Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Kỹ thuật siêu âm buồng trứng, phần phụ và một số bệnh lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 25 trang )

Kỹ thuật siêu âm buồng trứng, phần phụ và một số bệnh lý
Bmir.vn
Giới thiệu
Đối với phần lớn các bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bệnh lý khung
chậu thì siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hàng đầu được yêu cầu để đánh
giá thêm. Phương pháp này không xâm lấn và có độ chính xác cao trong phát phát
hiện cũng như định rõ đặc điểm hình ảnh các khối phần phụ [1-5]. Thật may mắn, do
nhiều bệnh lý phần phụ hoặc là lành tính hoặc lá ít ý nghĩa lâm sàng nên khi chúng
không có triệu chứng thì thường được theo dõi bằng siêu âm. Trong một số ít các
trường hợp mới cần thiết phải chỉ định thêm chụp cộng hưởng từ hoặc đôi khi là chụp
cắt lớp vi tính.
Bài này mô tả cách tiếp cận siêu âm thực hành để đánh giá khung chậu nữ, nó sẽ
giúp các bác sỹ X quang (1) tối ưu hoá kỹ thuật để nhìn thấy buồng trứng rõ ràng, tin
cậy và xác định các giả tổn thương buồng trứng; (2) nhận ra các đặc điểm siêu âm
của 6 thực thể quan trọng của buồng trứng; (3) nhận ra các đặc điểm siêu âm thường
của 3 thực thể khác dưới dạng các tổn thương dạng nang ngoài buồng trứng hay gặp
trong siêu âm; (4) nhận ra các đặc điểm siêu âm của các nang trung gian (giữa lành và
ác tính) nhưng hầu hết là lành tính, cũng như các dấu hiệu siêu âm gây lo ngại u ác
tính; (5) và lập một báo cáo kết quả cung cấp thông tin có ý nghĩa lâm sàng.
1. Tối ưu hoá kỹ thuật siêu âm khung chậu
Những xem xét khởi đầu
Trước khi bắt đầu siêu âm cần thu thập thông tin lâm sàng thích hợp, bao gồm
chỉ định siêu âm, các phát hiện sẵn có từ các phương pháp ảnh đã làm trước đây, các
kết quả xét nghiệm. Rất có lợi để xác định ngày của chu kỳ kinh cuối cùng và hỏi
bệnh nhân có điều trị thay thế hocmon không (hoặc là kiểm soát sinh hoặc bệnh nhân
sau mãn kinh).
Trừ khi là siêu âm theo dõi, còn thì thường có lợi để bắt đầu đánh giá tổng quát
khung chậu bằng siêu âm qua thành trước ổ bụng.
Siêu âm qua đường âm đạo nên thực hiện khi bàng quang bệnh nhân trống; nên
sử dụng đầu dò tần số thấp nhất là 5 MHz và chế độ tạo ảnh harmonic. Mặc dù có
nhiều cách để định vị buồng trứng, chúng tôi thích quan sát hình ảnh khởi đầu từ mặt


phẳng đứng ngang (coronal) ở đáy tử cung. Ép nhẹ và vừa đầu dò rồi hướng về một
bên buồng trứng. Thường có thể nhìn thấy sự dày nên của mô mềm liên tiếp với đáy
tử cung, nó có thể là phần kết hợp của vòi trứng, mạc treo vòi trứng, và dây chằng
buồng trứng. Phần mô này được dùng làm một mốc giải phẫu quan trọng để lần theo
nó dẫn tới buồng trứng. Đối với phần lớn phụ nữ trước mãn kinh và sau mãn kinh,
1


các buồng trứng nằm ngay gần các mạch chậu trong. Ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần,
cũng như ở những phụ nữ có khối tử cung hoặc buồng trứng thì vị trí các buồng trứng
có thể thay đổi hơn. Nếu ruột xen vào và che khuất buồng trứng, người làm siêu âm
hoặc bệnh nhân có thể ép tay vào vùng buồng trứng và người làm siêu âm đẩy nhẹ
hoặc vừa đầu dò. Khi đã xác định được buồng trứng, các ảnh làm tài liệu nên chụp và
ghi ở cả hai mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang. Nếu buồng trứng không nhìn thấy
qua đường âm đạo thì nên có gắng xác định vị trí của nó qua đường thành bụng. Việc
này đặc biệt quan trọng nếu có u xơ tử cung lớn hoặc các khối khung chậu khác.
Trong những trường hợp đó, buồng trứng thường bị di lệch vào vị trí nông ở hai bên.
Chúng tôi thích thử định vị bằng đầu dò cong (curved-array) tần số thấp nhất 6 MHz
tạo ảnh harmonic (Hình 1). Nếu bệnh nhân béo phì, có thể bảo bệnh nhân ép nhẹ tay
vào vùng hạ vị.

Hình 1. Buồng trứng bị di lệch. (a) Ảnh siêu âm đứng dọc thành bụng cho thấy
tử cung (*) to và không đồng nhất do u xơ.

2


Hình 1. Buồng trứng bị di lệch. (b) Trong ảnh siêu âm (mặt) cắt ngang thành
bụng bằng đầu dò cong tần số 6 MHz và tạo ảnh harmonic, buồng trứng phải bị đẩy
lệch lên trên và ra ngoài và nằm nông. Buồng trứng trái (không trình bày) cũng bị đẩy

lệch tương tự.
Các trường hợp gây nhầm lẫn
Đôi khi, một nang đơn thuần của khung chậu có thể có hình ảnh không điển hình
và thậm chí còn giả bàng quang giãn căng (Hình 2). Trong những trường hợp này,
tiền sử lâm sàng của một khối sờ thấy và bảo bệnh nhân đi tiểu là cần thiết để tránh
điều tra thêm. Cách dễ nhất để giải quyết vấn đề này là xác định vị trí của bàng quang
bằng cách đẩy nhẹ đầu dò vượt qua âm hộ tiến vào âm đạo rồi quan sát niệu đạo và
điểm đổ vào bàng quang của nó (Hình 2c). Có thể đặt dẫn lưu Foley để xác định vị trí
bàng quang, nhưng cách này không được khuyến cáo bởi vì nó tương đối không
thuận tiện và xâm lấn.
Trong các ảnh tĩnh, một số cấu trúc giải phẫu có thể giả buồng trứng bình
thường, gồm có ruột, các mạch máu, và u xơ nhỏ dưới thanh mạc (Hình 3). Để tránh
diễn giải nhầm cần quan sát kỹ chi tiết khi siêu âm thời gian thực qua đường âm đạo.
Khi ép vào hình nghi là buồng trứng, nếu là quai ruột nó sẽ xẹp và thường có nhu
động. Các mạch máu (điển hình là các tĩnh mạch ứ máu) cũng sẽ bị ép xẹp và có các
âm chuyển động bên trong, hoặc có dòng chảy màu nếu điều chỉnh Doppler tốc độ
thấp. Các u xơ dưới thanh mạc có thể gây chú ý khi “kéo-đẩy” đầu dò thì chúng vẫn
cố định ở bề mặt tử cung. Đôi khi để chứng minh một cách thuyết phục u xơ tử cung
dưới thanh mạc hoặc giả buồng trứng không thể tách biệt với tử cung chúng ta cần sử
dụng hai tay: một tay đặt trên ổ bụng ép xuống vùng buồng trứng, một tay cầm đầu
dò và làm nghiệm pháp “kéo-đẩy” hướng về vùng cần siêu âm.
Các tổn thương dạng nang ngoài buồng trứng, gồm nang cạnh vòi trứng, ứ dịch
vòi trứng, hoặc u nang vùi phúc mạc (PIC) đôi khi cũng gây khó khăn chẩn đoán.
Nhận ra sự cách biệt của chúng với buồng trứng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để
giải quyết tình trạng này. Hình dáng giải phẫu, tiến sử bệnh nhân cũng có thể giúp
ích. Trong trường hợp khối lớn hoặc không thấy buồng trứng thì cần thiết thêm các
phương phấp chẩn đoán hình ảnh cắt lớp khác (đặc biệt là cộng hưởng từ).

3



Hình 2. nang ở khung chậu giả bàng quang. (a) Ảnh siêu âm khung chậu theo
đường thành bụng cho thấy một cấu trúc dạng nang (*) phía trước tử cung lúc đầu
xác định nhầm là bàng quang.

Hình 2. nang ở khung chậu giả bàng quang. (b) Ảnh siêu âm mặt cắt đứng dọc
đường thành bụng cho thấy cấu trúc dạng nang cũng giống thế (*) nằm ở vị trí của
bàng quang. Một phần của bàng quang (mũi tên) được nhìn thấy ở phía dưới (phía
chân) so với nang.

4


Hình 2. nang ở khung chậu giả bàng quang. (c) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt
cắt dọc với đầu dò đặt ở ngay sau lỗ âm đạo cho thấy niệu đạo (các mũi tên) và điểm
đổ vào bàng quang của niệu đạo (*), các dấu hiệu này cho phép nhận ra bàng quang
một cách tin cậy.

Hình 3. Giả buồng trứng. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang
phần phụ trái cho thấy một cấu trúc giảm âm (mũi tên) được xác định rõ có hình thái
tương tự buồng trứng trái nhưng có nhu động khi siêu âm thời gian thực, một dấu
hiệu của ruột.

5


Hình 3. Giả buồng trứng. (b) Ảnh siêu âm đường thành bụng, mặt cắt ngang
phần phụ phải ở một bệnh nhân khác bộc lộ một cấu trúc dạng nang (mũi tên) có hình
ảnh tương tự buồng trứng phải. Siêu âm Doppler phát hiện dòng chảy mạch máu bên
trong, không phải nang noãn.


Hình 3. Giả buồng trứng. (c) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang
cho thấy một cấu trúc được xác định rõ (các dấu) phía sau tử cung, nó có hình thái
tương tự buồng trứng trái. Ép nhẹ đầu dò thấy nó gắn chắc với tử cung, do đó khẳng
định chẩn đoán là u xơ dưới thanh mạc.
Các tổn thương của buồng trứng:
2. Sáu thực thể quan trọng của buồng trứng
Có nhiều phương cách tiếp cận siêu âm đã được sử dụng để đánh giá và mô tả
đặc điểm các khối của buồng trứng. Những phương pháp này từ những phân tích
6


phức tạp sử dụng các hệ thống cho điểm có nguồn gốc thống kê, phân tích hồi quy
logistic dựa trên xác suất, và mạng nơron (neural network) nguồn gốc toán học [7] tới
các phương pháp chủ quan đơn giản sử dụng phương pháp nhận dạng mẫu (pattern
recognition) [1,3-5]. Nhiều nghiên cứu xác định rằng siêu âm đánh giá chủ quan
buồng trứng khi được tiến hành bởi những người có kinh nghiệm thì ít nhất cũng tốt
bằng các phương pháp khác về phân tích chính xác các khối buồng trứng và phần
phụ, với độ nhạy 88%-100% và độ đặc hiệu 62%-96% trong sự báo ác tính [5,8,9].
Thật may mắn, trong thực hành lâm sàng thì hầu hết các khối buồng trứng là lành
tính, có thể nhận ra dễ dàng, và có thể xếp vào một trong sáu thực thể. Sáu thực thể
quan trọng gồm các nang noãn chức năng và sinh lý, hoàng thể, nang xuất huyết,
nang nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, u quái dạng nang lành tính (u nang bì).
Các nang noãn sinh lý và chức năng
Ở các phụ nữ khoẻ mạnh trước mãn kinh, các buồng trứng không bị hãm nội tiết
tố sẽ thay đổi chức năng hàng tháng khởi đầu xảy ra do sự phát triển trước khi rụng
trứng của nang noãn ưu thế. Trong giai đoạn này của chu kỳ (có nhiều tên gọi khác
nhau như giai đoạn nang noãn, giai đoạn tăng sinh, hoặc giai đoạn trước rụng trứng),
siêu âm đường âm đạo sẽ phát hiện một nang noãn phát triển dưới dạng nang đơn
thuần, vô mạch, có hình trứng hoặc hình tròn. Tại thời điểm rụng trứng, đường kính

của nang từ 1.7 đến 2.8 cm [10,11], nhưng đường kính có thể lên đến 3 cm vẫn được
coi là bình thường [12]. Ngay trước khi rụng trứng, trong một nang noãn chín có thể
nhìn thấy một đường cong nhỏ li ti ở ngoại vi, đó là trứng có gò trứng bao quanh
[Hình 4]. Nang chức năng sẽ phát triển khi rụng trứng không xảy ra, nang này to lên
nhưng vẫn giữ hình thái nang đơn thuần khi siêu âm.

Hình 4. Nang noãn chín. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang
buồng trứng trái cho thấy một nang đơn thuần có một cấu trúc đường cong nhỏ ở

7


ngoại vi (mũi tên) là gò trứng. Dấu hiệu này không nên nhầm với vách của một nang
phức hợp.
Hoàng thể
Hoàng thể sau rụng trứng kích thước có thể tới 3 cm, nhưng hình ảnh siêu âm
của nó biến đổi hơn và có thể từ một nang thành dày với bờ có khía răng cưa không
đều, tới một nang bị xẹp nhiều hơn tạo ra hình tương đối đặc. Tuy nhiên, trong mọi
trường hợp siêu âm Soppler đều bộc lộ dòng chảy của mạch máu ở ngoại vi có sóng
sức cản thấp [Hình 5]. Điển hình, các nang sinh lý sẽ tiêu trong vòng vài tuần.
Một nang hoàng thể chức năng phát triển khi hoàng thể không được hấp thu sau
rụng trứng. Nó cũng thường to lên và có thành chứa mạch máu, và tiến triển thành
một nang xuất huyết.
Về lâm sàng, các nang noãn chức năng và hoàng thể thường không có triệu
chứng, điển hình sẽ tiêu đi trong vòng 8-12 tuần. Tuy nhiên, nếu to thì chúng có thể
gây hiệu ứng chèn ép hoặc đau; và nếu chảy máu nhiều, nang bị rò ri hoặc vỡ, hoặc
xoắn thì sẽ gây các triệu chứng cấp tính.

Hình 5. Các nang hoàng thể. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng
ngang buồng trứng trái cho thấy một nang hoàng thể sau rụng trứng có thành dày

không đều.

8


Hình 5. Các nang hoàng thể. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc
buồng trứng ở một bệnh nhân khác phát hiện một nang hoàng thể bị xẹp, hình thái
đặc hơn.

Hình 5. Các nang hoàng thể. (c) Ảnh siêu âm duplex (Doppler màu và phổ)
đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng trái ở bệnh nhân thứ ba cho thấy
dòng chảy mạch máu ngoại vi có sóng sức cản thấp.
Nang xuất huyết
Các nang xuất huyết điển hình phát triển ở phụ nữ trước mãn kinh và do chảy
máu bên trong một hoàng thể. Hình thái siêu âm của chúng đã được miêu tả kỹ trong
y văn [13] và biến đổi tuỳ thuộc liệu đó là cấp tính hay tiến triển tiêu đi. Bởi vì xuất
huyết (trong nang) là phổ biến, rồi tiêu đi và không liên quan đến u ác tính [4,14,15],
nhận ra các đặc điểm siêu âm của nang xuất huyết là bắt buộc để tránh đánh giá thêm
9


hoặc can thiệp không cần thiết. Trong giai đoạn cấp tính, nang buồng trứng xuất
huyết chứa cục máu, nó biểu hiện trên siêu âm là tăng âm mạnh, vô mạch, không có
bóng cản, đồng nhất hoặc không đồng nhất (Hình 6a). Chạm đầu dò vào thấy buồng
trứng mang nang cháy máu thường mềm, và có dịch tự do tăng âm ở lân cận nếu máu
rò vào khung chậu. Trong tình trạng bán cấp, cục máu co lại, vẫn vô mạch, và bị kéo
xa khỏi thành nang; bề mặt của nó thường lượn sóng (Hình 6b), và nó có bờ lõm rất
đặc trưng. Quan trọng hơn, bởi vì cục máu tương đối mềm và sền sệt, nó sẽ đung đưa
khi bập bênh nhẹ đầu dò. Trái lại, nốt bám thành của u thì có mạch máu và bờ bề mặt
lồi, do nó cứng nên nó sẽ không đung đưa khi bập bệnh đầu dò. Một đặc điểm rất phổ

biến khác trên siêu âm báo trước nang chảy máu đang tiêu là các sợi tơ huyết (Hình
6c). Một loạt các tính từ mô tả đã được sử dụng để báo cáo hình ảnh của thành phần
này. Các thuật ngữ được chấp nhận gồm có “cobweb”(mảnh như tơ nhện),
“reticular”(hình lưới), “lacy”(giống như ren), “fishnet”(lưới cá), và “spongy,”(lỗ rỗ,
xốp như bọt biển) mỗi từ này đều diễn tả các đường mảnh, không đều, chúng điển
hình không giăng ngang hết nang. Trái lại, nên tránh dùng từ “chia thành
ngăn”(septation), bởi vì từ này chỉ vách dày hơn, thường có mạch, các đường tăng âm
thẳng hơn giăng ngang hết cả nang và thường liên quan tới u. Các nang buồng trứng
có các đặc điểm cổ điển như dải tơ huyết, không chia thành ngăn, và thành nhẵn đã
được nghiên cứu chứng minh là nang xuất huyết với tỉ số khả dĩ (likelihood ratio) là
200, độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 100% [13].

Hình 6. Các nang chảy máu. (a) Ảnh siêu âm Doppler màu đường âm đạo, mặt
cắt đứng ngang buồng trứng cho thấy thành phần tăng âm, vô mạch, không đồng
nhất, không bóng cản thích hợp với chẩn đoán cục máu.

10


Hình 6. Các nang chảy máu. (b) Ảnh siêu âm Doppler màu đường âm đạo, mặt
cắt đứng ngang buồng trứng phải ở một bệnh nhân khác cho thấy một nang có nốt
bám thành có vẻ đặc. Nốt này vô mạch, các bờ lõm, đầy là dấu hiệu đặc trưng của cục
máu đang co. Trong siêu âm thời gian thực, một cục máu tương đối mềm có thể “lúc
lắc” bằng cách bập bềnh đầu dò.

Hình 6. Các nang chảy máu. (c) Ảnh siêu âm Doppler màu đường âm đạo, mặt
cắt đứng dọc buồng trứng trái ở bệnh nhân thứ ba cho thấy một cấu trúc dạng nang có
các đường tăng âm mảnh vô mạch là biểu hiện của các sợi tơ huyết trong nang xuất
huyết đang tiêu.
U nội mạc tử cung (endometrioma)

Buồng trứng là vị trí tập trung mô nội mạc ngoài tử cung phổ biến nhất, và phần
lớn u nội mạc tử cung có dấu hiệu siêu âm đặc trưng. Dấu hiệu này gồm có nang có
một hoặc nhiều ngăn, thành nhẵn, tăng âm mức thấp đồng nhất, nó tạo nên hình ảnh
“kính mờ” đặc trưng (Hình 7a) [16]. Tuy nhiên, có khoảng 15% các u nội mạc tử
11


cung có dấu hiệu không điển hình [1,16-18], gồm có thành không đều, thành này
thường không có mạch máu và có thể do sợi tơ huyết hoặc máu cục bám thành. Hiếm
hơn, u nội mạc tử cung có thể có mạch máu do có mô nội mạc [3]; do đó không ngạc
nhiên đôi khi hình ảnh u nội mạc tử cung có sự chồng chéo với các bệnh khác như
nang xuất huyết (Hình 7b), u nang bì (dermoid), thậm chí ung thư biểu mô buồng
trứng [4]. Hơn nữa, chuyển dạng ác tính thành ung thư biểu mô tế bào sáng hoặc
dạng nội mạc đã được báo cáo ở khoảng 1% các u nội mạc tử cung [19]; hiện tượng
này điển hình xảy ra ở các u nội mạc tử cung lớn hơn 9 cm và ở các phụ nữ trên 45
tuổi [20].

Hình 7. U nội mạc tử cung. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang
buồng trứng phải cho thấy một cấu trúc đầu nhất (các dấu điện tử) có âm lắng ở mức
thấp, một đúa hiệu đặc trưng của u nội mạc tử cung.

12


Hình 7. U nội mạc tử cung. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang
buồng trứng trái ở một bệnh nhân khác cho thấy một cấu trúc dạng nang chứa các âm
dải tăng âm ảnh tương tự với những dải nhình thấy trong một nang xuất huyết. Cấu
trúc dạng nang này đã được chứng minh là u nội mạc tử cung.
Buồng trứng đa nang
Hình thái buồng trứng đa nang (polycystic ovarian morphology, COMP) là một

trong các đặc điểm được dùng để đánh giá những phụ nữ có biểu hiện lâm sàng và rối
loạn chức năng nội tiết gắn với hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian
syndrome, PCOS). Các biểu hiện ngoài buồng trứng của hội chứng này rất biến đổi,
nhưng cổ điển gồm có rối loạn kinh nguyệt (ít kinh nguyệt và vô kinh), béo phì, tăng
tiết androgen. Do biểu hiện lâm sàng biến đổi nên xác định những cái gì thực sự tạo
nên hình thái buồng trứng đa nang đã được tranh luận, nhưng phần lớn các chuyên
gia thống nhất rằng rối loạn chức năng buồng trứng là tâm điểm để chẩn đoán [21].
Vì vậy, trong năm 2003 người ta đã xuất bản một bản báo cáo đồng thuận gồm có mô
tả các thay đổi hình thái buồng trứng đa nang như sau: buồng trứng đó có 12 hoặc
nhiều hơn các nang noãn, đường kính 2-9mm (Hình 8), thể tích buồng trứng tăng (>
10 cm3), hoặc cả hai. Trong định nghĩa này không đề cập về sự phân bố của các nang
noãn, cũng như hình ảnh của mô nền [21]. Gần đây người ta đề nghị số lượng nang
noãn gợi ý [hình thái] buồng trứng đa nang tăng từ 12 lên 19 bởi vì các nang noãn
nhỏ bây giờ cũng có thể nhìn thấy rõ do công nghệ siêu âm đã cải thiện [24].

13


Hình 8. Buồng trứng đa nang ở một bệnh nhân nữ 35 tuổi bị vô kinh và tăng tiết
androogen. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc cho thấy buồng trứng phải
đa nang (khoảng 20), các nang có đường kính dưới 9mm.
U quái dạng nang trưởng thành
U quái dạng nang trưởng thành (dermoid, u nang bì) là các khối u buồng trứng,
vô mạch, lành tính và phổ biến nhất. U có nhiều đặc điểm siêu âm có thể dùng để
chẩn đoán chính xác và tin cậy trong phần lớn các trường hợp [25]. Phần lớn u nang
bì chứa một cụm tóc, nó vừa hấp thu vừa phản âm khi siêu âm. Hiệu ứng chung là
một vùng tăng âm khu trú là suy giảm âm dần dần gây ra bóng cản âm giảm dần đặc
trưng (Hình 9). Một thành phần mô học chiếm ưu thế khác là chất bã nhờn, ở nhiệt độ
cơ thể nó ở trạng thái dịch và biểu hiện trong siêu âm là dịch có âm bên trong [26].
Nếu “cuộn tóc’ nổi trong dịch bã thì các dấu hiệu siêu âm có thể khó thấy, và hình

ảnh này được gọi là dấu hiệu “đỉnh của núi băng” [27]. Dấu hiệu này tạo ra bóng cản
âm mạnh giả cản âm nhìn thấy ở các quai ruột (Hình 10a). Trong những trường hợp
nghi ngờ, đặc biệt nếu có khối có thể sờ thấy trên lâm sàng thì dùng đầu dò bập bềnh
vùng nghi ngờ để xem liệu nó có chuyển động như một khối khu trú kết dính không
(nếu là ruột sẽ bị ép và có nhu động)(Hình 10b).
Đôi khi, tóc ở trong nang bì phân tán trong dịch nang. Lúc này siêu âm thấy các
đường mảnh và các chấm tăng âm, lượn sóng và được gọi là “mạng lưới u nang b씓dermoid mesh” (Hình 11) [28]. Mặc dù dấu hiệu này có thể giả các sợi tơ huyết
trong nang xuất huyết, đánh giá tỉ mỉ u nang bì thường bộc lộ thêm các dấu hiệu như
bóng cản âm giảm dần giúp chẩn đoán chính xác. Để xác định khả năng siêu âm giúp
phát hiện các đặc điểm khác nhau trong chẩn đoán u nang bì, một nghiên cứu thực
hiện phân tích hơn 250 khối phần phụ (bao gồm 74 u nang nang bì). Trong 74% các
khối u nang bì, ít nhất hai đặc điểm được phát hiện cho phép người siêu âm có kinh
nghiệm chẩn đoán chính xác với giá trị dự báo dương tính 100% [25].
14


Hình 9. U quái dạng nang trưởng thành (u nang bì, dermoid) ở một nữ 28 tuổi
có khối bên phải khung chậu, không có triệu chứng, có thể sờ thấy khi khám lâm
sàng thông thường. (a) Ảnh siêu âm đường thành bụng, mặt cắt ngang buồng trứng
phải nhìn thấy một cấu trúc dạng nang (các dấu điện tử) có thành phần tăng âm khu
trú với bóng cản âm giảm dần (mũi tên).

Hình 9. U quái dạng nang trưởng thành (u nang bì, dermoid) ở một nữ 28 tuổi
có khối bên phải khung chậu, không có triệu chứng, có thể sờ thấy khi khám lâm
sàng thông thường. (b) Chụp CT khung chậu cho thấy một cấu trúc nang phần phụ
chứa mỡ ở ngoại vi và một nốt trung tâm (*) tương ứng với nốt tăng âm nhìn thấy ở
hình a.
15



Hình 10. U nang bì có dấu hiệu “đỉnh núi băng” ở một nữ 35 tuổi có khối phần
phụ phải có thể sờ thấy và buồng trứng phải không nhìn thấy. (a) Ảnh siêu âm đường
âm đạo, mặt đứng ngang phần phụ phải cho thấy thành phần tăng âm không rõ bóng
cản, không thấy rõ khối, các dấu hiệu này là biểu hiện của ruột.

Hình 10. U nang bì có dấu hiệu “đỉnh núi băng” ở một nữ 35 tuổi có khối phần
phụ phải có thể sờ thấy và buồng trứng phải không nhìn thấy. (b) Ảnh siêu âm đường
âm đạo, mặt đứng ngang có ép vùng khảo sát bằng đầu dò cho thấy một khối dính kết
(mũi tên) có bóng cản âm dần dần. Các dấu hiệu này đặc trưng cho u nang bì.

16


Hình 11. Dấu hiệu mạng lưới u nang bì ở một phụ nữ 42 tuổi có khối phần phụ
trái có thể sờ thấy và hơi mềm. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt đứng dọc buồng
trứng trái cho thấy một cấu trúc dạng nang chứ các chấm và các dải tăng âm biểu hiện
của tóc ở u nang bì phân tán trong dịch. Các ảnh khác bộc lộ những dấu hiệu đặc
trưng cho u nang bì, gồm có khối tăng âm có bóng cản âm dần dần.
3. Các tổn thương ngoài buồng trứng: ba thực thể phổ biến
Mặc dù phần lớn các khối phần phụ có nguồn gốc từ buồng trứng, cũng nên
quan sát kỹ các mô bao quanh để phát hiện các tổn thương ngoài buồng trứng. Các
tổn thương ngoài buồng trứng phổ biến và có thể phát hiện được gồm có ứ dịch vòi
trứng, nang cạnh buồng trứng, và u nang vùi phúc mạc (PIC). Những tổn thương đó
là những thực thể lành tính, và thường có thể chẩn đoán chính xác dựa trên các dấu
hiệu siêu âm. Trong một số trường hợp, tiền sử của bệnh nhân cũng cung cấp các dấu
hiệu để chẩn đoán nguyên nhân.
Ứ dịch vòi trứng (Hydrosalpinges)
Các dấu hiệu giúp phân biệt ứ nước vòi trứng với các khối phần phụ khác bao
gồm khối hình ống kéo dài có các khía đối nhau ở thành (dấu hiệu “eo”, chỗ thắt lại“waist” sign) (Hình 12a)[29]. Một dấu hiệu phổ biến khác là vách ngăn không hoàn
toàn do ống gấp lại (Hình 12b)[30]. Các thay đổi của thành ống cũng có thể được

dùng để phân biệt bệnh cấp tính với mạn tính: thành dày có hình dạng “bánh răng”“cogwwheel” là phổ biến trong viêm cấp tính, trong khi các nốt nhỏ ở thành giống
các hạt trên chuỗi hạt gợi ý tình trạng giãn mạn tính (Hình 12c) [30]. Các thực thể có
thể giả ứ dịch vòi trứng gồm có các tĩnh mạch giãn căng, ngoằn ngoèo và quai ruột;
chỉnh tăng gain để tìm dòng chảy chậm và dùng đầu dò ép thường có hiệu quả để
phân biệt những thực thể này với ứ dịch vòi trứng.

17


Hình 12. Ứ nước vòi trứng. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt phẳng đứng
dọc qua buồng trứng trái (*) cho thấy một nang thuôn dài ở sát cạnh (buồng trứng) có
các khía đối nhau ở thành (mũi tên), các dấu hiệu này là dấu hiệu “eo” đặc trưng của
ứ nước vòi trứng.

Hình 12. Ứ nước vòi trứng. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc
qua phần phụ trái ở một bệnh nhân khác cho thấy một cấu trúc xoắn hình ống ngay
sát nhưng vẫn cách biệt với buồng trứng trái (*). Bên trong cấu trúc này có các vách
không hoàn toàn do ống gấp lại, đây là biểu hiện của vòi trứng.

18


Hình 12. Ứ nước vòi trứng. (c) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng
ngang qua phần phụ trái của bệnh nhân thứ ba cho thấy vòi trứng trái bị giãn (các dấu
điện tử) ống bị gấp khúc và có các chấm nhỏ li ti ở thành (mũi tên) là các nếp bên
trong của vòi trứng trong tình trạng ống bị giãn mạn tính. Khi ống bị giãn và dày lên
ít, các nếp gấp kém rõ, tạo thành hình bánh răng.
Nang cạnh buồng trứng
Các nang cạnh buồng trứng là các thành phần tồn lưu bẩm sinh mọc từ ống Wolf
ở mạc treo buồng trứng. Chúng có kích thước rất biến đổi và được báo cáo chiếm từ

10% – 20% các khối phần phụ [31]. Các nang cạnh buồng trứng điển hình là tròn cho
đến bầu dục, nang đơn thuần, và tựa vào nhưng không làm biến dạng buồng trứng
(Hình 13). Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể ấn lõm vào buồng trứng và giả một nang
buồng trứng lồi ra ngoài; trong những trường hợp này, có thể dùng đâu dò đường âm
đạo ép và đẩy tách hai cấu trúc tiếp giáp nhau (Hình 14). Mấu chốt để chẩn đoán là
nhận ra buồng trứng cùng bên là một cấu tước tách biệt với nang. Trong một nghiên
cứu 42 bệnh nhân có nang cạnh buồng trứng (đã được chứng minh bằng phẫu thuật)
được siêu âm đường thành bụng thì phát hiện buồng trứng cùng bên trong 76% và
nang cạnh buồng trứng có kích thước trung bình 8 cm [31]. Bởi vì hiện nay siêu âm
đường âm đạo được dùng nhiều hơn nên có thể xác định nang nhỏ hơn và nhìn thấy
buồng trứng tách biệt được nhiều hơn.

19


Hình 13. Nang cạnh buồng trứng phát hiện tình cờ ở một phụ nữ 23 tuổi có kinh
nguyệt không đều. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc qua phần phụ trái
cho thấy một nang đơn thuần (*) liên tiếp nhưng tách biệt rõ ràng với buồng trứng.
Các tăng âm phần trên của nang là nhiễu ảnh do dội lại (reverberative artifact).

Hình 14. Nang cạnh buồng trứng ở một phụ nữ 28 tuổi cảm thấy khó chịu mơ
hồ ở bên phải khung chậu. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt phẳng cắt đứng dọc
buồng trứng phải phát hiện một nang có vẻ lồi ra từ buồng trứng.

20


Hình 14. Nang cạnh buồng trứng ở một phụ nữ 28 tuổi cảm thấy khó chịu mơ
hồ ở bên phải khung chậu. (b) Trên ảnh siêu âm đường âm đạo cắt dọc, ép đầu dò vào
buồng trứng phải và chỗ nang dính vào buồng trứng thấy hai cấu trúc này tách biệt ra

rõ ràng, do đó có thể chẩn đoán nang cạnh buồng trứng.
U nang vùi phúc mạc (Peritoneal Inclusion Cyst, PIC)
U nang vùi phúc là một loại u nang giả, có dịch tụ bên trong do dính phúc mạc.
Dịch này do buồng trứng tạo ra sau một tổn thương xảy ra ở phúc mạc; dó đó u nang
vùi phúc mạc thường được phát hiện liên quan với lạc nội mạc tử cung
(endometriosis), bệnh viêm ở khung chậu, hoặc sau phẫu thuật. U nang vùi phúc mạc
có thể được nhận ra dựa trên hai đặc điểm chủ chốt.
1. Không có thành. U nang vùi phúc mạc điển hình có hình dạng không đều dựa
theo và được xác định bởi bờ của các cấu trúc bao quanh (Hình 15a).
2. Bao bọc buồng trứng. Buồng trứng nằm ở bên trong hoặc ở ngoại vi ổ tụ dịch
(Hình 15b) [32,33].
Nếu các dải phúc mạc bám dính mà dày lên và có mạch máu thì u ang vùi phúc
mạc có thể bị diễn giải sai thành u buồng trứng. Tuy nhiên, sai sót này không nên xảy
ra khi bệnh nhân có tiền sử thích hợp và khi có hai đặc điểm chủ chốt đã đề cập ở
trên.

21


Hình 15. U nang vùi phúc mạc ở một phụ nữ 42 tuổi có tiền sử lạc nội mạc tử
cung. Bệnh nhân được siêu âm tiểu khung vì đau và căng phồng tiểu khung. (a) Ảnh
siêu âm đường thành bụng, mặt cắt chếch-ngang phần phụ trái thấy một cấu trúc dạng
nang có hình dạng dựa theo các cấu trúc bao quanh. Một dải dính phuc mạc (mũi tên)
chạy ngang trong nang.

Hình 15. U nang vùi phúc mạc ở một phụ nữ 42 tuổi có tiền sử lạc nội mạc tử
cung. Bệnh nhân được siêu âm tiểu khung vì đau và căng phồng tiểu khung. (b) Ảnh
siêu âm đường âm đạo, mặt cứt đứng dọc phần phụ trái cho thấy bản chất thụ động
của cấu trúc dạng nang này, nó bao quanh và bọc buồng trứng trái.
Ghi chú

Tỉ số khả dĩ (likelihood ratio) bằng 200 cho phép chẩn đoán nang buồng trứng
xuất huyết với độ tin cậy rất cao (có thể xem thêm tại phần Ghi chú bài “siêu âm hẹp
động mạch thận” trong blog này). Tỉ số khả dĩ thường được sử dụng trong trình bày
kết quả nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh và rất hữu ích trong thực hành nên thời gian
tới tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn.
Tham khảo
22


1. Brown DL, Dudiak KM, Laing FC. Adnexal masses: US characterization and
reporting.
Radiology
2010;254(2):342–354.
2. Valentin L, Ameye L, Jurkovic D, et al. Which extrauterine pelvic masses are
difficult to correctly classify as benign or malignant on the basis of ultrasound
findings and is there a way of making a correct diagnosis? Ultrasound Obstet
Gynecol
2006;27
(4):438–444.
3. Brown DL. A practical approach to the ultrasound characterization of adnexal
masses.
Ultrasound
Q
2007;23(2):87–105.
4. Patel MD. Practical approach to the adnexal mass. Radiol Clin North Am
2006;44(6):879–899.
5. Valentin L, Ameye L, Savelli L, et al. Adnexal masses difficult to classify as
benign or malignant using subjective assessment of gray-scale and Doppler
ultrasound findings: logistic regression models do not help. Ultrasound Obstet
Gynecol

2011;38
(4):456–465.
6. Benacerraf BR. Filling of the bladder for pelvic sonograms: an ancient form of
torture.
J
Ultrasound
Med
2003;22(3):239–241.
7. Geomini P, Kruitwagen R, Bremer GL, Cnossen J, Mol BW. The accuracy of risk
scores in predicting ovarian malignancy: a systematic review. Obstet
Gynecol
2009;113(2
pt
1):384–394.
8. Timmerman D, Schwärzler P, Collins WP, et al. Subjective assessment of adnexal
masses with the use of ultrasonography: an analysis of interobserver
variability and experience. Ultrasound Obstet Gynecol 1999;13(1):11–16.
9. Van Calster B, Timmerman D, Bourne T, et al. Discrimination between benign and
malignant adnexal masses by specialist ultrasound examination versus serum CA125.
J
Natl
Cancer
Inst
2007;99(22):
1706–1714.
10. Ritchie WG. Sonographic evaluation of normal and induced ovulation. Radiology
1986;161(1):1–10.
11. Bakos O, Lundkvist O, Wide L, Bergh T. Ultrasonographical and hormonal
description of the normal ovulatory menstrual cycle. Acta Obstet Gynecol Scand
1994;73(10):790–796.

12. Levine D, Brown DL, Andreotti RF, et al. Management of asymptomatic ovarian
and other adnexal cysts imaged at US: Society of Radiologists in Ultrasound Consensus Conference Statement. Radiology 2010;256(3):943–954.
13. Patel MD, Feldstein VA, Filly RA. The likelihood ratio of sonographic findings
for the diagnosis of hemorrhagic ovarian cysts. J Ultrasound Med 2005;24 (5):607–
614.
14. Baltarowich OH, Kurtz AB, Pasto ME, Rifkin MD, Needleman L, Goldberg BB.
The spectrum of sonographic findings in hemorrhagic ovarian cysts. AJR
Am
J
Roentgenol
1987;148(5):901–905.
23


15. Okai T, Kobayashi K, Ryo E, Kagawa H, Kozuma S, Taketani Y. Transvaginal
sonographic appearance of hemorrhagic functional ovarian cysts and their
spontaneous regression. Int J Gynaecol Obstet 1994; 44(1):47–52.
16. Patel MD, Feldstein VA, Chen DC, Lipson SD, Filly RA. Endometriomas:
diagnostic
performance
of
US.
Radiology
1999;210(3):739–745.
17. Asch E, Levine D. Variations in appearance of endometriomas. J Ultrasound Med
2007;26(8):
993–1002.
18. Bhatt S, Kocakoc E, Dogra VS. Endometriosis: sonographic spectrum.
Ultrasound
Q

2006;22(4):
273–280.
19. Kawaguchi R, Tsuji Y, Haruta S, et al. Clinicopathologic features of ovarian
cancer in patients with ovarian endometrioma. J Obstet Gynaecol Res
2008;34(5):872–877.
20. Kobayashi H, Sumimoto K, Kitanaka T, et al. Ovarian endometrioma: risk factors
of ovarian cancer development. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol
2008;138(2):187–193.
21. Balen AH, Laven JS, Tan SL, Dewailly D. Ultrasound assessment of the
polycystic ovary: international consensus definitions. Hum Reprod Update
2003;9(6):505–514.
22. Johnstone EB, Rosen MP, Neril R, et al. The polycystic ovary post-Rotterdam: a
common, age-dependent finding in ovulatory women without metabolic significance.
J
Clin
Endocrinol
Metab
2010;95(11):
4965–4972.
23. Duijkers IJ, Klipping C. Polycystic ovaries, as defined by the 2003 Rotterdam
consensus criteria, are found to be very common in young healthy women. Gynecol
Endocrinol 2010;26(3):152–160.
24. Dewailly D, Gronier H, Poncelet E, et al. Diagnosis of polycystic ovary
syndrome (PCOS): revisiting the threshold values of follicle count on ultrasound and
of the serum AMH level for the definition of polycystic ovaries. Hum Reprod
2011;26(11):
3123–3129.
25. Patel MD, Feldstein VA, Lipson SD, Chen DC, Filly RA. Cystic teratomas of the
ovary: diagnostic value of sonography. AJR Am J Roentgenol 1998;171(4):
1061–1065.

26. Sheth S, Fishman EK, Buck JL, Hamper UM, Sanders RC. The variable
sonographic appearances of ovarian teratomas: correlation with CT. AJR Am
J
Roentgenol
1988;151(2):331–334.
27. Guttman PH Jr. In search of the elusive benign cystic ovarian teratoma:
application of the ultrasound “tip of the iceberg” sign. J Clin Ultrasound 1977;
5(6):403–406.
28. Malde HM, Kedar RP, Chadha D, Nayak S. Dermoid mesh: a sonographic sign of
24


ovarian
teratoma.
AJR
Am
J
Roentgenol
1992;159(6):1349–1350.
29. Patel MD, Acord DL, Young SW. Likelihood ratio of sonographic findings in
discriminating hydrosalpinx from other adnexal masses. AJR Am J Roentgenol
2006;186(4):1033–1038.
30. Timor-Tritsch IE, Lerner JP, Monteagudo A, Murphy KE, Heller DS.
Transvaginal sonographic markers of tubal inflammatory disease. Ultrasound
Obstet
Gynecol
1998;12(1):56–66.
31. Kim JS, Woo SK, Suh SJ, Morettin LB. Sonographic diagnosis of paraovarian
cysts: value of detecting a separate ipsilateral ovary. AJR Am J Roentgenol
1995;164(6):1441–1444.


25


×