Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.56 KB, 4 trang )

Điều dưỡng sản
Bài 3

THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ KHI
CÓ THAI
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các thay đổi về nội tiết của phụ nữ khi có thai.
2. Mơ tả được các thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục khi có thai.
3. Mơ tả được các thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở các bộ phận ngoài cơ quan sinh dục khi có
thai.
1. Thay đổi về nội tiết.
1.1. hCG.
HCG là hormon sinh dục hướng rau thai, do tế bào Langhans của gai rau tiết ra. HCG được chế tiết
rất sớm, 2 tuần sau khi có thai thì lượng HCG chế tiết trong cơ thể có thể phát hiện được.
1.2. Các steroid.
Hai steroid quan trọng trong thời kì thai nghén là estrogen và progesteron. Nồng độ hai hormone
này tăng dần trong thời kì thai nghén và giảm xuống một cách đột ngột trước khi chuyển dạ đẻ một
vài ngày.
1.2.1. Buồng trứng.
Khi có thai hồng thể thai tồn tại và chế tiết đến hết tháng thứ 3. Lượng estrogen và progesteron
trong thời kì này chủ yếu do hồng thể tiết ra. Từ tháng thứ 4 trở đi, hoàng thể thai nghén ngừng
hoạt động, thoái triển và teo lại.
1.2.2. Bánh rau.
Từ tháng thứ 4 trở đi, bánh rau trực tiếp sản sinh ra estrogen và progesterone do hợp bào của gai
rau tiết ra đến cuối thời kì thai nghén.
1.2.3 Vai trị của thai nhi.
90% lượng estriol trong nước tiểu của người phụ nữ có thai có nguồn gốc từ thai nhi.
2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục ngoài.
2.1. Thay đổi ở thân tử cung.
2.1.1. Trọng lượng.


Khi chưa có thai tử cung nặng 50-60gr. Sau khi sổ rau tử cung trung bình nặng 1000gr.
2. 1. 2. Hình thể.
Trong 3 tháng đầu của thời kì thai nghén tử cung có hình cầu do đường kinh trước sau to nhanh
hơn đường kinh ngang. Dấu hiệu Noble: cực dưới phình to có thể sờ thấy qua túi cùng bên âm đạo.
Trong 3 tháng giữa tử cung có hình trứng: đầu dưới nhỏ, đáy to.
Trong 3 tháng cuối tử cung có hình tư thế của thai nhi.
2.1.3. Vị trí.
Tính tuổi thai theo công thức:
Tuổi thai (n tháng) = (bề cao tử cung/4) + 1
2.1.4. Sinh lý.
Tử cung dễ bị kích thích tạo ra cơn co nhất là trong 3 tháng đầu và 3 thánh cuối.
Tử cung dễ bị dãn, có dung tích từ 5ml bình thường tăng lên đến 5000ml khi có thai.
18


Điều dưỡng sản
Khi có thai, tử cung ln co bóp giúp cho tuần hồn thai nhi ln được tốt, ở 3 tháng cuối tử cung
co bóp mạnh hơn gọi là cơn co Hick.
Tử cung có tính co rút: tử cung ln có xu hướng co nhỏ lại khi dung tích chứa trong tử cung giảm.
Khi đẻ thai ra đến đâu tử cung co lại đến đó, Giúp các mạch máu vùng bánh rau bám co nhỏ lại để
cầm máu sau khi rau sổ.
2.2. Thay đổi ở eo tử cung.
Khi không có thai eo tử cung dài 0. 5 cm. Khi có thai eo tử cung trở nên mềm (dấu hiệu Hegar) và
dãn rộng dần trở thành đoan dưới tử cung đạt 10 cm kkhi thai đủ tháng và khi chuyển dạ.
2.3. Thay đổi ở cổ tử cung.
Khi có thai cổ tử cung mềm dần từ lỗ trong ra lỗ ngoài của cổ tử cung. Niêm mạc cổ tử cung khi
chưa có thai màu hồng, khi có thai màu tím, do tăng sinh mạch máu ở dưới niêm mạc. Chất nhầy ở
cổ tử cung đặc lại, tạo thành nút nhầy cổ tử cung.

Hình 3.1. Tử cung và phần phụ

2.4. Thay ổi ở âm đạo, vòi trứng, buồng trứng.
Âm đạo dày lên và giãn rộng, có màu tím, các mạch máu phát triển. Dịch âm đạo tăng lên nhiều, có
màu trắng đục, độ PH toan hơn.
Buồng trứng to lên, phù và xung huyết.
Hiện tượng xung huyết và mềm tổ chức cũng xảy ra ở vòi trứng.
3. Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở các bộ phận khác.
3.1. Thay đổi ở da, cân, cơ.
Ở da có thể xuất hiện các vết sắc tố (vết rám). Ở mặt các vết rám tập trung ở gò má (gương mặt thai
nghén). Ở thành bụng, sắc tố tập trung ở đường giữa trắng bụng gọi là đường nâu, ở người con so
có màu nâu, ở người con rạ có màu trắng. Cơ thành bụng bị giãn nở ra nên bị rạn da, các vết rạn
này thường thấy ở hai hố chậu và mặt trong đùi.
19


Điều dưỡng sản
3.2. Thay đổi ở vú.
Vú căng to do sự phát triển của tuyến sữa và ống dẫn sữa. Quầng vú sẫm màu, các hạt Montgomery
nổi lên. Núm vú to lên và sẫm màu. Tăng sinh hệ thống tĩnh mạch dưới da gọi là lưới tĩnh mạch
Haller.

Hình 3.2. Hạt Montgomery.
3.3. Thay đổi về hệ tuần hoàn.
Khối lượng máu tăng lên 50% khi có thai (4 lít lúc bình thường tăng lên 6 lít).
Nhịp tim tăng lên 10-15 lần/phút. Mạch nhanh hơn nhưng huyết áp động mạch vẫn bình thường.
3.4. Thay đổi về hô hấp.
Trong những tháng cuối thai phụ có hiện tượng khó thở vì tử cung to lên, cơ hoành bị đẩy lên gây
chèn ép phổi.
3.5. Thay đổi về hệ tiết niệu.
Tử cung lớn lên đè vào niệu quản và bàng quang làm cho sản phụ tiểu láu, tiểu rắt. Thai phụ dễ bị
nhiễm trùng ngược dòng do ứ nước trong đường niệu.

3.6. Thay đổi về xương.
4 tháng rưỡi uối thời kì thai nghén, có thể làm cho cột sống thắt lưng cong về phía trước, khớp
xương vệ giãn ra, làm thai phụ đau khi đi.
3.7. Thay đổi về chuyển hóa và trọng lượng cơ thể.
Khi mang thai có tình trạng lưu giữ nước trong cơ thể ngồi tế bào.
Về muối khoáng: nhu cầu về chất sắt thường vượt quá nguồn sắt thai phụ có sẵn, nồng độ canxi
trong máu giảm có thể dẫn đến chứng co giật do thiếu canxi, chuyển hóa đường đạm mỡ đều tăng
hơn lúc chưa mang thai…. .
20


Điều dưỡng sản
Trong 2 tháng đầu, trong lượng cơ thể thường ít tăng, có khi gầy đi. Nhưng từ tháng thứ 3 trở đi,
mỗi tháng sản phụ nặng thêm 1-1, 5 kg cho đến tháng thứ 8. Như vậy, từ khi mang thai đến khi sinh
thai phụ tăng từ 8-12 kg.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hormon hướng sinh dục là hormone nào sau đây:
A. Estrogen.
B. Progesteron.
C. hCG.
D. Andorgen.
Câu 2. Tế bào Langhans tiết ra loại hormone nào:
A. Estrogen.
B. Progesteron.
C. hCG.
D. Andorgen.
Câu 3. Hoàng thể thai nghén chế tiết ra các loại hormon nào:
A. Estrogen và Progesteron.
B. Progesteron và hCG.

C. hCG và androgen.
D. Andorgen và estrogen.
Câu 4. Khi có thai bánh rau trực tiếp sản sinh ra estrogen và progesterone từ tháng thứ bao
nhiêu của thai kì:
A. Tháng thứ 3.
B. Tháng thứ 4.
C. Tháng thứ 6.
D. Tháng thứ 7.
Câu 5. Lượng hCG chế tiết trong cơ thể có thể phát hiện được từ thời gian nào:
A. 5 ngày sau khi có thai.
B. 6-7 ngày sau khi có thai.
C. 2 tuần sau khi có thai.
D. 5-6 tuần sau khi có thai.
Câu 6. Hoàng thể thai nghén tồn tại trong bao lâu thì ngừng hoạt động:
A. 3 tháng.
B. 4 tháng.
D. 6 tháng.
C. 7 tháng.
Câu 7. Cơng thức tính tuổi thai chính xác là:
A. Tuổi thai = (chiều cao tử cung/3) + 1.
B. Tuổi thai = (chiều cao tử cung/4) + 2.
C. Tuổi thai = (chiều cao tử cung/4) + 1.
D. Tuổi thai = (chiều cao tử cung/3) + 2.
Đáp án: 1.C 2.C 3.A 4.B 5.C 6.A 7.C

21




×