Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.3 KB, 5 trang )
Chớ xem thường triệu chứng sốt
Sốt có thể chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường, nhưng biết đâu nó là
dấu hiệu của cúm A type H5N1! Sốt cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh
trầm trọng khác như nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, lao...
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Đó là tình trạng sốt dai dẳng cả tuần lễ nhưng không tìm được nguyên
nhân. Các trường hợp cần lường đến là:
Bệnh nhiễm khuẩn như lao, áp xe phổi, nhiễm khuẩn mủ huyết, nhiễm
khuẩn đường mật, đường niệu, túi thừa đại tràng bội nhiễm, sốt thương hàn, phó
thương hàn, bệnh Brucella, bệnh sốt rét sơ nhiễm...
Nếu đã loại trừ các trường hợp nhiễm khuẩn thì nguyên nhân có thể là ung
thư phổi, ung thư hệ tiêu hóa, tuyến tiền liệt, hệ sinh dục... Đôi khi sốt lại do dược
phẩm.
Với sốt không rõ nguyên nhân, đôi khi phải có hội chẩn với ý kiến đóng
góp của bác sĩ nhiều khoa mới xác định được nguyên nhân.
Sốt do bệnh truyền nhiễm
Sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes egypti truyền bệnh,
có thể lây lan thành dịch rất nhanh. Do đó, nếu có người nhiễm bệnh, cần thông
báo cho y tế địa phương biết để có kế hoạch phòng chống. Biểu hiện của bệnh là
sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu
xuất huyết dưới da thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi
tiêu phân có máu...
Trường hợp trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, chân tay
lạnh, trẻ lờ đờ, đây là biểu hiện của sốc, cần phải cấp cứu kịp thời. Trẻ có nghi ngờ
bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng thuốc hạ sốt loại aspirin vì dễ làm
tăng nguy cơ chảy máu. Nên cho uống giảm sốt loại paracetamol với liều lượng và
dạng thuốc cho trẻ em.
Sốt rét: Bệnh sốt rét quay trở lại từ thập niên 70 với các ký sinh trùng đã đề
kháng với nhiều loại thuốc cổ điển. Bệnh sốt rét đã làm châu Phi phải chi khoảng
12 tỷ USD mỗi năm, chiếm hết 40% ngân sách phục vụ cho sức khỏe cộng đồng