Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.76 KB, 21 trang )

Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô TMT1.
Tiền thân của công ty là :"Công ty Vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải"
được thành lập theo quyết Quyết định số 410-QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/10/1976.
Năm 1993 Bộ giao thông vận tải ra Quyết định số 602/QĐ/TCCB-LĐ ngày
05/07/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước đổi tên công ty thành: "Công ty vật
tư thiết bị giao thông vận tải" trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận
tải.Trụ sở chính đặt tại:83 phố Triều Khúc -Quận Thanh Xuân-Hà Nội.
Ngày 01/09/1998 theo Quyết định số 2195/1998/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng
Bộ giao thông vận tải đổi tên công ty thành:"Công ty thương mại và sản xuất vật tư
thiết bị giao thông vận tải" trực thuộc công ty cơ khí giao thông vận tải.
Ngành nghề chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị giao thông vận tải.
Ngày 28/02/2000 công ty chuyển trụ sở chính về 199B đường Minh Khai-
Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội.
Theo Quyết định số 870/QĐ-BGTVT ngày 14/08/2006 của Bộ giao thông vận
tải công ty chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi là:"Công ty cổ phần ô tô
TMT".
Tên giao dịch hiện tại:TMT Automobile Joint Stock Company.
Tên viết tắt là:TMT AUTO.JSC
Người đại diện theo pháp luật:Chủ tịch hội đồng quản trị Bùi Văn Hữu.
Với hơn 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã trải qua rất nhiều
khó khăn cũng như có nhiều thuận lợi.Những năm đầu đi vào hoạt động sản xuất
công ty gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường.Công ty không bắt kịp được với nền kinh tế thay đổi nên đã rơi
vào tình trạng yếu kém và tụt hậu , đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó
khăn, tình trạng sản xuất kinh doanh thu hẹp, các khoản nợ ngày càng gia tăng, công
ty rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản.
Với thực trạng của công ty như vậy Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên
cùng với sự hỗ trợ của tổng công ty và các đơn vị khác trong tổng công ty tìm
phương hướng khắc phục khó khăn nhằm đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng.Cùng
với việc củng cố bộ máy lãnh đạo và phát triển kinh doanhh theo mục tiêu lấy nhu


cầu của thị ttrường làm trọng thêm vào đó là ngành nghề phong phú và đa dạng.Sau
một thời gian nhờ sự cố gắng , nỗ lực, đoàn kết của toàn thể ban lãnh đạo và các cán
bộ công nhân viên, công ty đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đứng
vững trên thị trường.
Những thành tích công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh:
- Năm 2002 công ty được cấp chứng chỉ về Quản lý chất lượng ISO
9001-9002 của Tổ chức BVQI Vương quốc Anh và được trao tặng "Cúp vàng
quốc tế về chất lượng và Uy tín kinh doanh" của Tổ chức BID tại Hội nghị quốc
tế cấp cao về chất lượng ở New York.
-Năm 2003 công ty được Tổ chức cam kết chất lượng quốc tế tặng cúp "Ngôi
sao bạch kim" .
-Năm 2005 công ty được Tổ chức BID tặng cúp "Kim cương" tại Hội nghị
thường niên Frankfurt 2005.
1.2. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT 2
1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần ô tô TMT2
Công ty cổ phần ô tô TMT được tổ chức theo sơ đồ 1

Biểu đồ 1:Mô hình tổ chức bộ máy công ty cổ phần ô tô TMT
K? to?n nh? ?n
GI?m ??c nh? ?n t?p th? Ct
Ph?ng k? thu?t
(Ngu?n s? li?u ???c l?y t? ph?ng T? ch?c h?nh ch?nh)
1.2.2 Mô tả biểu đồ 1 4
Theo sơ đồ 1 ta thấy việc bố trí cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực
tuyến, chức năng thực hiện theo nguyên tắc:
Đứng đầu công ty là: Chủ tichk Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ lập các
chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, thực hiệm các quyền và
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và theo quy định trong Điều lệ của công ty.
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản

trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị cùng với các quyền và
nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ của công ty.
Trưởng Ban kiểm soát đứng đầu Ban kiểm soát thực hiện giám sát hoạt động
của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty,
chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị lựa chọn, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
Các phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc thực hiện công việc quản lý hoạt
động sản xuất của công ty bằng cách trực tiếp quản lý điều hành các giám đốc.Thực
hiện các quyền va nhiệm vụ quy định trong Điều lệ của công ty.
Các phòng thực hiện công việc theo từng chưc năng riêng của mình được quy
định trong Điều lệ của công ty dưới sự điều hành và chỉ đạo trực tiếp của các phó
giám đốc.
Giám đốc nhà máy xe máy chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất
và lắp ráp xe gắn máy.
Giám đốc nhà máy ô tô chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản
xuất và lắp ráp xe ô tô.
Giám đốc chi nhánh công ty tại Bình Dương chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ của chi nhánh theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh công
ty cổ phần ô tô TMT tại Bình Dương.
Phần 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, HOẠT
ĐỘNG MARKETING VÀ 4P CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT5
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ô tô TMT
trong những năm gần đây. 5
2.1.1 Nguồn lực tài chính 5
Theo số liệu của phòng tổ chức hành chính luc mới thành lập:
Tổng vốn kinh doanh ban đầu:190 triệu đồng
Nhà nước cấp:115 triệu đồng

Vốn doanh nghiệp tự bổ xung:75 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn cố định:114 triệu đồng
- Vốn lưu động:76 triệu đồng
Sau khi cổ phần hoá vốn điều lệ của công ty la:25 tỷ đồng.
2.1.2 Nguồn nhân lực5
Nguồn nhân lực của công ty được thể hiên qua bảng số liệu dưới đây:
Biểu đồ 2:Bảng số lượng công nhân viên của công ty cổ phần ô tô TMT năm 2006
ổố Số lượng Trình độ
Nam Nữ ĐH Cao đẳng Trung cấp Bằng nghề LĐPT
Văn
phòng
98 66 32 63 12 8 13 2
Nhà máy
ô tô
309 289 181 23 31 49 169 37
Nhà máy
xe máy
189 181 8 12 10 21 134 12
Nhà ăn
tập thể
26 3 23 0 0 4 14 8
Tổng 622 539 83 98 53 82 330 59
Nguồn số liệu lấy từ phòng tổ chức hành chính
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Số lượng công nhân viên có trình độ đại học là:98 người chiếm 15, 76% số
lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có trình độ cao đẳng là:53 người chiếm 8, 52% số
lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có trình độ trung cấp là:82 người chiếm 13, 18% số

lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có bằng nghề là:330 người chiếm 53, 06% số lượng
công nhân viên.
Số lượng lao động phổ thông (LĐPT) là:59 người chiếm 9, 48%.
Đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên:Cứ định kỳ 2 năm 1 lần tất cả các
công nhân viên đều được đánh giá theo năng lực và học vấn đào tạo, kỹ năng và
kinh nghiệm làm việc.
Những đối tượng không đủ tiêu chuẩn sau khi đánh giá công ty sẽ tổ chức đưa vào
đào tạo theo nhu cầu đào tạo kế hoạch năm tới.
Năng lực cán bộ công nhân viên năm 2006 được đánh giá là đều có đủ năng
lực để thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Cán bộ công
nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau,
cùng nhau quyết tâm đưa công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
2.1.3 Nguồn lực khoa học công nghệ6
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc:
- Năm 1999 công ty đầu tư 2.350 triệu đồng để đổi mới thiết bị và xây dựng
khoang 1.500m2 nhà văn phòng làm việc của công ty tại 199B Minh Khai-Hà Nội.
- Năm 2000 công ty đầu tư 5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị và xây dựng nhà
xưởng.
- Năm 2001 công ty tiếp tực đầu tư 9.5 tỷ đồng để tiếp tực đổi mới thiết bị và
xây dựng nhà xưởng.
- Năm 2002 công ty xây dưng xong và đưa vào hoạt động xưởng sản xuất bộ
côn xe gắn máy tại 199B Minh Khai-Hà Nội.
- Năm 2004 công ty đã đầu tư xây dựng xong và đưa vào hoạt động 2 nhà máy
là : Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô tải công suất 10 nghìn xe/năm và nhà máy sản
xuất, lắp ráp xe gắn máy công suất 100 nghìn xe/năm.
Ngày 29/05/2004 công ty tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất, lắp rắp ô tô
nông cụ Cửu Long.
(Số liệu được lấy từ phòng kỹ thuật)
2.1.4 Nguồn lực marketing của công ty7

Lực lượng marketing của công ty đều có trình độ ĐH, tổng cộng 16 người, tập
trung ở các phòng:
- Phòng bán hàng: 8 người
- Phòng dịch vụ sau bán hàng: 4 người
- Phòng nghiên cứu thị trường: 4 người
Đứng đầu các phòng là trưởng phòng sau đó đến phó phòng rồi đến các nhân
viên.
Lực lượng marketing của công ty được đánh giá là có trình độ học vấn cao, có
năng lực làm việc, luôn đưa ra các chiến lược, kế hoặch bán hàng phù hợp với nhu
cầu và kỳ vọng của khách hàng, nghiên cứu mở rộng thị trường, xây dựng niềm tin
của khách với công ty và thu hút được số lượng khách hàng ngày càng lớn.
2.1.5 Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ô
tô TMT trong những năm gần đây7
Biểu đồ 3 : Bảng báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm
2004, 2005, 2006.(nguồn thông tin lấy từ phòng tài chính kế toán)
TT Giá trị tổng
sản lượng(tỷ
đồng)
Doanh
thu(tỷ
đồng)
Nộp ngân
sách (tỷ
đồng)
Lãi
gộp (tỷ
đồng)
Thu nhập
bình quân
(triệu

đồng/người)
Tổng số công
nhân viên
(người)
2004 254,5 151,1 41,3 16,7 2,25 386
2005 325,5 185 27,5 23 2,34 505
2006 407,5 212 31,6 24,3 2,41 622
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong thời gian gần đây công ty làm ăn có lãi, giá
trị tổng sản lượng tăng, doanh thu tăng, số tiền nộp ngân sách và lãi gộp cũng tăng.
Đời sống công nhân viên được cải thiện do thu nhập bình quân tăng, quy mô sản
xuất kinh doanh của công ty cung phát triển rộng hơn.
2.2. Hoạt động marketing của công ty cổ phần ô tô TMT8
2.2.1 Tình hình hoạt động marketing của công ty8
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty như: công
ty cổ phần Hoa Mai, công ty cổ phần ô tô Tiến Đạt, …Vì vậy công ty nhận thức rất
rõ vai trò của hoạt động marketing. Ngoài những phòng ban liên quan đến hoạt
động marketing là phòng bán hàng, phòng dịch vụ sau bán hàng, phòng nghiên cứu
thị trường, toàn thể các phòng ban khác cũng tham gia hoạt động này nhằm xây
dựng hình ảnh thương hiệu, củng cố uy tín và chất lượng của sản phẩm trong tâm trí
khách hàng.
Phòng nghiên cứu thị trường với chức năng nghiên cứu thị trường, phát hiện ra
các thị trường tiềm năng, điều tra nghiên cứu thị trường mới thông qua việc khai
thác, truy cập các thông tin chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng chiến lược phát triển,
các định đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công

×