Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Những bước cần biết khi du học Anh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.55 KB, 8 trang )



Những bước cần biết khi
du học Anh

Việt Nam đang có hàng trăm công ty dịch vụ nhận giúp học
sinh làm thủ tục tuyển sinh, hoặc đứng ra làm văn phòng đại
diện tuyển sinh, cho các trường của Anh. Đây chính là địa
điểm đầu tiên mà sinh viên thử trình bày ý định du học.


Các công ty sẽ tư vấn cụ thể cho từng học sinh, sinh viên về
đất nước, rồi về trường và về khóa học sao cho phù hợp với
nhu cầu và trình độ của học sinh. Nhiều công ty dịch vụ du
học đảm trách thị trường Anh không thu lệ phí tư vấn cho
sinh viên.

Có thể do chênh lệch về khoản tiền thu được qua hợp đồng
ký với các trường mà công ty tư vấn có thể có thiên hướng
đưa nhiều sinh viên vào trường này hơn là trường kia. Tuy
nhiên, thực tế học sinh thường quan tâm đến chất lượng đào
tạo, thứ hạng của trường nên có thể chấp nhận mức học phí
cao.

Thông tin miễn phí

Ngoài chuyện hỏi thông tin miễn phí từ các văn phòng du
học, người Việt Nam có ý định sang Anh du học có thể lấy
thông tin từ các chi nhánh của Hội đồng Anh, tức là British
Council. Văn phòng của British Council có ở Hà Nội và TP
HCM, hoặc trên mạng ở địa


chỉ Có thể liên hệ với
nhóm cựu sinh viên đã tốt nghiệp ở Anh qua trang
mạng hoặc truy cập vào trang mạng
của từng trường đại học để tìm thêm thông tin.

Trên mạng còn có nhiều chuyên gia tư vấn miễn phí, như ông
Clive Wood, hiện đang sống ở Anh, rất nhiều lần sang Việt
Nam và tư vấn cho khá nhiều sinh viên Việt Nam trong việc
chọn trường ở Anh. địa chỉ điện thư của công ty ông


Theo ông Clive Wood, sinh viên nên tham khảo thêm ý kiến
từ giới chuyên gia trung lập về vấn đề học hành của mình vì
ông e ngại có những công ty địa phương ở Việt Nam chỉ
quảng cáo cho 1 trường đặc biệt mà thôi. Thế nhưng trường
tốt nhất với người này chưa chắc đã tốt với người khác. Vì
vậy, bạn cần phải có thêm ý kiến trung lập.

Thông tin chính xác

Ông Clive Wood cho rằng, trong một thị trường khá nhiều
cạnh tranh như thị trường du học, thông tin thường không
đảm bảo hoàn toàn độ tin cậy, có khi sai lạc. Hiện tại Việt
Nam có dư luận rằng, nếu đưa con đi học ở Anh từ thời gian
trung học thì sau 3 năm sẽ tự động được hưởng quy chế gọi
là home student ở nước Anh, và như vậy học phí sẽ rẻ hơn.
Tuy nhiên, ông Clive Wood cho hay không có văn bản chính
xác nào về chuyện đó. "Tôi chỉ nghe có một vài trường quảng
cáo như vậy, mà chủ yếu là các trường tư. Tôi nghĩ sinh viên
nên lấy thông tin từ các nguồn chuẩn xác, có thẩm quyền",

ông nói.

Các bạn có thể hỏi ở Hội đồng Anh. Ngoài ra, ở Anh còn có
một số văn phòng chuyên gia về các vấn đề luật lệ dành cho
sinh viên. Một trang web có đủ mội chi tiết về các luật lệ của
Chính phủ Anh áp dụng đối với sinh viên nước ngoài
là ./(cơ quan này thường được gọi
là u-cô-za, viết tắt của chữ Ủy ban về các vấn đề sinh viên
nước ngoài của Anh). Họ cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí
cho sinh viên. Các bậc phụ huynh nếu có con đang sống và
học ở Anh có thể nói con cái liên hệ với văn phòng này. Ở
Anh, có thể gọi điện cho họ từ thứ hai đến thứ sáu, từ 13 đến
16 giờ chiều.

Thư tự giới thiệu

Đa số giới chuyên gia hay sinh viên từng học ở Anh đều nhắc
đến tầm quan trong của bộ hồ sơ tuyển sinh, đặc biệt là lá thư
tự giới thiệu. Học sinh Việt Nam thường không quen với lối
viết thư tự giới thiệu sao cho chỉ trong vài dòng ngắn ngủi có
thể thuyết phục được hội đồng tuyển sinh để được tuyển vào
trường. Cô Paula Chessell là cán bộ phòng tuyển sinh của
Trường Doanh nghiệp Regent chia sẻ kinh nghiệm thu được
sau lần sang Việt Nam tuyển sinh hồi cuối năm ngoái: "Một
trong những nhận định của tôi là sinh viên Việt Nam rất
chăm chỉ và đạt kết quả học tập cao, nhưng họ không mạnh
dạn trong việc viết thư tự giới thiệu. Bản thân tôi cũng có lúc
dành thời giờ để giúp sinh viên viết thư xin học hiệu quả hơn.
Có nhiều tài liệu hướng dẫn viết thư, nhưng chủ yếu là trong
thư phải toát lên những thành công trong học tập. Chúng tôi

cũng khuyến khích sinh viên viết thêm về cuộc sống của họ,
tức là thể hiện sự say mê đối với các kiến thức kinh tế mà
chúng tôi sẽ dạy".

Cô Paula Chessell cho biết, trong năm tuyển sinh vừa qua,
văn phòng nhận được 20 bộ hồ sơ xin học của học sinh và
sinh viên từ Việt Nam, theo các ngành học về kinh tế của
trường, ở cả bậc đại học lẫn cao học. Trong số 20 hồ sơ có 15
sinh viên được nhận.

Chọn nhiều trường

Theo ông Clive Wood, sinh viên có thể tăng khả năng được
tuyển chọn của mình bằng cách cùng lúc gửi hồ sơ cho nhiều
trường đại học khác nhau. Ông tôi luôn khuyến khích sinh
viên nộp đơn cho nhiều nơi hơn là duy nhất một trường. Thí
sinh có thể nộp đơn vào 2 hay 3 trường, trung học, đại học,
cao đẳng, cùng một lúc, dù rằng cũng có thể không trường
nào nhận cả. Quý vị có thể so sánh nội dung tài liệu giới
thiệu của các trường và tìm ra những điểm tương đồng về địa
điểm, nơi ăn ở, cũng như uy tín.

Theo thông lệ, sau khi được trường đại học nhận vào, sinh
viên có thể bắt đầu quá trình xin học bổng để bù lại một phần
hoặc toàn phần chi phí ăn học. Có thể tìm học bổng ở ngay
chính trường mình vừa nộp đơn xin học, hoặc qua các tổ
chức tài trợ học bổng toàn cầu, hay từng vùng riêng biệt. Bên
cạnh kỹ năng tuyển sinh, kỹ năng xin học bổng cũng là vấn
đề mà mỗi sinh viên phải tự trang bị trước cho mình từ khi
chưa bước chân vào giảng đường đại học.


×