Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chớ coi thường : Người trẻ tuổi cũng có thể bị phong thấp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.88 KB, 5 trang )




Chớ coi thường : Người
trẻ tuổi cũng có thể bị
phong thấp


Nhiều người tưởng rằng phong thấp là bệnh của tuổi già. Nhưng họ đã
nhầm to, vì không hiếm người ở độ tuổi 20-40 cũng mắc bệnh này. Khi
đó, phải chuẩn bị tư tưởng để chung sống suốt đời với nó.
Giai đoạn chuyển mùa là những ngày khổ cực nhất của người bị bệnh phong
thấp. Họ thường than thở rằng da thịt, thậm chí toàn bộ xương cốt trong
người cứ như bị bó chặt, đau tựa kim châm, như bị dao cứa…
Phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương. Triệu chứng ban đầu là khớp
xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, hiện
tượng này chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng
bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương còn lại. Đặc trưng của bệnh
là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Nếu thấy xuất hiện thêm triệu
chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy có nghĩa là bệnh đã
chuyển thành mạn tính.
Triệu chứng của bệnh phong thấp rất dễ lẫn với một số bệnh xương khớp
khác như chứng khớp xương biến dạng, hiện tượng xương và khớp bị lão
hóa. Vì vậy, trong thực tế, đã có những người bị chẩn đoán mắc chứng
phong thấp, nhưng khi khám kỹ ở chuyên khoa thì hóa ra lại bị khớp xương
lão hóa, biến dạng.
Về điều trị, loại hoóc môn do vỏ bên ngoài tuyến thượng thận tiết ra rất công
hiệu với bệnh. Tuy nhiên, ngoài những tình huống đặc biệt, không nên sử
dụng vì hoóc môn này làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với vi khuẩn và
gây những phản ứng phụ khó lường. Nhưng dù dùng loại thuốc nào, người
bệnh đều phải nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài việc


dùng thuốc, có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: dùng sóng
cực ngắn, tắm hơi (xông hơi), tắm nước nóng, châm cứu, tắm nắng…
Điều tối quan trọng trong việc điều trị bệnh phong thấp là chuẩn bị tâm lý
chữa bệnh. Đây là thứ bệnh chưa rõ nguyên nhân và chưa có phương sách gì
điều trị dứt điểm. Vì vậy, cần chuẩn bị tư tưởng và có kế hoạch để “chiến
đấu” lâu dài
Biểu hiện bệnh này như thế nào?
1. Viêm khớp: là biểu hiện thường gặp nhất, có ở 75% các bệnh nhân phong
thấp ở giai đoạn cấp tính. Viêm khớp thường xảy ra sau 1-2 tuần bị viêm
họng với sốt, đau họng, nuốt đau, họng bị đỏ, sần sùi, 2 amidan to, đỏ nhưng
có khi không có viêm họng đi trước.
Viêm khớp biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Thường là viêm nhiều khớp; khớp
lớn: khớp gối, khuỷu, vai, cổ tay, cổ chân; di chuyển từ khớp này qua khớp
khác rất nhanh, đôi khi có tràn dịch với nước trong, nhưng không bao giờ
hóa mủ, tự khỏi sau 5-15 ngày, không để lại di chứng, không biến dạng
khớp, không cứng khớp, không teo cơ, không giới hạn cử động kéo dài, chỉ
trừ lúc khớp đang viêm, bệnh nhân có thể không đi được do đau trong vài
ngày rồi tự lành dù không điều trị.
2. Viêm tim: là biểu hiện nặng nhất ở trẻ em, có thể gây tử vong nếu nặng
và thường để lại di chứng tạo thành các bệnh van tim hậu thấp.
Viêm tim từng xảy ra trong đợt thấp lần đầu hay lần thứ hai, có thể xuất hiện
một mình hoặc kèm theo các triệu chứng khác ở khớp, da, thần kinh. Thấp
tim đợt cấp có thể gây Viêm nội tâm mạc, cơ tim, màng ngoài tim hay cả 3
lớp cùng một lúc.
- Ðể có ý niệm về tiên lượng, có thể chia ra ở các mức độ:
. Viêm tim nhẹ
. Viêm tim trung bình
. Viêm tim nặng
3. Múa vờn: xảy ra ở khoảng 10-15% các bệnh nhân bị thấp. Múa vờn có
thể là một triệu chứng đơn độc của phong thấp hoặc có thể phối hợp với

nhiều triệu chứng khác.
Ðây là biểu hiện của thần kinh trung ương, thường xảy ra chậm 2 – 6 tháng
sau khi bị viêm họng, khi đó các triệu chứng khác của phong thấp đã hết.
Bệnh bắt đầu từ từ, trẻ đang bình thường, bắt đầu có những động tác vụng về
như cầm đồ vật hay bị rớt, viết chữ xấu đi, không thẳng nét; trẻ trở nên ngớ
ngẩn, học kém hơn bình thường.
Ðến giai đoạn toàn phát, trẻ hay hốt hoảng, lo lắng, nói năng khó khăn, nói
không thành câu, viết khó, chữ viết xiêu vẹo, không ngay hàng, vẽ khó, làm
những động tác khéo léo bằng tay khó khăn, đi đứng loạng choạng muốn
ngã, nghiến răng, sức cơ trở nên yếu rồi không đi được.
Khi bệnh nặng, trẻ có những động tác bất thường, tay chân múa may, quờ
quạng. Hai tay không giữ yên được, luôn luôn có những động tác bất
thường, không chính xác, biên độ rộng, không nhịp nhàng. Các cơ hay bị tổn
thương nhất là ở mặt và 2 tay. Múa vờn thường được khởi phát bởi xúc động
về tâm lý, tăng mạnh bởi các kích thích từ bên ngoài, gắng sức, mệt mỏi và
lắng dịu khi trẻ ngủ. Múa vờn thường kéo dài cả mấy tuần, mấy tháng, có
khi cả năm nhưng không để lại di chứng.
4. Nốt cục dưới da: là những hạt tròn, cứng, di động, không đau, sờ được ở
những xương nhô ra và có da mỏng như khủy tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân,
da đầu vùng chẩm, xương bả vai, gai xương chậu, xương sống xuất hiện
trong vài ngày hoặc vài tuần rồi hết, không để lại di chứng. Ngày nay, các
nốt cục dưới da này ít gặp, chỉ thấy ở khoảng 1% số bệnh nhân phong thấp.
5. Hồng ban vòng: là triệu chứng ngoài da điển hình của phong thấp nhưng
cũng hiếm gặp khoảng dưới 5%. Ðó là các đốm màu hồng, ở giữa nhạt màu
hơn, có bờ tròn xung quanh, thường thấy ở ngực, gốc tứ chi, không có ở mặt
và niêm mạc. Hồng ban thường di chuyển, không ngứa và thường để lại di
chứng.




×