Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động lớp phủ thực vật xã hương sơn huyện mỹ đức hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT
XÃ HƢƠNG SƠN – HUYỆN MỸ ĐỨC – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

1

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT
XÃ HƢƠNG SƠN – HUYỆN MỸ ĐỨC – HÀ NỘI
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60 42 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐOÀN HƢƠNG MAI

Hà Nội - 2012

2

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STH

:

Sinh thái học

HST

:

Hệ sinh thái

STCQ

:


Sinh thái cảnh quan

TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

RĐD

:

Rừng đặc dụng

UBND

:

Ủy ban nhân dân

KTXH

:


Kinh tế xã hội

TS

:

Tiến sĩ

NXB

:

Nhà xuất bản

GIS

:

Hệ thống thông tin địa lý

3

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU ………………………………………..……………..……...…

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………........

3

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC.........

3

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ………………….…………….

3

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ………………………………...

4

1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật Hương Sơn ………………………...

5

1.2. ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG NGHIÊN CỨU
SINH THÁI HỌC ………………………...……………………..……..

7


1.2.1. Hệ thơng tin địa lý – GIS …………..………….……….……..…...

7

1.2.2. Vai trị của GIS trong nghiên cứu sinh thái..……….…..…….……

9

1.2.3. Viễn thám (Remote sensing – RS) ………………………..…..…..

10

1.2.4. Tích hợp viễn thám và GIS ……………………………….…...….

10

1.2.5. Viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ lớp phủ thực vật……….

11

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ………………………………………………………....

13

2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU…….

13

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ………………………………………..


13

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………...

14

4

TIEU LUAN MOI download :


2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa …………..…

14

2.3.2. Phương pháp phân tích khơng gian ………………………..….…..

15

2.4. QUY TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU …………………….….…..……..

16

2.4.1. Chọn đối tượng giải đoán ………………………………..….…….

16

2.4.2. Giải đoán ảnh và lập bản đồ …………………..…..…….……..…


17

2.4.3. Nhập dữ liệu ……………………...………………..….….……....

17

2.4.4. Xử lí số liệu ……………………………………………………….

17

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………..………………...

19

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HƢƠNG SƠN 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên …………………..…………………………….

19

3.1.1.1. Vị trí địa lí …………………………………..…………………..

19

3.1.1.2. Đặc điểm cấu trúc và địa chất đá mẹ ……………………….…..

19

3.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo …………………………………….

20


3.1.1.4. Khí hậu – Thủy văn …………………………….……………….

25

3.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng ……………………………...…….……...

25

3.1.1.6. Đặc điểm thực vật …………………………..……….………….

26

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………..…………..……….

27

3.1.3. Hoạt động du lịch và lễ hội ………………………..……………...

30

3.2. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
THỰC VẬT XÃ HƢƠNG SƠN - HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ NỘI........

31

3.2.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật và ma trận biến động
các loại lớp phủ qua các giai đoạn ……………………………………...

31


3.2.2. Hiện trạng lớp phủ thực vật xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
năm 2000 …………………………………………………...………..…

36

5

TIEU LUAN MOI download :


3.2.3. Hiện trạng lớp phủ thực vật xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
năm 2006 …………………………………….…………..………………

44

3.2.4. Hiện trạng lớp phủ thực vật xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
năm 2009 ..………………………………….……………………………

51

3.2.5. Biến động lớp phủ thực vật xã Hương Sơn qua các giai đoạn ……

63

3.2.6. Nguyên nhân gây ra biến động lớp phủ thực vật …………………

81

3.2.7. Đề xuất một số giải pháp làm tăng tỉ lệ che phủ rừng ……….…...


83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . …………………………………..……

91

KẾT LUẬN ……………………………………………………..……...

91

KIẾN NGHỊ ……………………………………………………….……

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………..…………

93

PHỤ LỤC

6

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Mã hóa các loại hình lớp phủ xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội... 33
Bảng 3.2. Biến đổi diện tích lớp phủ thực vật xã Hương Sơn tại các thời

điểm năm 2000, 2006 và 2009....................................................................... 34
Bảng 3.3. Ma trận biến động các loại hình lớp phủ giai đoạn 2000 – 2006 ... 35
Bảng 3.4. Ma trận biến động các loại hình lớp phủ giai đoạn 2006 – 2009… 36
Bảng 3.5. Sự biến động diện tích lớp phủ thực vật xã Hương Sơn giai đoạn
2000 – 2006 ………………………………………………………………. 65
Bảng 3.6. Sự biến động diện tích lớp phủ thực vật xã Hương Sơn giai đoạn
2006 – 2009 …………………………………..…………………………..

65

Bảng 3.7. Biến đổi diện tích rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây
lá rộng phát triển trên sườn núi đá vôi giai đoạn 2000 – 2006…..………… 68
Bảng 3.8. Biến đổi diện tích rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây
lá rộng phát triển trên sườn núi đá vôi giai đoạn 2006 – 2009…………….. 69
Bảng 3.9. Biến đổi diện tích rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ giai đoạn
2000 – 2006 ………………………………….…………………………... 69
Bảng 3.10. Biến đổi diện tích rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ giai đoạn
2006 – 2009………………………………………………...……………... 71
Bảng 3.11. Biến đổi diện tích trảng cỏ giai đoạn 2000 – 2006……………. 72
Bảng 3.12. Biến đổi diện tích trảng cỏ giai đoạn 2006 – 2009…….……… 73
Bảng 3.13. Biến đổi diện tích rừng trồng giai đoạn 2000 – 2006…………. 76
Bảng 3.14. Biến đổi diện tích thảm thực vật thủy sinh và ngập nước giai
đoạn 2006 – 2009……………………..……………………………….…... 78

7

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ

Trang
Hình 2.1. Phương pháp lập bản đồ trên cơ sở thông tin viễn thám………… 18
Hình 3.1. Vị trí xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội............................... 19
Hình 3.2. Rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển
ở thung lũng và chân núi đá vơi …………………………………………… 37
Hình 3.3. Hiện trạng chung lớp phủ xã Hương Sơn năm 2000 ………...……….. 38
Hình 3.4. Hiện trạng chung lớp phủ xã Hương Sơn năm 2006.………………… 39

Hình 3.5. Trảng cỏ phát triển trên sườn núi đá vơi.………………………... 39
Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật xã Hương Sơn năm 2000 …

40

Hình 3.7. Thảm thực vật thủy sinh và ngập nước ………………………… 41
Hình 3.8. HST rừng trên núi đất ………………………………………….. 47
Hình 3.9. Cây trồng trên núi đất................................................................... 47
Hình 3.10. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật xã Hương Sơn – Mỹ Đức –
Hà Nội năm 2006 ......................................................................................... 49
Hình 3.11. Rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển
ở thung lũng và chân núi đá vơi .................................................................. 51
Hình 3.12. Rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển
trên sườn núi đá vơi ………..……………………………………………… 53
Hình 3.13. Hiện trạng chung lớp phủ xã Hương Sơn năm 2009 …………. 53
Hình 3.14. Rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ trên các đỉnh núi đá vơi, sườn
vách núi có độ dốc lớn ……………………………………………………. 54
Hình 3.15. Trảng cỏ trên sườn núi đá vơi…………………………………. 55
Hình 3.16. Rừng trồng Xoan ta và Tràm úc………………………………. 57

8


TIEU LUAN MOI download :


Hình 3.17. Tre nứa được trồng quanh khu vực đường lên Hinh Bồng …… 57
Hình 3.18. Hệ thực vật ven bờ suối Tuyết Sơn............................................

59

Hình 3.19. Thảm thực vật thủy sinh và ngập nước ở suối Yến…………… 59
Hình 3.20. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật xã Hương Sơn – Mỹ Đức
– Hà Nội năm 2009 .............………………………………………….…..

59

Hình 3.21. Khu vực canh tác 1 vụ lúa, 1 vụ nuôi thủy sản………….. …..

61

Hình 3,22. Khu vực canh tác lúa 2 vụ…………………………………….

61

Hình 3.23. Nhà nghỉ và hàng quán dịch vụ trong khu dân cư…………….

62

Hình 3.24. Sơ đồ tóm tắt q trình diễn thế của thảm thực vật Hương Sơn… 63
Hình 3.25. Bản đồ biến động diện tích lớp phủ thực vật xã Hương Sơn – Mỹ Đức
– Hà Nội, giai đoạn 2000 – 2006 ………………………………………… 66
Hình 3.26. Sự biến động diện tích rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường

xanh cây lá rộng phát triển ở thung lũng và chân núi đá vơi……………… 66
Hình 3.27. Sự biến động diện tích rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh
cây lá rộng phát triển trên sườn núi đá vơi ………………………………

67

Hình 3.28. Tỉ lệ biến động diện tích rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh
cây lá rộng phát triển trên sườn núi đá vôi giai đoạn 2000 – 2006………..

68

Hình 3.29. Sự biến động diện tích rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ phát
triển trên các đỉnh núi đá vơi hoặc ở sườn vách núi có độ dốc lớn .……... 70
Hình 3.30. Tỉ lệ biến động diện tích rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ
phát triển trên sườn và vách núi đá vôi giai đoạn 2000 – 2006 …………... 70
Hình 3.31. Tỉ lệ biến động diện tích rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ
phát triển trên sườn và vách núi đá vôi giai đoạn 2006 – 2009 …………… 71
Hình 3.32. Sự biến động diện tích trảng cỏ …………….……………….. 72

9

TIEU LUAN MOI download :


Hình 3.33. Tỉ lệ biến động diện tích trảng cỏ phát triển trên sườn và vách
núi đá vôi giai đoạn 2000 – 2006 ………………………………………...

73

Hình 3.34. Tỉ lệ biến động diện tích trảng cỏ phát triển trên sườn và vách

núi đá vơi giai đoạn 2006 – 2009……………………………….….……..

74

Hình 3.35. Bản đồ biến động diện tích lớp phủ thực vật xã Hương Sơn
– Mỹ Đức – Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 ……………….……………..

74

Hình 3.36. Biến động diện tích rừng thưa, trảng cây bụi trên núi đất ……. 75
Hình 3.37. Biến động diện tích rừng trồng …………………………..…… 76
Hình 3.38. Tỉ lệ biến động diện tích rừng trồng giai đoạn 2000 – 2006 …. 77
Hình 3.39. Biến động diện tích thảm thực vật thủy sinh …..……………... 77
Hình 3.40. Tỉ lệ biến động diện tích thảm thực vật thủy sinh và ngập nước
giai đoạn 2006 – 2009 …………………………………………………….

79

10

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
Hương Sơn là tên gọi quen thuộc, lâu đời của nhân dân Việt Nam để chỉ một
cụm di tích gồm nhiều chùa chiền, đền miếu khác nhau thuộc xã Hương Sơn, huyện
Mỹ Đức, Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Cùng với các dòng suối, hang động, nhũ
đá, núi non, … tạo hóa khơng những đã ban tặng cho Hương Sơn một vẻ đẹp đến
mê hoặc lòng người mà còn ưu ái cho vùng đất này với nguồn TNTN phong phú đa
dạng với tài nguyên sinh học, tài nguyên động thực vật, tài nguyên rừng …

Trong những năm qua, ở nước ta đã có một số nghiên cứu về các chính sách
phát triển rừng của Nhà nước, những tác động của các chính sách đến tài nguyên
rừng, các phương thức quản lý nguồn tài nguyên rừng của các cộng đồng dân cư,
dân tộc khác nhau. Tuy nhiên mới chỉ là các con số thống kê, không chỉ ra được các
thay đổi trên bản đồ. Việc nghiên cứu toàn diện sự thay đổi thảm thực vật do các
chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước thực hiện ở các địa phương vẫn chưa
có một phương pháp và quy trình cụ thể, đồng bộ và có hiệu quả cao. Sự thay đổi
lớp phủ rừng do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất
lớn đến mơi trường như thay đổi các chu trình sinh thái, tính đa dạng của tài nguyên
sinh vật, tăng nguy cơ xói mịn, thối hóa đất. Trong số các tác động thì phá rừng là
yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài và mạnh mẽ nhất.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về khu hệ thực vật Hương Sơn. Nơi đây
không chỉ là vùng núi đá vôi mà cịn có sơng, suối, làng mạc, … Chính sự đa dạng
về sinh cảnh, hiểu rộng hơn là sự đa dạng về các HST đã tạo cho Hương Sơn một hệ
thực vật vừa có số lượng lồi lớn, vừa rất phong phú về dạng sống, đặc biệt còn là
nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam và Nghị định
32/CP của Chính phủ.
Hương Sơn có trong danh lục các khu RĐD Việt Nam đến năm 2010 được
xây dựng bởi Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, với diện
tích 4.355 ha (Cục Kiểm lâm, 2003). RĐD Hương Sơn phải đối mặt với những
thách thức như: biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên chưa hợp lí, sức ép du lịch, …

1

TIEU LUAN MOI download :


Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vũ trụ thì ảnh viễn thám cũng đã
xuất hiện và ngày càng tỏ rõ tính ưu việt trong cơng tác điều tra quản lí tài nguyên,
đặc biệt là sự xuất hiện của các tư liệu viễn thám mới như SPOT, IKONOS,

LANDSAT, ASTER, … đây là những ảnh viễn thám có độ phân giải không gian và
phân giải phổ cao. Một số tư liệu viễn thám cịn có khả năng chụp lập thể, đặc biệt
là có thể cập nhật thơng tin nhanh chóng thơng qua việc thu nhận và xử lí ảnh vệ
tinh ở nhiều thời điểm khác nhau, tạo thành ảnh đa thời gian ở dạng số, là sản phẩm
dễ dàng sử dụng trong các phần mềm phân tích ảnh hiện đại và có khả năng tích
hợp thuận tiện trong hệ thông tin địa lý GIS.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự thay đổi lớp phủ thực vật với sự thay
đổi khí hậu và chất lượng cuộc sống, đồng thời với mong muốn áp dụng phương
pháp mới, có hiệu quả trong đánh giá và quản lý tài nguyên rừng, tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá biến động lớp phủ thực vật xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà
Nội” với mục đích:
1. Thể hiện bằng bản đồ sự thay đổi lớp phủ thực vật tại khu vực nghiên cứu
từ năm 2000 đến năm 2009.
2. Phân tích các nguyên nhân gây ra sự biến động diện tích của lớp phủ thực
vật.
3. Đề xuất một số giải pháp làm tăng tỉ lệ che phủ rừng.
- Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
+ Ý nghĩa khoa học:
Luận văn ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý GIS để đánh
giá biến động lớp phủ thực vật qua việc phân tích khơng gian và mối quan hệ của
các nhân tố địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật và con người tại Hương Sơn.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá biến động lớp phủ thực vật và các tác động gây biến đổi lớp phủ
rừng từ đó đề xuất một số giải pháp làm tăng tỉ lệ che phủ rừng.

2

TIEU LUAN MOI download :



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thảm thực vật có vai trị to lớn trong đời sống của con người. Một mặt, nó
cung cấp cho ta các loại nguyên liệu và các sản phẩm khác nhau như: gỗ, thức ăn
cho gia súc, nguyên liệu làm thuốc, cây cơng nghiệp, quả và hạt… Mặt khác, nó có
vai trị to lớn trong chu trình vật chất tự nhiên, trong việc bảo vệ con người tránh
được các thiên tai xảy ra như: lũ lụt, gió bão; bảo vệ đất khỏi bị rửa trơi, điều hịa
khí hậu và chế độ nước trên mặt đất. Sự thay đổi trạng thái lớp phủ thực vật ảnh
hưởng mạnh mẽ đến ĐDSH trên Trái Đất. Do vậy, biến đổi đất và lớp phủ rừng là
một trong những vấn đề mơi trường mang tính tồn cầu và được rất nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Từ sau năm 1972, ngay khi có được những bức ảnh của vệ tinh Landsat,
nhiều quốc gia đã thử nghiệm và sử dụng chúng cho việc lập bản đồ rừng và các
hoạt động quan trắc. Trong Hội nghị về quan sát rừng thế giới (World Forest
Watch) tại Brazil năm 1992, các nhà khoa học đã tập trung đánh giá về các tiếp cận
trong quan trắc bằng vệ tinh và đưa ra kết luận rằng, viễn thám là sự tiến bộ về
phương pháp và cơng nghệ có khả năng đáp ứng được hệ thống giám sát phù hợp cả
về mặt khoa học cũng như những yêu cầu về công tác quản lý lớp phủ rừng ở các
quốc gia.
Nhiều dự án đã được nghiên cứu về những phương thức khác nhau của biến
đổi sử dụng đất và lớp phủ thực vật ở các quy mô không gian khác nhau, từ quy mơ
tồn cầu đến các quy mơ vùng địa phương, như: dự án TREES (The Tropical
Ecosystem Environment Observations by Satellites) tại châu Âu, do Viện ứng dụng
không gian thuộc Trung tâm nghiên cứu hội nhập Ý thực hiện năm 1993; dự án về
biến đổi sử dụng đất và lớp phủ LUCC (Land-use and Land-cover Change) được
triển khai trong giai đoạn 1993 – 2005, lấy các khu vực nghiên cứu điểm ở Thái
Lan, Maylaysia, Indonesia và Philippin.

3


TIEU LUAN MOI download :


Nhiều nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện ở các vùng khác nhau trên
thế giới như: vùng ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới, song sự hiểu biết về vấn đề sử
dụng đất, đặc biệt là với các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong các thập kỷ trước đây, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng cao (FAO,
1993) nhưng từ cuối những năm 90 trở lại đây, Việt Nam là nước có tỉ lệ trồng rừng
cao. Theo Gomiero và cộng sự (2000), McElwee (2004), tình trạng phá rừng trái
phép vẫn diễn ra ở Việt Nam trong thập kỷ 90 và các chương trình trồng rừng của
chính phủ kém hiệu quả. Phá rừng được nhìn nhận là một trong những nhân tố
chính ảnh hưởng đến q trình phát triển tại các vùng miền núi của Việt Nam
(Jamieson và cộng sự, 1998).
Độ che phủ rừng của Việt Nam thấp nhất trong khoảng thời gian cuối thập
kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90, độ che phủ là 25% và chỉ đạt 17% ở vùng núi phía Bắc
(Meyfroidt và Lambin 2007, 2008). Ngoài các nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài về tình trạng rừng của Việt Nam, các nghiên cứu trong nước tập trung vào
công tác điều tra, thống kê.
Việc điều tra, theo dõi, đánh giá và phân tích sự thay đổi lớp phủ thảm thực
vật là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Nhiều dự án và chương trình đã được thực hiện nhằm đánh giá và đưa ra một bức
tranh tổng thể về sự biến đổi và suy giảm lớp phủ rừng ở Việt Nam, điển hình như:
Dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xác định hiện trạng đất phục vụ
kiểm kê đất đai” do Trung tâm Viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì
và chương trình “Sử dụng hợp lý Tài nguyên và Bảo vệ môi trường” mã số KHCN
07.
Đề tài “Nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật tại xã Hương Sơn - huyện
Mỹ Đức - Hà Nội” nghiên cứu lớp phủ thực vật tại một khu vực có RĐD để kiểm

chứng xu hướng biến động tại một địa điểm nghiên cứu có phù hợp với xu hướng
chung của tồn quốc, tồn vùng hay không. Đồng thời đánh giá sự biến động, chỉ ra

4

TIEU LUAN MOI download :


nguyên nhân gây biến động từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển
lớp phủ thực vật rừng nơi đây.
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật Hƣơng Sơn
Rừng Hương Sơn được phát triển trên nền núi đá vôi khô cằn và độ mùn rất
thấp. Sự tồn tại của thảm thực vật rừng tại đây thật mỏng manh và nếu bị khai thác
kiệt thì rất khó phục hồi.
Vì vậy, bảo vệ rừng nói chung, các loại thảm thực vật ở Hương Sơn nói riêng
là rất cần thiết và đã được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan khoa học Trung
ương quan tâm từ lâu.
Năm 1991, theo Báo cáo về điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên sinh vật ở
Hương Sơn của Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam) có 4 kiểu thảm thực vật trên cạn:
-

Rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển ở thung
lũng và chân núi đá vôi.

-

Rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển trên sườn núi
đá vôi.


-

Rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ phát triển trên các đỉnh núi đá vôi
hoặc ở sườn vách núi có độ dốc lớn.

-

Rừng trồng.

Ngồi ra, Hương Sơn cịn có kiểu thảm thực vật thủy sinh và ngập nước.
Về hệ thực vật đã thống kê được 550 loài thuộc 190 họ của 6 ngành thực vật
bậc cao có mạch.
Năm 2005, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (Bộ xây dựng) hoàn thành
báo cáo “Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề rừng đặc dụng Hương Sơn – Mỹ
Đức – Hà Tây” đã cơng bố 665 lồi thuộc 149 họ thực vật bậc cao có mạch; và 3
kiểu thảm thực vật:

5

TIEU LUAN MOI download :


-

Kiểu phụ rừng nguyên sinh nghèo trên đất kiệt nước núi đá vơi xương
xẩu bị tác động trung bình.

-

Kiểu phụ rừng thứ sinh nghèo kiệt trên đất kiệt nước núi đá vơi xương

xẩu bị tác động mạnh đã thối hóa.

-

Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tạo trồng trên đất núi đá vôi kiệt nước
xương xẩu.

Năm 2007, Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ đưa ra báo cáo:
“Điều tra, nghiên cứu đánh giá đa dạng thực vật khu vực Hương Sơn, trên cơ sở đề
xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên” đã thống kê được
823 loài, 540 chi thuộc 182 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Và 6 kiểu
trạng thái thảm thực vật trên cạn, 1 kiểu trạng thái thủy sinh – ngập nước:
-

Rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển ở thung
lũng và chân núi đá vôi.

-

Rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển trên sườn núi
đá vôi.

-

Rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ phát triển trên các đỉnh núi đá vôi
hoặc ở sườn vách núi có độ dốc lớn.

-

Trảng cỏ phát triển trên sườn, vách núi đá vôi.


-

Rừng thưa, trảng cây bụi trên núi đất.

-

Rừng trồng.

-

Thảm thực vật thủy sinh và ngập nước.

Năm 2011, Công ty Tư vấn Đầu tư và Phát triển Lâm nghiệp - Trường Đại
học Lâm Nghiệp hoàn thành báo cáo kết quả cơng trình: “Đánh giá tính đa dạng
sinh học và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng
đặc dụng Hương Sơn – Hà Nội” (TS. Nguyễn Minh Thanh chủ nhiệm cơng trình)
đã công bố rừng đặc dụng Hương Sơn là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa
đai thấp (ở miền Bắc Việt Nam) với kiểu phụ thổ nhưỡng chính là: Rừng nhiệt đới

6

TIEU LUAN MOI download :


thường xanh trên đất kiệt nước núi đá vôi xương xẩu. Kiểu rừng này trước kia bị
ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của con người và nhiều nhân tố khác đã hình thành
các kiểu phụ sau:
-


Kiểu phụ rừng thứ sinh trên đất kiệt nước núi đá vôi bị tác động trung
bình.

-

Kiểu phụ rừng thứ sinh nghèo kiệt trên đất kiệt nước núi đá vôi xương
xẩu bị tác động mạnh.

-

Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tạo trồng trên đất núi đá vôi kiệt nước
xương xẩu.

-

Kiểu thảm thực vật thủy sinh và ngập nước.

Như vậy, việc nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật Hương Sơn đã được
quan tâm. Tuy nhiên, do sự biến đổi và chịu nhiều tác động theo thời gian nên quá
trình diễn thế của thảm thực vật Hương Sơn diễn ra liên tục và khá phức tạp, trong
đó diễn thế thứ sinh nhân tác chiếm vai trị chủ yếu và làm cho diện tích các loại
thảm thực vật trong khu vực này có nhiều thay đổi; cũng như chưa có sự thống nhất
trong việc phân chia thảm thực vật. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm trạng thái
rừng và sự biến động các kiểu thảm thực vật trong khu vực là cần thiết, nhằm đánh
giá độ đa dạng thảm thực vật Hương Sơn, nguyên nhân và xu hướng biến động
thảm thực vật góp phần làm cơ sở đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển hệ
thực vật nơi đây.

1.2. ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG NGHIÊN CỨU SINH
THÁI HỌC

1.2.1. Hệ thông tin địa lý – GIS
GIS (Geographic Information Systems) là công nghệ xử lý dữ liệu không
gian. Hệ thống thông tin địa lý – GIS là một tổ chức tổng thể của bốn hợp phần:
phần cứng máy tính, phần mềm, tư liệu địa lý và người điều hành được thiết kế hoạt
động một cách có hiệu quả nhằm tiếp cận, lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiển thị
tồn bộ các dữ liệu địa lý [3].

7

TIEU LUAN MOI download :


Trong những năm gần đây, GIS đã phát triển và được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau từ quy mơ địa phương đến quy mơ tồn cầu. Phạm vi nghiên
cứu của GIS mang tính chất đa ngành và là chất xúc tác cho sự hình thành những
khảo hướng liên ngành. GIS đã tạo ra một hướng phát triển mới của tin học, tạo ra
các bản đồ số hóa hấp dẫn và giúp tạo ra những những công cụ thiết yếu cho quản
lý tổng hợp tài nguyên và môi trường [3].
Từ khi hình thành, GIS đã trở nên quan trọng và rất cần thiết trong việc quản
lý, giám sát TNTN bao gồm điều tra, giám sát tài nguyên đất, tài nguyên nước, điều
tra, giám sát môi trường, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá biến động lớp phủ rừng,
trong công tác thủy lợi GIS được sử dụng trong quan trắc vùng ven sơng, dự báo xói
lở, biến động lịng hồ, lịng sơng, cảnh báo lũ, đánh giá rủi ro thiên nhiên ...
Dữ liệu khơng gian của GIS có 2 loại chính là raster và vector. Raster sử
dụng các ơ để thể hiện sự vật có thực trên thế giới. Các ô này được gắn với giá trị
bằng số để thể hiện sự vật thực trên thế giới. Ví dụ một ô có số 353 có thể đại diện
cho đầm lầy, núi, sông hoặc bất kỳ hiện tượng vật lý nào trên trái đất mà GIS có thể
mơ tả được. Vector thể hiện thế giới bằng các điểm, đường, thẳng, vùng. Loại
vector cho cái nhìn trực quan, loại raster nhìn giống như các trang Excel, tuỳ thuộc
vào từng nghiên cứu mà sử dụng loại nào hay kết hợp cả 2 loại, ví dụ để phân tích

địa hình, địa thế cho một khu vực thì vector phù hợp hơn, nhưng raster lại phù hợp
với việc chồng xếp các lớp bản đồ.
Ở Hoa Kỳ, từ khi GIS được chấp nhận thì nó đã nhanh chóng được các nhà
STH quan tâm và sử dụng trong các nghiên cứu của mình. Tổ chức Khoa học Quốc
gia Hoa Kỳ (NSF) đã thúc đẩy việc sử dụng GIS vào STH bằng việc tài trợ cho các
lớp tập huấn và các thiết bị GIS thơng qua Chương trình Nghiên cứu sinh thái và
Trung tâm phương tiện Sinh học lâu dài [3].
Hàng loạt hội nghị quốc tế về hội nhập GIS và mơ hình mơi trường đã được
diễn ra dưới sự bảo hộ của Trung tâm Quốc gia về Thơng tin và Phân tích Địa lý
Hoa Kỳ là mấu chốt trong sự thay đổi các kiến thức và ý tưởng của việc ứng dụng
GIS trong STH [3].

8

TIEU LUAN MOI download :


Trong suốt 20 năm qua, các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức quốc
tế đã sử dụng kỹ thuật GIS chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.
Tại Hội nghị những người sử dụng ARC/INFO (một phần mềm chuyên dụng về
GIS, hiện được tích hợp trong ArcGIS của hãng ESRI) năm 1992, các nhà khoa học
đã nhất trí rằng để bảo vệ mơi trường một cách bền vững và hạn chế những suy
thoái đang diễn ra, cần thiết phải ưu tiên đưa GIS vào ứng dụng trong lĩnh vực
nghiên cứu và quy hoạch sản xuất nơng lâm nghiệp, bằng cách này có thể tìm kiếm
những mơ hình sử dụng đất bền vững nhằm xố đi hoặc giảm bớt những hiểm hoạ
đối với môi trường tự nhiên và với lồi người (như tình trạng phá rừng để canh tác,
tình trạng xói mịn và suy thối đất đai, tình trạng ơ nhiễm mơi trường…). Do vậy
tiềm năng ứng dụng GIS trong định hướng sản xuất nông lâm nghiệp đã được mở
rộng và ngày càng tỏ ra hiệu quả, trở thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với
các nhà STH, các chuyên gia quy hoạch và nhà quản lý.

1.2.2. Vai trò của GIS trong nghiên cứu sinh thái
Trong nghiên cứu STCQ, GIS có 6 chức năng quan trọng chính sau (Stow,
1993):
-

Cấu trúc cơ sở dữ liệu để lưu giữ, trình bày, phân tích, mơ hình hóa và hiển
thị các dữ liệu HST trong một vùng rộng (Ricketts, 1992).

-

Trình bày các dữ liệu HST từ các tỷ lệ khác nhau thành một cấu trúc có trật
tự (Raynal et al., 1996); (Hansen, 1996).

-

Phân tích khơng gian và phân tích thống kê của những phân bố STH, ví dụ:
biến động thảm thực vật và biến động sử dụng đất, ảnh hưởng của động vật
hoang dã lên thảm thực vật, mô tả các nơi ở... Những thông tin có được từ
những phân tích này thường dùng để quan trắc và so sánh các chỉ thị môi
trường (Goossens et al., 1993) hoặc để kiểm tra tính hiệu lực của mức độ bảo
tồn hiện có (Bushing, 1997).

-

Tích hợp viễn thám (Robin, 1995).

-

Mơ hình hóa (Steyaert & Goodchild, 1994).


9

TIEU LUAN MOI download :


Ứng dụng GIS với nhiều loại ảnh vệ tinh khác nhau cùng với các công cụ phần
mềm hỗ trợ đã tạo được một bước tiến mới về quy trình thành lập bản đồ. Việc kết
hợp ứng dụng các phần mềm xử lí ảnh và các phần mềm GIS sẽ là một cơng cụ hữu
hiệu trong việc đốn đọc và điều vẽ ảnh vệ tinh đồng thời rút ngắn thời gian và nâng
cao độ chính xác cho việc thành lập bản đồ và phân tích thơng tin địa lý.
1.2.3. Viễn thám (Remote sensing – RS)
Viễn thám là khoa học thu nhận thông tin phản ánh về vật thể mà không tiếp
xúc trực tiếp với vật thể đó [13]. Từ khi ra đời, viễn thám đã và đang trở nên một
phương pháp nghiên cứu rất có hiệu quả bởi những ưu thế của nó. Phương pháp
viễn thám và GIS được kế thừa các phương pháp truyền thống trước đó như điều tra
đo đạc, mơ tả mặt đất... và từ đó hồn thiện cao hơn bằng máy bay, tàu vũ trụ và vệ
tinh. Cùng với sự tiến bộ của khoa học máy tính và khoa học địa lý đã mở ra các
ứng dụng mới của viễn thám như: quản lý, giám sát các loại tài nguyên, theo dõi
biến động tài nguyên, biến động lớp phủ thực vật, thành lập bản đồ rừng ngập mặn
... đáp ứng ngày càng cao và đa dạng của các mục đích sử dụng.
1.2.4. Tích hợp viễn thám và GIS
Viễn thám là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng của GIS vì phần nhiều nguồn
thơng tin cần thiết đối với các nhà STH lại không được thể hiện trên bản đồ [13].
Trên thế giới, việc sử dụng ảnh vệ tinh trong nghiên cứu TNTN đã được tiến
hành từ những năm 1970 sau khi Mỹ phóng thành cơng vệ tinh tài nguyên đầu tiên
Landsat 1 vào ngày 23/07/1972 (Estes & Senger, 1974). Đặc biệt, ở Việt Nam, việc
phóng thành cơng vệ tinh VINASAT-1 vào ngày 19/04/2008 đã mở ra một hướng đi
mới trong ứng dụng ảnh viễn thám. Việc phóng thành cơng vệ tinh VINASAT-2
ngày 16/05/2012 của Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam VNPT đã một lần
nữa khẳng định việc làm chủ không gian quỹ đạo của Việt Nam, cũng như năng lực

của VNPT trong việc làm chủ công nghệ viễn thông tiên tiến, càng chứng tỏ những
ưu việt của viễn thám đối với nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau.

10

TIEU LUAN MOI download :


1.2.5. Viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ lớp phủ thực vật
Công nghệ viễn thám là một phần của công nghệ vũ trụ, tuy mới phát triển
nhưng đã nhanh chóng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và được phổ biến rộng rãi
ở các nước phát triển. Công nghệ viễn thám đã trở thành phương tiện chủ đạo cho
công tác giám sát TNTN và môi trường ở cấp độ từng nước, từng khu vực và trong
phạm vi toàn cầu. Khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám ngày càng được nâng
cao, đây là lý do dẫn đến tính phổ cập của công nghệ này.
Công nghệ viễn thám hiện nay đã được các nhà STH và các nhà quản lí tài
nguyên sử dụng ngày càng rộng rãi và đã trở thành một cơng cụ có giá trị to lớn.
Cơng cụ viễn thám và GIS với các phần mềm có chức năng phân tích, xử lý
dữ liệu nhanh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong những năm gần đây, GIS được sử dụng như một công cụ đắc lực trong công
tác nghiên cứu, quản lý, khai thác cũng như bảo vệ môi trường. Các bản đồ quy
hoạch, bản đồ xói mịn đất tiềm năng, bản đồ hiện trạng rừng, hiện trạng giao
thơng.v.v… có thể được thành lập bằng cơng cụ GIS.
Nhìn chung, dữ liệu ảnh viễn thám thuận tiện cho việc thành lập bản đồ lớp
phủ mặt đất, tạo các bản đồ chỉ số như chỉ số thực vật. Dựa vào độ phân giải thời
gian của ảnh ta có thể nhận ra biến động lớp phủ mặt đất. Sản phẩm của dữ liệu viễn
thám, kết hợp với dữ liệu GIS nhằm tạo ra thông tin hữu ích cho việc đánh giá, trợ
giúp quyết định liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nói chung và lớp phủ thực vật
nói riêng.
Ở Việt Nam, nhiều cơng trình nghiên cứu đã ứng dụng viễn thám trong công

tác quy hoạch, giám sát biến động TNTN và được đánh giá cao như: Chương trình
quy hoạch tổng thể phát triển Tây Nguyên (1982-1993); Nghiên cứu biến động rừng
ngập mặn Cà Mau (1985); Dự án thành lập bản đồ sử dụng đất đầu nguồn sông Mê
Kông (1986-1987) – UB Mê Kông; Dự án áp dụng viễn thám theo dõi biến động
các khu bảo tồn tự nhiên (1991-1995) – WWF…

11

TIEU LUAN MOI download :


Không những được sử dụng để điều tra và thành lập bản đồ các HST, bản đồ
sử dụng đất, bản đồ lớp phủ thực vật, nghiên cứu và theo dõi các hiện tượng thiên
tai như: ngập lụt, cháy rừng, tai biến địa chất... mà ảnh vệ tinh đa thời gian đã được
sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất để khảo sát biến động của nhiều hợp phần
môi trường thiên nhiên như: biến động rừng ngập mặn, diễn biến rừng, biến động
lớp phủ thực vật, biến động bờ biển, lịng sơng... Từ đó đánh giá sự biến động, tìm
hiểu nguyên nhân làm biến động, xu hướng biến động và đưa ra các hướng phục hồi
HST rừng, bảo vệ TNTN và ĐDSH.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế nổi bật, phương pháp viễn thám và GIS
vẫn có những hạn chế nhất định như: đầu tư khá lớn, cần đầu tư cả trang thiết bị kỹ
thuật cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ, mức độ chi tiết của thông tin có giới hạn
nhất định... Vì vậy, việc áp dụng phương pháp này trong chừng mực nào đó cịn phụ
thuộc vào khả năng kinh tế, kỹ thuật cũng như yêu cầu mức độ chất lượng thơng tin
để từ đó đưa ra các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật cho phù hợp với các lĩnh vực
chuyên môn khác nhau.

12

TIEU LUAN MOI download :



CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là lớp phủ thực vật xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức –
Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được triển khai từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 11 năm 2012.
Các đợt điều tra, khảo sát thực địa được tiến hành trong 3 đợt:
+ Đợt 1: Từ 10/12/2010 đến 17/12/2010.
+ Đợt 2: Từ 15/3/2011 đến 23/3/2011 (Thời gian trong mùa lễ hội
chùa Hương).
+ Đợt 3: Từ 12/6/2011 đến 17/6/2011 (Thời gian sau mùa lễ hội
chùa Hương).
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu sự biến động lớp phủ
thực vật trong các giai đoạn 2000-2006 và 2006-2009 của khu vực tại 3 mốc thời
gian: 2000, 2006, 2009. Nếu tính từ khi ban quản lí RĐD Hương Sơn được thành
lập (năm 1994) cho đến năm 2000 thì thời gian này tương đối ngắn, rừng mới được
bảo vệ nghiêm nghặt nên chủ yếu là biến động theo hướng phục hồi rừng. Từ năm
2000-2006 là khoảng thời gian có thể thấy sự thay đổi đáng kể diện tích lớp phủ khu
nghiên cứu và giai đoạn 2006-2009 là khoảng thời gian mà diện tích rừng của Việt
Nam tăng đáng kể (với mức tăng trung bình hàng năm là 0,4%) và được xếp vào
nhóm 5 nước có tốc độ phục hồi rừng nhanh nhất thế giới. Mặt khác, với các mốc
thời gian này đề tài thu thập được các tài liệu nghiên cứu một cách đầy đủ nhất.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn tài liệu gồm:
1, Ảnh Landsat xã Hương Sơn năm 2000, độ phân giải không gian 30m.

13


TIEU LUAN MOI download :


2, Ảnh IKONOS xã Hương Sơn năm 2006, độ phân giải không gian 0,6m.
3, Bản đồ hiện trạng rừng xã Hương Sơn năm 2009 tỷ lệ 1: 35 000, các
nghiên cứu động, thực vật trước đây, bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, ....
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
* Điều tra thực địa
Phương pháp này được thực hiện trong quá trình triển khai nhiệm vụ, kết hợp
các dữ liệu, thơng tin để làm cơ sở giải đốn.
Cơng việc thực địa bao gồm: Thu thập số liệu, sử dụng máy định vị GPS để
kiểm chứng kết quả xử lí ảnh.
- Lên kế hoạch đi thực địa. Mục đích của các chuyến đi thực địa là đánh giá
và kiểm tra độ chính xác kết quả giải đoán, dùng GPS và chụp ảnh để lấy mẫu thảm
thực vật đặc trưng và chưa chính xác để chỉnh sửa lại kết quả phân loại chưa chính
xác trước đó. Ngồi ra, các chuyến đi thực địa cịn nhằm thu thập số liệu và các
thơng tin cần thiết về tình hình quản lí sử dụng tài ngun thông qua gặp gỡ cán bộ
cấp huyện, xã.
- Các số liệu về tài nguyên động thực vật, tình hình khai thác, sử dụng và bảo
vệ rừng cịn được tìm hiểu thông qua phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ quản
lí RĐD Hương Sơn bằng những câu hỏi gợi mở, đơn giản.
- Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và thay đổi lớp phủ
thực vật khu vực nghiên cứu như: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai,
các quần xã thực vật chủ yếu, tác động của động vật và con người lên các điều kiện
tự nhiên.
* Điều tra kinh tế xã hội
Kế thừa các số liệu trong báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội của UBND xã
Hương Sơn. Trong đó lưu ý đến những vấn đề có ảnh hưởng đến quá trình diễn thế

của thảm thực vật và diện tích rừng như: chất lượng đời sống và thu nhập của nhân

14

TIEU LUAN MOI download :


dân, các hoạt động sản xuất, hoạt động du lịch, tình hình khai thác và bảo vệ rừng,
trình độ dân trí của người dân và nhận thức của du khách, công tác giáo dục, …
Tiến hành điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KTXH, cơng tác quản lí,
các hoạt động phát triển và khai thác môi trường và sự tiếp cận của người dân với
rừng.
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích khơng gian
* Phương pháp xử lí tài liệu viễn thám:
Sử dụng các tư liệu viễn thám để nghiên cứu, đánh giá tổng quát khu vực
nghiên cứu, xác định ranh giới các HST và các thảm thực vật khu nghiên cứu.
Các thông tin của ảnh vệ tinh thường được lưu giữ dưới dạng phim ảnh và
băng từ. Sau đó là việc xử lí ảnh, làm tăng độ nét của ảnh. Dựa trên những quy luật
chung về sự tương tác giữa thảm che phủ và năng lượng điện từ, sự hiểu biết những
đặc điểm chung về thảm thực vật tại các vùng miền núi và việc thu thập các điểm
thực địa cũng như lấy mẫu đối với từng loại thảm thực vật khác nhau, có thể phác
họa được sự phân lớp chung nhất cho thảm thực vật. Từ đó chia ra các lớp thảm che
phủ từ ảnh vệ tinh: thảm thực vật dày, thảm thực vật kém dày hơn, thảm thực vật cỏ
và cây bụi, đất trống đồi trọc và nước.
-

Trong việc xử lí thơng tin viễn thám thì giải đốn ảnh bằng mắt (visual
interpretation) là công việc đầu tiên. Giải đoán bằng mắt thường là phương
pháp khoanh định các vật thể cũng như xác định trạng thái của chúng nhờ
phân biệt các đặc tính thể hiện trên ảnh (màu sắc, kiến trúc, quan hệ với các

đối tượng xung quanh…). Phương pháp này có thể áp dụng trong mọi điều
kiện trang thiết bị từ đơn giản đến phức tạp. Hình thức này cho phép xác
định các phân bố không gian của thảm che phủ trong khu nghiên cứu nhờ
kinh nghiệm giải đoán, hiểu biết về sự phân bố thảm thực vật tại các vùng
núi và chìa khóa giải đốn. Các đối tượng giải đoán trên ảnh vệ tinh là: các
loại thảm thực vật rừng, rừng trồng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp,
sông suối và mặt nước, đất trống và đất chưa sử dụng.

15

TIEU LUAN MOI download :


×