Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bắt chuyện làm quen như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.08 KB, 4 trang )





Bắt chuyện làm quen như thế nào?



1. Nắm bắt thông tin từ câu trả lời
Hãy cố gắng đào sâu những câu trả lời của họ bằng các câu hỏi sâu hơn để thể hiện
sự quan tâm của bạn. Ví dụ, hỏi “quê bạn có đặc sản gì? Tên bạn đặc biệt quá, nó
có ý nghĩa gì không vậy? Hồi cấp 3 bạn học trường nào?… Chú ý, chỉ hỏi những
thông tin sơ bộ về bản thân họ, đừng hỏi các thông tin liên quan đến chuyện tình
cảm cá nhân, thu nhập,… Ở các nước phương Tây, đây là những đề tài tế nhị mà
không ai muốn đề cập đến với một người lạ. Ở Việt Nam, sự cấm kỵ này không rõ
nét, nhưng trong xu thế hiện nay thì bạn có thể tin rằng rất nhiều người cảm thấy bị
làm phiền khi bạn hỏi về cuộc sống riêng tư của họ.
2. Nắm bắt thông tin từ trang phục, hành vi của người đối diện
Nếu tinh ý, chỉ từ việc quan sát hành vi của người đối diện, bạn có thể thu nhận
được một vài thông tin hữu ích về bản thân người đó. Ví dụ như đồng phục trường
học, cơ quan tiết lộ nơi công tác của họ, cách trang điểm, ăn mặc tiết lộ tính
cách,… Một trong những điều chúng ta hay để ý là nhìn xem họ có đeo nhẫn cưới
hay không – việc biết một người đã kết hôn hay chưa quyết định rất nhiều hướng
trò chuyện của bạn.
3. Quan tâm đến lời họ nói và sẵn sàng chia sẻ
Hãy thủ sẵn trong túi những câu hỏi mà bạn cho là thú vị, có thể hỏi được cho
nhiều đối tượng. Dĩ nhiên là những câu hỏi vô thưởng vô phạt, không đòi hỏi sự
hiểu biết chuyên sâu hay sự vắt óc suy nghĩ của người đối diện. Căn cứ vào bối
cảnh trò chuyện mà bạn có thể đưa ra những câu hỏi này cho phù hợp. Ví dụ, đang
đứng ở bãi biển, bạn có thể lấy biển làm đề tài trò chuyện như “biển này đẹp nhỉ,
đây là lần đầu tiên tôi đi biển – thật ngạc nhiên phải không, bạn có bao giờ nghĩ


cuộc sống của mình sẽ kém vui tươi khi không có biển không?…; ở nhà ga, bạn có
thể hỏi người kia đi đâu, quê quán, có hay về quê không…
Khi họ trả lời, hãy tỏ thái độ lắng nghe chân thành, thỉnh thoảng hỏi lại những
điểm bạn cần biết thêm. Sau đó, để cuộc nói chuyện khỏi rơi vào im lặng, bạn có
thể chia sẻ về bản thân bạn. Nếu bạn có khiếu hài hước, hãy là người nói nhiều
hơn. Nhưng nếu bạn không tự tin về khả năng ăn nói của mình, bạn có thể tham gia
cuộc trò chuyện với tư cách là người hỏi và người nghe. Dần dần, khi tự tin hơn,
bạn sẽ nói nhiều hơn đấy.
4. Kết thúc cuộc trò chuyện một cách nhã nhặn
Nếu thấy người kia có thái độ nhấp nhổm, nhìn đồng hồ hay nhìn ra xung quanh,
chắc chắn họ đang đợi ai đó hay có việc quan trọng nào đó. Hãy lịch sự kết thúc
cuộc trò chuyện trước “hình như bạn đang bận phải không, bạn có hẹn à/bạn có
việc bây giờ à… Nếu bạn muốn gặp lại người đó lần nữa, hai người có thể trao đổi
số điện thoại cho nhau, hoặc đơn giản là nick chat yahoo chẳng hạn. Còn nếu đó
chỉ là nói chuyện xã giao, bạn cũng nên chào một cách hóm hỉnh “nếu có duyên thì
gặp lại nhé”…
Nên nhớ rằng, lịch sự không mất gì cả và đừng cho rằng trò chuyện với ai đó là
mất thời gian của cả hai bên. Đây là một cách rất hiệu quả để rèn luyện ký năng
giao tiếp của bạn. Và biết đâu bạn sẽ tìm được một người bạn thú vị, dễ thương nào
đó qua cuộc trò chuyện này? Vậy nên, hãy làm quen và duy trì cuộc trò chuyện
một cách chân thành, thân thiện nhé. Chắc hẳn sẽ có nhiều sự thật bất ngờ đang
chờ đón bạn qua những cuộc trò chuyện như thế

×