Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tài liệu Chương 2. SẢN XUẤT BỀN VỮNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.7 KB, 38 trang )

www.themegallery.com
Chương 2. SẢN XUẤT BỀN VỮNG
TS. Lê Văn Khoa
Email:
Mobile: 0913662023
www.themegallery.com
2
2.1. SXBV- Các khái niệm cơ bản
2.2. Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production-CP)
2.3. EMS & ISO 14001
2.4. Thiết kế hướng đến PTBV_ThP(Design for
Sustainability-D4S),
2.5. Cộng sinh công nghiệp (Industrial
Symbiosis) & Sinh thái công nghiệp (Industrial
Ecology)
Nội dung:
www.themegallery.com
2.4. Thiết kế hướng đến PTBV (ThP)
- Định nghĩa
- Lợi ích & động lực của việc áp dụng ThP
- Đánh giá nhu cầu ThP
- Phương pháp 10 bước thiết kế lại ThP
- Trường hợp thực tiễn
www.themegallery.com
UNEP (1997) xuất bản “Thiết kế Thân thiện Môi trường
(Eco Design): một hướng đi hứa hẹn tới Sản xuất và Tiêu
dùng Bền vững”.
Từ đó, khái niệm về thiết kế lại sản phẩm đã được phổ biến
trong nhiều sách và tài liệu hỗ trợ trong lĩnh vực thiết kế. Trên
cơ sở kết quả và kinh nghiệm đó, Thiết kế Thân thiện Môi
trường đã phát triển thành Thiết kế hướng tới Môi trường


(Design for Environment - DfE) rồi tới khái niệm bao quát hơn-
Thiết kế hướng tới Phát triển Bền vững – ThP (Design for
Sustainability-D4S).
I. ĐỊNH NGHĨA
www.themegallery.com
ThP bao hàm cả những khía cạnh như các vấn đề
về xã hội của PTBV và nhu cầu về phát triển những
cách thức mới đáp ứng người tiêu dùng với lượng
tiêu thụ tài nguyên ít hơn.
ThP đã vượt qua giới hạn của việc sản xuất ra sản
phẩm “xanh”, nó hướng đến việc đáp ứng các nhu
cầu tiêu dùng thông qua PTBV theo một phương
thức có hệ thống và tổng quát.
I. ĐỊNH NGHĨA
www.themegallery.com
2. LỢI ÍCH ThP
Lợi ích
• Nhu cầu về tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực trong
quản lý chuỗi cung càng thúc đẩy việc áp dụng ThP.
• Ngày nay, tại các nước phát triển, các quy định về loại bỏ
sản phẩm (sau khi sử dụng) buộc các công ty phải suy
nghĩ lại về cách thiết kế sản phẩm của họ.
• Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, các sản phẩm
có xu hướng “bắt chước” (hay sao chép) những thứ đang
có sẵn trên thị trường. Một cách khái quát, có thể nói rằng
các công ty (của các nước đang phát triển) còn chưa biết
làm thế nào để đồng thời vừa nâng cao hiệu quả sản xuất
lại vừa giảm các tác động môi trường.
www.themegallery.com
Lợi ích

• Mối quan tâm về giảm nghèo và sự xuống cấp
môi trường nhanh chóng càng nhấn mạnh tiềm
năng áp dụng ThP vào hoạt động sản xuất kinh
doanh ở các nền kinh tế đang phát triển.

ThP là một hướng đi cho phép “nhảy cóc” (leap-
frog) lên một trình độ cao hơn hẳn so với phương
thức sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô
nhiễm mà các nước phát triển đã đi.
LỢI ÍCH ThP
www.themegallery.com
Các động lực nội tại:
(1) Khía cạnh con người
• Công bằng xã hội: giảm các nguy cơ dẫn tới các vấn đề
về lao động và xã hội. Nhờ đó có thể tránh được sự thiếu
tín nhiệm trong công ty và giảm uy tín công ty.
• Chính sách xã hội lành mạnh: có thể nâng cao động lực
làm việc của người lao động. Các dự án và chương trình
xã hội do công ty thực hiện có thể đem lại lòng nhiệt tình
và kinh nghiệm cho người lao động.

Các hệ thống quản lý và điều hành trong lĩnh vực xã
hội: có thể nêu bật hơn nữa các thành quả công ty đạt
được đối với cổ đông và các bên liên quan
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
Các động lực nội tại:
(2) Khía cạnh “Trái đất” (môi trường)
• Tiếp thị Xanh: các sản phẩm được thiết kế và sản xuất
với các yếu tố giá trị gia tăng về môi trường giúp nâng cao

giá trị thương hiệu và uy tín công ty.
• Nhận thức về môi trường: Các nhà quản lý công ty có
nhận thức đúng đắn về các vấn đề môi trường và muốn
có những hành động tương ứng.
(3) Khía cạnh Lợi nhuận
• Tiếp cận với các khách hàng mới: các khảo sát cho
thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới yếu tố lành
mạnh và bền vững của sản phẩm khi ra quyết định mua
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
(3) Khía cạnh Lợi nhuận (tt)
• Nâng cao chất lượng sản phẩm: các sản phẩm đáp ứng
tính bền vững hơn cũng thường có tính năng sử dụng và độ
tin cậy cao hơn.
• Giảm chi phí: việc giảm chi phí có thể đạt được thông qua
giảm sử dụng vật liệu, năng lượng, giảm phí chất thải cũng
như các chi phí liên quan đến khâu vận chuyển và phân phối
sản phẩm.
• Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín công ty; Tạo sự
khác biệt về thương hiệu
• Đổi mới sản phẩm: Các phương án mới có được từ đổi
mới sản phẩm có thể là giải pháp để đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của khách hàng
• Các cơ hội mới cho tạo ra giá trị
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
Các động lực ngoại lai:
(1) Khía cạnh con người
• Ý kiến công chúng: người tiêu dùng ngày càng quan tâm
đến thế giới phía sau những sản phẩm họ mua, điều này

làm cho các công ty hàng đầu phải chú ý tới các vấn đề về
xã hội và môi trường.
• Áp lực từ các tổ chức phi chính phủ: Đã từ nhiều năm
nay các tổ chức phi chính phủ liên tục phê phán các ngành
công nghiệp về cách thức sản xuất và tác động đến môi
trường. Chẳng hạn như sự thiếu trách nhiệm của một công
ty có thể dẫn đến một phong trào tẩy chay hàng hoá của họ
và làm ảnh hưởng đến uy tín công ty.
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
(2) Khía cạnh môi trường

Các yêu cầu của pháp luật về môi trường sẽ ngày càng
khắt khe hơn, yêu cầu các công ty ngày càng phải có thái
độ tích cực hơn.
• Các yêu cầu công khai thông tin về tác động môi trường
từ các nhà cung cấp và khách hàng có thể thúc đẩy quá
trình cải tiến ở công ty.
• Các kế hoạch về xây dựng nhãn hiệu môi trường có thể
là yếu tố bổ trợ cho chiến lược marketing của công ty.
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
(2) Khía cạnh môi trường (tt)
• Yêu cầu của các hiệp hội tiêu dùng như về độ an toàn của sản
phẩm, độc tính thấp và về khả năng dùng lại sản phẩm đã qua
sử dụng. Những điều này có thể là những khuyến khích áp dụng
ThP. Những sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu nói
trên có thể không được coi là những lựa chọn tốt cho khách
hàng nữa.
• Áp lực từ các tổ chức môi trường đã buộc các ngành công

nghiệp ngừng sử dụng các hóa chất kiểu CFC. Các tổ chức
BVMT ngày nay rất chuyên nghiệp và sẽ tiếp tục các nỗ lực tìm
ra và loại trừ các sản phẩm nguy hại.
• Áp lực từ cộng đồng dân cư địa phương thường tập trung
vào các vấn đề như an toàn và môi trường do hoạt động sản
xuất của công ty gây ra. Những áp lực này có thể đưa đến
những thay đổi lớn về sản xuất cũng như về sản phẩm.
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
(3) Khía cạnh Lợi nhuận
• Các tiêu chuẩn và quy định về tính bền vững của sản
phẩm ngày càng trở nên khắt khe hơn và buộc công ty
phải đổi mới sản phẩm.
• Các phương án hỗ trợ và bù giá có thể được thực
hiện để khuyến khích hướng đến tính bền vững trong
sản xuất và sản phẩm. Đồng thời,các hỗ trợ về giá năng
lượng hay vật liệu sẽ ngưng dần nhằm buộc các công ty
phải sử dụng vật liệu và năng lượng hiệu quả hơn.
• Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nhằm mục đích
xâm nhập hay duy trì vị trí trong chuỗi cung buộc các
công ty phải hướng đến tính bền vững
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
(3) Khía cạnh Lợi nhuận (tt)

Yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm lành mạnh
hơn, an toàn hơn cũng như có trách nhiệm về môi
trường và xã hội hơn đang ngày càng tăng lên trong
nhiều chủng loại sản phẩm.
• Cạnh tranh trên thương trường đang ngày càng gay

gắt cả ở thị trường địa phương lẫn quốc tế. Các ngành
công nghiệp cần phải cải thiện khả năng đổi mới, trong
đó bao gồm cả các khía cạnh bền vững của sản phẩm
ĐỘNG LỰC ThP
www.themegallery.com
3. Đánh giá nhu cầu ThP
• Đánh giá nhu cầu ThP là một phương pháp từng bước
một xác định các ngành công nghiệp ưu tiên để triển
khai các dự án ThP.
• Một dự án ThP thành công cần đến sự thấu hiểu cặn kẽ
về đặc điểm và nhu cầu của nền kinh tế quốc dân cũng
như về các ngành công nghiệp của quốc gia đó.
• Một bản kế hoạch hành động của dự án ThP có thể
được chia làm 4 giai đoạn: Xác định các đặc điểm và
nhu cầu của dự án; tìm hiểu nền kinh tế quốc dân; tìm
hiểu về các ngành công nghiệp và tìm hiểu các công ty
cụ thể.
www.themegallery.com
3. Đánh giá nhu cầu ThP
Bốn nhóm câu hỏi dưới đây sẽ giúp hình thành nên bản
kế hoạch hành động của dự án. Bản kế hoạch hành động
này xác định các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên và thực
hiện đánh giá nhu cầu về tài liệu đào tạo ThP (xem Hình).
Nguồn: UNEP-TUDelft
www.themegallery.com
Cấp độ 1: Dự án
• Các mục tiêu của dự án là gì?
• Ai là những người thụ hưởng của dự án?
• Mục đích chuyển giao kiến thức cho từng nhóm
đối tượng là gì?

- Các mục tiêu rõ ràng và xác định sơ bộ các
nhóm đối tượng của dự án.
3. Đánh giá nhu cầu ThP
www.themegallery.com
Cấp độ 2: Bối cảnh nền kinh tế quốc dân
• Thu nhập quốc dân là bao nhiêu?
• Chỉ số phát triển con người là bao nhiêu?
• Vị thế cạnh tranh của quốc gia và các ngành công nghiệp thế nào?
• Giá trị xuất khẩu công nghiệp và cơ cấu (cấu trúc) xuất khẩu?
• Đóng góp của các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cho
nền kinh tế quốc dân như thế nào?
• Sự phát triển công nghiệp quốc gia đang ở giai đoạn nào?
• Vai trò và ảnh hưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các
doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế quốc dân?
• Các vấn đề phát triển bền vững liên quan đến sản xuất và tiêu dùng?
- Lựa chọn được các ngành và quy mô công ty thích hợp
cho dự án.
3. Đánh giá nhu cầu ThP
www.themegallery.com
Nguồn: UNEP-TUDelft
www.themegallery.com
Thu thập số liệu

United Nations Development Program (UNDP) ‘Human Development
Report’: />• The World Bank ‘Key Development and Statistics Data’
/>• The World Bank ‘Knowledge Assessment Method’
/>• CIA World Fact Book: />• World Economic Forum (WEF) ‘Global Competitiveness Report’
/>• World Resource Institute (WRI) ‘Earth Trends’
/>• UNICEF ‘The State of the World’s Children’
/>3. Đánh giá nhu cầu ThP

www.themegallery.com
3. Đánh giá nhu cầu ThP
Cấp độ 3: Cấp độ ngành (trung gian)
• Hoạt động hiện nay của ngành?
• Các chiến lược đổi mới sản phẩm của ngành hiện nay là gì?
• Khả năng tiếp thu đổi mới của các công ty trong ngành?
• Các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững của ngành?
• Các động lực (có thể là tiềm ẩn) thúc đẩy sự đổi mới sản
phẩm trong ngành?
• Các bên liên quan trong ngành?
- Lựa chọn được các công ty cho dự án.
www.themegallery.com
Cấp độ 4: Cấp độ công ty (vi mô)
• Các chiến lược đổi mới sản phẩm của công ty hiện nay?
• Khả năng tiếp thu đổi mới của công ty ?
• Các đơn vị nghiên cứu phát triển nào có thể hỗ trợ quá
trình đổi mới sản phẩm của công ty?
• Có những trường kỹ thuật nào (với khả năng thiết kế) có
thể tham gia cùng công ty trong dự án?
- Phát triển được bộ tài liệu đào tạo hợp lý
(cả về nội dung lẫn phương pháp).
3. Đánh giá nhu cầu ThP
www.themegallery.com
Đánh giá kế hoạch hành động
Các bản đồ tư duy là cách hiệu
quả để tóm tắt các thông tin thu
thập được và phân tích chi tiết
các thông tin đó. Các bản đồ tư
duy rất hiệu quả trong:
- Tóm tắt thông tin

- Gắn kết và phối hợp thông tin từ
các nguồn khác nhau
- Suy xét các vấn đề phức tạp
- Trình bày các thông tin
Sau khi đã thực hiện tất cả các bước Đánh giá Nhu cầu ThP, đội ThP cần
có được một tầm nhìn rõ ràng về tiềm năng của dự án cũng như đủ khả
năng xây dựng một bản kế hoạch hành động cho dự án.
www.themegallery.com
Bước 1: Thành lập Nhóm dự án và lên kế hoạch
Bước 2: Phân tích SWOT cho các động lực và mục tiêu
của công ty
Bước 3: Lựa chọn sản phẩm
Bước 4: Các động lực ThP cho sản phẩm được lựa chọn
Bước 5: Đánh giá tác động ThP
Bước 6: Phát triển kế hoạch ThP và bản tóm tắt Thiết kế
ThP
Bước 7: Đề xuất ý tưởng và lựa chọn
Bước 8. Phát triển khái niệm
Bước 9: Đánh giá ThP
Bước 10: Thực hiện và theo dõi
4. PHƯƠNG PHÁP 10 BƯỚC
THIẾT KÊ LẠI ThP.

×