Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mở đầu: Đọc bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải , tôi vô cùng ấn tượng
trước bức tranh mùa xuan thiên nhiên đất trời tràn đầy sức sống: *trích*
Ý 1: Với NT đảo ngữ, động từ “mọc” được đảo lên đầu câu nhằm khắc sâu ấn
tượng sức trỗi dậy, vươn lên của bông hoa lục bình tím biếc mọc trên dịng sơng
xn. Mùa xn trải dài trên dịng sơng Hương xanh dịu hồ cùng với màu tím
mộng mơ và quyến rũ của bơng hoa giữa bầu trời cao rộng và trong veo mới đẹp
làm sao! Tiếng chim chiền nhiền như góp thêm 1 nét đẹp cho mùa xuân “Ơi con
chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời” . Từ cảm thán “ơi”, cùng với câu hỏi tu
từ “hót chi” gợi lên sự vui tươi, ngọt ngào , thân thương, gần gũi, thể hiện tâm
trạng ngỡ ngàng , xao xuyến , thích thú của tác giả trước giai điệu mùa xuân phơi
phới.
Ý 2: Nhà thơ say sưa tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân bằng cả trái tim xao động,
cùng với trí tưởng tượng , liên tưởng phong phú , độc đáo “Từng giọt long lanh
rơi/
Tôi đưa tay tơi hứng”. Hình ảnh “giọt long lanh rơi” khơng chỉ gợi hình gợi
cảm mà ở đây có thể là giọt mưa xuân hay giọt sương còn đọng laị trên cành cây
kẽ lá, dưới ánh nắng ban mai dịu êm. Nhưng xét trong mối quan hệ với câu thơ
trước, thì đây chính là tiếng hót của chim chiền chiện, nó vang xa bỗng lại gần,
rõ ràng, trịn trịa như kết đọng lại thành từng giọt long lanh đầy màu sắc, rơi mãi
không dứt . Cảm nhận rằng đây là món quà mà thiên nhiên xứ Huế ban tặng , tác
giả đưa đôi bàn tay “hứng” lấy. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh có thể cảm nhận
được bằng thính giác chuyển thành từng giọt có thể nhìn được bằng mắt, cảm
nhận = xúc giác , đó là NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng
1 cách tài tình, đầy tinh tế.
Kết : Dường như , e cảm nhận được tyeu thiên nhiên quê hương , đất nước, cuộc
đời đang dạt dào trong lòng nhà thơ sắp từ giã cõi đời, thật đáng khâm phục và tự
hào biết bao!
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Mở đầu : Đến với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”- 1 thi phẩm đặc sắc của tác giả
Thanh Hải, chắc hẳn người đọc ko thể nào quên những vần thơ thể hiện cảm xúc
của nhà thơ trước mùa xuân đất nước VN tươi đẹp:
Ý 1: Mùa xuân đất nước được tác giả khắc hoạ qua hình ảnh “người cầm súng”
và “người ra đồng”. Hình ảnh “người cầm súng” miêu tả chân thực những chiến
sĩ ra trận , trên vai trên lưng giắt đầy lá nguỵ trang, cành cây mang lộc biếc chồi
non. Hình ảnh “người ra đồng” gợi cho ta liên tưởng đến những người lao động
ươm hạt mầm “trải dài” trên cánh đồng quê hương. Đó là 2 hình ảnh biểu trưng
cho 2 nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc và lao động sản xuất dựng xây đất
nước Việt Nam yêu dấu
Ý 2: Điệp ngữ “mùa xuân” , “lộc” gợi ra cảnh xuân tươi đẹp, sức xuân căng
tràn trong những người cầm súng và người ra đồng. Từ “lộc” trong ngữ cảnh này
còn để chỉ chồi non, chỉ sức sống căng tràn của mùa xuân, chỉ thành quả tốt đẹp,
chỉ sự may mắn , hạnh phúc,..Phải chăng những người chiến sĩ, người lao động
mang mùa xuân , sức xuân căng tràn ra trận địa,ra cánh đồng để gặt hái mùa xuân
về cho đất nước
Ý 3: Điệp ngữ “tất cả” gắn liền với từ láy “hối hả”, “xôn xao” vừa làm nhịp
thơ trở nên nhanh , gấp , dồn dập vừa gợi ra nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn
trương trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh
Kết –Tổng kết: dường như, e cảm nhận được tyeu thiên nhiên , quê hương , đất
nước, cuộc đời đang dạt dào trong lòng nhà thơ sắp từ giã life , thật đáng khâm
phục và tự hào!
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Mở đầu : Đến với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”- 1 thi phẩm đặc sắc của tác giả
Thanh Hải, chắc hẳn người đọc ko thể nào quên những vần thơ thể hiện cảm xúc
của nhà thơ trước mùa xuân đất nước VN tươi đẹp:
Ý 1: Trong niềm vui phấn khởi bởi đất nước bước vào mùa xn, nhà thơ Thanh
Hải có cái nhìn sâu sắc và đầy tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân
tộc ta và tương lai tươi sáng “Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao” .NT
nhân hố kết hợp tính từ “vất vả”, “gian lao” đã đúc kết lịch sử 4000 năm
dựng nước và giữ nước với biết bao thử thách , thăng trầm, đau thương , mất mát
but luôn kiên cường, bất khuất .
Ý 2: Chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược bằng ý chí, sức mạng, bản lĩnh,
tinh thần đồn kết. Dân tộc VN ta anh hùng đánh giặc , cần cù lao động dựng
xay , giàu lòng nhân ái và khát vọng hồ bình. Mỗi truyền thống ấy được xây
nên từ mồ hôi , công sức, nước mắt và thậm chí cả xương máu củ biết bao thế hệ
con người
Ý 3: Đất nước được khắc hoạ bằng hình ảnh so sánh đẹp, giàu ý nghĩa “Đất nước
như vì sao/Cứ đi lên phía trước” . “Sao” là vật toả sáng trên bầu trời cao rộng,là
vẻ đẹp vĩnh hằng vượt mọi time và ko gian. “Sao” cịn là hình ảnh rạng ngời trên
lá cờ Tổ quốc. Câu so sánh “Đất nước như vì sao” thể hiện sự lạc quan, tin
tưởng đất nước Việt Nam mãi đi lên , trường tồn cùng thiên nhiên vũ trụ, toả
snags
Ý 4: ĐN “đất nước” kết hợp cấu trúc song hành “ Đất nước 4 ngàn năm.. đất
nước như vì sao” với cụm từ “cứ đi lên” diễn tả chính xác sự vận động của lịch
sử , khẳng định sự trường tồn mãi mãi của dân tộc
Ý 5: Câu thơ còn thể hiện sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tiến
lên của mỗi con người , của quê hương đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về.
Đặt bài thơ vào những năm 80 khi nước ta còn đang phải đương đầu với bao
khó khăn , nền kinh tế cịn rất thấp kém thì ta càng trân trọng lịng u đời, u
cuộc sống và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vao quê hương, đất nước
Ta làm con chim hót
Ta làm 1 cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Mở đầu: Đến với bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” – 1 thi phẩm đặc sắc của nhà thơ
Thanh Hải , chắc hẳn người đọc không thể nào quên những vần thơ thể hiện tâm
niệm ước nguyện sống đẹp , sống cống hiến hết mình cho đất nước của Thanh
Hải:
Ý 1: Ước nguyện sống đẹp của tác giả được thể hiện sống động qua hình ảnh
“con chim hót” , “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến” .Thanh Hải nguyện ước làm
“con chim hót” để dâng cho đời tiếng hót làm cuộc sống thêm tươi vui , rộn
ràng; muốn làm “1 cành hoa” để toả hương tô điểm cho vườn hoa mùa xuân tươi
đẹp; muốn làm “1 nốt trầm” trong vô vàn nốt nhạc của bản tấu chào mùa xuân
tuy là nốt trầm nhưng chạm đến trái tim, làm xao xuyến lòng người
Ý 2: NT điệp ngữ, điệp cấu trúc “Ta làm”, “Ta nhập” đứng trang trọng ở đầu
3 dòng thơ khiến nhịp thơ trở nên nhẹ nhàng, như lời thủ thỉ tầm tình ước nguyện
hoá thân , hiến dâng cho cuộc đời, cho quê hương , dất nước của nhà thơ. Đại từ
“ta” được lặp lại 3 lần , ta hiểu rằng, tâm niệm ước nguyện sống cống hiến cả
đời mình khơng chỉ riêng tác giả mà Thanh hải đã nói hộ mọi người mong muốn
được sống cống hiến , sống đẹp
Ý 3: Các hình ảnh trong đoạn thơ này đều có sự đối ứng chặt chẽ với những
hình ảnh mở đầu bài thơ có tác dụng khằng định : Con chim sinh ra là để dâng
tiếng hót líu lo, bơng hoa sinh ra để toả hương thơm , khoe sắc làm đẹp cho đời,
cịn trong bản hồ ca tưng bừng rộn rã mà thiếu đi nốt trầm thì làm sao cịn là bản
hồ ca mn điệu?
Kết : Ơi , ước nguyện dâng hiến của nhà thơ thật đáng trân trọng làm sao ! Nó
gợi người đọc liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng , giữa lợi
ích rieeg và lợi ích chung của tập thể, đất nước.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mở đầu: Đến với bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” – 1 thi phẩm đặc sắc của nhà thơ
Thanh Hải , chắc hẳn người đọc không thể nào quên những vần thơ thể hiện tâm
niệm ước nguyện sống đẹp , sống cống hiến hết mình cho đất nước của Thanh
Hải:
Ý 1: Hình ảnh ẩn dụ “Một mùa xuân nho nhỏ” với hình ảnh con chim , cành
hoa, nốt nhạc trầm ở khổ thơ trước mang đến cảm giác bình dị , khiêm nhường,
thể hiện tấm lòng chân thành tha thiết tâm niệm của tác giả. Tính từ “nho nhỏ”,
“lặng lẽ” diễn tả chính xác tinh tế phong cách sống đẹp , âm thầm lặng lẽ cống
hiến tất cả những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của mình cho cuộc đời, cho đất nước.
Thái độ sống “lặng lẽ dâng cho đời” cho thấy rằng sống cống hiện thật khiêm
nhường nhưng thật đáng quý
Ý 2: Điệp ngữ “dù là” thể hiện mong muốn được sống cống hiến cả cuộc đời từ
khi còn trẻ đến khi nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời. Câu thơ “Dù là tuổi hai
mươi/Dù là khi tóc bạc” như là 1 lời tự khẳng định tự nhủ với chính mình phải
luôn kiên cường vượt qua bệnh tật, tuổi già để làm 1 mùa xuân nho nhỏ trong
mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước . Đây không phải tâm niệm sống
của thanh niên mới bước vào đời mà là tâm niệm của con người từng trải qua 2
cuộc khắng chiến đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước
mà vẫn thiết tha sống đẹp , sống có ích cho đời với tất cả sức sống tươi trẻ của
mình
Ý 3: Bài thơ được tác giả viết trên giường bệnh nhưng không gợi chút băn
khoăn, chán nản bởi bệnh tậ, ko chỉ suy nghĩ cho riêng mk mà vẫn cháy bỏng
khts vọng được sống cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đời chung, thật đáng khâm
phục và tự hào biết bao!
Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất huế
Ý 1: Trong khơng khí rộn ràng, tươi đẹp của mùa xuân , sau khi bày tỏ ước
nguyện để dâng hiến tất cả những gì tinh tuý nhất, những gì tốt đẹp nhất của mình
cho đất nước, cho cuộc sống . Nhà thơ cịn muốn đắm mình trong làn điệu dân
ca xứ huế thân thương. Tác giả muốn hát diệu “Nam ai, Nam bình” – những
làn điệu than thuộc đất Huế quê mẹ, những làn điệu đã khắc sâu trong tâm hồn
người con xứ Huế thơ mộng
Ý 2; Trong khổ thơ, “nam ai” là điệu nhạc buồn diu, da diết gợi nhớ đến con
đường đầy hi sinh gian khổ , vất vả mà đất nước đã đi qua . Còn “nam bình” là
điệu nhạc dịu dạng, êm ái , ngọt ngào gợi mùa xuân hiện tại và cuộc sống thnh
bình , no ấm, hạnh phúc. Đại từ “ta” 1 lần nữa đầy tự hào xuất hiện đem lại cho
bạn đọc mong ước được hát làn điệu dân ca Huế không chỉ của riêng Thanh Hải
mà còn là của tất cả người con xứ Huế thân thương
Ý 3: Trong âm hưởng lời ca, điệu hát quê hương ngọt ngào , nhà thơ hình dung
ra vẻ đẹp của non nước hữu tình và càng cảm thấy yêu mến, tự hào về cảnh sắc
văn hố q hương mình. Đối với TH,q hương đất nước trải dài ngàn dặm ,
ở đâu cũng đẹp cũng chan chứa đầy tyeu quê hương xứ sở “Nước non ..” .
4 Ý: Lời thơ tha thiết , nhẹ nhàng ngân lên lan toả trong lòng người tyeu xứ
Huế , mở rộng ra là tyeu đất nước. Đọc những vần thơ của TH, e càng cảm thấy
yêu đời, yêu cuộc sống, yêu vẻ đpẹ quê hương với những văn hoaas truyền thống
dân tộc, thật cảm phục và tự hào biết bao!
Kết : Có thể nói, với âm điệu dịu nhẹ , lời thơ bình dị , sâu lắng đã thể hiện xúc
động, thiết tha , niềm tự hào của nhà thơ về quê hương đất nước qua làn điệu dân
ca xứ Huế