Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài 1 hiện tượng thụ tinh, phát triển của trứng, phần phụ của trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.41 KB, 11 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 1
HIỆN TƯỢNG THỤ TINH, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TRỨNG VÀ PHẦN PHỤ CỦA TRỨNG
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mơ tả được q trình thụ tinh.
2. Mơ tả được sự di chuyển và làm tổ của trứng.
3. Giải thích được sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng.
1. Đại cương
Sự thụ tinh là sự kế hợp giữa 1 tế bào đực (tinh trùng) và 1 tế bào cái (nỗn) để hình thành 1 tế
bào mới là trứng được thụ tinh.
Sự thụ thai là sự thụ tinh kèm theo sau đó là sự làm tổ của trứng.
Sau khi làm tổ trứng phát triển thành thai và các phần phụ của thai (bánh rau, màng rau, dây rau,
nuớc ối).
2. Sự thụ tinh.
Sự sinh tinh là quá trình biến đổi tinh ngyên bào thành tinh trùng, quá trình này bắt đầu từ tuổi
dâỵ thì và liên tục cho đến cuối đời.

Tinh nguyên bào

Tinh bào 1

Tinh bào 1
Tinh bào 2

Tiền tinh trùng

Tinh trùng
Hình 1.1. Sự phát sinh tinh trùng


1


Điều dưỡng sản

Tinh nguyên bào có 46 nhiễm sắc thể (XY):
Phân bào lần thứ nhất (nguyên phân) tạo ra tinh bào 1 có 46X.
Phân bào lần thứ 2 (giảm phân 1) tạo ra tinh bào loại 2 có 23Y hoặc 23X.
Sau đó tiếp tục phân bào (giảm phân2) tạo thành tiền tinh trùng và tinh trùng 23X hoặc 23Y.
Mỗi tinh trùng có 3 phần:
Đầu: hình bầu dục, phần trước chứa chất nguyên sinh, phần sau là 1 chứa nhân to chứa nhiễm
sắc thể.
Thân: ở giữa có dây trục nằm giữa các dây xoắn ốc, phía đầu có trung thể.
Đi: dài, ở giữa có dây trục.
2.2. Q trình tạo nỗn
Ở buồng trứng bé gái mới ra đời, số lượng nang trứng nguyên thủy khoảng 700.000 đến
2.000.000, khi đến tuổi trưởng thành số lượng các nang trứng chỉ còn khoảng 400.000, từ tuổi
dây thì cho đến tuổi mãn kinh chỉ có 400 đến 450 nang trứng nguyên thủy tiến triển đạt độ chín,
đại đa số các nang cịn lại bị thối hóa và teo đi.
Noãn nguyên bào

Thực hiện lần phân
chia thứ nhất.

Noãn bào 1

Giảm phân 1

Cực cầu 2


Giảm phân 2 (ít
khi xảy ra)

Nỗn bào 2

Cực cầu 2
Trứng
Hình 1.2. Q trình tạo nỗn

2


Điều dưỡng sản

Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào 1, noãn bào 2 và noãn trưởng thành. Ở buồng trứng
thai 7 tháng, đại đa số noãn nguyên bào đã thối triển hoặc biệt hóa thành nỗn bào 1, sau khi
sinh ra, những nỗn ngun bào hồn tồn khơng có trong buồng trứng. Noãn bào 1 được chứa
trong nang trứng nguyên thủy. Nang nguyên thủy phát triển dần trở thành nang Graff. Khi nang
Graff vỡ, nỗn được phóng ra ngồi và được loa vòi tử cung hút vào trong vòi tử cung.
2.3. Sự thụ tinh
Vào khoảng ngày thứ 14 của vịng kinh, nỗn từ buồng trứng được phóng ra ngồi, loa vòi tử
cung hút vào trong vòi tử cung. Nếu có tinh trùng vào âm đạo, tinh trùng chạy nhanh về phía cổ
tử cung, lên buồng tử cung và vịi tử cung để gặp noãn và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh diễn ra ở
1/3 ngồi vịi tử cung.
Tinh trùng có khả năng thụ tinh là những tinh trùng có thể hình bình thường, hoạt động mạnh
hơn, tinh trùng có khả năng hoạt động trong đường âm đạo và đường sinh dục của người phụ nữ.
Cơ chế thụ tinh:
Tinh trùng xâm nhập vào nỗn bào: tinh trùng đến 1/3 ngồi của vịi tử cung sẽ vây quanh nỗn,
tinh trùng tiết ra men hyaluronidase để phá lớp tế bào hạt, màng trong suốt, chui vào trong lịng
nỗn. Thường chỉ có 1 tinh trùng chui vào nỗn thụ tinh, chỉ có đầu tinh trùng tồn tại, những phần

cịn lại tiêu đi.

Hình 1. 3. Sự thụ tinh
Sự biến đổi ở nhân:
Đầu tinh trùng chui vào nỗn trở thành tiền nhân đực có n nhiễm sắc thể. Lúc đó, nỗn phóng ra
cực cầu 2 và trở thành tiền nhân cái cũng có n nhiễm sắc thể. Nếu tinh trùng xâm nhập vào nãn
mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang XY là thai trai, nếu tinh trùng
mang nhiễm sắc thể X sẽ trở thành tế bào XX là thai gái.

3


Điều dưỡng sản

Hình 1. 4. Quá trình phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh
3. Sự di chuyển của và làm tổ của trứng
3.1. Sự di chuyển của trứng
Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngồi vịi trứng, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi tử cung đến làm tổ ở
buồng tử cung. Thời gian di chuyển 4-7 ngày, trứng vừa di chuyển vừa phát triển. Trong quá
trình di chuyển nếu gặp lí do nào đó để trứng phải dừng lại và làm tổ ở vòi tử cung, gây nên thai
ngồi tử cung.
Trứng di chuyển nhờ có 3 cơ chế:
• Nhu động của vịi tử cung
• Hoạt động của nhung mao niêm mạc vịi tử cung
• Luồng chất dịch chảy từ phía loa vịi tử cung về buồng tử cung
4


Điều dưỡng sản


Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh, từ 1 tế bào mầm phân chia thành 2 tế bào mầm,
rồi thành 4 tế bào mầm, sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm:4 tế bào mầm to và 4 tế bào
mầm nhỏ.
Các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh bao quanh lớp tế bào mầm to, tạo thành lá ni có tác dụng
ni dưỡng bào thai.
Các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ phát triển thành thai nhi.
3.2. Sự làm tổ của trứng
Vào khoảng ngày thứ 6-8 sau thụ tinh, trứng tiếp xúc với niêm mạc tử cung. Lúc đó niêm mạc tử
cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng làm tổ. Niêm mạc tử cung dày lên chứa nhiều
glycogen. Dưới tác dụng của progesterone từ hoàng thể, các mạch máu dưới niêm mạc tử cung
phát triển mạnh. Lúc này trứng tiết ra 1 chất men làm tiêu lớp mô của niêm mạc tử cung để tiến
vào lớp sâu của niêm mạc và phát triển ở đó cho đến khi thai đủ tháng.
Sau 12 ngày trứng làm tổ xong, trung sản mạc biệt hóa thành 2 lớp tế bào (lớp tế bào hội và lớp tế
bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.
Trứng làm tổ ở mặt sau và đáy tử cung nhiều hơn mặt trước.
4. Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng
Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng được chia làm 2 phần:
Phần trứng sau này trở thành thai
Phần trứng sau này trở thành các phần phụ của thai
Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng đươc chia làm 2 thời kì:
Thời kì sắp xếp tổ chức: bắt đầu từ lúc thụ tinh cho đến hết tháng thứ 2.
Thời kì hoàn thiện tổ chức: từ tháng thứ 3 trở đi.
4.1. Thời kì sắp xếp tổ chức
4.1.1. Sự hình thành bào thai
Sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh rất nhanh, từ 1 tế bào trứng phân chia thành 2 tế bào mầm, 4 tế
bào đều nhau, tiếp tục 4 tế bào này phân chia thành 4 tế bào to và 4 tế bào mầm nhỏ. Các tế bào
mầm to phân chia thành các lá thai:
Ngày thứ 6, 7 (kể từ khi thụ tinh) lớp tế bào mầm to biệt hóa thành lá thai trong
Ngày thứ 8 tiếp tục biệt hóa thành lá thai ngoài
Đến tuần thứ 3, ở giữa 2 lá thai ngoài và lá thai trong sẽ phát triển thêm lá thai giữa

Các lá thai này tạo ra bào thai, rồi thai nhi.
Nguồn gốc

Hình thành các bộ phận

Lá thai ngồi

Hệ thống thần kinh
Da
Hệ thống cơ
Hệ thống xương
Hệ thống tuần hoàn
Hệ thống tiết niệu
Tổ chức liên kết

Lá thai giữa

Lá thai trong

Hệ tiêu hóa
Hệ hơ hấp

5


Điều dưỡng sản

Hình 1. 5. Thai nhi tuần thứ 6

Hình 1.6. Thai nhi tuần thứ 8.


6


Điều dưỡng sản
Bào thai cong hình lưng tơm, phía bụng phát sinh ra nang rốn để cung cấp chất dinh dưỡng. Từ
các cung động mạch của thai các mạch máu phát ra đi vào nang rốn, đem chất dinh dưỡng về
ni thai, đây là tuần hồn nang rốn. Về sau ở phía đi và bụng bào thai mọc ra 1 túi khác gọi là
nang niệu, trong nang này có phần cuối của động mạch chủ.
4.1.2. Sự phát triển các phần phụ
Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi, tạo thành buồng ối,
thành của buồng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc.
Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc, trung sản mạc có 2 lớp: lớp
ngồi là lớp hội bào, lớp trong là lớp tế bào Langhans. Trung sản mạc làm thành các chân giả bao
quanh trứng, thời kì này gọi là thời lì trung sản mạc rậm hay thời kì rau toàn diện.
Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Người
ta phân biệt thành 3 phần:
Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan với tử cung
Ngoại sản mạc tử cung - rau là phần ngoại sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng.

Động mạch rốn
Dây rốn

Màng rụng

Tĩnh mạch rốn
Màng đệm
Màng ối
Màng đệm
Tử cung

Khoang màng ối
Nút nhầy

Cổ tử cung

Nhau

Hình 1.7. Các màng của phơi thai

4.2. Thời kì hồn thành tổ chức
4.2.1. Sự phát triển của thai
Trong thời kì này bào thai gọi là thai nhi, nó đã bắt đầu có đầy đủ các bộ phận, chỉ cịn lớn lên và
hồn chỉnh tổ chức.
Trong thời kì này, thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu
lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang, trong khi đó nang rốn dần teo đi, cuối cùng hệ tuần
hoàn nang niệu thay thế hoàn toàn cho nang rốn, rồi dần dầnnang niệu cũng teo đi, chỉ cịn lại các
mạch máu, đó là tĩnh mạch rốn và động mạch rốn.

7


Điều dưỡng sản

Hình 1.8. Thai nhi tuần thứ 12

Hình 1.9. Thai nhi tuần thứ 26

8



Điều dưỡng sản

Hình 1.10. Thai nhi tuần thứ 36
4.2.2. Phát triển của phần phụ
Nội sản mạc: ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh thai nhi, thai nhi
như con cá nằm trong nước.
Trung sản mạc: các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc trở thành nhẵn, chỉ còn lại phần bám vào tử
cung sẽ tiếp tục phát triển thành gai rau, trong lòng gai rau có tổ chức liên kết và các mao mạch
của mạch máu rốn. Lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung tạo thành các hồ huyết, chứa hai
loại gai rau:
Gai rau dinh dưỡng lơ lững trong hồ huyết, có nhiệm vụ trao đổi chất giữa thai và mẹ.
Gai rau bám sẽ bám vào nóc hoặc vách hồ huyết, giữ cho rau bám vào niêm mạc tử cung.
Ngoại sản mạc: ngoại sản mạc trứng và ngoại sản mạc tử cung teo mỏng dần đi, ngoại sản mạc tử
cung - rau tiếp tục phat triển và bị đục thành các hồ huyết.
Trong hồ huyết có máu của người mẹ từ các nhánh của động mạch tử cung chảy tới. Sau khi trao
đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ.

9


Điều dưỡng sản

Hình 1. 11. Thai nhi tuần thứ 38
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hiện tượng thụ tinh xảy ra tại:
A. 1/3 trong của vịi trứng.
B. 1/3 ngồi của vịi trứng.
C. 2/3 trong của vịi trứng.
D. 2/3 ngồi của vịi trứng.

Câu 2. Hệ thống thần kinh có nguồn gốc hình thành từ:
A. Lá thai trong.
B. Lá thai trong và lá thai giữa.
C. Lá thai ngoài.
D. Lá thai ngoài và lá thai giữa.
Câu 3. Ngày thứ 8 (kể từ sau khi thụ tinh), các tế bào mầm to biệt hóa thành:
A. Lá thai ngoài.
B. Lá thai ngoài và lá thai giữa.
C. Lá thai trong.
D. Lá thai trong và lá thai giữa.
Câu 4. Trung sản mạc bao gồm 2 lớp:
A. Lớp hội bào và lớp tế bào mầm nhỏ.
B. Lớp hội bào và lớp tế bào mầm to.
C. Lớp hội bào và lớp Langhans.
D. Lớp Langhans và lớp tế bào mầm to.

10


Điều dưỡng sản

Câu 5. Nội sản mạc được hình thành từ:

A. Lớp hội bào.
B. Lá thai ngoài.
C. Là thai trong.
D. Tế bào Langhans
Câu 6. Lá thai ngồi hình thành các bộ phận:

A.

B.
C.
D.

Hệ thần kinh và hệ hơ hấp.
Hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
Hệ tiết niệu và hệ tuần hoàn.
Hệ thần kinh và da.

Câu 7. Gai rau được hình thành từ:

A.
B.
C.
D.

Trung sản mạc.
Nội sản mạc.
Ngoại sản mạc.
Lớp hội bào.

Đáp án: 1.B 2.C 3.A 4.C 5.B 6.D 7.A

11



×