Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu New York: Trung tâm tài chính, thương mại thế giới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.68 KB, 9 trang )


New York: Trung tâm tài
chính, thương mại thế
giới

Vietnamnet.vn 10:34' 23/06/2005 (GMT+7)

Thành phố New York là thành phố đông dân nhất và
cảng quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Thành phố này là một
trong những trung tâm văn hoá, tài chính, thương mại
hàng đầu thế giới.


New York rực sáng vào đêm.

Kinh Tế

New York là một trung tâm thương mại, tài chính, chế tạo và
du lịch của Hoa Kỳ. Nó cũng là trung tâm quốc gia về giao
thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, nơi tập trung trụ sở
hành chính của các tập đoàn lớn. Khu vực tài chính Lower
Manhattan là nơi hội tụ của các cơ quan quan trọng như ngân
hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, Thị trường chứng khoán
New York, các công ty môi giới, tài chính.

New York có 2 sân bay: La Guardia (chủ yếu dành cho các
chuyến bay nội địa) và John F. Kennedy (phục vụ cho
chuyến bay quốc tế và nội địa). Ðại lộ Fifth và Madison ở
Manhattan rất nổi tiếng với các cửa hàng quần áo với những
mẫu thời trang mới nhất. New York còn là một trung tâm chế
tạo hàng đầu quốc gia ở các lĩnh vực như sản xuất vật liệu in


ấn, chế biến thức ăn, đồ trang sức, sản phẩm may mặc (Nổi
bật là Garment District ở phía Tây của trung tâm thành phố
Manhattan).

New York cũng là nơi tập trung của ngành công nghiệp
quảng cáo và truyền thông. Các mạng lưới phát thanh và
truyền hình hàng đầu đều có trụ sở hành chính ở thành phố
New York.

Dân Số

New York có khoảng 8.000.000 người. Thành phần các sắc
tộc ở New York như sau, da trắng chiếm 52,3%, da đen
28,8%, người Châu Á và cư dân các đảo Thái Bình Dương
7%, thổ dân da đỏ 0,4%. Dân nói tiếng Tây Ban Nha chiếm
23,7% dân số thành phố.

Phong Cảnh Đô Thị

Thành phố New York có diện tích 799,5 km2. Mỗi hạt của
thành phố phát triển một cách riêng biệt. Mahattan là nơi tập
trung cư dân người Hoa. Trong khi đó, người Mỹ gốc Ý,
người da đen và dân nói tiếng Tây Ban Nha cư trú ở khu
Harlem Renaissance.

Mahattan được nối liền với New Jersey nhờ cầu Geoge
Washington, các đường hầm Holland và Lincoln, tuyến
đường ngầm Port Au- thority Trans- Hudson. Mahattan được
nối với Staten Island bằng các chuyến phà.


Các hạt khác của thành phố đã được hình thành nhờ sự liên
kết của vô số các thị trấn và làng riêng biệt. Stalen Island là
vùng ít đô thị nhất của các hạt. Tuy nhiên Stalen Island đã
phát triển đáng kể từ khi được liên kết với Brooklyn vào l964
nhờ cầu Verrazano Narrows, một trong những cầu treo dài
nhất thế giới.

Stalen Island cũng được nối kết với New Jersey nhờ
Goethals, Bayonne và các cây cầu. Brooklyn nối liền với
Mahatan nhờ cầu Brooklyn, cầu Mahattan Williamsburg; và
đường hầm Brooklyn Battery Tunnel.

Khu ở Bronx ở New York cũng giống như nhiều khu khác ở
thành phố này. Nó cũng có những thị trấn lân cận. Trung tâm
của Bronx là công viên Bronx, bao gồm công viên bảo tồn
thú hoang dã quốc tế (nổi tiếng là vườn bách thú Bronx) và
vườn thực vật New York.

Các Viện Giáo Dục và Văn Hoá

Ðược công nhận là trung tâm văn hoá của Mỹ, Thành phố
New York có nhiều thư viện, các phòng trưng bày tranh và là
nơi chuyên tổ chức các buổi trình diễn nghệ thuật. Trong số
các viện bảo tàng nghệ thuật hàng đầu ở Mahattan có Viện
bảo tàng nghệ thuật thành phố rất nổi tiếng. Thành phố này
có các tu viện - bản sao pha trộn nhiều kiểu kiến trúc thời
trung cổ, như 4 tu viện người Pháp và đền thờ người Tây Ban
Nha, Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại, bộ sưu tầm Frick,
bảo tàng Solomon R. Guggenheim- do Kiến trúc sư người
Mỹ Frank Lloyd Wright thiết kế, Viện bảo tàng nghệ thuật

Hoa Kỳ Whitney.

Viện bảo tàng Brooklyn ở Prospect Pars. Các viện bảo tàng
văn hoá và lịch sử bao gồm Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên
Hoa Kỳ gần Hayden Planetarium. Viện bảo tàng thành phố
New York, Trung tâm Quốc tế Thuật Nhiếp ảnh, Viện bảo
tàng CooperHewitt, Viện bảo tàng Do Thái, El Musco Del
Barrio dành cho nền văn hóa của Puerto Rico và Châu Mỹ la
tinh.

Viện bảo tàng Studio Museum ở Harlem trưng bày các tác
phẩm của các nghệ sĩ da đen. Viện bảo tàng Quốc gia của thổ
dân da đỏ được thành lập vào 1922 và 1993 được công nhận
là trung tâm George Gustav Heye. Các thư viện lớn của thành
phố bao gồm thư viện công New York với 10 triệu cuốn
sách, thư viện đại học Columbia và thư viện Pierpont Morgan
có những cuốn sách quý hiếm và các bản viết tay. Trung tâm
Schomburg dành cho nghiên cứu văn hóa của người da đen,
một chi nhánh thư viện công thu thập bộ sưu tập các tài liệu
về lịch sử và văn chương của người da đen.

Thành phố New York là nơi hội tụ các hoạt động nghệ thuật
sân khấu ở Hoa Kỳ. New York có hơn 30 rạp hát. Sân khấu
nổi tiếng Broadway cũng đóng ở đây.

Các Điểm Tham Quan

Toà nhà Flatiron hoàn tất vào 1902, là một trong những toà
nhà cao tầng đầu tiên của thành phố. Các toà nhà khác bao
gồm toà nhà Chrysler, Woolorth và Empire State, nhóm toà

nhà cao tầng này tạo thành trung tâm Rochefeller. Các kiến
trúc xưa hơn bao gồm Gracie Mansion, nhà của thị trưởng
hiện nay và toà thị sảnh (City Hall).

Thành phố New York có một nhà thờ nổi tiếng bao gồm
Cung Thánh đường Saint Patrick, Saint John, nhà thờ St.
Bartholonew và Trinity, các nơi tham quan khác bao gồm
tượng Nữ thần Tự do ở trên Liberty Island, Grand Central
Terminal và khu phức hợp Liên Hiệp Quốc dọc theo sông
Ðông ở giữa thị trấn Mahattan

×