Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Người châu Á marketing như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.78 KB, 5 trang )

Người châu Á marketing như thế nào?



Châu Á có nền kinh tế phát triển chậm, đồng thời thái độ, quan điểm của các
doanh nhân châu Á cũng rất khác. Các doanh nhân châu Á thường sử dụng truyền
thống văn hoá, sự hoà thuận hay những hiện tượng rất giản đơn để marketing.

Những chiến lược marketing của doanh nhân châu Á đôi khi rất đơn giản nhưng
lại rất hiệu quả. Sau đây là một số “chiến thuật marketing” hữu hiệu mà doanh nhân
châu Á hay sử dụng:

*) Marketing vào tâm lý của khách hàng:

Hiệu thẩm mỹ Komax của Nhật Bản đã dùng tuyệt chiêu quảng cáo rằng cách
thuê một số người mẫu làm thử một số kiểu tóc mới hoặc kiểu trang điểm mới, sau đó
mỗi ngày tốp người mẫu này tản đi đến các điểm dân cư để cuốn hút sự tò mò làm theo
các kiểu đó. Tất nhiên là họ đã chặn các người mẫu đó để hỏi bằng được địa chỉ nơi
nào làm những kiểu tóc đó để họ bắt chước. Kết quả là chỉ trong vòng ba năm, tiệm
uốn tóc Komax đã thu hút được đại đa số khách hàng ở Tokyo, mọi người rất hãnh
diện khi có một mái tóc làm từ tiệm uốn tóc Komax. Ở hiệu thẩm mỹ Komax còn có
cách quảng cáo ngược từ chống đến vợ, tức là không để cái đẹp chỉ có phụ nữ mới
nghĩ đến. Trong một giải bóng đá quốc tế tại Nhật Bản, Komax đã đưa quảng cáo vào
chương trình giữa giờ, kết quả là các đức ông chồng buộc phải chú ý quan tâm và tìm
hiệu sửa tóc cho vợ mình tại hiệu Komax, dĩ nhiên các bà vợ chiều chồng đã nghe theo
ý kiến của chống nên số lượng khách hàng tăng một cách đột ngột.

Komax còn biết nắm bắt nhanh các cơ hội để quảng cáo, chẳng hạn năm 2002,
người mẫu Linda Lauren đến cửa hàng và chải tóc, đi thi hoa hậu, Komax đã chớp lấy
cơ hội này để quảng cáo ngầm bằng cách đóng cửa hàng 3 ngày liền để trang điểm cho
Linda. Kết quả Linda Lauren đạt giải người đẹp toàn cầu. Từ đó hiệu thẩm mỹ Komax


đi vào lòng người, một nơi làm đẹp lý tưởng.

*) Marketing thông qua việc làm từ thiện và lấy lòng khách hàng

Nhà hàng Lwe Huang, nơi sản xuất bánh ngọt nổi tiếng của Hồng Kông và
Trung Quốc đại lục. Tuy quảng cáo không rầm rộ nhưng chính bằng các công tác từ
thiện khắp các tỉnh và thành phố của Hong Kong và Trung Quốc đã giúp cho nhà hàng
được sự quan tâm, mến mộ của nhiều khách hàng. Gần đây, ông chủ nhà hàng Lwe
Huang đã cho in một tập câu dối Trung Hoa với nhan đề “ý vàng lời ngọc” của quý
khách hàng tặng Lwe Huang, gồm có 99 câu đối nói lên những tình cảm, cảm tưởng,
những suy tư, khích lệ của đông đảo khách hàng. Tập câu đối này được in hơn 45
nghìn bản, phát hành kèm theo các hộp bánh cũng là một cách quảng cáo rất tốt gây ấn
tượng sâu đậm tốt với khách hàng.

*) Marketing dựa trên văn hoá truyền thống

Công ty liên doanh Vewong của Trung Quốc sẵn sàng biếu một chiếc xe máy
Harley cho ai sưu tập đầy đủ tem 12 con giáp được kèm trong những gói mỳ của hãng
Vewong, nếu có 9 con giáp thì được thưởng một máy Radio Catstete Sony.

*) Marketing “một mũi tên trúng hai đích”

Có một doanh nhân là Yusiro Koroko, chủ tịch Hội đồng quản trị của một công
ty bán lẻ của Nhật Bản. Một hôm, Yusiro ra lệnh cho thư ký đến ăn cơm cà ri của một
cửa hàng trong thành phố. Sau bữa ăn viên thư ký liền báo cáo hết những mùi vị ngon
nhất, hợp khẩu vị nhất cho Yusiro nghe.

Yusiro liền cho mời nhân viên báo cơm cà ri của nhà hàng kia đến để ông ta
kinh doanh tại công ty của Yusiro và yêu cầu ông này phải giảm bớt giá từ 4 đến 10
lần mức giá ban đầu, trong đó Yusiro sẽ bù cho 2 đến 10 lần. Sau khi nhà hàng nay

khai trương để kinh doanh, do cơm ngon, giá rẻ nên khách hàng kéo đến ăn rất đông,
nhưng điều quan trọng là khi vô số khác hàng đến ăn cơm ở đây họ còn là người mua
hàng ở công ty bán lẻ của Yusiro.

Như vậy, chính việc mở thêm nhà hàng trong công ty bán lẻ của Yusiro đã
khiến cho lượng lhác tiêu thụ của cửa hàng bách hoá đó tăng lên hàng chục lần. bí
quyết là ở chỗ giảm giá thấp của cửa hàng cơm cà ri để dụ dỗ khách hàng nhằm mở
rộng tiêu thụ hàng hoá trong cửa hàng bách hoá. Khi đó thừa sức để bù đắp lại lợi
nhuận cho quán cơm hạ giá.

*) Marketing trên cơ sở “vương cơ”

Công ty may Hồng Tường, Thượng Hải, Trung Quốc nhiều năm muốn đưa sản
phẩm của mình ra làm ăn ở nước ngoài nhưng chua tìm được cơ hội thuận lợi. Họ phải
đợi đến khi nữ hoàng Anh, Eliizabet II lên ngôi, nhân dịp này hãng của ông ta mang
một bộ trang phục dạ hội tinh xảo đem tặng nữ hoàng khiến cho nữ hoàng rất cảm
động, tán thưởng, tự tay viết thiếp cảm ơn. Người chủ của công ty Hồng Tường đã
đem thiếp này dán trong cửa hàng để quảng cáo cho khách, khiến cho hàng ngàn
khách trong và ngoài nước ùn ún kéo đến tranh nhau xem thiếp cám ơn của nữ hoàng
và ca tụng Hồng Tường quá giỏi. Thế là khách hàng đặt quần áo nườm nượp suốt
ngày.

Trên đây chỉ là một trong số hàng ngàn “chiến lược marketing” của người dân
châu Á. Những chiến lược này tưởng như rất đơn giản, ai cũng có thể nghĩ ra, nhưng
lại rất hiệu quả về mặt thu hút khách hàng.

×