Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu Luận văn: “Nguồn gốc và bản chất của ý thức” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.21 KB, 22 trang )



1






Luận văn:
“Nguồn gốc và bản chất của ý thức”



2
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỷ mới, một câu hỏi lớn đang nổi cộm trong tư duy chính
trị là: Thế giới sẽ sống như thế nào với nước Mỹ lên ngôi đế chế và nước Mỹ
sẽ hành sử thế nào với phần còn lại của thế giới.
Một sự mất cân bằng lớn đang diễn ra trên mọi lĩnh vực < chính trị -
kinh tế - văn hoá - nghệ thuật - tôn giáo > dưới một góc độ, trên tầm bao
quát vĩ mô nhất, cũng nhưẩn chứa len lỏi dưới mọi tầng nấc vi mô nhất. Đây
là nỗi bản khoản, bức xúc tới mức ám ảnh trong đời sống tinh thần của nhân
loại. Tất cả những vấn đề trên đây sẽđược tần nào sáng tỏ, hệ thống qua việc
tìm hiểu, hệ thống về “ý thức và vai trò của nó trong đời sống xã hội".
* Đối với mỗi con người nói riêng và quốc gia trên thế giới tại sao lại không
muốn có một xã hội công bằng - văn minh với những con người văn minh,
một xã hội không có sự bóc lột, tràđạp. Để hiểu rõ vấn đề ta đi sau vào nghiên
cứu đề tài: "Nguồn gốc và bản chất của ý thức. Ý nghĩa đối với bản thân
trong việc phát huy tính năng động chủ quan của con người. Sự vận dụng


của Đảng trong đường lối đổi mới".



3
B. PHẦNNỘIDUNG

I.Ý thức và tính chất của ý thức
1. Nội dung và tính chất của ý thức xã hội.
a. Khái niệm ý thức.
Đề tài đi sâu nghiên cứu một số vấn đề nổi cộm trong xã hội ngày nay
qua những tình thái biểu hiện của ý thức.
* Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng ý thức có một cuộc sống
riêng, tồn tại tách biệt vật chất thậm chí quy định, sinh ra vật chất.
* Chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng ý thức cũng là một dạng vật
chất.
*Chủ nghĩa duy vật cận đại đã thấy được ý thức phản ánh thế giới
khách quan, đã chỉ ra được kết cấu của ý thức song lại chưa thấy nguồn gốc
xã hội và vai trò xã hội của ý thức.
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa, phát triển, khắc tục những
quan niệm trên đưa ra định nghĩa khoa học vềý thức.
+ Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người
thông qua lao động và ngôn ngữ.
+ Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm
giác cho tới tư duy, lý luận trong đó tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.
b) Kết cấu của ý thức
Cũng như vật chất có rất nhiều quan niệm vềý thưc theo các trường
phái khác nhau . Theo quan điểm của CNDVBC khẳng định rằng ý thức làđặc
tính và là sản phẩm của vật chất ,là sự phản ánh khách quan vào bộóc con
người thông qua lao động và ngôn ngữ .Mác nhấn mạnh rằng tinh thần ýthức



4
là chẳng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào bộóc con người vàđược
cải biến trong đó .ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp
gồm ý thức tri thức ,tình cảm ,ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất ,là
phương thức tồn tại của ý thức,vì sự hình thành và phát triển của ý thức có
liên quan mật thiết với quá trình con người nhận thức và cải biến giới tự
nhiên.Tri thức càng được tích luỹ con người càng đi sâu vào bản chất của sự
vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn ,tính năng động của ý thức nhờđó mà
tăng hơn. Việc nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản quan trọng cóý nghĩa
chống quan điểm đơn giản coi ý thức là tình cảm ,niềm tin …Quan điểm đó
chính là bệnh chủ quan duy ý chí của niềm tin mù quáng .Tuy nhiên việc nhấn
mạnh yếu tố tri thức cũng không đồng nghĩa với việc phủ nhận coi nhẹ yếu tố
vai trò tình cảm ý chí.
Tựý thức cũng là một yếu tố quan trọng mà CNDT coi nó là một thực
thểđộc lập có sẵn trong cá nhân ,biểu hiện xu hướng về bản thân mình ,tự
khẳng định cái tôi riêng biệt tách rời xã hội .Trái lại CNDVBC tựý thức làý
thức hướng về nhận thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên
ngoài .Khi phản ánh thế giới khách quan con người tự phân biệt mình ,đối lập
mình với thế giới đó là sự nhận thức mình như là một thực thể vận động ,có
cảm giác ,tư duy có các hành vi đạo đức và vị trí xã hội .Mặt khác sự giao tiếp
xã hội và hoạt động thực tiễn xã hội đòi hỏi con người nhận rõ bản thân mình
và tựđiều chỉnh theo các quy tắc tiêu chuẩn mà xã hội đề ra .Ngoài ra văn hoá
cũng đóng vai trò cái gương soi giúp cho con người tựý thức bản thân .
Vô thức là một hiện tượng tâm lý ,nhưng có liên quan đến hoạt động xảy
ra ở ngoài phạm vi của ý thức .Có 2 loại vô thức: loại thứ nhất liên quan đến
các hành vi chưa được con người ý thức ,loại thứ hai liên quan đến các hành
vi trước kia đãđược ý thức nhưng do lặp lại nên trở thàmh thói quen ,có thể
diễn ra tựđộng bên ngoài sự chỉđạo của ý thức.Vô thức ảnh hưởng đến nhiều

phạm vi hoạt động của con người .Trong những hoàn cảnh đó nó có thểgiúp


5
con người giảm bớt sự căng thẳng trong hoạt động .Việc tăng cường rèn luyện
để biến thành hành vi tích cực thành thói quen ,có vai trò quan trọng trong đời
sống .
c. Nguồn gốc ý thức.
* Nguồn gốc tự nhiên.
Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự
nhiên của ý thức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải
thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức. Dựa trên những thành tựu của
khoa học tự nhiên nhất là sinh lýb học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không
phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có
tổ chức cao là bộóc người. Bộóc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức
là chức năng của bộóc người. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ
sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộóc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt
động bộóc người, do đó khi bộóc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không
bình thường hoặc bị rối loạn. Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt
động sinh lý thần kinh của bộóc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động
sinh lý thần kinh của bộóc người.
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật hiện đại đã tạo
ra những máy móc thay thế cho một phần lao động tríóc của con người.
Chẳng hạn các máy tính điện tử, rôbốt “tinh khôn”, trí tuệ nhân tạo. Song điều
đó không có nghĩa là máy móc cũng cóý thức như con người. Máy móc dù có
tinh khôn đến đâu đi chăng nữa cũng không thể thay thếđược cho hoạt động
trí tuệ của con người. Máy mcó là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra,
còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc không thể sáng tạo lại hiện
thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó chỉ có con

người với bộóc của mình mới cóý thức theo đúng nghĩa của từđó.


6
* Nguồn gốc xã hội.
Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan
trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời
của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá
trình hình thành bộóc người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.
Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ thuộc vào xã hội, và ngay
từđầu đã mang tính chất xã hội.
Loài vật tồn tại nhờ vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên dưới
dạng trực tiếp, còn loài người thì khác hẳn. Những vật phẩm cần thiết cho sự
sống thường không có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tạo từ những vật
phẩm ấy. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách
quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới cóý
thức về thế giới đó.
Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu nhận
thụđộng. Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực,
bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận
động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác
động vào bộóc người. Ý thức được hình thành không phải chủ yếu là do tác
động thuần tuý tự nhiên của thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới đó.
Quá trình hình thành ý thức là kết quả hoạt động chủđộngu của con người.
Như vậy, không phải ngẫu nihên thế giới khách quan tác động vào bộóc người
để con người có thức, mà trái lại, con người cóý thức chính vì con người
chủđộng tác động vào thế giới thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế
giới. Con người chỉ cóý thức do có tác động vào thế giới. Nói cách khác, ý
thức chỉđược hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ
tác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới,

ngày càng làm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới.


7
Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh
nghiệm cho nhau. Chính nhu cầu đóđòi hỏi sự xuất hiện của ngôn ngữ.
Ph.Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy
rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng phát triển với lao
động,l đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”.
Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ vào lao động mà hình thành.
Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín
hiệu này - tức ngôn ngữ, thìý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn
ngữ, theo C.Mác là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể cóý thức. Ngôn ngữ (tiếng
nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy.
Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá, mới có
thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính. Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết
của người này được truyền cho người kia, thế hệ này cho thế hệ khác. Ý thức
không phải là hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất
xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thìý thức
không thể hình thành và phát triển được. Như vậy, ngôn ngữ là yếu tố quan
trọng để phát triển tâm lý, tư duy và văn hoá con người, xã hội loài người nói
chung. Vì thế Ph. Ăngghen viết: “sau lao động vàđồng thời với lao động là
ngôn ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu” của sự chuyển biến bộ não của
con người, tâm lýđộng vật thành ý thức.
d) Bản chất của ý thức
Từ việc xem xét nguồn gốc của ý thức ,có thể thấy rõý thức có bản tính
phản ánh,sáng tạo và bản tính xã hội .
Bản tính phản ánh thể hiện về thế giới thông tin bên ngoài ,là biểu thị nội
dung được từ vật gây tác động vàđược truyền đi trong quá trình phản ánh .

Bản tính của nó quy đinh mặt khách quan của ý thức, tức là phải lấy kháh
quan làm tiền đề ,bị nó quy định nội dung phản ánh là thế giới khách quan.


8
Ý thức ngay từđầu đã gắn liền với lao động ,trong hoạt động sáng tạo cải
biến và thống trị tự nhiên của con người vàđã trở thành mặt không thể thiếu
của hoạt động đó .Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ nó không chụp lại
một cách thụđộng nguyên xi mà gắn liền với cải biến ,quá trình thu nhập
thông tin gắn liền với quá trình xử lý thông tin .Tính sáng tạo của ý thức còn
thể hiện ở khả năng gián tiếp kháI quát thế giới khách quan ở quá trình
chủđộng ,tác động vào thế giới đó.
Phản ánh và sáng tạo liên quan chặt chẽ với nhau ,không thể tách rời,
không có phản ánh thì không có sáng tạo vì phản ánh làđiểm xuất phát là cơ
sở của sáng tạo. Đó là MQHBC giữa thu nhận xử lý thông tin ,là sự thống
nhất mặt khách quan chủ quan của ý thức.
Ý thức chỉđược nảy sinh trong lao động ,hoạt động cải tạo thế giới của
con người.Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ mà là hoạt động xã
hội. ý thức trước hết là thức của con người về xã hội và hoàn cảnh và những
gìđang diễn ra ở thế giới khách quan về mối liên hệ giữa người và người trong
quan hệ xã hội.Do đóý thức xã hội hình thành và bị chi phối bởi tồn tại xã hội
và các quy luật của tồn tại xã hội đó …ý thức của mỗi cá nhân mang trong
lòng nóý thức xã hội ,Bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính
phản ánh trong sáng tạo.Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng động chủ quan
của ý thức ,ở qaun hệ giữa nhân tố vật chất và nhân tốý thức trong hoạt động
cải tạo thế giới quan của con người.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội àa do những nguyên
nhân sau đây:

- Một là, do bản thân ý thức vốn là cái phản ánh tồn tại xã hội. Sự biến
đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh màý thức xã hội không


9
phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại
xã hội cho nên nó chỉ biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi.
- Hai là, do tính chất bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội cụ thể
và những tư tưởng chứa đựng trong các hình thái đó (thí dụ tư tưởng tôn giáo,
những quan niệm và chuẩn mục đạo đức, những tập tục v.v ).
- Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập
đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy những tư tưởng cũ,
lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá
nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
b. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển .
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội
cóý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội.
Lênin viết: “Văn học vô sản phải là sự phát triển lôgích của tổng số
kiến thức mà loài người đã tích luỹđược dưới ách thống trị của xã hội tư bản,
xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”.
Chúng ta khẳng định: Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng
giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá
dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự
hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền
văn hoá Việt Nam.
c. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
Ăngghen viết:” Sự phát triển về chính trị, phát luật, triết học, tôn giáo,
văn hoá, nghệ thuật v.v dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cdả những
sự phát triển đóđều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế”.
Mức độảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc

vào những điều kiện lịch sử cụ thể: vào tính chất của các mối quan hệ kinh
tếmà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ


10
tư tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng trong quần chúng.
Cũng do đóởđây cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ vàý thức tư
tưởng phản tiến bộđối với sự phát triển xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những đối lập với chủ nghĩa duy tâm
trong sự tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ cả quan điểm
của chủ nghĩa duy vật tàm thường (hay chủ nghĩa duy kinh tế) phủ nhận tác
dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội và của đời sống tinh thần xã hội nói chung, bác bỏ mọi
quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội
vàý thức xã hội.
II.ÝNGHĨA, VAITRÒCỦAÝTHỨCTRONGĐỜISỐNGXÃHỘI.
Nhận thấy ý thức con người được phản ánh thông qua những tình thái ý
thức xã hội, mà những tình thái đó có tác động trực tiếp tới đời sống xã hội
con người. Đặc biệt trong vấn đề về tư tưởng chính trị pháp quyền - tình cảm
- tri thức vì vậy ta hãy xét tới sự tác động hay vai trò những tình thái ý thức
xã hội này trong đời sống xã hội con người.
1. Tư tưởng chính trị và pháp quyền.
Tình thái ý thức chính trị xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước nó
phản ánh các quan hẹe chính trị, kinh tế xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các
quốc gia. Nó thể hiện thái độ các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
Chiến tranh vùng vịnh, chiến tranh cô xô vô nổ ra cùng tới một con
kịch phát chưa từng có của chủ nghĩa hẹp hòi, tôn giáo cực đoan lan tràn khắp
nơi và rồi ánh bình mình của thế kỷ XXI đã nhuốm màu bạo lực với sự kiện
ngày 11 -9 -2001 và tiếp nối ngay sau đó là cuộc chiến tranh Atgamixtan cuộc

chiến tranh Mỹ sắp giáng xuống đầu nhân dân I rắc không chỉ và vấn đền
quan hệ song tương giữa một quốc gia dầu lửa bị xếp vào “trục ma quy” với


11
siêu cường duy nhất trên thế giới mà còn là vấn đề thế giới đang phải đối đầu
với chủ nghĩa đơn thương độc đoán Mỹ.
Đã từ lâu Mỹ và một số quốc gia trên luôn đặt thế giới vào tâm trạng
phập phồng bất an. Nhưng Mỹ và các quốc gia đó không nhận thức được hậu
quả hay do cố tình không nhận thấy được hậu quả tất yếu mà Mỹ và các quốc
gia đó do áp đặt quân sự và các chính sách kinh tế khác, trên các quốc gia
(như GHDCND Triều Tiên, Irắc, Afganixtan).
“135 lịch sử kinh hoàng nước Mỹ 11 / 9 /01 đã làm chấn động địa cầu.
Và câu hỏi đặt ra là nguyên nhận thảm hoạ này do đâu? Hậu quảđể lại sau
thảm hoạ trở thành những nguyên nhân của những sự biến mới trên trường
quốc tế là gì?
Hành động tiến công của những tên không tặc khủng bố nhằm vào
nước Mỹ có phải làđiều tất nhiên? Và những đòn tấn công đó vào nước Mỹ
thông qua những cái ngẫu nhiên. Mỹđã bất chấp những cái tồn tại khách quan
luôn phá vỡ những quy ước chung và hành động theo ý thức thuộc cái riêng
mà mình muốn. Và cuộc khủng bố nổ ra lẽđương nhiên là lời cảnh báo buộc
Mỹ phải xem xét lại chính mình về mọi mặt chính trị, quân sự ngoại giao. Mỹ
nên tôn trọng những hiệp định chung đãđược thoả thuận trong các tổ chức
mang tính quốc tế như Liên hợp quốc và liệu rằng những đòn trảđũa của
Mỹđánh vào Irắc có thêm một lần phạm phải sai lầm chủ quan nữa chăng.
2. Hình thái ý thức trong đạo đức - phong tục - tập quán
a) Sự tựý thức về lương tâm, danh dự và lòng tự trọng, v.v phản ánh
khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là nét cơ
bản biểu hiện cái thiện trong con người, và cũng là biểu hiện tố chất nhân văn
của con người. Với ý nghĩa đó, ý thức đạo đức là nhân tố quan trọng của tiến

bộ xã hội, của sự nhân đạo hoá xã hội. Và cũng do đó, các quan niệm về thiện
vàác, về hạnh phúc, công bằng, lương tâm, danh dự, lòng tự trọng trở thành


12
những giá trị phổ biến nhất của ý thức đạo đức trong đời sống văn hoá tinh
thần của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.
b) Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trịđạo
đức mang tính toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và trong các hệ thống
đạo đức khác nhau, có tác dụng điều chỉnh hành vi của mọi người, nhằm giữ
gìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày của từng cá nhân và cộng
đồng bất kể họ thuộc giai cấp nào, dân tộc nào, quốc gia nào.
c) Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp đối kháng thì nội dung của đạo
đức bị chi phối bởi nội dung giai cấp. Trong nội dung của các phạm trùđạo
đức luôn luôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai cấp. Mỗi giai cấp trong
những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội đều tạo ra những quan
điểm đạo đức riêng của mình. Giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên
của xã hội thìđại diện cho một nền đạo đức tiến bộ. Còn các giai cấp đã rời
khỏi vũđại lịch sử thìđại diện cho một nền đạo đức suy thoái. Ph.Ănghen viết:
“Chung quy lại thì mọi thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm
của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và cũng như xã hội cho tới nay
đã phát triển trong sựđối lập giai cấp, đạo đức luôn luôn làđạo đức của giai
cấp. Cho nên hoặc giả nó bênh vực sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống
trị, hoặc giả, khi giai cấp bị trịđã trở nên khá mạnh, thì nó tiêu biểu cho sự nổi
dậy chống kẻ thống trị, hoặc giả, khi giai cấp bị trịđã trở nên khá mạnh, thì nó
tiêu biểu cho sự nổi dậy chống kẻ thống trị và biểu cho lợi ích tương laicủa
những người bịáp bức”.
Hiện nay ở một số nước tư bản phương Tây đang lưu hành một quan
niệm sai lầm cho rằng trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệđã xuất hiện một kiểu đạo đức mới không có tính giai cấp. Trong đó,

người ta đặc biệt nhấn mạnh đến đạo đức tôn giáo như một thứđạo đức duy
nhất có khả năng chỉ ra cho toàn thể loài người con đường phát triển đi lên.
d. Trong lịch sử phát triển của đạo đức các giá trị phổ biến của


13
nóđãkhông ngừng được tạo ra và hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ trong đạo đức
cộng sản các giá trịđó mới có khả năng thể hiện đầy đủ nhất.
Đạo đức cộng sản được hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân, bắt nguồn từđạo đức cách mạng của giai cấp đó, và kế
thừa những giá trịđạo đức của loài người.
Ý thức cóảnh hưởng to lớn trong quá trình hình thành phát triển cũng
như tồn tịa và suy vong đối với phong tục tập quán. Con người sáng tạo ra
lịch sử của mình có vai trò quyết định đối với sự phát triển xã hội mà trong
quá trình đó hình thành ý thức phong tục - tập quán.
3. Vai trò của hình thái ý thức khoa học.
Tri thức khoa học đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp đó
làđặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển của nó trong điều kiện hiện đại. Tri
thức khoa học ngày nay được kết tinh trong mọi yếu tố của lực lượng sản
xuất- trong người lao động và trong đối tượng lao động, trong kỹ thuật, trong
các quy trình công nghệ, trong tổ chức và quản lý sản xuất.
Khoa học ngày nay phát triển theo khuynh hướng vừa phân ngành
mạnh mẽ vừa xâm nhập vào nhau và kết hợp với kỹ thuật thành một sức mạnh
trí tuệ thống nhất để nhận thức và cải tạo hiện thực.
Ngày nay không chỉ có khoa học tự nhiên và kỹ thuật, mà cả khoa học
xã hội cũng phát triển mạnh mẽ, có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát
triển.
4. Vai trò của hình thái ý thức nghệ thuật.
Nghệ thuật chân chính gắn liền với đời sống hiện thực của nhân dân lao
động,l là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua việc đáp ứng

nhu cầu thẩm mỹ của con người. Khi phản ánh thế giới hiện thực trong các
hình tượng nghệ thuật, nghệ thuật đã tác động đến lý trí và tình cảm của con
người, kích thích tính tích cực hoạt động của con người, xây dựng ở con


14
người những hành vi đạo đức tốt đẹp. Thông qua những tác phẩm có giá trị
truyền qua các thế hệ mà nghệ thuật còn giúp con người nhận thức đời sống
xã hội. Như vậy, nghệ thuật đóng vai trò to lớn trong các nhân tố giáo dục con
người, nhận thức và cải tạo hiện thực.
5. Ý thức tôn giáo.
Các biến đổi dữ dội làm đảo lộn thế giới trong thế kỷđầy bão tốđã gây
nên “cuộc khủng hoảng xã hội và thế giới”. Đó là lời đánh giá của chính một
nhân vật quan trọng của toà thánh Vatican, cha Peter Gumpel lúc này có một
cái nhìn toàn cảnh về bức tranh tôn giáo toàn cầu cuối thế kỷ là cần thiết. Có
thể nói bức tranh phức tạp pha trộn nhiều màu sắc thiếu hài hoà.
Ngày nay với sự bùng nổ của nhiều giáo phái khiến trào lưu xã hội có
niều thay đổi, có nhiều giáo phái được hình thành với nghi lễ mới dung tục
học quyền bỏ. Nhiều khi mang tính pha tạp hỗn hợp giả danh khoa học hoặc
trộn lẫn các tín ngưỡng đã có cả trường hợp cực đoan, dẫn đến tự sát tập thể.
Tuy nihên ta nhận thấy mục đích của những đạo giáo này đều hướng con
người tới cái thiện, cái đẹp.
6. Hình thái ý thức khoa học nhân dạng - tâm linh - tín ngưỡng.
Đến cuối thế kỷ 20 ở Phương Đông cũng nhưở phát triển khoa học -
nhân dạng trôi nổi biến tướng nhiều dạng. Xấu nhiều, tốt ít phản khoa học và
bị lợi dụng trở thành một công cụ truyền bá mê tín, có lúc phục vụ cho ýđồ
vàâm mưu chính trị. Khoa học nhận dạng được chuyển thành hai xu hướng:
Một làđược người cầm quyền sử dụng làm thành một công cụ thống trị
có tác dụng được đề cao trong xã hội.
Hai là bịđào thải vì quá nhiều bọn xấu lợi dụng trở thành nghề bói toán

lợi dụng.
Ngày nay khoa học nhận dạng vẫn đang tồn tại trong xã hội, có xu
hướng phát triển mạnh hơn, trong xã hội xuất hiện những trào lưu mạnh


15
mẽhơn. Sở dĩ như vậy bởi con người luôn muốn tìm hiểu những gì quanh
mình. Đặc biệt với những nước Phương Đông khoa học nhận dạng tâm linh -
tín ngưỡng đã phát triển tới mức rất cao. (Trung Quốc - Nhật Bản ).
2. Sự vận dụng của Đảng trong đường lối đổi mới kinh tếở nước ta
hiện nay.
Như chúng ta đã biết sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước,
nền kinh tế miến bắc bị suy giảm nghiêm trọng.Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu
kém,cơ cấu kinh tế mất cân đối ,năng suất lao động thấp…sản xuất nông
nghiệp chưa cung cấp đủ lương thực cho dân ,nguyên liệu cho công nghiệp
,hàng hoá cho xuất khẩu ,ngoài ra còn bị tàn phá nặng nề bởi đế quốc Mĩ .ở
miền nam sau 20 năm chiến tranh nền kinh tế bịđảo lộn ,nông nghiệp bị hoang
hoáở nhiều vùng…
Trước tình hình đóđại hội Đảng ta lần thứ IV đãđề ra chỉ tiêu và kế
hoạch 5 năm 1976-1980 về xây dựng và phát triển vượt quá khả năng kinh tế
1975 phấn đấu dạt 21tr tấn lương thực 1tr tấn cá biển ,1tr ha khai hoang ,
1tr200ha rừng mới 10tr tấn than sạch …ngoài ra còn đề xuất xây dựng thêm
các cơ sở mới về công nghiệp như cơ khí vàđặc biệt là phải cải tạo XHCN ở
miền nam .Những chủ trương chính sách sai lầm đóđã gây tổn hại đến nền
kinh tế cuộc sóng nhân dân…đến hết 1980 ,nhiều chỉ tiêu đề ra chỉđạt được
50-60%, nền kinh tế tăng trưởng chậm ,tổng sản phẩm xã hội bình quân là
1,5% công nghiệp tăng 2,6% nông nghiêp giảm 0,15% .
Đại hội Đảng lần V vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ
,đồng thời cũng chưa đề ra các chính sách mới cho nền kinh tế 1981-1985 .
Chúng ta chưa khắc phục chủ quan trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế ,cảI tạo

XHCN và quản lý kinh tế lại phạm những sai lầm mới rong lĩnh vực phân
phối lưu thông .Nhìn chung vẫn chưa đạt được mục tiêu đại hội V đề ra .


16
Tất nhiên ngoài những yếu tố chủ quan còn có yếu tố khách quan dẫn
đến sự trì trệ của nền kinh tế do chiến tranh ,bối cảnh quốc tế … song chúng
ta vẫn mắc sai lầm chủ quan trong việc quản lý cán bộ ,phát triển LLSX .
Nhắc lại thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất ,thấy rõ
tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị trước khi có công cuộc đổi mới
.Phép BCDV khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì sớm muộn sẽ bịđào
thải .
Trước tình hình kinh tếđó ,Đảng và nhà nước đãđi sâu nghiên cứu
,phân tích tình hình ,lấy ý kiến của nhân dân vàđặc biệt làđổi mới tư duy về
kinh tế .Đại hội Đảng VI đã rút ra kinh nghiệm lớn trong đó có:phải luôn luôn
xuất phát từ thực tế ,tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan .Đảng
đãđề ra đường lối đổi mới ,mở ra bước ngoặt trong sự việc xây dựng CNXH ở
nước ta .
Tại đại hội VI Đảng đã nghiêm khắc tự phê bình ,tìm ra đúng nguyên
nhân khủng hoảng kinh tế xã hội vàđãđề ra nhiều phương hướng nhiệm vụ
trong việc đổi mới ,nhất là về kinh tế ,thực hiện chương trình kinh tế với 3
mục tiêu : lương thực -thực phẩm ,hàng tiêu dùng ,xuất khẩu ,hình thành nền
kinh tế nhiêu thành phần ,thừa nhận kinh tế tư sản sản xuất hàng hoá và kinh
tế tư bản tư nhân ,đổi mới cơ chế quản lý .Trong quá trình thực hiện nghị
quyết của Đảng ,những diễn biến quốc tếđãảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
nước ta nhưng Đảng ,nhà nước và nhân dân đã nỗ lực khắc phục những khó
khăn và tìm tòi khai phá ra đường lối đổi mới . Tại đại hội VII ta đãđánh giá
tình hình kinh tế chính trị của nước ta sau hơn nhiều năm thực hiện đổi mới
đãđạt được các bước tiến quan trọng .Tình hình hình chính trịổn định nên nền
kinh tế cóđiều kiện phát triển bươc đầu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

hoạt động theo sự quản lý của nhà nước ,LLSX huy động tốt hơn ,tránh được
lạm phát ,đời sống của người dân được cải thiện ,cuộc khủng hoảng đã giảm
bớt ,sinh hoạt dân chủ ngày càng phát huy .


17
Qua các dẫn chứng trên ta thấy sự tác động qua lại giữa vật chất vàý
thức ,giữa kinh tế và chính trị ,nhờ cóđường lối đổi mới ,nền kinh tế ngày
càng phát triển ,cuộc sống của người dân ngày càng ổn định đã góp phần to
lớn trong việc phát huy dân chủ trong xã hội . Ngoài mặt tích cực còn có tiêu
cực như : lạm phát vẫn còn cao ,nhiều cơ sởđình đốn kéo dài ,lao động thiếu
việc làm tăng lên ,và rong quản lý còn nhiều lúng túng sơ hở… đặc biệt đại
hội cũng xác định "về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và chính trị phải tập trung
sức đổi mới kinh tếđáp ứng được nhu cầu cấp bách của nhân dân về việc làm
,và các nhu cầu xã hội khác ,xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH ,coi
đó làđiều kiện quan trọng để tiến hành đổi mới trong lĩnh vực chính trị."
Đảng ta đã vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất vàý thức vào
công cuộc đổi mới đất nước cả về kinh tế lẫn chính trị .Đại hội VIII đã chỉ ra
các mục tiêu cần đạt được ,cụ thể là phương châm chỉđạo trong 5 năm 1991-
1995 ,trong đó nổi cộm nhất là phương châm kết hợp động lực kinh tế vàđộng
lực chính trị ,phương châm tiếp tục đổi mới đãđI vào chiều sâu với bước đi
vững chắc ,lấy đổi mới làm nền để thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.
Trong báo cáo của Đảng về công cuộc đổi mới đã nhận xét :"nét nổi bật
là trong Đảng đã có sựđổi mới tư duy về kinh tế với tinh thần độc lập sáng
tạo. Đảng ta cụ thể hoá và phát triển nghị quyết đại hội VII ,bước đầu hình
thành hệ thống các quan điểm ,nguyên tắc chỉđạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta
".
Sau đại hội ban chấp hành TƯĐảng đãđề ra các nghị quyết giải quyết
các vấn đềđối nội đối ngoại . Hội nghịđại biểu toàn quốc giữa nhiệm kìđãđánh
giá cao trong trong quá trình khắc phục khủng hoảng kinh tế … khắc phục

được nhiều tồn tại trong 3 năm qua .Lạm phát được đẩy lùi .Tổng sản phẩm
GDP tăng bình quân 8.2% so với mức đề ra năm 91-95 là 5,5-5,6%.Sản xuất
nông nghiệp tương đối toàn diện sản lượng lương thực 26% so với 5 năm
trước đó ,tạo đIều kiện thuận lợi để cuộc sống đầy đủ ,phát triển được nhiều


18
ngành nghề .Vấn đề lương thực đãđược giải quyết tốt .Quan hệ kinh tếđối
ngoại được mở rộng theo hướng đa dạng hoá ,thị trường xuất nhập khẩu được
mở rộng , nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh ,tăng kim ngạch xuất khẩu
91-95 là 17 tỉ USD so với kế hoạch là 12-15 tỉ USD. Khoa học công nghệ có
bước phát triển lớn phục vụ cho việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng
,lĩnh vực văn hoá tinh thần được nâng cao ,đời sống nhân dân được cải thiện
,quốc phòng an ninh được giữ vững.
Hội nghịđại biểu toàn quốc chỉ nêu lên thành tựu tiếp tục giữ vững và
củng cốổn định chính trị ,mở rộng quan hệđối ngoại ,tạo đIều kiện cho công
cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc .
Như vậy , cũng thấy rõ tác động của kinh tế với chính trị và xã hội ,đối
với công tác đối ngoại ,quốc phòng ,an ninh…đổi mới kinh tế nhưng các nhân
tố chính trị xã hội ,đối ngoại…cũng tác động tích cực trở lại đối với kinh tế
.Vận dụn đúng đắn các mối quan hệ biện chứng duy vật . tại hội nghịđại biểu
toàn quốc đã vạch ra những điểm yếu kém ,vấn đề kinh tế như "nền kinh tế
vẫn còn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu ,công nghiệp nhỏ bé ,kết cấu hạ
tầng kém phát triển,kinh tế tuy tăng trưởng khá nhưng năng suất chất lượng
hiệu quả còn kém …" và vẫn còn những tồn tại về mặt văn hoá ,xã hội…để có
những thay đổi tốt hơn ,Đảng đãđề ra những nhiệm vụ chủ yếu thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ,chăm
lo đến các vấn đề văn hoá xã hội , đảm bảo an ninh -quốc phòng, xây dựng
nhà nước văn hoá của dân ,do dân và vì dân đổi mới chỉnh đốn đảng và củng
cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân .

Sau đại hội TƯĐảng (khoá VII) ra nghị quyết phát triển công nghiệp
mới đến 2000 theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoáđất nước.Cải cách
nền hành chính nhà nước với nội dung của hội nghị TƯ lần thứ VIII ,có thể
coi đã cụ thể hoá một bước cương lĩnh và chiến lược phát triển khoa học xã
hội màđại hộiVIII đã thông qua.


19
Với thành công trong những năm qua ta thấy đường lối và chính sách
của Đảng và nhà nước là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với nền kinh tế thị
trường mà trước đây ta đã phủ nhận đẻ hướng tới CNXH bỏ qua CNTB .
Đảng đã phạm sai lầm đó là vội cải tạo CNXH xoá bỏ nền kinh tế nhiều thành
phần duy trì lâu cơ chế quản lý quan liêu bao cấp.Có nhiều sai sót việc quản
lý tiền tệ cũng như quản lý về giai cấp lãnh đạo. Nước ta đã nghiên cứu các
mặt mạnh và hạn chế của CNTB để tận dụng một cách tổng hợp vào tình
hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay đểđưa Việt Nam theo hướng phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Các bước phát triển kinh tế phải gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Trên tinh thần đó cùng với các kinh nghiệm đại hội VIII lần này đãđánh
giáđược khó khăn chung để chủđộng nắm lấy thời cơđể vươn lên đẩy lùi và
khắc phục các nguy cơ xuất phát từ tình hình trên . Đảng đãđề ra cương lĩnh
cần tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ
quốc. Từ nay đến 2000 ra sức để trở thành nước công nghiệp.
Với những chính sách phát triển thích hợp chúng ta đãđược một số
bước tiến quan trọng ,bình thường hoá quan hệ Việt -Mĩ ,là thành viên của
khối Asean ,đặc biệt 1998 nước ta đã trở thành thành viên của khối APEC
(diễn đàn hợp tác kinh tế châu á Thái Bình Dương)… Từ chỗ bị bao vây cấm
vận đến nay nước ta đã quan hệ ngoại giao với 167 nước ,quan hệ thương mại
với 120 nước ,phát triển quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng .Đó làýnghĩa
to lớn trong việc giữ vững môI trường hoà bình ổn định ,là nền tảng xây dựng

và bảo vệ tổ quốc.
Tăng trưởng GDP tiếp tục tăng cao ,1996 là 9,3%,1997 là 8,2% 1998 là
5,8% ,lạm phát chiếm dưới 10%.Tốc độ tăng trưởng công nghiệp vẫn là hai
con số…đời sống nhân dân càng ổn định tăng cao .
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam ngày càng đúng đắn ,chính vìĐảng
ngày càng nắm vững và vận dụng đúng đắn phương pháp luận triết học toàn


20
diện Mác-Lênin .Mối quan hệ kinh tế biện chứng giữa kinh tế và chính trị
ngày càng rõ nét ,đơn cử từ việc thiếu ăn bây giờ Việt Nam trở thành nước
thứ 3 xuất khẩu gạo trên thế giới. Lòng tin của nhân dân ngày càng tăng cao
.Ngoài ra còn tăng truởng về tổng sản phẩm quốc dân ,về tốc độ thu hút vốn
đầu tư nước ngoài ,về xuất khẩu …
Đổi mới là khó khăn nhưng nhờ có chính sách vàđường lối đúng đắn
và có sự tìm tòi học hỏi từ nền kinh tế tư bản của nhiều nước ,cùng các diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới,những biến dộng nhiều mặt của đất nước
càng đòi hỏi lòng kiên trì ,giữ vững lòng tin ,quyết tâm khắc phục khó khăn
để thích ứng kịp thời với sự biến đổi từng ngày từng giờ.
Người cán bộ kinh tế phảI quán triệt sâu sắc vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác -Lênin ,tư tưởng Hồ Chi Minh là phải nghiên cứu đề xuất vàáp
dụng đúng đắn các chủ trương và chính sách kinh tếđểđưa nền kinh tế nước ta
vượt qua tình trạng nghèo đói và kém phát triển ,tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so
với kinh tế thế giới .Trong việc xoá bỏ quan liêu bao cấp nghĩa làđòi hỏi
người làm công tác quản lý phải sáng tạo ,năng động nắm bắt được thực tếđể
vận dụng và phát triển nó .Từ kinh nghiệm thực tế chỉ cần không nhận định
đúng một vấn đề ,1 chủ trương ,1 thông tin ,1 từ ngữ trong bản hợp đồng kinh
tế ,1 hành động chậm trễ hay vội vã là có thể lớn về nền kinh tế .Ngược lại
nếu biết nắm bắt kịp thời 1 thông tin dù nhỏ vẫn có thể dẫn tới một thắng lợi
lớn.Nên sự kết hợp giữa thực tế khách quan và phát huy nỗ lực chủ quan ,kết

hợp giữa tình cảm và trí tuệ phải thật nhuần nhuyễn ,các bộ quản lý phải có
phẩm chất tốt đẹp,phải trung thực ,chính xác kịp thời ,phải biết nắm bắt vàđề
ra giải pháp dúng đắn cho mọi tình huống .Cần đấu tranh chống chủ nghĩa chủ
quan duy ý chí ,tư tưởng nóng vội phưu lưu ,bất chấp mọi quy luật .Ngoài ra
cần rèn luyện tính kiên nhẫn chăm chỉ ,dám nghĩ dám làm ,chủđộng sáng tạo
,giành lấy thời cơ .Rèn luyện được các phẩm chất ấy người quản lý sẽđứng


21
vững trên vị trí lãnh đạo của mình , ngoài ra còn có thể vươn lên cao hơn để
trở thành nhà kinh doanh giỏi.


C. KẾTLUẬN

Như chúng ta đã biết, thực ra sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô cũ vàĐông Âu là do diễn giải sai chủ nghĩa Mác - Lênin. Tức là nhận
thức sai về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là về nhữgn bước đi về quan điểm hay
làm quá nhanh, sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu là
một trong những sự biến kịch tính nhất trong thế kỷ XX. Cũng từđó, trật tự
thế giới lưỡng cực tan vỡ và thế giới bước vào một trật tự chính trị, không
gian chiến lược hoàn toàn khác trong hơn 100 năm qua gươngmặt thế giới
rạng ngời và cũng đau đớn hai cuộc chiến tranh đại chiến (I, II) và hàng nghìn
cuộc chiến tranh xung đột lớn nhỏđủ dạng, đủ mọi nguy cơ làm cho 150 triệu
người chế quyền lực, súng đạn, đất đai, đô la,l dầu lửa, nhân quyền làm cho
cả thế giới luôn vật vã, phập phồng, bất ổn.
Việt Nam cũng là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng những cuộc chiến
tranh áp bức bóc lột đồng thời chịu ảnh hưởng nặng nề của chếđộ phong kiến
đô hộ, cho nên để có kinh tế phát triển sánh với quốc gia thế giới.
Thìđòi hỏi đảng ta phải đặc biệt trú trọng tới tư tưởng chính trị - nét văn

hoá dân tộc, đểđưa đất nước phát triển nhưng đồng thời cũng không tàn mất
đi bản sắc văn hoá dân tộc.




22
TÀILIỆUTHAMKHẢO

+ Giáo trình triết.
+ Giáo trình kinh tế - chính trị.
+ Báo an ninh thế giới (1- 2003).
+ Khoa học nhân dạng
+ Những vấn đềđạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường.
+ Bàn về thanh niên.

×