghĩa sâu xa, siêu việt và uyên áo nhất mà tư tưởng người xưa đã từng
đạt đến.
Là một bậc thầy thuộc thế hệ đi trước, nay đã bước sang độ tuổi cổ lai hy, soạn giả Lý Minh Tuấn
đã biên soạn cơng trình này với tấm lịng u người thương đời rất đáng trân trọng của một nhà
giáo dục đã nhiều năm đứng trên bục giảng. Tôi rất vui khi được hân hạnh giới thiệu với quý độc
giả bộ sách này và hy vọng nó sẽ góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống, bởi
xét cho cùng thì dù trong bất cứ thời đại nào, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc sống con người
vẫn luôn là những giá trị đạo đức và tinh thần tốt đẹp chứ không phải là theo đuổi sự hưởng thụ
vật chất. Và với ý nghĩa này thì việc khơi dậy những giá trị đạo đức tốt đẹp trong truyền thống
Nho giáo hẳn sẽ mang lại những tác động tích cực nhất định trong việc giúp cho mỗi người chúng
ta hướng đến một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn.
Trân trọng,
NGUYỄN MINH TIẾN
LUẬN NGỮ
CHƯƠNG I. HỌC NHI
學而 第一
Học nhi đệ nhất
1.
子曰: 學而時習之,不亦說乎?有朋自遠方來,不亦樂 乎?人不知而不慍,不亦君子乎?
Tử viết: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?
Nhân bất tri, nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Học rồi mà tùy thời ơn tập, lại chẳng đẹp lịng sao? Có bạn bè từ phương xa
đến, lại chẳng vui thích sao? Người ta khơng biết đến mình, mà mình khơng giận hờn, chẳng phải
là bậc qn tử đó sao?”
BÌNH GIẢI:
Chữ “học” trong tinh thần Đức Khổng tử ở câu nói này và cũng là chung cho tồn bộ tư tưởng
sách Luận ngữ khơng nhằm chỉ cái học chuyên môn về một nghề nghiệp hay một kỹ thuật nào, mà
là học đạo lý để trở thành bậc quân tử. Quân tử là người hiểu biết đạo lý làm người và cố gắng cư
xử theo đạo lý ấy.
Theo đạo Nho, quân tử là mẫu người lý tưởng ở cấp độ thứ ba, sau bậc hiền và bậc thánh. Bậc
hiền là người quân tử thành tựu được đức nhân. Bậc hiền thêm đức thành nữa là trở thành bậc
thánh.
Đạo của người quân tử là đạo nhất quán, bao gồm cả nhân đạo, thiên đạo và thánh đạo. Đạo này
cũng có tên khác là đạo Trung dung, được bàn kỹ trong sách Trung dung.
Nhân đạo là đạo lý chi phối cõi nhân sinh, xã hội con người.
Thiên đạo là qui luật chi phối vũ trụ, vạn vật thiên nhiên.
Thánh đạo là đạo lý siêu phàm giúp con người kết hợp với đạo trời (phối thiên).
Trong cõi nhân sinh, đạo lý gần gũi con người nhất là hiếu thảo với cha mẹ, đễ kính với anh chị,
các bậc trưởng thượng, rồi tới yêu thương mọi người. Vì thế, chữ học ở đây phải được hiểu là học
làm con người đích thực.
Đức Khổng tử nói về sự học rằng: 弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛 眾而親仁。行有餘
力,則以學文。- Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân.
Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.” ([Là phận] con em vào thì có hiếu [với cha mẹ], ra thì thuận
thảo [với bậc trưởng thượng], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người
nhân từ. Thi hành những điều đó cịn thừa sức thì hãy học văn.” (Luận ngữ, Học nhi, 6).
Cái đạo nhất quán ấy, một chiều ăn thông với cõi nhân sinh, chiều kia xuyên suốt tới đạo trời, cao
siêu có thể khiến con người nên thánh, nên hiền.
Chỉ cần được nghe về đạo ấy thơi cũng đã thích thú lắm rồi! Đức Khổng tử có lần tâm sự rằng:
“Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ! -朝聞道,夕死可矣!” (Sớm được nghe đạo, chiều chết cũng
được.)
Chính vì người quân tử học theo đạo ấy, nên những lúc rảnh rang ơn tập lại và thực hành, thấy
mình tăng tiến trong đạo, lại chẳng thấy đẹp lòng lắm sao?
Mình đã vui trong việc học, nay lại được bạn bè cùng quan điểm, cùng với mình đồng thanh đồng
khí (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu), từ xa đến thăm để cùng nhau bàn hỏi về lẽ đạo
nhiệm mầu, lại chẳng vui thích lắm sao?
Học ở đây là học làm người quân tử, mà người quân tử ắt cầu đạo chứ khơng cầu danh. Vì vậy, dù
người ta khơng biết đến tiếng tăm của mình, tài năng khơng có cơ hội thi triển, thì người học đạo
cũng khơng cảm thấy buồn giận, luôn thanh thản an nhiên; điều ấy chẳng phải là xứng đáng nhân
cách của bậc quân tử đó sao?
Mở đầu chương Học nhi, cũng là mở đầu sách Luận ngữ, người soạn sách đã trưng dẫn một câu
nói đặc biệt của Đức Khổng tử về sự học, đủ biết rằng đạo lý trong sách này chẳng phải tầm thường!
2.
有子曰:其為人也孝弟,而好犯上者,鮮矣,不好 犯上,而好作亂者,未之有也。君子務
本,本立而 道生,孝弟也者,其為仁之本與?
Hữu Tử viết: “Kỳ vi nhân dã, hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hỹ. Bất hiếu phạm thượng,
nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản; bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi
nhân chi bản dư?”
Dịch nghĩa:
Thầy Hữu tử nói: “Làm người có nết hiếu đễ mà lại ưa thích xúc phạm đến bậc trên, ít có vậy.
Khơng ưa thích xúc phạm đến bậc trên mà lại thích làm loạn, điều đó chưa hề có. Người quân tử
chuyên chú vào gốc; gốc lập thì đạo sinh. Nết hiếu đễ phải chăng là gốc của đức nhân?”
BÌNH GIẢI:
Nết hiếu đễ là đức hạnh khởi đầu của con người sống trong gia đình. Nết hiếu là lịng tơn kính và
làm vui lịng cha mẹ. Nết đễ là sự thuận thảo, nhường nhịn đối với anh chị. Trong gia đình, cha
mẹ, anh chị là bậc trên. Ngồi xã hội, nhà cầm quyền giữ địa vị trị an đất nước là bậc trên. Một
người có nết hiếu đễ hẳn là khơng xúc phạm đến cha mẹ, anh chị mình. Người ấy đã khơng xúc
phạm đến bậc trên trong gia đình thì hiếm khi có ý muốn xúc phạm đến bậc trên ở ngồi xã hội.
Đã khơng có ý muốn xúc phạm đến bậc trên hẳn là người ấy không bao giờ gây ra những sự náo
loạn, trong nhà cũng như ngoài xã hội. Như thế, sự ổn định trong gia đình có liên hệ mật thiết với
sự trị an của đất nước. Đó là lẽ nhất quán hợp lý, xuyên suốt trong ngồi.
Vì vậy, người qn tử ở vai trị trị nước hay giáo dục phải chuyên chú vào cái gốc; đó là duy trì
nết hiếu đễ cho con người từ những bài học đầu đời. Hiếu đễ được thành lập và đề cao thì bao
nhiêu đức hạnh khác sẽ phát sinh từ đấy. Mọi đức hạnh của con người được đạo Nho qui chiếu về
đức nhân. Thành tựu đức nhân mới là con người đích thực (仁者人也。Nhân giả, nhân dã.). Cho
nên nết hiếu đễ phải được coi là gốc của đức nhân.
Thầy Hữu tử, tức là ông Hữu Nhược, một cao đệ của Đức Khổng tử, thường chú trọng vào nết hiếu
đễ, đã nhận ra điểm quan trọng này. Nhưng thầy vốn là một người khiêm nhường nên đã nói ra ý
kiến trên với lời lẽ dè dặt.
3.
子曰:巧言令色,鮮矣仁。
Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Nói năng dối trá, [trau chuốt] nhan sắc, [người như thế] ít có đức nhân vậy.”
BÌNH GIẢI:
Ngôn ngữ từ miệng lưỡi phát ra là ngọn ở bên ngoài; tâm địa là gốc ở bên trong. Người ta không
thể thấy được tâm địa, nhưng xét ngôn ngữ của một người, nếu tinh ý, người ta có thể biết được
tâm địa người ấy. Ngôn ngữ xảo trá là biểu hiện của một tâm địa kém thành thật. Người dùng lời
nói khéo cốt để che đậy ý đồ xấu của mình; nhất là khi lời nói dối trá được vận dụng để thuyết
phục hay biện bạch. Những tay du thuyết nổi danh thời Chiến Quốc như Tô Tần, Trương Nghi,
thời Tam Quốc như Bàng Thống, Hám Trạch... là những ví dụ điển hình, vì họ chẳng bao giờ thành
tâm thành ý cả, mà chỉ cố thuyết phục đối phương theo hướng để có lợi cho họ. Đó là điểm thứ
nhất có thể dùng để đánh giá về sự thiếu kém của đức nhân.
Điểm thứ hai là chú trọng trau chuốt nhan sắc đẹp đẽ. Nhan sắc đẹp đẽ là điều ai cũng ưa thích,
mến mộ, nhưng đó phải là cái đẹp tự nhiên, không cố ý trau chuốt. Nếu người chỉ biết chú trọng
đến vẻ đẹp bên ngoài, chỉ biết trau chuốt hình dung, dáng vẻ, thì thực chất trong nội tâm khơng thể
có sự tu dưỡng cao q. Sự chú trọng quá nhiều đến vẻ ngoài như thế dĩ nhiên không phù hợp với
tiêu chuẩn của đức nhân.
Theo quan điểm của Đức Khổng tử, đỉnh cao của đức nhân nằm trong ý nghĩa câu nói mà Ngài
dạy cho Nhan Hồi: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân. 克己 復禮為仁。” (Chinh phục lấy mình, tuân theo
thiên lý là nhân.) Chinh phục lấy mình là khơng chạy theo ngoại vật, hình sắc dáng vẻ bên ngoài;
tuân theo thiên lý là sống trong đạo trời, chân chất thật thà không làm hại đến tha nhân.
Đức Khổng tử lại nói về đức nhân với Tử Trương: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hỹ; viết:
cung, khoan, tín, mẫn, huệ.” (Có thể làm năm điều trong thiên hạ là nhân vậy; đó là: cung kính,
khoan hồ, trung tín, chăm chỉ, sáng suốt.” (Luận Ngữ: Dương hố). Vì thế, Ngài cũng nói: “Cương,
nghị, mộc, nột, cận nhân.” (Cương trực, nghiêm trang, chất phác, trì độn, là gần với đức Nhân.)
(Luận ngữ: Tử Lộ). Từ đó, có thể suy ra người có nhân thì thành tựu, ơn hồ, khiêm nhượng, nhẫn
nhục; người bất nhân thì khéo léo, giảo hoạt, giả dối, tàn nhẫn... Do đó, Đức Khổng tử mới nhận
thấy trong những người nói năng xảo trá, lại thêm ưa thích trau chuốt cho nhan sắc thêm đẹp, thật
ít người có đức nhân.
Để chứng thực nhận xét này, chúng ta hãy đọc lại cổ sử Trung Hoa. Những người phụ nữ nổi tiếng
đẹp như: Muội Hỉ (đời nhà Hạ), Đát Kỷ (đời nhà Thương), Bao Tự (đời nhà Chu); rồi đến Tây Thi,
Trịnh Đán, Hạ Cơ (thời Xuân Thu, Chiến Quốc), Dương Quý Phi (đời nhà Đường), v.v. đều có
nhan sắc khuynh quốc, khuynh thành, nhưng cũng đều là những người xảo ngôn, dối trá, đã dùng
lời nói mà làm hại khơng biết bao nhiêu người. Những người nam nổi tiếng đẹp trai như Cơng Tơn
Át (thời Xn Thu) thì có tính ghen ghét tỵ hiềm, Tống Ngọc (nước Sở), Tràng Khanh (đời nhà
Hán) thì nổi tiếng trăng hoa... đều là những kẻ ln chú trọng quá đáng đến vẻ đẹp bên ngoài.
Những con người ấy, cả nữ lẫn nam, hẳn không phải là những người dồi dào đức nhân rồi.
Câu nói trên của Đức Khổng tử thật đáng cho người học đạo lưu ý!
4.
曾子曰:吾日三省吾身,為人謀而不忠乎?與朋友交 而不信乎?傳不習乎?
Tăng Tử viết: “Ngô, nhật tam tỉnh ngô thân: vị nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao,
nhi bất tín hồ? Truyền, bất tập hồ?”
Dịch nghĩa:
Thầy Tăng Tử nói: “Tơi, mỗi ngày tự xét mình ba điều: mưu việc cho người có hết lịng chăng?
Cùng bạn bè giao thiệp, có giữ niềm tin chăng? Được truyền dạy, có ơn tập chăng?”
BÌNH GIẢI:
Thầy Tăng Tử có tên là Tăng Sâm; cha là Tăng Tích (Tăng Điểm), cũng là mơn đệ Đức Khổng tử.
Ơng là nhân vật thứ hai, đứng sau Nhan Hồi trong hàng đệ tử ưu tú nhất của Đức Khổng tử. Sau
khi Nhan Hồi mất, Tăng Sâm được coi như người môn đệ kế thừa chính thống của Khổng mơn.
Ơng kém Đức Khổng tử 46 tuổi, là môn đệ nhỏ tuổi nhất nhưng lại là người tỏ ra cẩn trọng, trung
tín, đốc thực và hiểu đạo lý sâu xa nhất. Về sau, ông là thầy dạy của cháu nội Đức Khổng tử là
Khổng Cấp (Tử Tư), tác giả cuốn Trung Dung.
Trong Khổng môn ở các thế hệ sau, Tăng Tử được tôn là Tơng Thánh (vị thánh nối dịng Nho giáo)
và Tử Tư được tôn là Thuật Thánh (vị thánh truyền thuật trung thực tư tưởng uyên áo của Nho
giáo).
Qua câu nói trên, thầy Tăng Tử cho biết ông lưu ý như thế nào đến hành vi và tâm tính của mình.
Nhận hợp tác với người trong cơng việc thì phải hết lịng. Giao thiệp với bạn bè phải giữ niềm tin,
tức là không dối trá hay hứa hẹn hão. Nhận được lời truyền dạy của thầy thì thường xun ơn tập,
thực hành.
5.
子曰:道千乘之國,敬事而信,節用而愛人,使民 以時。
Tử viết: “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Cai trị nước một ngàn cỗ xe, phải thận trọng trong công việc mà giữ niềm tin,
tiêu dùng tiết kiệm mà yêu thương mọi người, sai khiến dân chúng phải tùy thời.”
BÌNH GIẢI:
Chữ “đạo” ở đây đóng vai một động tự, có nghĩa là hướng dẫn, chỉ đường hay cai trị. Nước một
ngàn cỗ xe (thiên thặng chi quốc) là một nước tầm cỡ trung bình vào thời đó, có khoảng một ngàn
cỗ xe trận. Nước Lỗ, quê hương Đức Khổng tử là một nước như thế. Nước lớn có khoảng một vạn
cỗ xe trận (vạn thặng chi quốc) là như nước Tề, nước Sở... Nước nhỏ có khoảng một trăm cỗ xe
trận (bách thặng chi quốc) là như các nước Trần, Sái, Ngu, Quắc, v.v.
Vào đầu thời Xuân Thu (thế kỷ 8 trước Công nguyên), Trung Hoa gồm có trên 100 nước lớn nhỏ.
Vì chinh chiến diễn ra liên miên trong mấy trăm năm, nên người ta quen dùng số lượng xe trận để
chỉ một nước lớn, vừa hay nhỏ.
Để cai trị một nước trung bình, khơng có q nhiều cơng việc, khơng có tham vọng xâm lược, bá
chủ như một nước lớn, Đức Khổng tử cho rằng cần chú ý tới năm điều sau đây:
1. Thận trọng trong cơng việc (kính sự): việc gì cần làm thì phải suy tính cẩn thận, chuẩn bị kỹ
càng, khơng được sơ sót, cẩu thả để tránh thất bại và hao tốn.
2. Giữ niềm tin (tín): cần phải thành khẩn, trung thực với dân, không được lừa dối thì dân chúng
mới rắp tâm thuận theo và sẵn sàng hy sinh khi cần.
3. Tiêu dùng tiết kiệm (tiết dụng): nước khơng có tài ngun phong phú thì phải chi tiêu tiết kiệm,
khơng được lãng phí cơng quỹ để làm gương cho dân.
4. Yêu thương mọi người (ái nhân): nhà cầm quyền phải yêu thương dân chúng như con, nghĩa là
sẵn sàng phục vụ dân, đừng bóc lột, đàn áp, xem thường dân.
5. Sai khiến dân tùy thời (sử dân dĩ thời): Nếu cần động viên dân chúng làm công tác thủy lợi hay
xây thành, đắp lũy... phải xét tới thời buổi thích hợp. Phải biết tránh những lúc dân bận việc cày
bừa, gieo trồng thu hoạch. Sai khiến dân đúng việc (việc cơng chính cần thiết) và đúng thời (thời
giờ rảnh rang) thì dân khơng ốn.
Với một nước trung bình, nếu biết cai trị như thế, nhà cầm quyền và dân chúng một lòng, đất nước
ổn định, kinh tế và quốc phịng tương đối vững vàng thì khơng lo gì nạn xâm lăng, vì các nước
láng giềng đều nể trọng và muốn kết thân.
Những lời chỉ dạy của Đức Khổng tử ở đây thuộc về đạo lược, tức là sách lược chỉ đạo ở thượng
tầng, vượt trên cả chính lược và chiến lược.
6.
子曰:弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛眾而親 仁。行有餘力,則以學文。
Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu
dư lực, tắc dĩ học văn.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “[Là phận] con em, vào thì hiếu thảo [với cha mẹ], ra thì thuận thảo [với bậc
trưởng thượng], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân đức. Thi
hành những điều đó cịn thừa sức, thì hãy học văn.”
BÌNH GIẢI:
Câu này thể hiện rõ chủ trương “tiên học lễ, hậu học văn” (học lễ trước, học văn sau) của Khổng
môn. Đạo Khổng chia sự học làm hai phần: học lễ và học văn.
Học lễ để trở nên con người đích thực. Học văn để lập sự nghiệp mưu sinh.
Học lễ là học về đạo đức. Con em phải học để biết hiếu thảo với cha mẹ ở trong nhà, tức là kính
yêu dịng sống từ Trời truyền đến cho mình. Ra ngồi xã hội, con em phải biết thuận thảo, kính
nhường các bậc trưởng thượng. Hành động thì phải cẩn thận và thành thực để giữ niềm tin. Phải
rộng yêu mọi người, khơng phân biệt, kỳ thị một ai, bởi vì con người là một sinh vật cao nhất trong
thiên nhiên, ai cũng có một sứ mệnh linh thiêng trường cửu như mình; tuy nhiên cần gần gũi người
nhân đức để được tiếp thu những điều khôn ngoan thiện hảo.
Học văn là học về các môn học phổ thông. Vào thời Đức Khổng tử ở Trung Hoa, các môn học phổ
thông bao gồm lục nghệ: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số.
Lễ: nghi lễ
Nhạc: âm nhạc
Xạ: bắn cung
Ngự: cưỡi ngựa
Thư: đọc sách
Số: toán pháp
7.
子夏曰:賢賢易色,事父母能竭其力,事君能致其身,與朋友交,言而有信, 雖曰未學,
吾必謂之學 矣。
Tử Hạ viết: “Hiền hiền dịch sắc, sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực, sự quân năng trí kỳ thân, dữ bằng
hữu giao, ngơn nhi hữu tín, tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hỹ.”
Dịch nghĩa:
Thầy Tử Hạ nói: “Bắt chước người hiền đổi lòng hiếu sắc, hết sức thờ cha mẹ, liều thân thờ vua,
cùng với bạn bè giao thiệp thì nói năng thật thà, tuy nói là chưa học, tơi ắt cho rằng đã học rồi.”
BÌNH GIẢI:
Thầy Tử Hạ có tên là Bốc Thương, một cao đệ của Đức Khổng tử. Ông này theo đúng chủ trương
của Khổng môn, đề cao cái học về đạo đức, coi nhẹ cái học phổ thông về các khoa chuyên môn.
Đối với người thường, ai cũng có lịng hiếu sắc. Để cho lịng hiếu sắc hồn tồn làm chủ tâm tư
thì cịn lịng dạ nào nghĩ đến việc gì khác. Chỉ có bậc hiền nhân mới biết khắc phục lịng hiếu sắc
để có thể phục vụ tha nhân. Đó là một trình độ đạo đức cao. Có đạo đức cao mới có thể phụng thờ
cha mẹ đến nơi đến chốn, mới có thể đem thân phị vua giúp nước lập nên cơng trạng ở đời. Ngồi
ra, giao thiệp với bạn bè lại giữ được niềm thành tín, lời nói đi đơi với việc làm.
Một người như thế, nếu nói là chưa học, khơng ai có thể tin được. Có thể người ấy chưa học về
một ngành chuyên môn nào trong các khoa học phổ thông; nhưng về đạo đức, quả là người ấy đã
học nhiều rồi. Thầy của người ấy là những bậc hiền nhân trong xã hội.
8.
子曰:君子不重則不威,學則不固。主忠信,無友 不如己者,過則勿憚改。
Tử viết: “Quân tử bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố; chủ trung tín, vơ hữu bất như kỷ giả; quá
tắc vật đạn cải.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói:“Người qn tử khơng trang trọng thì khơng có uy, sự học sẽ không vững vàng;
nhắm vào sự trung tín, khơng kết bạn với kẻ chẳng giống như mình; có lỗi lầm thì đừng ngại sửa
đổi.”
BÌNH GIẢI:
Trang trọng đích thực không phải là bộ tịch giả tạo qua y phục và cung cách dáng vẻ bên ngoài.
Trang trọng là dáng vẻ thể hiện của một con người sống theo lễ. Lễ chi phối mọi sinh hoạt của
người đó, bao gồm cả các động tác đi, đứng, nằm, ngồi, cách ăn uống, nói cười... Lễ là sự tụ hội
những điều tốt đẹp tự nhiên hợp với đạo trời. Văn Ngôn viết: “Gia hội túc dĩ hợp lễ.” (Gom góp
mọi điều tốt đẹp đủ để cho hợp với lễ.” (Kinh Dịch: Quẻ Kiền).
Nói một cách cụ thể, Lễ là những khn phép, mẫu mực cần thiết tạo thành các thuần phong mỹ
tục để tiết chế, điều hồ tình cảm, cử chỉ, hành vi của con người. Người nào sống theo lễ thì tự
nhiên thân thể sẽ tốt ra một dáng vẻ trang trọng khiến người nhìn thấy phải kính nể, q mến, do
đó mà có uy nghi. Con người đã sống theo lễ ắt là có lịng tự trọng, tức là khơng tự hạ thấp giá trị
của mình, khơng tỏ ra hèn kém, bạc nhược.
Như thế, trong sự trang trọng do lễ tạo nên có bao hàm cả sự tự trọng. Sự trang trọng và sự tự trọng
do lễ có một nguồn cội sâu xa là niềm tin vào đạo trời và sống trong đạo trời. Do đó sự trang trọng
tạo nên uy nghi một cách tự nhiên, không cần phải làm bộ, làm dáng một cách giả dối, kệch cỡm.
Học làm qn tử mà khơng trang trọng thì khơng có uy đã đành; ngồi ra, khơng trang trọng tức
là sinh hoạt khơng đặt căn bản trên lễ, khơng có nguồn cội ở đạo trời thì sự học vấn sẽ thiếu cơ sở
vững vàng. Thiếu cơ sở vững vàng tức là thiếu chân lý chủ đạo, sự học chỉ là thu gom những mớ
kiến thức bồng bềnh, tạp loạn, nhất thời, đúng ít, sai nhiều...
Người quân tử muốn tiến lên bậc hiền thánh còn phải chú ý tới ba điều nữa:
Trung tín là sống trong tâm địa thành thật để duy trì niềm tin, khơng tự dối mình hay gạt người.
Đối với những kẻ chẳng giống như mình, tức là những kẻ giả dối, không sống theo lễ, người quân
tử không thể kết bạn. Kết bạn với họ chẳng học được điều gì hay mà cịn bị thiệt hại. Chỉ có thể
giao thiệp qua loa với họ để giữ hồ khí mà thơi.
Người qn tử cần phải sẵn sàng sửa đổi lỗi lầm của mình. Ai cũng có lỗi, khơng nhiều thì ít. Nhận
ra lỗi lầm và sửa đổi ngay là điều đáng khen của người quân tử.
9.
曾子曰:慎終,追遠,民德歸厚矣。
Tăng Tử viết: “Thận chung, truy viễn, dân đức qui hậu hỹ.”
Dịch nghĩa:
Thầy Tăng Tử nói:“Cẩn thận trong việc cuối, nhắc nhớ đến người xa, đạo đức của dân trở nên
dày dặn vậy.”
BÌNH GIẢI:
Việc cuối ở đây chỉ việc mãn phần của cha mẹ. Nhắc nhớ đến người xa chỉ sự kính nhớ tổ tiên qua
đời đã lâu. Qua câu nói trên, thầy Tăng Tử đã có một cái nhìn xa đến mối liên hệ giữa việc gia
đình và việc đất nước. Việc an táng cha mẹ và kính nhớ tổ tiên là việc gia đình. Việc đạo đức của
dân là việc đất nước. Muốn cho đất nước được thịnh trị, thái bình thì phải làm sao cho đạo đức của
dân được dày dặn. Thế mà muốn cho đạo đức của dân được dày dặn thì phải khiến cho dân chú
trọng đến đạo hiếu. Đạo hiếu có liên hệ tới chính trị là như thế.
Đạo hiếu là sự tơn trọng nguồn sống từ Trời truyền đến mình qua trung gian của tổ tiên và cha mẹ.
Tôn trọng nguồn sống là nền tảng của đạo đức; vì vậy đạo hiếu là gốc các đức hạnh.
Đạo hiếu có nhiều chi tiết, sẽ được dần dần bàn tới trong bộ Luận ngữ này. Tuy nhiên đối với việc
cha mẹ mãn phần thì hiếu là tổ chức tang lễ cho cha mẹ chu đáo, cẩn thận. Ngồi ra, hiếu cịn vươn
xa tới tổ tiên; phải có những nghi lễ tế tự để tưởng nhớ. Dĩ nhiên, các nghi lễ không nên tổ chức
quá to tát, tốn kém, nặng về hình thức khoe khoang, nhưng cần trang trọng để bày tỏ tấm lịng
thành kính nhớ thương của con cháu đối với cha mẹ, tổ tiên.
Thấy nhà cầm quyền giữ đạo hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ắt dân chúng cũng bắt chước mà chú trọng
vào việc đạo đức. Đạo đức của dân được dày dặn thì đất nước sẽ ổn định, thái bình.
10.
子禽問於子貢曰:夫子至於是邦也,必聞其政。求 之與?抑與之與?
子貢曰:夫子溫,良,恭,儉,讓以得之。夫子之 求之也,其諸異乎人之求之與!
Tử Cầm vấn ư Tử Cống viết: “Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kỳ chính. Cầu chi dư? Ức dữ chi
dư?”
Tử-Cống viết: “Phu tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu tử chi cầu chi dã, kỳ chư dị
hồ nhân chi cầu chi dư?”
Dịch nghĩa:
Thầy Tử Cầm hỏi thầy Tử Cống: “Thầy ta đến nước nào, ắt nghe việc chính trị nước ấy. Thầy cầu
nghe đó sao? Hay thầy được cho nghe đó sao?”
Thầy Tử Cống nói: “Thầy ta thì ơn hồ, lương thiện, cung kính, kiệm ước, khiêm nhượng, nhờ đó
mà được mời nghe. Cách cầu nghe của thầy ta, chẳng phải khác với cách cầu nghe của người
khác đó sao?”
BÌNH GIẢI:
Thầy Tử Cầm có tên là Trần Cang. Thầy Tử Cống là Đoan Mộc Tứ, có tài ăn nói hoạt bát. Cả hai
đều là đệ tử của Đức Khổng tử. Riêng Tử Cống ở trong nhóm Nhan Hồi, Tăng Sâm là những đệ
tử xuất sắc.
Trong đoạn văn trên, “thầy ta” (phu tử) chỉ Đức Khổng tử. Vào thời Xuân Thu, sau khi gặp sự bất
như ý ở nước Lỗ, quê hương mình, Đức Khổng tử cùng một số đệ tử đi chu du liệt quốc trong 13
năm. Đến nước nào, Ngài cũng được vua quan chào đón ân cần và hỏi han về việc chính trị. Thấy
vậy, thầy Tử Cầm mới hỏi thầy Tử Cống xem có phải Đức Khổng tử cầu cạnh để được nghe về
chính trị nước ấy, hay Ngài được các vua quan cho nghe và hỏi ý kiến.
Thầy Tử Cống giải thích rằng, Đức Khổng tử có những đức tính tốt như: ơn hồ, lương thiện, cung
kính, kiệm ước, khiêm nhượng. Nhờ những đức tính này và có tiếng là người học rộng biết nhiều,
đã từng cai trị thành công ở nước Lỗ, đi tới đâu Ngài cũng được trọng vọng. Như thế, không phải
Ngài cầu cạnh mà chính tài năng, đức hạnh của Ngài có một năng lực vơ hình khiến cho các vua
quan tìm kiếm mình. Nếu gọi là cách cầu, thì cách cầu của Đức Khổng tử khác xa với cách cầu
của người thường. Người thường cầu cạnh bằng lễ vật, đút lót hay nhờ lời giới thiệu. Cịn Đức
Khổng tử thì chỉ tự biểu hiện tài đức để thu hút sự tìm kiếm của người.
Sở dĩ Ngài khơng được các vua liệt quốc thời ấy trọng dụng vì Ngài chủ trương một nền chính trị
lấy đức nhân, lấy sự tu thân làm nền tảng; trong khi các vua chỉ muốn dùng bá thuật, cường quyền
để cai trị và không muốn tự sửa mình theo tiêu chuẩn đạo đức.
11.
子曰:父在,觀其志。父沒,觀其行。三年無改於 父之道,可謂孝矣。
Tử viết: “Phụ tại, quan kỳ chí. Phụ một, quan kỳ hạnh. Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu
hỹ.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Cha cịn, hãy xem chí hướng của người. Cha mất, hãy xem hành vi của người.
Trong ba năm, khơng thay đổi đường lối của cha, có thể gọi là hiếu vậy.”
BÌNH GIẢI:
Câu này, Đức Khổng tử nói về đạo hiếu. Trong tinh thần đạo hiếu, cốt yếu là làm cho cha mẹ được
vui lịng. Vì thế, khi cha cịn sống, hãy xem chí hướng của cha mà bắt chước. Bắt chước chí hướng
của cha là điều khiến cho người vui lòng nhất.
Đạo Nho lấy đức nhân làm gốc. Đức nhân là nền tảng của đạo Trung dung, tức là đạo của người
quân tử. Do đức nhân mà có đạo lý phổ thơng là Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Dĩ nhiên, người cha được nói đến ở đây là người sống trong đạo Nho, chứ không phải người cha
vô đạo, bất tiếu. Cha sống trong đạo mà con bắt chước chí hướng của cha, thì cịn điều gì làm cha
vui lịng hơn!
Khi cha đã mất, hãy xem lại những hành vi, hạnh kiểm của cha mà bắt chước. Đức Khổng tử đã
từng nói trong sách Trung dung rằng: “Tiễn kỳ vị, hành kỳ lễ, tấu kỳ nhạc, kính kỳ sở tơn, ái kỳ sở
thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã. 踐其位,行其禮,奏其樂;敬其所
尊, 愛其所親;事死如事生,事亡如事存,孝之至也。” (Đứng vào địa vị của cha ông, tiến
hành nghi lễ của cha ông, tấu nhạc của cha ông, kính người mà cha ơng tơn trọng, u người mà
cha ông thân thiết, thờ người quá cố như thờ người sống, thờ người đã mất như thờ người hiện cịn,
đó là có hiếu hết mức vậy.) (Trung Dung: chương 19).
Thế thì, mặc dầu cha đã mất, nhưng người con hiếu vẫn kính u cha như người cịn sống, kế tục
những hành vi, hạnh kiểm, những thói quen, những cơng trình tạo tác của người trong suốt ba năm
tang chế, tưởng nhớ.
Tuy nhiên, cái gì dù hay, dù tốt đến đâu cũng cần phải được canh cải để thích ứng theo thời. Sau
ba năm kế thừa những hành vi, những công trình theo nếp cũ của cha, nếu có điều gì khơng cịn
hợp thời, bấy giờ người con mới nghĩ đến chuyện canh cải. Đó là đặc tính “vơ cải” trong đạo hiếu.
12.
有子曰:禮之用,和為貴;先王之道,斯為美,小 大由之。有所不行,知和而和,不以禮
節之,亦不 可行也。
Hữu Tử viết: “Lễ chi dụng, hoà vi quý; tiên vương chi đạo, tư vi mỹ; tiểu đại do chi. Hữu sở bất
hành: tri hoà nhi hoà, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã.”
Dịch nghĩa:
Thầy Hữu Tử nói: “Chỗ dùng của lễ, hồ hợp là quí; đường lối của các vua đời trước là dùng lễ
khiến cho tốt đẹp; việc lớn việc nhỏ đều do đó. Có chỗ khơng làm là: biết hồ để hồ hợp nhưng
khơng lấy lễ để điều tiết thì cũng khơng nên làm.”
BÌNH GIẢI:
Lễ là các nghi thức khiến cho sự tương giao giữa mọi người ở các thứ bậc khác nhau được tốt đẹp.
Khi kết hợp thành một cộng đồng, một xã hội, dĩ nhiên mỗi người có một vị thế, một thứ bậc trên
dưới khác nhau. Điều đáng q của lễ là khiến cho mọi người được thơng cảm, hoà hợp với nhau.
Các vua đời trước như: Đường Nghiêu, Đế Thuấn, Hạ Vũ, Thành Thang, Văn Vương, Võ Vương...
đều vận dụng lễ trong mọi việc lớn nhỏ. Như tế trời đất để kính thờ Thượng Đế có lễ Giao, lễ Xã;
tế tổ tiên có lễ Đế, lễ Thường. Trong đại lễ lại có tiểu lễ như nghi lễ “lữ thù” để cho con em nâng
chén rượu mời người trên, tạo nên bầu khơng khí hồ hợp giữa người trên kẻ dưới, xố bỏ sự cách
biệt trong cơng việc thường ngày.
Tất cả những nghi lễ lớn nhỏ đó đã khiến cho trong triều ngồi huyện đều có trật tự tốt đẹp. Tuy
nhiên, biết hồ hợp là điều q, nhưng nếu chỉ q hồ nhắm tới hồ hợp mà qn mất việc dùng lễ
nghi để tiết chế tình cảm, để giữ gìn trật tự thì khơng hay. Bởi vì tình cảm thiếu điều tiết có thể
thành ra phóng túng, khinh nhờn, phạm thượng thì nguy hại cho sự ổn định của gia đình và xã hội.
Điều đó các vua xưa không làm và ngày nay chúng ta cũng không nên làm.
13.
有子曰:信近於義,言可復也;恭近於禮,遠恥辱 也。因不失其親,亦可宗也。
Hữu Tử viết: “Tín cận ư nghĩa, ngơn khả phục dã; cung cận ư lễ, viễn sỉ nhục dã. Nhân bất thất
kỳ thân, diệc khả tông dã.”
Dịch nghĩa:
Thầy Hữu Tử nói: “Điều hứa hẹn gần với điều nghĩa, thì lời nói mới có thể hồn thành được; sự
cung kính gần gũi với điều lễ, thì xa được điều sỉ nhục. Nhân vì khơng đánh mất người thân của
mình, cũng có thể đứng đầu một dịng dõi.”
BÌNH GIẢI:
Trong giao thiệp, người ta hay hứa hẹn. Đã hứa thì phải thành thật trong lời hứa và lời hứa ấy phải
được thực hiện. Đó là đức tín. Muốn cho lời hứa có thể thực hiện được, khi hứa hẹn cần phải cân
nhắc kỹ lưỡng, điều hứa hẹn phải gần với điều nghĩa. Điều nghĩa là sự tương giao báo đáp qua lại
giữa người này với người kia: giữa bạn bè có nghĩa bằng hữu; giữa vợ chồng có nghĩa phu thê,
giữa những người trong một nước có nghĩa đồng bào, v.v.
Điều nghĩa là sự báo đáp tốt đẹp hợp với đạo lý, tình người. Điều hứa hẹn phải hợp nghĩa, khơng
trái đạo lý, mới có thể thực hiện được. Nếu vì cao hứng nhất thời, hay vì hám lợi mà hứa liều điều
bất nghĩa thì làm sao thực hiện được? Nếu cố thực hiện điều đã hứa như vậy để giữ chữ tín thì
chính mình sẽ phạm vào điều bất nghĩa!
Sự cung kính là một đức tốt; nhưng cung kính phải gần với điều lễ, nghĩa là phải thích hợp trong
tương quan giao thiệp với người trên để tỏ lòng tơn trọng, mới tránh được điều sỉ nhục. Nếu cung
kính mà khơng theo lễ sẽ rơi vào tình trạng quỳ lụy, thấp hèn, tâng bốc, nịnh hót. Đó là tình trạng
đáng xấu hổ và nhục nhã, làm mất phẩm giá con người.
Làm người, ai cũng có người thân, gần gũi nhất là cha mẹ, anh em, bà con họ hàng, làng xóm...
Trước khi nói đến rộng yêu tha nhân, người ta cần phải biết yêu mến cha mẹ, anh em, bà con họ
hàng... Đó là thứ tự yêu mến trong tình cảm tự nhiên. Những người ở gần gũi bên cạnh, có cơng
dưỡng dục mà mình khơng u được, làm sao có thể yêu được người xa? Trong trường hợp đó,
nói đến rộng u tha nhân thì chỉ là giả dối! Bởi lẽ biết yêu những người thân của mình nên mới
xứng đáng là người biết đạo lý yêu thương, mới có tình u thương chân thật! Như vậy mới được
xem là người có khả năng mở ra một dịng dõi tốt đẹp mai sau (diệc khả tông dã).
14.
子曰:君子食無求飽,居無求安,敏於事而慎於 言,就有道而正焉,可謂好學也已。
Tử viết: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính
yên; khả vị hiếu học dã dĩ.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Người qn tử ăn khơng cầu no, ở không cầu yên, gắng sức trong việc làm
mà thận trọng trong lời nói, đến với người có đạo đức để trở nên chính đáng; có thể gọi là người
hiếu học vậy.”
BÌNH GIẢI:
Quân tử là người đã hướng chiều về đạo đức, đã khởi sự tiến bước trên đường thành nhân. Tuy
nhiên, muốn trở nên bậc hiền thánh, người quân tử cịn phải học tập thêm nhiều. Vì thế, Đức Khổng
tử cho rằng người quân tử không nên chú trọng vào việc ăn uống thỏa thích với của ngon vật lạ,
không nên chú trọng vào nơi ở cho yên vui, thỏa thích với cửa nhà khang trang.
Chú trọng nhiều vào việc ăn ở tức là lệ thuộc vào nhu cầu. Nhu cầu sẽ nảy ra nhu cầu, khiến cho
người quân tử bận tâm với những việc phụ mà quên mất việc học đạo lý. Ngoài ra, người quân tử
phải gắng sức, chăm chỉ trong việc làm. Việc nào đáng làm phải làm ngay, khơng trễ nải, chần
chừ. Nói năng phải thận trọng; không thô lỗ hay vô ý làm mếch lịng người khác. Lời nói phải
được cân nhắc kỹ càng kẻo bị vạ miệng, mang họa vào thân. Bởi vì, bệnh tật thường do đồ ăn, tai
họa thường do lời nói (bệnh do khẩu nhập, họa do khẩu xuất).
Hơn nữa, người quân tử cần đến với những người có đạo đức, những nơi chất chứa đạo lý để học
hỏi, noi gương, bắt chước; do đó mà sửa mình trở nên chính đáng. Như thế mới xứng đáng là người
hiếu học.
15.
子貢曰:貧而無諂,富而無驕,何如? 子曰:可也。未若貧而樂,富而好禮者也。
子貢曰:詩云:“如切如磋,如琢如磨。”其斯之 謂與? 子曰:賜也,始可與言詩已矣!告
諸往而知來者。
Tử Cống viết: “Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như?”
Tử viết: “Khả dã. Vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã.”
Tử Cống viết: “Thi vân: ‘Như thiết như tha, như trác như ma.’ Kỳ tư chi vị dư?”
Tử viết: “Tứ dã, thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hỹ. Cáo chư vãng nhi tri lai giả.”
Dịch nghĩa:
Thầy Tử Cống nói: “Nghèo mà khơng nịnh hót, giàu mà khơng ngạo mạn, như vậy là thế nào?”
Đức Khổng tử nói: “Khá đấy. [Nhưng] chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà ưa thích điều lễ.”
Thầy Tử Cống nói: “Kinh Thi rằng: ‘Như cắt như chạm; như giũa như mài.’ Cũng có nghĩa như
thế ư?”
Đức Khổng tử nói: “Này Tứ, thật khá là người đầu tiên đáng nghe nói về Kinh Thi. Mới nói về
việc trước mà đã biết việc sau.”
BÌNH GIẢI:
Thầy Tử Cống là người giỏi về buôn bán cho nên giàu có. Ơng cũng là một cao đệ có tài ăn nói
của Đức Khổng tử. Khi đặt câu hỏi với thầy “nghèo mà khơng nịnh hót, giàu mà khơng ngạo
mạn...”, có lẽ ông đã tự nhận xét về hạnh kiểm của mình và ơng muốn Đức Khổng tử đánh giá
xem mình thuộc vào hạng người nào.
Đối với người thường, ở trong phận nghèo thì hay nịnh hót người giàu sang quyền thế để kiếm lợi.
Một khi người ấy đã giàu thì lại sinh tính ngạo mạn tự cao, khinh rẻ những người nghèo khó hơn
mình. Nịnh hót và ngạo mạn là hai tính xấu mà đa số người ta hay mắc phải. Cả hai trường hợp
nịnh hót và ngạo mạn đều thể hiện tính khí tiểu nhân, kém đạo đức. Kẻ tiểu nhân kém đạo đức
khơng có lịng tự trọng, khơng có đức tự chủ, khơng tự thấy giá trị của mình. Người có lịng tự
trọng, có đức tự chủ khơng tỏ ra hèn kém, đánh mất phẩm giá mình trong lời nịnh hót; người ấy
cũng khơng ngạo mạn, bởi vì ngạo mạn là coi rẻ giá trị người khác. “Không nịnh hót, khơng ngạo
mạn” chính là tình trạng “tự lập” của một người đã đạt tới mức độ vững vàng trong đạo đức. Đó
là đức hạnh của người quân tử.
Đức Khổng tử nói “Khá đấy” tức là có ý ngợi khen. Tuy nhiên, Ngài nói thêm: “Nhưng chưa bằng
nghèo mà vui, giàu mà ưa thích điều lễ.”
“Nghèo mà vui” chỉ tình trạng con người đạt đạo, tâm thức khơng cịn lệ thuộc vào vật chất nữa.
Đó là chỗ đạt của Nhan Hồi.
“Ưa thích điều lễ” chỉ tình trạng con người sống trong thiên đạo hay thánh đạo. Lễ ở đây không
phải chỉ là lễ nghi, lễ nghĩa tầm thường, tức là những tương quan phổ thông và cần thiết trong xã
hội. Lễ theo nghĩa cao cả là sống trong đức nhân 1, tức là đạt tới trình độ con người lý tưởng, được
1
Xin xem thêm: Đức nhân trong Đông phương triết học cương yếu, phần Nho giáo, cùng tác giả.
tham dự vào hàng Tam tài (Thiên-địa-nhân).
Người ta nếu không có hạnh tu đức cao, mỗi khi trở nên giàu có thường hay bng thả theo dục
vọng. Bng thả theo dục vọng (túng dục) tức là đánh mất lễ (thất lễ). Nếu giàu có mà ưa thích
điều lễ tức là có cơ hội, có hồn cảnh, có khả năng tiền tài để tha hồ buông thả theo dục vọng
nhưng vẫn khơng theo, vẫn tự chủ trong đức nhân. Đó là người đã vượt mức quân tử để đứng vào
hàng thánh nhân rồi.
Để có thể tiến lên bậc hiền thánh, người qn tử cần phải có cơng phu tu đức nhiều, thường xuyên
rèn tập đức hạnh như người thợ ngọc hằng ngày chăm chỉ cắt chạm, giũa mài. Người thợ cắt chạm,
giũa mài ngọc ngà tạo nên những viên ngọc quí, những pho tượng đẹp làm sao, thì người quân tử
rèn tập đức hạnh để trở nên bậc hiền thánh cũng tương tự như vậy. Đó là ý tứ của câu Kinh Thi
“như cắt như chạm, như giũa như mài”.
Đức Khổng tử khơng nói về Kinh Thi, chỉ nói đến con người “nghèo mà vui, giàu mà ưa thích điều
lễ”; thế mà thầy Tử Cống lại hiểu về ý nghĩa câu Kinh Thi trên; đó là nghe một biết hai, nói gần
biết xa, mới nói về việc trước mà đã biết việc sau. Quả thật thầy Tử Cống xứng đáng được nhận
lời khen của Đức Khổng tử, xứng đáng là người đầu nghe giảng về Kinh Thi vậy.
16.
子曰:不患人之不己知,患不知人也。
Tử viết: “Bất hoạn nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Chớ lo người khơng biết mình, hãy lo mình khơng biết người thơi.”
BÌNH GIẢI:
Đối với những người lo buồn về nỗi người ta không biết đến tên mình, đến tài năng của mình, Đức
Khổng tử nói: “Chớ lo người khơng biết mình, hãy lo mình khơng biết người thôi.” Câu này được
hiểu như sau:
Chớ lo người khơng biết mình:
Người ta khơng biết mình nằm trong hai trường hợp:
Mình thật sự khơng có tài đức gì cả, cho nên không gây được sự chú ý cho mọi người. Nếu đúng
như thế, người ta khơng biết mình thì thật là tốt; bởi vì biết đến chỉ thêm xấu hổ.
Mình thật sự có tài đức mà chẳng ai biết đến. Nếu vậy, mình chẳng nên lo buồn làm gì; bởi vì đó
là tư cách của người qn tử. Đức Khổng tử từng nói:
“Người ta khơng biết đến mình mà mình khơng giận hờn, chẳng phải là bậc qn tử đó sao?”
(Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?)
Vả lại, có tài đức mà được biết đến, được trọng dụng để thi thố cái sở trường của mình, cần phải
đắc thời và đắc mệnh. Phải có thời thế, có cơ hội thuận lợi, tài năng mới có thể thi thố được.
Nhà Nho còn tin vào mệnh Trời nữa; vì thế, vấn đề đắc mệnh mới được nói đến. Đức Khổng tử đã
nói: “Bất tri mệnh, vơ dĩ vi qn tử dã.” (Khơng biết mệnh khơng lấy gì làm quân tử được.” (Luận
Ngữ: Nghiêu viết). Sách Trung Dung lại nói: “Cư dị dĩ sĩ mệnh. 居易以俟命” (Sống giản dị để
đợi mệnh.” Mệnh là chức phận mà Trời trao cho con người tùy theo thời thế. Nếu Trời không trao,
có vận động tới mấy cũng bằng thừa; vận động, quảng cáo cho lắm chỉ tổ làm trò cười cho thiên
hạ. Kinh nghiệm của Đức Khổng tử vào thời Xuân Thu hãy cịn đó. Mười mấy năm chu du liệt
quốc cốt để cho các vua chúa biết đến mình mà dùng nhưng nào có được đâu!
Vì vậy, trong cả hai trường hợp trên, chớ lo người khơng biết mình. Kẻ học làm quân tử chỉ nên
vui trong phận mình mà khơng nên lo buồn về việc người không biết đến; chỉ nên lo rằng nếu có
cơ hội được tín nhiệm mà mình khơng đủ tài đức đảm đương thơi.
Hãy lo mình khơng biết người:
Người qn tử cần phải biết những người mà mình tiếp xúc thuộc về loại nào: người tốt hay người
xấu, sở trường, sở đoản của họ thế nào.
Nếu là người tốt, mình cần theo đuổi mà học tập, bắt chước. Nếu là người xấu, mình cần lánh xa
kẻo mang họa.
Hoặc giả, đứng ở cương vị lãnh đạo nào đó, chúng ta cần phải biết sở trường, sở đoản của người
để giao phó cơng việc thích hợp; người tài đức cao thì giao việc lớn, người tài đức thấp thì giao
việc nhỏ; thấy người bất tài thất đức phải tìm cách lánh xa hay cơ lập, khơng được tín nhiệm.
Những kẻ khơng đáng tin mà tin q thì có ngày nguy hại đến mình và hỏng cả đại sự. Ngay trong
phạm vi nhỏ hẹp là một gia đình, bậc cha mẹ phải biết tính tình và năng lực các con để tùy theo đó
mà tín nhiệm hay ủy thác.
CHƯƠNG II. VI CHÍNH
為政第二
Vi chính đệ nhị
1.
子曰為政以德,譬如北辰,居其所而眾星共之。
Tử viết: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh cũng chi.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Làm chính trị dùng đạo đức, ví như sao Bắc đẩu, ở chỗ của mình mà các sao
khác chầu về.”
BÌNH GIẢI:
“Làm chính trị dùng đạo đức” của Đức Khổng tử là quan điểm cai trị lý tưởng theo Đế đạo, tương
truyền được áp dụng vào hai đời vua Đế Nghiêu và Đế Thuấn thuở xưa. Dân gian vẫn quen gọi
thời đó là Hồng kim thời đại của nước Trung Hoa cổ, trước Công nguyên trên 20 thế kỷ. Trong
cách cai trị này, vua không cần dùng tới hình luật nghiêm khắc, chỉ ngồi rũ áo xiêm (thùy y thường),
dùng đạo đức của mình cảm hố các quan và dân chúng mà mọi việc trôi chảy tốt đẹp, đất nước
thái bình.
Cách cai trị theo Đế đạo cịn được gọi là “vơ vi nhi trị”; vua thuận theo lịng dân mà bỏ qua ý riêng
của mình; có việc gì cần làm thì khuyến khích để dân tự nguyện chứ khơng áp đặt. Đó là đường
lối cai trị mà cả Khổng tử và Lão tử mỗi khi nhắc lại đều tấm tắc ngợi khen.
Ở đây, Đức Khổng tử đã ví ông vua cai trị theo cách ấy như sao Bắc đẩu, chỉ ở ngơi của mình mà
các sao khác đều chầu về; có nghĩa là lấy đức trị thì dân chúng và các vương hầu sẽ mến đức mà
qui phục.
Dưới Đế đạo thì có Vương đạo và Bá đạo. Vương đạo là đường lối cai trị của nhà Chu. Lúc này
đạo đức đã ít nhiều suy vi, nên phải vận dụng thêm cả lễ nhạc và hình luật. Bá đạo là đường lối cai
trị bằng vũ lực và mưu thuật, được vận dụng nhiều từ đời Ngũ bá (thời Xuân Thu) trở về sau. Bá
đạo được đẩy xa tới mức cực đoan khắc nghiệt ở nước Tần dưới quyền cai trị của Vệ Ưởng và Lý
Tư.
Tương truyền Vệ Ưởng vào thuyết vua Tần (thời Chiến quốc): lần thứ nhất, nói về Đế đạo thì vua
Tần ngủ gật; lần thứ hai, nói về Vương đạo thì vua Tần lơ đãng ngó ra ngồi trời nhìn chim bay;
lần thứ ba nói về Bá đạo với những thuật ràng buộc dân chúng, với những mẹo trí trá đối với lân
bang thì vua Tần thích chí qn ăn, nghe một mạch, rồi trao ngay quyền trị nước cho Vệ Ưởng.
Qua đây, chúng ta có thể hiểu được tại sao Đức Khổng tử chu du liệt quốc 13 năm, viếng nhiều
vương hầu mà khơng có ai trọng dụng trao cho quốc chính. Lý do là Ngài chủ trương dùng đức trị,
trong khi các vương hầu thời ấy bỏ qua đạo đức, không muốn tu thân, chỉ muốn cai trị bằng vũ lực
và mưu thuật.
“Làm chính trị dùng đạo đức” mang lại kết quả rất lớn.
Xem như vào thời Tam quốc ở Trung Hoa, nhà Hán đã suy vong rồi, thế mà Lưu Bị nhờ có đức
cịn qui tụ được bao nhiêu anh hùng hào kiệt bốn phương, đi đến đâu cũng được dân chúng đem
cơm giỏ nước bầu ra đón; để rồi giành được một phần ba thiên hạ, giữ thế chân vạc ngang với Tào
Tháo và Tôn Quyền.
Ở nước Đại Việt ta, vào thời Lý, sử chép rằng vua Lý Thánh Tông, cai trị trong 18 năm (1054 1072), là một vị vua nhân từ, có lịng thương dân như con và rất quan tâm đến cơm áo của các tù
phạm, nhất là vào mùa đông tháng giá. Vì thế, trăm họ hết lịng mến phục; trong đời ngài làm vua
ít có giặc giã. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, trang 102).
2.
子曰:詩三百,一言以蔽之,曰思無邪。
Tử viết: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: “Tư vô tà.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời bao trùm được hết, đó là: “Tư tưởng khơng
lệch lạc.”
BÌNH GIẢI:
Kinh Thi có tất cả 311 thiên; Đức Khổng tử nói số chẵn là 300 thiên. Đó là một bộ sách nằm trong
Ngũ kinh của Nho giáo, gồm những bài ca dao truyền khẩu từ đời thượng cổ đến đời Chu Bình
Vương ở Trung Hoa. Kinh Thi nói về tính tình, phong tục, chính trị và cả tình luyến ái nam nữ.
Kinh Thi có cơng dụng giáo dục tư tưởng con người, giúp cho sự suy nghĩ được chính đáng.
3.
子曰:道之以政,齊之以刑,民免而無恥;道之以 德,齊之以禮,有恥且格。
Tử viết: “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vơ sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ
thả cách.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Dẫn dắt bằng biện pháp chính trị, ổn định bằng hình luật thì dân tránh được
lỗi nhưng không biết xấu hổ. Dẫn dắt bằng đạo đức, ổn định bằng lễ giáo thì dân biết xấu hổ mà
lại có khn phép chính đáng.”
BÌNH GIẢI:
Ý tưởng trong câu này bổ sung và làm sáng tỏ chủ trương “làm chính trị dùng đạo đức” (vi chính
dĩ đức) ở trên.
Chữ “đạo” ở đây có chức năng động tự, có nghĩa là dẫn dắt hay hướng dẫn, giống như ở phần 5
của chương Học nhi.
Dẫn dắt bằng biện pháp chính trị (đạo chi dĩ chính) là cai trị dân bằng thể chế chặt chẽ với những
sắc lệnh sai khiến hoặc nghiêm cấm; sai khiến việc này, nghiêm cấm điều kia. Ổn định bằng hình
luật (tề chi dĩ hình) là đặt ra những hình thức câu thúc để xử phạt những kẻ vi phạm thể chế hay vi
phạm quyền lợi của người khác. Cai trị bằng hai đường lối trên tức là dùng biện pháp can thiệp từ
bên ngồi, thì xã hội có ổn định tương đối, vì dân sẽ sợ hãi mà ít dám phạm lỗi. Tuy nhiên, dân
khơng biết xấu hổ về những lỗi lầm của mình. Sở dĩ khơng biết xấu hổ, bởi vì dân khơng biết
những hành vi sai trái là xấu.
Trái lại, dẫn dắt bằng đạo đức (đạo chi dĩ đức) là nhà cầm quyền tự thi triển đạo đức, dạy dân sống
đạo đức theo lương tâm. Ổn định bằng lễ giáo (tề chi dĩ lễ) là nhà cầm quyền cư xử với dân và dạy
dân cư xử với nhau bằng hình thức lễ giáo, thể hiện sự tôn trọng, yêu mến lẫn nhau. Bằng hai
đường lối này, dân sẽ có một nền đạo đức với lễ nghĩa nội khởi, nhận ra những hành vi sai trái là
xấu, là có hại, nhận ra những ý định lầm lạc có bản chất khơng tốt; từ đó, lương tâm tự cảm thấy
hổ thẹn mà không muốn vi phạm.
Nhờ biết xấu hổ, khơng có ý định vi phạm cho nên tự nhiên có khn phép chính đáng từ trong
gia đình ra ngồi xã hội. Do đó, quốc gia được ổn định, phát triển thịnh vượng mà nhà cầm quyền
ít phải can thiệp.
4.
子曰:吾十有五而志於學,三十而立,四十而不 惑,五十而知天命,六十而耳順,七十而
從心所欲 不踰矩。
Tử viết: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu (ư) học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập
nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.”
Dịch nghĩa:
Đức Khổng tử nói: “Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi thì vững vàng, bốn
mươi tuổi thì khơng ngờ vực, năm mươi tuổi thì biết mệnh trời, sáu mươi tuổi thì nghe theo, bảy
mươi tuổi theo lịng muốn của mình mà khơng vượt qua khn phép.”
BÌNH GIẢI:
Đức Khổng tử thọ 73 tuổi (551 - 478 trước Công nguyên). Như thế, câu nói trên có lẽ được Ngài
nói vào khoảng thời gian sau tuổi 70, trước khi Ngài mất. Với câu trên, Đức Khổng tử thuật lại
quá trình thành tựu việc tu học của mình.
Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học (Ngơ thập hữu ngũ nhi chí vu học):
Từ thời xưa, việc học ở Trung Hoa được phân làm hai cấp: Tiểu học và Đại học. Theo Chu Hy, trẻ
em lên 8 tuổi được đưa vào nhà Tiểu học để học từ thấp lên cao về những điều thường thức bao
gồm lục nghệ: lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (viết chữ), số (toán pháp). Lên 15 tuổi,
các thiếu niên đã qua bậc tiểu học, gồm con của thiên tử, con của các công khanh, đại phu... và
một số thiếu niên tuấn tú trong hàng thứ dân được đưa vào nhà Đại học (Thái học). Ở đây, họ được
học về đạo lý cao siêu để có thể tự sửa mình và biết cách cai trị dân về sau.
Như vậy, Đức Khổng tử nói: “Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học”, tức là kể từ khi bước
vào trình độ cao Ngài rất chăm chỉ học tập.
Ba mươi tuổi thì vững vàng (Tam thập nhi lập):
Chữ “lập” ở đây khơng phải chỉ việc lập gia đình. “Lập” là vững vàng trong điều lễ (lập ư lễ). Đó
là biết cư xử, giao tiếp với người trên kẻ dưới theo đúng lễ nghĩa, phù hợp với địa vị của mình một
cách chững chạc, khơng lệch lạc, lúng túng, hồ đồ.
Bốn mươi tuổi thì khơng ngờ vực (tứ thập nhi bất hoặc):
Với sự thu thập kiến thức về mọi mặt (bác học), sự hỏi han rộng rãi (quảng vấn), sự suy nghĩ cẩn
thận (thận tư), sự biện luận sáng suốt (minh biện) và sự nỗ lực thực hành (đốc hành), đến tuổi 40
Đức Khổng tử trở nên chín chắn trong hiểu biết và kinh nghiệm về những hiện tượng thiên nhiên,
về những vấn đề nhân sinh, nên Ngài không còn ngờ vực nữa. Ngài đã hiểu thấu sự lý một cách
đầy đủ.
Năm mươi tuổi thì biết mệnh trời (Ngũ thập nhi tri thiên mệnh):
Mệnh trời (thiên mệnh) trong đạo Nho có các nghĩa sau:
1. Tính bản nhiên tinh tuyền, tiềm tại trong con người. Theo sách Trung Dung thì: “Thiên mệnh
chi vị tính. 天命之謂性。” (Mệnh trời gọi là tính.)
2. Chức phận mà Trời trao cho con người. Trong nghĩa này, sách Trung Dung nói: “Cư dị dĩ sĩ
mệnh. 居易以俟命” (Sống giản dị để đợi mệnh.)
3. Sự việc ắt phải diễn ra theo qui luật nhân quả; đó cũng là luật trời, con người không cưỡng lại
được. Trong nghĩa này, sách Luận ngữ nói: “Đạo chi tương hành dã dư, mệnh dã; đạo chi tương
phế dã dư, mệnh dã. 道 之將行也與,命也;道之將廢也與,命也。” (Đạo truyền ra được, do
mệnh vậy; đạo bị bỏ phế đi, do mệnh vậy.”
Vào tuổi 50, Đức Khổng tử “biết mệnh trời”. Điều đó có thể chỉ một nghĩa hoặc bao hàm cả ba
nghĩa trên:
Thứ nhất, Ngài đã nhận ra trong con người có một thực thể tốt lành tiềm tại; sách Trung dung gọi
là thiên mệnh; sách Đại Học gọi là minh đức.
Thứ hai, Ngài đã nhận ra chức phận chính thức của mình là người truyền bá đạo lý hơn là một nhà
chính trị.
Thứ ba, Ngài đã nhận ra những sự rối loạn xã hội trong thời Xuân Thu không thể nhất thời ổn định
được bằng đường lối chính trị. Những sự rối loạn ấy đã được gieo nhân từ xa xưa thì nay phải kết
quả và quả ấy đã chín mùi trong thời nay; khơng thể nào một người vận dụng đạo lý có thể xoay
chuyển được.
Sáu mươi tuổi thì nghe theo (Lục thập nhi nhĩ thuận):
Chữ “nhĩ” trong câu này thường được hiểu là cái tai, có chức năng danh tự. Nhưng thiết nghĩ, chức
năng của chữ “nhĩ” ở đây phải là động tự, cũng như những chữ “chí, lập, hoặc, tri” ở trên và hai
chữ “tùng, du” ở dưới. Vậy chữ “nhĩ” nên dịch là “nghe”. Thế thì “nhĩ thuận” có nghĩa là “nghe
theo”. Vì dịch “nhĩ” là cái tai nên nhiều người hiểu “nhĩ thuận” là thuận tai và cho rằng Đức Khổng
tử hiểu hết bất cứ điều gì lọt vào tai Ngài ở tuổi 60. Hiểu như vậy thì chức năng chữ “nhĩ” là danh
tự, e rằng không hợp trong ngữ cảnh này, xét về mặt ngữ pháp. Vả lại, xét về ý thì hiểu như thế
cũng khơng được mạch lạc.
Cịn dịch là “nghe theo” thì có nghĩa rằng: sau khi Đức Khổng tử đã hiểu biết được thiên mệnh thì
Ngài “nghe theo” thiên mệnh, khơng cịn cưỡng lại nữa. Thực tế cho thấy rằng vào lúc trẻ, khi khí
huyết cịn sung thịnh, người ta hay theo ý riêng, cố sức tác động để xoay chuyển thời thế theo ý
mình, khơng tin vào thiên mệnh. Chỉ khi về già, sau nhiều lần thất bại, người ta dần dần mới hiểu
ra thiên mệnh và chấp nhận “nghe theo”.
Bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà khơng vượt qua khn phép (Thất thập nhi tòng tâm
sở dục bất du củ):
Đối với những người chỉ học cho biết mà khơng chịu tu tập, có khi đến tuổi 90 mà thuận theo lòng
ham muốn của mình vẫn cịn vượt qua khn phép đạo lý! Đa số con người là như vậy. Sở dĩ người
ta tự cấm chỉ, khơng bng theo lịng muốn mà nghĩ ngợi vẩn vơ, hay phát biểu bằng ngôn ngữ và
hành động, bởi vì sợ phạm đến giáo luật hay phạm đến khn phép xã hội. Rất ít người có thể
bng theo lịng muốn tự nhiên của mình mà khơng vi phạm đạo lý; ngoại trừ bậc thánh nhân.
Giờ đây, ở tuổi 70, Đức Khổng tử đạt tới trình độ theo lòng muốn một cách tự nhiên mà vẫn hợp
với khn phép đạo lý (bất du củ); đó là Ngài đạt tới mức thánh nhân rồi. Thánh nhân an nhiên tự
tại trong thiên đạo, thảnh thơi trong tính phận của mình, như cá lội trong nước mà khơng ngộp
nước, như sen nở từ trong bùn mà không nhuốm mùi bùn. Đức Khổng tử vào cuối đời đã trở thành
con người lý tưởng như vậy.
5.
孟懿子問孝,子曰:無違。
樊遲御,子告之曰:孟孫問孝於我,我對曰:無 違。
樊遲曰:何謂也? 子曰:生,事之以禮;死,葬之以禮,祭之以禮。
Mạnh Ý Tử vấn hiếu, Tử viết: “Vơ vi.”
Phàn Trì ngự, Tử cáo chi viết: “Mạnh tôn vấn hiếu ư ngã; ngã đối viết: Vô vi.”
Phàn Trì viết: “Hà vị dã?”
Tử viết: “Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ; tế chi dĩ lễ.”
Dịch nghĩa:
Mạnh Ý Tử hỏi về hiếu, Đức Khổng tử nói: “Khơng trái ngược.”
Phàn Trì đánh xe, Đức Khổng tử nói cho biết: “Mạnh Tơn hỏi ta về hiếu; ta nói rằng: “Khơng
trái ngược.”
Phàn Trì thưa: “Như thế nghĩa là gì?”
Đức Khổng tử nói: “Cha mẹ cịn sống, phụng sự cho hợp lễ; từ trần, mai táng cho hợp lễ; [về sau]
cúng tế cho hợp lễ.”
BÌNH GIẢI:
Mạnh Ý Tử, cũng gọi là Mạnh Tôn, tức là Trọng Tôn Hà Kỵ, cha là Mạnh Hi Tử. Mạnh Ý Tử làm
quan đại phu nước Lỗ nhưng khơng hiểu rõ về lễ, thích làm những điều trái ngược vượt qua lễ. Lễ
là những hình thức qui định cách cư xử thích hợp với địa vị, thứ bậc của từng hạng người trong xã
hội. Sau khi nhà Chu nắm quyền cai trị, Chu Công đã ấn định Chu lễ, cốt để ổn định xã hội. Cũng
vì Mạnh Ý Tử khơng nắm rõ lễ, cho nên Mạnh Hi Tử trước khi từ trần đã dặn Ý Tử phải đến xin
học lễ với Đức Khổng tử.
Ở đây, Mạnh Ý Tử hỏi về đạo hiếu, Đức Khổng tử dạy: “Khơng trái ngược”, đó là để đối trị cái
tính thích làm những điều trái ngược vượt lễ của ông.
Phàn Trì, tức là Phàn Tu, một đệ tử của Đức Khổng tử, thường đánh xe cho Ngài. Phàn Trì chưa
hiểu hết ý nghĩa của mấy chữ “không trái ngược” trong đạo hiếu, mới nêu thắc mắc, mong thầy
giải đáp.
Đức Khổng tử đã phân tích ý nghĩa “khơng trái ngược” trong ba trường hợp:
“Cha mẹ còn sống, phụng sự cho hợp lễ.” (Sinh, sự chi dĩ lễ):
Phụng sự cho hợp lễ nghĩa là phụng dưỡng cha mẹ trong khả năng của mình, tơn kính vâng lời cha
mẹ trong lẽ phải, không vâng lời một cách mù quáng trong những điều bất chính.
“Từ trần, mai táng cho hợp lễ” (Tử, táng chi dĩ lễ):
Khi cha mẹ từ trần, hãy chôn cất cha mẹ theo lễ nghi được phong tục tập quán qui định cho thứ
bậc của mình trong xã hội. Ví dụ: Là thứ dân, không nên tiếm dụng nghi lễ dành cho các bậc vương
hầu khanh sĩ, vừa tốn phí vừa gây khó chịu cho những người cùng thứ bậc với mình hay những
người có thứ bậc trên mình.
“Cúng tế cho hợp lễ.” (Tế chi dĩ lễ):
Cúng tế là những nghi thức bày tỏ niềm tưởng nhớ đối với người đã khuất. Việc cúng tế (kỵ giỗ)
quan hệ ở sự thể hiện lòng thương mến luyến tiếc lâu dài, cốt để đôn đốc tình người, nêu gương
cho các thế hệ con cháu. Vì vậy, việc cúng tế khơng nên tổ chức rình rang to tát, cũng không nên
tổ chức quá sơ sài, bủn xỉn. Rình rang to tát sẽ mang tiếng là khoe khoang; sơ sài bủn xỉn sẽ mang
tiếng là tình cảm đơn bạc, nhạt nhẽo.
6.
孟武伯問孝。子曰:父母唯其疾之憂。
Mạnh Võ Bá vấn hiếu, Tử viết:“Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu.”
Dịch nghĩa:
Mạnh Võ Bá hỏi về đạo hiếu, Đức Khổng tử nói: “Cha mẹ chỉ lo buồn về bệnh tật của con.”
BÌNH GIẢI:
Mạnh Võ Bá là con của Mạnh Ý Tử. Ông này là hạng cơng tử con nhà quan đại phu giàu có, nên
thường có tính ăn chơi, khơng bảo trọng thân thể. Vì thế, trả lời cho Võ Bá về đạo hiếu, Đức Khổng
tử nói đến nỗi lo lắng, phiền muộn của cha mẹ khi thấy con bị bệnh hoạn hay bị thương tật. Do đó,
đối với trường hợp của Võ Bá, cố gắng giữ gìn thân thể tránh khỏi bệnh tật, thương tích để cất nỗi
lo lắng cho cha mẹ, đó là đạo hiếu vậy.
7.
子游問孝。子曰:今之孝者,是謂能養。至於犬 馬,皆能有養;不敬,何以別乎?
Tử Du vấn hiếu, Tử viết: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu
dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ?”
Dịch nghĩa:
Thầy Tử Du hỏi về hiếu, Đức Khổng tử nói: “Đời nay cho rằng hiếu là có thể ni nấng cha mẹ.
Đến như chó ngựa, đều có thể được ni nấng. Khơng có lịng tơn kính, lấy gì để phân biệt?”
BÌNH GIẢI:
Thầy Tử Du tên thật là Ngơn Yển, một cao đệ của Đức Khổng tử. Trả lời cho Tử Du về đạo hiếu,
Đức Khổng tử nhấn mạnh đến lòng tơn kính cha mẹ.
Đa số người đời chỉ hiểu về đạo hiếu một cách đơn giản là phụng dưỡng; tức là cho cha mẹ ăn
uống. Nếu cho ăn uống là hiếu thì cho súc vật như chó, ngựa ăn uống cũng là hiếu hay sao? Ắt là
phải có sự phân biệt rõ ràng. Sự phân biệt giữa việc nuôi nấng cha mẹ và ni nấng súc vật là lịng
tơn kính. Ni nấng cha mẹ địi hỏi phải có lịng tơn kính kèm theo. Lịng tơn kính cịn đáng trọng
hơn thực phẩm nữa. Nếu mình khơng có cao lương mỹ vị mà chỉ có thức ăn đạm bạc dâng lên cha
mẹ, nhưng trong tâm đầy lịng kính mến, đó mới thật là có hiếu. Bởi vì cha mẹ nào cũng q tấm
lòng của con hơn thực phẩm.
8.